Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản của hoàn thiện chính sách thương mại XNK từ góc độ tiếp cận các chỉ tiêu tài chính trong lộ trình hội nhập AFTA. 1
1.1 Chính sách thương mại XNK trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay. 1
1.1.1 Khái niệm về chính sách thương mại, thương mại XNK và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. 1
1.1.2 Một số công cụ chủ yếu điều tiết hoạt động của chính sách thương mại XNK. 2
1.1.2.1 Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng. 3
a) Chính sách thị trường đây. 3
b) Chính sách mặt hàng. 3
1.1.2.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu 4
1.1.2.3 Chính sách phi thuế quan 6
1.1.2.4 Chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. 8
1.1.2.5 Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán. 9
1.2 Lộ trình hội nhập AFTA và những yêu cầu hoàn thiện chính sách thương mại XNK của nước ta . 10
1.2.1 Khái quát về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do AFTA. 10
1.2.1.1 Khái quát về ASEAN. 10
1.2.1.2 Quá trình thành lập và các quy định chung về AFTA. 13
a. Quá trình thành lập và hoạt động của AFTA. 13
b. Các quy định chung về AFTA. 14
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của AFTA. 16
1.2.2 Lộ trình tham gia của Việt Nam vào ASEAN-AFTA. 18
1.2.3 Những yêu cầu và nguyên tắc quản lí nhà nước đối với CSTM xuất nhập khẩu của nước ta trong lộ trình thực hiện AFTA. 19
1.2.3.1 Những yêu cầu đối với CSTM xuất nhập khẩu của nước ta . 19
1.2.3.2 Nguyên tắc quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu 19
1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả triển khai chính sách thương mại XNK dưới tác động của hội nhập. 20
1.3.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế của hoạt động XNK. 20
1.3.2 Phân loại hiệu quả kinh tế của hoạt động XNK. 23
1.3.2.1 Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả KT-XH. 23
1.3.2.2 Hiệu quả của chi phí bộ phận và tập hợp. 23
1.3.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh. 24
1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chính sách thương mại xuất nhập khẩu. 24
1.3.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của hiệu quả. 24
1.3.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. 24
a) Chỉ tiêu tổng hợp. 24
b) Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể hoạt động XNK. 25
1.3.4 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất nhập khẩu. 26
1.3.4.1 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong hoạt động XNK. 26
a) Tính đúng tính đủ giá thành xuất khẩu. 26
b) Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong hoạt động XNK. 26
1.3.4.2 Xác định hiệu quả tài chính của hoạt động XNK trong điều kiện có tín dụng. 28
1.3.4.3 Xác định hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động XNK. 28
a) Sự khác biệt giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả tài chính. 28
b) Các phương pháp xác định hiệu quả KT-XH. 29
124 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách thương mại xuất khẩu dưới góc độ tiếp cận các chỉ tiêu tài chính trong lộ trình Việt Nam gia nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm I: bao gồm sản phẩm lương thực–thực phẩm đồ hút, đồ uống, nguyên liệu vật liệu thô và khoáng sản.
Nhóm II: bao gồm các sản phẩm công nghiệp chế biên,
Nhóm III : bao gồm hoá chất, máy móc, thiếu bị và phương tiện vận tải.
Trong thời kỳ 1086 –1990 sản phẩm nhóm I có xu hướng tăng trong khi sản phẩm nhóm II và III có xu hướng giảm tỷ trọng. Bước sang thời kỳ 1996–2000 xu hướng này đã thay đổi (tuy chưa cao do sự lên ngôi của hàng dệt, may mặc, chế biến hải sản và giầy dép xuất khẩu). Như vậy nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn mở đầu để chuyển từ nền kinh tế công nghiệp, giai đoạn để nền công nghiệp khởi động bằng lợi tế về đất đai và nhân lực làm cho nến kinh tế tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
Thời kỳ1996-2001
Tỷ trọng xuất
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1.Sản phẩm nhóm I
65,0
61,0
59,0
53,0
52,5
51
2.Sản phẩm nhóm II
30,0
33,0
35,0
36,5
39,0
39,5
3.Sản phẩm nhóm III
5,0
6,0
6,0
10,5
8,5
9,5
Nguồn: Niên giám thống kê
c) Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn từ phía sản phẩm sơ chế.
Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi nhanh, nhiều mặt hàng mới với trị giá lớn đã xuất hiện nhưng cách thống kê của ta vẫn chưa có sự thay đổi gì lớn so với trước đây. Nhiều mặt hàng có kim ngạch thấp như thiếc, quế, hoa, hồi... vẫn đưa được vào biểu mục thống kê khi những mặt hàng có kim ngạch cao hơn như: Điện tử, linh kiện máy tính, bột giặt, bánh kẹo, săm lốp... lại không được thống kê. Tuy nhiên, vì lý do nào đi chăng nữa thì vẫn có sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu (nhóm nguyên liệu thô chủ lực từ 67,7% vào năm 1992 xuống còn 43% năm 2000).
2.3.1.3 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở liên xô và Đông âu và đi cùng với nó là sự tan rã của khối SEV đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kì 1991-2000. Vào năm 1985 lượng hàng xuất khẩu khu vực Liên xô và các nước XHCN Đông âu còn chiêm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 1990 tỉ lệ này xuống còn 42,4%, năm 1991 giảm xuống còn 11,1%, năm 1995 còn 2,5% và đến thời kì 1999-2000 chỉ còn chiếm xấp xỉ 2% kim ngạch xuất khẩu.
Sau hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông âu tan rã, các nước Châu á đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang khu vực này năm 1991 đã vọt gần 7,7% , nhưng những năm sau này nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới ở Châu âu và Bắc Mĩ, tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Châu á đã giảm dần nhưng vẫn còn rất cao (khoảng 60%).
Thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2001
Năm
Giá trị (triệu USD)
Tỷ kệ % so với GDP
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1990
1731
1775
22,8
23,4
1991
2042
2107
24,7
25,4
1992
2475
2535
25,0
25,6
1993
2985
3532
23,2
27,5
1994
4054
5250
26,1
33,8
1995
5198
7543
25,6
37,1
1996
7330
10481
31,5
45,0
1997
8956
11459
35,5
45,4
1998
9365
10346
35,1
38,8
1999
11540
11622
34,0
37,0
2000
14308
15200
33,0
36,5
2001
12190
14300
Nguồn: Niên giám thống kê.
2.3.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang các nước trong khu vực AFTA.
Sang năm 2002 xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đạt tốc độ khoảng 2,1% nhờ tăng khối lượng xuất khẩu tất cả các mặt hàng chủ lực mặc dù giá xuất tiếp tục giảm (chỉ có giá dầu thô là còn tăng ở mức cao) cán cân thanh toán vãng lai/GDP đã chuyển từ thâm hụt 4,6% ( năm 1998 ) sang thằng dư 2,1% (năm 2000) và 2,3% (năm 2001) nhờ thặng dư cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng lên, tỷ giá đồng Việt nam so với đồng USD được ổn định.
Nguyên nhân cơ bản làm cho kinh tế Việt Nam bước đầu thoát khỏi vòng suy thoái thiếu phát là nhờ có một hệ thống những chính sách thích hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho hoat động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời một chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng rộng lớn được thực hiện để lôi kéo nền kinh tế phát triển. Chúng ta có thể xem xét những thành đạt trên qua thực trạng hoạt động xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu qua phụ lục1.
2.4 Các nhận xét rút ra thông qua phân tích chính sách thương mại xuất khẩu của Việt Nam trong lộ trình hội nhập AFTA dưới góc độ các chỉ tiêu tài chính vĩ mô.
Trong năm 2002 vừa qua tình hình xuất khẩu của Việt Nam là khả quan. Kim ngạch xuất khẩu đạt 16,7 tỉ USD, tăng 11,2 so với năm 2001 trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá là dệt may tăng 39,3%, giày dép tăng 19,7%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 40,7%, sản phẩm gỗ tăng 30%, cao su tăng 61,4%, hạt điều tăng 38% so với năm 2001 với một số điểm đáng chú ý sau:
Tốc độ tăng trưởng luỹ kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần, sau 3 tháng là -12%, 6 tháng là–4,9%,9 tháng lên tới +3,2% và 12 tháng +11,2%. Sự phục hồi diễn ra cả ở khu vực dầu thô và phi dầu thô, cả khu vực có vốn đầu tư FDI và khu vực 100% vốn trong nước. Xuất khẩu phi dầu thô tăng 12,9%, cao hơn mức tăng 8,7 của năm 2001. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,3%, khu vực vốn 100% trong nước tăng 7,35% (tốc độ tương đương của hai khối này năm 2001 là 11% và 7,7%. Đáng chú ý là tỷ trọng khối doanh nghiệp trong XK đã tăng lên tới 25,2% gần đuổi kịp tỉ trọng của các doanh nghiệp nhà nước (28,4%) phần còn lại là tỉ trọng của dầu thô và các doanh nghiệp FDI.
