Đề tài Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 2

I- Các khái niệm liên quan 2

II - Nội dung xác định cơ cấu tổ chức 3

1. Cơ sở khoa học của việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý 3

2. Những yêu cầu đối với cơ cáu tổ chức quản lý 4

3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý 5

4. Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý 6

5. Một số biểu hiện cơ cấu tổ chức kém hiệu quả 11

III - Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 12

1. Các yếu tố khách quan 12

2. Các yếu tố chủ quan 13

IV - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức 14

V - Vai trò của cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức UBND huyện 15

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI - TỈNH BẮC NINH 18

I - Những đặc điểm cơ bản của huyện Lương Tài có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của UBND huyện 18

1. Đặc điểm tự nhiên 18

2. Địa hình, địa chất 18

3. Khí hậu 20

4. Các nguồn tài nguyên 20

5. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 22

II - Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài 26

1. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện 26

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện 30

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống văn hoá , gia đình văn hoá, tổ chức các phong trào thể dục, thể thao lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, văn hoá đồi trụy và tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt công tác KHHGĐ để phấn đấu đến năm 2005 không có người sinh con thứ 3, có nhiều khẩu hiệu được treo khắp nơi như: “Dù ít dù nhiều chỉ 2 là đủ” hay “Hãy dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”…Phòng TCLĐXH thực hiện các cuộc điều tra lao động để từ đó phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong huyện có biện pháp tạo việc làm cho người lao động. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2005. Hàng năm phòng cũng chi trả cho các đối tượng cính sách hàng nghìn tỷ đồng. Để có thể thực hiện được như thế thì không thể không nói đến sự an toàn về chính trị. Phòng tư pháp cùng với Thanh tra huyện thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến pháp luật: các đề án thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo, bài trừ nạn tham những, buôn lậu. + Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương. Đến tháng 9/1999, huyện Lương Tài mới được tái lập và hoạt động với tư cách laaf một đơn vị hành chính độc lập. Trong thời gian này tổ chức của UBND huyện Lương Tài gồm 12 phòng ban chuyên môn. Do bộ máy tổ chức cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả hoạt động kémvà thực hiện theo Quyết định số 144/2001/QĐ-UB về việc sắp xếp lại một số phòng ban thì đến năm 2002, sau quá trình tách, sát nhập, số phòng ban trực thuộc chỉ còn lại là 10, tương đối gọn nhẹ hơn. Như vậy, có thể nói UBND huyện Lương Tài thực hiện tương đối nghiêm chỉnh các quy định đưa ra. - Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của UBND trên các lĩnh vực kinh tế xã hội đời sống của địa phương theo pháp luật, UBND thành lập các cơ quan chuyên môn gọi là phòng ban. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND có nhiệm vụ giúp UBND thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành. Nhận xét: Mặc dù UBND huyện do HĐND huyện bầu ra nhưng lại có chức năng là quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực về kinh tế, chính trị, quân sự chứng tỏ vai trò của UBND huyện là rất quan trọng đói với cấp huyện cũng như trong hệ thốn 4 cấp quản lý hành chính Nhà nước. Theo Điều 49 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định chế độ làm việc của UBND là chế độ làm việc tập thể, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Nhưng trên thực tế các chương trình làm việc của UBND, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện,...là do các Phó chủ tịch đề ra, thông qua Chủ tịch xem xét rồi đưa ra trước cuộc họp để quyết định. Các uỷ viên trong tình huống này rơi vào thế bị động nên việc thảo luận sẽ gặp khó khăn và họ thường chấp nhận theo những gì kế hoạch đề ra. Việc dự toán Ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương là do phòng TC-KH thực hiện, UBND huyện chỉ cần xem xét rồi trình HĐND huyện chứ không nên làm toàn bộ. 3) Mối quan hệ giữa UBND huyện với các cơ quan chức năng trong huyện và Tỉnh: a) Mối quan hệ cấp trên, cấp dưới: - Với cấp trên: Tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của UBND tỉnh và HĐND Tỉnh; báo cáo thường kỳ kết quả chỉ đạo thực hiện của UBND huyện đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên. -Với cấp dưới: Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Luật, các văn bản của cấp trên, Quyết định của UBND và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Các phòng ban tham mưu, tổng hợp, phối hợp, phục vụ sự lãnh đạo, điều hành các mặt công tác của HĐND và UBND huyện. HĐND và UBND cấp xã báo cáo thường kỳ về kết quả hoạt động chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND huyện. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cần thiết thì báo cáo công tác trước HĐND. b) Mối quan hệ phối hợp: UBND phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt chức năng vận động, giáo dục, tập hợp quần chúng đoàn kết thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng huyện ngày càng phát triển, đồng thời thường xuyên chăm lo đến lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên, thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, ý chí nguyện vọng của nhân dân để tham mưu cho cấp uỷ, từng bước đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, khắc phục tình trạng quan liêu hành chính trong hoạt động của các đoàn thể, chăm lo kiện toàn tổ chức, phát triển hội viên, củng cố cơ sở yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể cơ sở. UBND huyện phối hợp cùng Ban TCCQ Tỉnh chỉ đạo từng tổ chức hoặc bộ phận làm công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về tổ chức cán bộ và xây dựng chính quyền. UBND huyện phối hợp với TAND huyện, VKSND huyện nhằm giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi giải quyết, lập nên kỷ cương đảm bảo sự an toàn, trong sạch, vững mạnh cho đời sống nhân dân trong huyện. Các sở, Ban, ngành trong tỉnh phối hợp với UBND huyện để chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với các phòng ban trực thuộcnhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện. 4) Phân tích các bộ phận hợp thành trong UBND huyện và hoạt động của các bộ phận đó: 4.1. Văn phòng UBND: a) Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 9: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND Phó VP phụ trách tổng hợp và thi đua Phó VP phụ trách hành chính Chánh văn phòng Đây là mô hình cơ cấu trực tuyến nên hiệu lực chỉ huy mạnh, cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, Chánh văn phòng và các phó phòng với trình độ Đại học có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ đề ra, song quyết định vẫn mang tính chủ quan, áp đặt vì không có sự trợ giúp của các chuyên gia tài giỏi. b) Chức năng, nhiệm vụ: Văn phòng UBND tham mưu, tổng hợp, phối hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các mặt công tác của HĐND và UBND huyện, đảm bảo tính thống nhất liên tục, có hiệu lực và hiệu quả, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ, đồng thời giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về Y tế, tôn giáo, thi đua, khen thưởng. * Nhiệm vụ: - Xây dựng các chương trình làm việc (bao gồm chương trình làm việc năm, quý, tháng, tuần) của HĐND, Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện, giúp Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện tổ chức thực hiện chương trình đó. - Phối hợp với các ban của HĐND để giúp Thường trực HĐND chuẩn bị các báo cáo về hoạt động của HĐND; chuẩn bị báo cáo của UBND huyện, tổ chức soạn thảo các văn bản do Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện trực tiếp giao. - Giúp HĐND, Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, HĐND, UBND và Chủ tịch UBND cấp dưới trong việc chuẩn bị các văn bản (bao gồm dự thảo văn bản pháp quy, các chuyên đề kinh tế - xã hội, văn hoá y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, các vấn đề khác). Tham gia ý kiến về nội dung trong qúa trình soạn thảo các văn bản đó để HĐND, Thường trực HĐND, UBND huyện xem xét quyết định . - Kiểm tra thủ tục chuẩn bị các văn bản của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và UBND cấp dưới trình UBND huyện Quyết định hoặc để UBND trình cấp có thẩm quyền Quyết định. - Trong trường hợp văn bản chưa đảm bảo được yêu cầu về thủ tục theo quy chế, Văn phòng đề nghị các cơ quan soạn thảo bổ sung, hoàn chỉnh thêm. Nếu đề nghị đó không được cơ quan soạn thảo nhất trí thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch UBND huyện Quyết định. - Bảo đảm việc thu thập, cung cấp thông tin, xử lý thông tin được thường xuyên, kịp thời, chính xác, phục vụ cho công tác của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND và chỉ đạo, điều hành, của Thường trực HĐND và Chủ tịch UBND huyện. - Đảm bảo cho Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện thực hiện chế độ thông tin báo cáo lên các cơ quan Nhà nước cấp trên theo quy định của Pháp luật. - Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức, phổ biến và tập huấn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện. - Tổ chức truyền đạt Nghị quyết của HĐND và các phiên họp làm việc của UBND, Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND, các ban của HĐND huyện với các cơ quan chuyên môn, cơ quan đoàn thể nhân dân cùng cấp với Chủ tịch HĐND xã và UBND xã. Biên tập và quản lý hồ sơ, tài liệu các kỳ họp HĐND, phiên họp của UBND và Chủ tịch UBND huyện, thị xã. - Tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ, hành chính của HĐND, UBND huyện, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, Văn phòng HĐND và UBND xã, thị trấn về công tác văn thư, lưu trữ và nghiệp vụ hành chính theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc cho HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện làm việc có hiệu quả như có phòng hội họp, mỗi cán bộ đều có bàn làm việc riêng, tủ riêng để lưu trữ tài liệu liên quan, có điện thoại, có máy tính,… Chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra huyện giúp Thường trực HĐND và UBND huyện làm việc tổ chức tiếp dân và tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Năm 2002 phối hợp với Thanh tra huyện giúp thưòng trực HĐND và UBND huyện tổ chức tiếp 392 lượt công dân, trong đó UBND huyện tiếp 142 lượt, tiếp nhận 129 đơn, đã giải quyết 88 đơn. - Quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, ngân sách, tài sản của Văn phòng HĐND và UBND huyện được giao theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ và lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo, ngoại vụ, Thường trực thi đua và các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐND, UBND huyện giao. - Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện. Bảng 3: Bảng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Văn phòng UBND Chức vụ Giới tính Yêu cầu công việc Thực tế Độ tuổi TĐộ CMôn TĐộ CMôn Lý luận Chánh Văn phòng Nam ĐH KT, Luật ĐH N.Ngh TC 30-50 Phó Văn phòng Nam ĐH KT, Luật ĐH Luật TC 30-50 Phó Văn phòng Nam ĐH KT, Luật ĐH N.Ngh TC 51-60 Kế toán Nam CĐ Kế toán ĐH K.toán SC 30-50 Thủ quỹ Nữ CĐ Kế toán ĐH Tài Chính SC 51-60 Cán bộ khen thưởng Nam CĐ QLNN ĐH QLNN SC 51-60 Văn thư lưu trữ Nữ CĐ Lưu trữ ĐH Văn thư SC 30-50 N.viên đánh máy Nữ TC Tin học CĐ Tài Chính SC 30-50 N.viên phục vụ Nữ SC CĐ Thống kê 51-60 N.viên lái xe Nam SC CĐ Tài Chính 30-50 Nguồn: Phòng TCLĐXH huyện Lương Tài Nhận xét: Văn phòng UBND không chỉ giúp UBND mà còn cả HĐND trong việc tổ chức hoạt động. Văn phòng tham gia từ việc lớn đến việc nhỏ song nhìn chung không theo chuyên môn riêng nào mà chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là chỉ giúp UBND & HĐND. Với số lượng 10 cán bộ trong báo cáo theo em không phải là nhiều, trong đó có 7 cán bộ có trình độ Đại học chiếm 70% so với yêu cầu như vậy là đạtnên thực hiện luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Song thực chất đội ngũ cán bộ thưưòng đã được đào tạo lại qua các lớp tại chức được tổ chức trên tỉnh như ĐH Nông nghiệp, ĐH Tài chính. Với tuổi đời chủ yếu là 35 -50 là độ tuổi có những người trẻ năng động, hoạt bát và cũng có những người có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên môn. Sự kết hợp hài hoà giữa 2 thế hệ đó giúp cho bộ máy tổ chức hoạt động linh hoạt hơn. 4.2. Phòng Tài chính - kế hoạch: a) Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 10:Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng TC-KH huyện: Trưởng phòng Phó phòng phụ trách và NS Phó phòng phụ trách về kế hoạch Đây là mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến đòi hỏi Trưởng phòng phải có kiến thức tổng hợp để lãnh đạo giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của Phòng bởi hoạt động của tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. b) Chức năng nhiệm vụ: * Chức năng: Giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Nhà nước. Phòng TC-KH chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Tài chính - Vật giá và Sở Kế hoạch - Đầu tư. * Nhiệm vụ: - Giúp UBND và Chủ tịch UBND huyện hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về tài chính, ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ban tài chính xã xây dựng dự toán Ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán Ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính - Vật giá, báo cáo UBND huyện xem xét để trình HĐND huyện quyết định. - Lập phương án phân bổ dự toán Ngân sách huyện, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết theo quy định trình UBND huyện xem xét. Trình HĐND huyện quyết định, bảo đảm tiến hành theo tiến độ và dự toán đã được Quyết định, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý điều hành và quyết toán Ngân sách cấp xã. - Kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách của chính quyền cấp xã và các cơ quan, đơn vị HCSN của Nhà nước thuộc huyện. Phối hợp với cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng Ngân sách cấp huyện. - Tổng hợp thu chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, hướng dẫn và kiểm tra, quyết toán Ngân sách cấp xã, lập quyết toán Ngân sách cấp huyện và tổng quyết toán Ngân sách trên địa bàn theo quy định. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2002 được 4145 triệu đồng, đạt 113,4% so với kế hoạch, tăng 3% so với năm 2001, thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 237%, thu ngoài quốc doanh đạt 165%, phí và lệ phí đạt 111,7%, thuế nhà đất đạt 109,6%, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thu tiền khi giao đất đạt 100%. Tổng chi Ngân sách huyện 15825 triệu đồng, đạt 152,7% so với kế hoạch, tăng 28,5% so với năm 2001. Do chỉ đạo tốt việc hướng dẫn từ khâu lập, phaan bổ dự toán, quản lý, điều hànhvà cấp phát ngân sách nên các khổan chi theo dự toáncó nhiều tiến bộ, đapó ứng cơ bản yêu cầu chi cho các sự nghiệp kinh tế, VHXH, an ninh quốc phòng và quản lý hành chính. Kết quả thu các quỹ được 312.205.000 đồng, trong đó quỹ giao thông nông thôn 109.216.000 đồng, quỹ phòng chống thiên tai 33.417.000 đồng, quỹ lao động công ích 153.979.000 đồng và 15.600.000 đồng của cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang tham gia tháng chiến dịch làm thuỷ lưọi nội đồng. Thu thuỷ lợi phí đựơc 1.586.832.000 đồng, trong đó vụ chiêm xuân 835.065.000 đồng đạt 91%, vụ mùa 751.767.000 đồng, đạt 90.8%kế hoạch giao. - Báo cáo tài chính, ngân sách theo quy định - Quản lý tài sản Nhà nước khu vực HCSN tại huyện theo quy định của Chính phủ và Bộ tài chính. - Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên. - Phối hợp với các tổ chức trong huyện lập và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xét cấp đăng ký kinh doanh theo sự phân cấp của UBND Tỉnh, đồng thời thực hiện thông tin giữa Tỉnh và Huyện. Năm 2002 phối hợp chỉ đạo thành lập mới 2 Công ty TNHH và 1 HTX TTCN. Bảng 4: Bảng số lượng, chất lượng cán bộ Phòng TC-KH Chức vụ Số người Trình độ đào tạo Độ tuổi ĐH CĐ TC <30 30-50 51-60 Trưởng phòng 1 1 - - - 1 - Phó phòng 2 1 1 - - 1 1 Chuyên viên 1 1 - - 1 - - Cán sự 7 - 7 - 1 5 1 Tổng số 11 3 8 0 2 7 2 Nguồn: Phòng TCLĐXH huyện Lương Tài Nhận xét: Tuy nhiên, với số lượng 11 người trong đó chỉ có 3 cán bộ có trình độ Đại học, so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì như vậy là thừa về số lượng, thiếu về chất lượng làm cho hoạt động của Phòng kém phần linh hoạt, hiệu lực quản lý bị giảm một phần. Đề nghị trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt hơn việc tinh giản biên chế và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. 4.3. Phòng tổ chức - Lao động - xã hội: a) Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 11: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng TCLĐ-XH huyện: Trưởng phòng Cán bộ phụ trách hành chính kinh tế Cán bộ phụ trách công tác tổ chức Phó phòng phụ trách công tác lao động - việc làm Phó phòng phụ trách công tác chính sách Xã Hôị Thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức này là Phòng TC-LĐ - XH đã tuân theo chế độ Thủ trưởng nghiêm ngặt, Trưởng phòng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của nhân viên dưới quyền. Việc thực hiện theo chế độ Thủ trưởng này đã làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia giỏi tham mưu, tư vấn cho Trưởng phòng trong việc ra quyết định. b) Chức năng, nhiệm vụ: * Chức năng: - Giúp UBND và Chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực. Tổ chức Nhà nước và TC-LĐ - XH . - Phòng TC-LĐ - XH huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn của Ban tổ chức chính quyền Tỉnh và Sở TC-LĐ - XH. * Nhiệm vụ: - Lĩnh vực tổ chức: + Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND huyện về các lĩnh vực, tổ chức và hoạt động của bộ máy các Phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và hoạt động của HĐND và UBND huyện, xã, thị trấn quản lý và phân bổ biên chế, chỉ tiêu lao động hợp đồng của các phòng, ban chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện. Công tác bầu cử và địa giới hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. + Giúp việc cho UBND, Chủ tịch UBND huyện, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định về công tác cán bộ như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, nâng lương, chuyển ngạch, tiếp nhận, tuyển dụng, điều động luân chuyển cán bộ thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ việc hưởng chế độ BHXH của cán bộ, công chức, các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và cán bộ chính quyền ở cơ sở thuộc huyện, quản lý quỹ TL của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chính