So với các nước trong khu vực tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ta là tương đối khá. Xuất khẩu của các nước trong khu vực nhìn chung đề có sự phục hồi so với năm 2001 nhưng mức độ không giống nhau. Xuất khẩu của Thái lan và Malayxia năm 2002 tăng khoảng 6%, Đài loan tăng 6,3%, Hàn quốc tăng 8,2%, Xuất khẩu của Philippines sau 9 tháng đã tăng 8,8% của Singapore và Indonesia hầu như không tăng trưởng. Riêng Trung Quốc xuất khẩu năm 2002 tăng tới 22,3% (so với năm 2001 là 6,8% gấp hơn 3 lần) do sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc càng lớn hơn khi gia nhập WTO.
Thưc trạng xuất khẩu sang thị trường năm 2002 ASEAN vẫn trì trệ do giảm kim ngạch linh kiện vi tính và sự chuyển hướng xuất khẩu dầu thô sang khu vực khác.
2.4.1 Đánh giá quan hệ thương mại giữa Việt nam với các nước tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong những năm vừa qua.
Xuất khẩu của Việt nam sang các nước ASEAN giảm sút đáng kể trong năm1999. Xuất khẩu phi dầu mỏ vào khu vực tăng 56,4% trong năm 1998 nhưng tụt xuống còn 2,1 trong năm 1999. Nguyên nhân chính là hai nước Philippines và Indonesia phải nhập khẩu một lượng gạo lớn do mất mùa vào năm 1998 nhưng nhu cầu nhập gạo đã giảm vào năm 1999. Việc các nước ASEAN phục hồi sau khủng hoảng không mấy tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt nam.
Xuất khẩu hàng phi dầu mỏ của Việt nam sang các nước ASEAN trong năm 2000 sẽ giảm so với năm 1999 và xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2001, đặc biệt khi hiệp định thương mại Việt nam hoa kì có hiệu lực, nhiều hàng hoá của ta được xuất trực tiếp qua Hoa Kỳ, không cần qua các nước trung gian khu vực này.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt nam ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2002 đạt khoảng 3,3 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt khoảng 1,3 tỉ USD và nhập khẩu đạt khoảng 2 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do tăng nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Singapore và Malayxia và nhu cầu nhập khẩu máy tính, linh phụ kiện của Thái Lan và Philippines. Thâm hụt thương mại chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiệt bị và các phụ tùng từ khu vực tăng. Doanh thu từ xuất khẩu máy tính và các linh phụ kiện của Việt nam ước tính tăng 20% trong 6 tháng đầu, nhưng đến 6 tháng cuối năm thì lại giảm mạnh. Sang năm 2003 này khi các thị trường quan trọng như Philippines, Thái Lan, Malayxia và Singapore phục hồi và chuyển hướng phát triển nền kinh tế dựa trên thành tựu của công nghệ thông tin thì nhóm hàng này có triển vọng giúp nâng cao doanh thu hàng xuất khẩu phi dầu mỏ của Việt nam.
Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN trong thời kỳ 1997-2001
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Singapore
689,8
1290
1157,3
1080,1
1193,5
Philippines
41,5
132
210,9
392,7
415,8
Indonesia
53,8
45,7
48,4
316,1
372,5
Thái Lan
101,3
107,4
223,5
295,3
313,2
Malaysia
110,5
77,7
146,7
114,9
131,4
Campuchia
94,6
99
105,5
75,2
97,6
Lào
20,6
24,9
46,1
73,3
81,3
ASEAN
1112,1
1776,7
1938,4
2347,6
2815,7
Tỉ Trọng (%)
20,4
24,5
21,2
25,1
27,3
Tăng trưởng (%)
24,5
59,8
9,1
21,1
22,3
Nguồn: Niên giám Thống kê, Thống kê Hải quan
Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang ASEAN tuy cao nhưng nếu chỉ xét riêng yếu tố này thì chưa đủ căn cứ để kết luận rằng ASEAN là thị trường tiêu thụ chính của hàng hoá Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu đi các nước ASEAN có đến 60-70% được xuất sang Singapore mà đây lại là thị trường tái xuất điển hình, giống như Hồng Kông. Vì lí do đó, cần có một cách nhìn mang tính thực tiễn hơn khi đánh giá về sự gắn bó thương mại Việt Nam với các nước ASEAN. Hiện nay Việt nam đang chuyển hướng sang thị trường ôxtrâylia để xuất khẩu dầu thô thì tỉ trọng hàng xuất khẩu xang ASEAN trong những năm tới của ta sẽ giảm mạnh. Tiếp theo đó khi các nước Indonesia và Philippines khôi phục được sản xuất lúa gạo thì xuất khẩu hàng hoá của ta sang ASEAN chắc chắn sẽ còn giảm mạnh nữa. Do vậy số liệu ở trên mới phản ánh đúng khả năng thâm nhập thị trường ASEAN của hàng hoá Việt Nam và cho thấy bức tranh toàn diện hơn về sự mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam- ASEAN.
ASEAN là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu. Tổng nhập siêu từ các nước ASEAN lên đến 1,34 Tỉ USD trong năm 1998 chiếm 60% tổng nhập siêu của ta và hơn 50% kim ngạch xuất của ta cho ASEAN. Riêng Singapore ta nhập siêu 1,2 tỉ USD, với Thái Lan là 380 triệu USD, với Malayxia là hơn 130 triệu USD. Năm 2001 ta xuất siêu sang Indonesia nhưng hiện tượng này chỉ là tạm thời do bạn phải nhập khẩu một lượng lớn gạo. Nếu không có lượng gạo này ta sẽ nhập siêu từ Indonesia khoảng 150 triệu USD như mọi năm.
Trong bối cảnh như vậy để cân bằng cán cân thương mại trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh xuất khẩu cho ASEAN đây là nhiệm vụ nặng nề bởi hai lí do:
Các loại hàng mà ta có thế mạnh thì các nước ASEAN cũng có, sức cạnh tranh của một số hàng trong số đó thậm trí còn mạnh hơn ta.
Những nỗ lực để tiến tới thương mại cân bằng sẽ bị hạn chế nhiêu bởi sự tham gia ngày càng sâu của Việt Nam vào chương trình giảm thuế CEPT .
2.4.2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên AFTA.
Do đặc điểm của khối ASEAN là các nước thành viên có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất hàng hoá xuất khẩu nên khi tham gia vào AFTA, để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đòi hỏi Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên. Thông qua đó tìm được lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu với các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN. (Xem phụ lục 2)
2.4.3 Nhận xét các ưu và nhược điểm của chính sách thương mại xuất khẩu và các chính sách có liên quan của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA dưới góc độ các chỉ tiêu tài chính vĩ mô.
2.4.3.1 Về mặt ưu điểm của chính sách thương mại XK.
Qua phân tích thực trạng ở trên ta có thể rút ra những đánh giá về mặt ưu điểm của chính sách vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực thương mại trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
* Chính sách thương mại đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng và đưa nước ta từ một nền kinh tế đóng cửa sang một nền kinh tế mở cửa.
Trước đây chính sách khép kín, chia cắt trong hoạt động thương mại và cô lập trong quan hệ quốc tế đã góp phần làm cho nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã mở ra một trang mới trong quan hệ đối ngoại và đổi mới nền kinh tế nước ta. Theo đó hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chính sách thương mại vĩ mô đã bảo đảm thực hiện được phương châm: Đa phương hoá, đa dạng hoá trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
* Chính sách thương mại của nhà nước đã thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với luật pháp và thông lệ quốc tế, tiến dần tới những quy định thương mại khu vực và quốc tế.
Chính sách thương mại đã dần xoá bỏ được các định kiến. Chuyển đổi chính sách thương mại từ quản lý theo mô hình kế hoạch hoá tập trung sang kiểu quản lý theo cơ chế thị trường. Từ năm 1995 ta đã sửa đổi lại chính sách thuế chính sách phi thuế quan, chính sách tài chính tiền tệ… phù hợp với yêu cầu của hiệp định CEPT, Hiệp định thuế quan của khối APEC và của tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Những thay đổi đó đã được các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế thừa nhận.
* Chính sách thương mại XK đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ khá cao.
Do cơ chế xuất nhập khẩu thể hiện trong chính sách của nhà nước ngày càng mở rộng, linh hoạt đã tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tìm đối tác và thị trường xuất khẩu. Mặt khác sự cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, do đó đã nâng cao được khối lượng kim ngạch và chất lượng xuất khẩu.
* Một vấn đề rất đáng chú ý là chính sách thương mại XK đã thúc đẩy việc chúng ta xuất khẩu tới được thị trường đích và nhập khẩu từ thị trường nguồn.
Chính sách cũ đã làm cho chúng ta thua thiệt cả trong khâu xuất khẩu và nhập khẩu. Hàng hoá của ta xuất thô là chính và chủ yếu xuất sang các thị trường chung chuyển như Thái Lan, Singapo, Hồng Kông….và nhập khẩu cũng ở các thị trường không phải có trình độ chất lượng cao. Chính sách tự do hoá thương mại và các quy chế cụ thể đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chế biến hàng xuất khẩu để đưa tới thị trường tiêu dùng (thị trường đích) và nhập khẩu nhất là đối với máy móc, thiết bị từ thị trường có công nghệ hiện đại (thị trường nguồn).
* Chính sách thương mại XNK của nhà nước đã dần hình thành một cách có hệ thống. Chính phủ và các Bộ, ngành thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành và hoàn thiện bổ sung các chính sách kịp thời đã làm tăng tính hiện thực của chính sách.
* Chính sách thuế xuất nhập khẩu với tư cách là công cụ kinh tế trọng yếu để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giúp mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo vệ sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng trong nước đã góp phần tích cực vào bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế và đóng góp nguồn thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Có thể nói rằng mặc dù chưa hoàn chỉnh song chính sách thương mại nói chung và chính sách thương mại XK và các chính sách có liện quan nói riêng của nước ta có tính đồng bộ cao hơn thời kỳ trước. Tính đơn lẻ, ngẫu hứng khi ban hành chính sách đã dần được khắc phục, nhờ đó sự mâu thuẫn trong chính sách đã được giảm bớt nhiều. Chính phủ và Bộ, ngành chức năng đã đổi mới phương pháp chỉ đạo và phối hợp kiểm tra nên các chính sách đã đi vào thực tế. Khi phát sinh vấn đề cần sửa chữa, bổ sung hoặc đổi mới chính phủ làm kịp thời. Các cuộc đối thoại trực tiếp của Thủ tướng, phó Thủ tướng chính phủ, các quan chức chính phủ, Bộ với các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong và ngoài nước để cùng tháo gỡ chính sách đã làm tăng hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
2.4.3.2 Những nhược điểm của chính sách và vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Thực tế cũng đang cho thấy những bất cập trong chính sách thương mại XNK của nước ta và đặt ra những vấn đề cấp thiết phải giải quyết.
a. Chính sách thương mại XK
Chưa tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu. Thường thường các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu tách rời nhau, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ biết xuất, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ quan tâm tới nhập. Các cơ quan chức năng của nhà nước trước hết là các cơ quan điều hành ở trung ương chưa tích cực tham gia điều hành cân đối quan hệ tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Nội dung và việc điều hành hiệp định thương mại chưa thể hiện rõ quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này là không hợp lý và chưa vận dụng được quy định mà luật thương mại quốc tế do WTO ban hành.
Chính sách thương mại XK khi tham gia khu vực và quốc tế cũng như những quy định trong các hiệp định thương mại khu vực chưa được tuyên truyền, thông tin đầy đủ và chính xác tới các doanh nghiệp, người tham gia xuất nhập khẩu. Chúng ta xuất khẩu mà nhiều khi không hiểu rõ các quy định quốc tế, yêu cầu của từng nước khác nhau. Có tư tưởng cho rằng việc tham gia vào AFTA-ASEAN, APEC, WTO là công việc của nhà nước, ở tầm vĩ mô còn các doanh nghiệp Việt Nam không có trách nhiệm và không quan tâm. Điều này thật nguy hiểm vì khi thực thi các doanh nghiệp lại là người trực tiếp thực hiện và tác động rất lớn tới sự tồn tại, hiệu quả kinh doanh. Do không biết hoặc không hiểu rõ yêu cầu hội nhập nên các doanh nghiệp không chủ động đầu tư, thay đổi cách thức quản lý và chuẩn bị kỹ lưỡng nên bị động, thua thiệt. Có thể khẳng định rằng không thể chống lại tác động tiêu cực khi thực hiện hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu.
Chiến lược phát triển của Việt Nam có thể được xem như là sự kết hợp giữa khuyến khích xuất khẩu và thay thế nhập khẩu nhưng trên thực tế chính sách và hoạt động thương mại trong thời gian qua cho thấy chiến lược thay thế nhập khẩu vẫn được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Nhà nước đã khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá tư bản, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng hàng tiêu dùng ngày càng nhỏ và giảm. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm thô vẫn là chủ yếu. Một số nội dung trong chính sách thương mại cũng có phần chưa thật rõ ràng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của nên kinh tế. Đặc biệt khi mà thời hạn thực hiện các cam kết của AFTA và CPEC đang đến gần, nếu như chúng ta không có các chủ trương, biện pháp thích hợp, kịp thời thì sẽ bị thua thiệt khi thực hiện tự do hoá thương mại.
Tính đồng bộ và hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại XK của nước ta còn thấp. Điều này một mặt do cơ sở luật pháp chưa có hệ thống, mặt khác do hệ thống hành chính của ta còn cồng kềnh, quan liêu còn nặng, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa thật chặt chẽ và cụ thể. Những mâu thuẫn và bất cập trong chính sách thương mại vẫn còn phổ biến từ luật pháp đến triển khai của chính phủ, hướng dẫn của các bộ và ngành có liên quan vừa chưa kịp thời, để kéo dài vừa chưa đồng bộ có khi cản trở áp dụng. Có chính sách ban hành xa thực tiễn nên không áp dụng được. Có chính sách lại không nghiên cứu kỹ và dự báo được thực tiễn áp dụng chính sách nên hiệu lực kém.
Tính ổn định của chính sách thương mại vĩ mô chưa cao. Sự thay đổi thường xuyên trong chính sách đã gây khó khăn cho các hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều khi nó còn làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có những chính sách đã lạc hậu lại chậm sức đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay thế đã gây khó khăn cho khâu thực hiện.
Trong bối cảnh và điều kiện hiện nay vấn đề nâng cao cơ sở khoa học và thực tiễn của chính sách thương mại vĩ mô để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế là rất cấp thiết. Nó đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và nằm trong sự đổi mới chung của nền kinh tế đặc biệt là phải cải cách nền hành chính quốc gia. Gia tăng sự tham gia của những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động thương mại trong toàn bộ quá trình hoạch định, thực thi và sửa đổi chính sách thương mại là yếu tố quan trọng bảo đảm chính sách thương mại hợp luật, có cơ sở khoa học và tính thực thi cao.
b. Về công cụ thuế quan.
Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 và xa hơn nữa là 2020 theo hướng đưa đất nước chuyển dần sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là trước xu thế thương mại hoá toàn cầu và khu vực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, tham gia AFTA và sắp tới sẽ gia nhập WTO thì chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
- Do kết hợp quá nhiều mục tiêu kinh tế-xã hội khác nhau đã làm cho chính sách thuế không đảm bảo tính tập trung, thống nhất và công bằng, gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế, tạo kẽ hở trốn thuế cho người nộp thuế, hạn chế tác dụng của chính sách thuế.
- Thuế xuất nhập khẩu nhìn chung còn cao và còn quá nhiều mức. Điều này tuy cũng có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp và từng nhóm doanh nghiệp sản xuất, nhưng lại làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn trong quản lý. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu, nhập lậu làm mất ổn định thị trường và gây tổn hại đến sản xuất trong nước.
- Thuế nhập khẩu còn gồm cả thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt lên rất cao, tuy thuận tiện cho thu thuế tập trung nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là Việt Nam quá bảo hộ hàng trong nước, là hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam.
- Ngoài thuế còn có phụ thu đối với một số mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, tuy có tạo nguồn cho quỹ bình ổn giá nhưng lại phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bên cạnh các mặt hàng có thuế suất cao, diện không thu thuế hoặc diện mặt hàng có thuế suất 0%, 1% hoặc 2% rất nhiều dẫn đến sơ hở, bất hợp lý, không bao quát hết nguồn thu và không khuyến khích sản xuất trong nước.
- Biểu thuế xuất nhập khẩu của ta hiện nay đã có nhiều thay đổi được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hoà (HS), tạo điều kiện cho việc thực hiện phân loại hàng hoá song vẫn còn hạn chế, danh mục hàng hoá tính thuế còn đơn giản, gây khó khăn cho việc xác định mức thuế suất cho các hàng hoá không có trong bảng mã thuế quan. Bên cạnh đó vấn đề dịch thuật với biểu thuế nhập khẩu hiện hành chưa thật chuẩn, một số mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế đã tạo kẽ hở cho gian lận trốn thuế.
- Hệ thống thuế của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và thế giới, sẽ gây khó khăn cho quá trình hoà nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra hiện nay còn có một số mặt hàng nhập khẩu thuộc diện Nhà nước quản lý giá. Việc áp dụng giá tính thuế tối thiểu như hiện nay chưa phù hợp với quy định của quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ phải cam kết thực hiện khi gia nhập ASEAN và WTO.
Những tồn tại của bản thân chính sách thuế xuất nhập khẩu cùng với những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện, điều hành đòi hỏi phải tích cực sửa đổi cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, phù hợp với xu thế Việt Nam và gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
c. Về hàng rào phi thuế quan.
Hiện nay để kiểm soát hoạt động ngoại thương, bên cạnh hàng rào thuế quan, chúng ta còn áp dụng các biện pháp phi thuế quan như: cấm nhập khẩu, hạn chế số lượng, cấp giấy phép… Việc áp dụng các biện pháp này tỏ ra không hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế thương mại khu vực như khu vực mậudịch tự do ASEAN (AFTA), APEC mà Việt Nam là thành viên chính thức, là không phân biệt đối xử, tự do cạnh tranh, mở cửa thị trường, lấy thuế quan làm công cụ bảo hộ chủ yếu, không thừa nhận bảo hộ bằng phi thuế quan… Chính vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần xem xét và cân nhắc nhằm giảm bớt các hàng rào phi thuế quan.
Các nước hoặc các khối kinh tế thế giới đều triệt để tận dụng những ưu thế nhập khẩu để ra điều kiện xuất khẩu cho các đối tác. Cuộc chiến tranh thương mại thông qua vấn đề chối giữa Mỹ và EC vừa qua cho ta thấy rõ vấn đề này.
d.Về chính sách thị trường và chính sách mặt hàng.
Chúng ta chưa xây dựng được chính sách thị trường và chính sách sản phẩm xuất khẩu phù hợp với điều kiện nước ta và bối cảnh bên ngoài.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa bảo đảm tỷ trọng hợp lý đặc biệt đối với các thị trường tiềm năng nhưng khó tính. Thị trường hình thành thiếu sự định hướng, hoạch định và xúc tiến vĩ mô nên hình thành tự phát theo sự tìm kiếm của các doanh nghiệp.
Chính sách sản phẩm chưa có trong thực tế nên rất lúng túng trong xuất khẩu và bố trí lại cơ cấu trong nước. Điều đó đã gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất trong nước vì quy hoạch làm thời gian ngắn lại phá bỏ. Chính sách thị trường, chính sách sản phẩm chưa hiện thực sẽ rất khó định hướng đầu tư cho các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Nó còn dẫn đến sự phó mặc sản phẩm và thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các liên doanh. Họ sẽ ép chúng ta và thua lỗ thuộc về phía Việt Nam.
2.4.3.3 Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi tham gia AFTA
a) Cơ hội:
Khi gia nhập AFTA, hàng hoá của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hoá Việt Nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các thành viên ASEAN. Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ khối, khi gia nhập AFTA Việt Nam sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế, cũng như các tổ chức thương mại quốc tế lớn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0541.doc