quyền cơ sở... + Đề xuất với Chủ tịch UBND huyện về chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước và phạm vi trách nhiệm của huyện + Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức ( cán bộ, công chức, viên chức hợp đồng, đội ngũ giáo viên) theo quy định. Bộ phận tổ chức do 3 cán bộ phụ trách, trong đó trưởng phong tốt nghiệp Đh Luật, có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc. Cán bộ phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ nhà nước mặc dù không qua 1 trường lớp đào tạo nào về chuyên môn nên việc nắm bắt cơ sở lý thuyết còn hạn chế, nhưng với tuổi đời 51, có nhiều năm công tác nên kinh nghiệm nhiều, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết công việc. Cán bộ phụ trách bộ phận chính quyền cơ sở cũng không qua 1 trường lớp nào nhưng nhờ tiếp xúc với công việc đã lâu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn do tỉnh tổ chức nên các công việc luôn được giải quyết kịp thời. Năm 2002, bộ phận tổ chức chính quyền cơ sở đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm 6 người, nâng lương cho 595 người, trong đó khối quản lý nhà nước là 17 người, khối sự nghiệp là 578 người, điêud động 40 cán bộ, luôn chuyển 3 cán bộ. Bên cạnh đó đã giải quyết chế độ hưu trí cho 8 cán bộ. Thêm vào đó, bộ phận nàyđã tham mưu cho UBND huyện thành lập các ban chỉ đạo việc làm, dạy nghề gia đoạn 2002-2005; giúp UBND huyện nhận bàn giao từ Sở GD-ĐT, Ban TCCQ tỉnh nhận bàn giao 877 cán bộ. - Lĩnh vực LĐ-TB - Xã Hội: + Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, Huyện hướng dẫn của Sở LĐ-TB-XH xây dựng trình UBND huyện, phương hướng nhiệm vụ công tác LĐ-TB- XH trên địa bàn huyện và triển khai phương hướng nhiệm vụ đã được duyệt. + Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lĩnh vực lao động, TL tiền công, việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát triển vùng kinh tế mới và chương trình xoá đói giảm nghèo. + Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên chuyên ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn, hiểm nghèo, các nạn nhân đấu tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội. + Kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH + Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn: Nhà bảo trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai nghiện ma tuý mại dâm (nếu có). + Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động TBXH của huyện theo quy định. + Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình bia ghi của liệt sỹ ở huyện + Phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn huyện, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân, chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng các hình thức: Chăm sóc đời sống, vật chất, tinh thần, thăm hỏi động viên thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với Cách mạng. + Phối hợp chỉ đạo chương trình, phòng chống các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma tuý. + Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn huyện về việc chấp hành pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội. + Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân về lĩnh vực LĐ-TB - XH . + Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác LĐ-TB - XH hàng năm và từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác LĐ-TB - XH. + Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND huyện, Sở LĐ-TB - XH về công tác LĐTB&XH + Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác LĐ-TB - XH trên địa bàn huyện. Mọi sự thay đổi về số người được hưởng trợ cấp luôn luôn được phòng TCLĐXH cập nhật và đáp ứngchi trả trợ cấp kịp thời. Do vậy những người bị tai nạn trong chiến tranh cũng được an ủi phần nàovà hoàn cảnh gia đình của họ cũng được trợ giúp để họ vượt qua khó khăn. Điều đó giúp cho người dân, đặc biệt là những người bị thương tích trong chiến tranh nhận thức rõ được sự quan tâm cũng như chính sách dành cho họ của Đảng và Nhà nước. Vì vậy họ cũng vững tin hơn vào chế độ của Nhà nước, 1 Nhà nước của dân do dân và vì dân. Đối với đối tượng là trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, ngưòi già cô đơn không nơi nương tựa, Phòng cũng tổ chức chi trả trợ cấp với mức 45.000đ/tháng cho các đối tượng này. Cụ thể là năm 2000 có 150 người, 2001 có 147 người,2002 có 131 người. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác về công tác tổ chức cán bộ và LĐ-TB - XH do UBND, Chủ tịch UBND huyện giao. c) Mối quan hệ: Phòng TCLĐXH tham mưu trực tiếp, toàn diện cho thường trực huyện uỷ-HĐND&UBND huyện về công tác tổ chức chính quyền, lao động, thưưong binh, xã hội và chính sách xã hội. Đặc biệt giúp UBND về quản lý nhân sự làm cơ sở tăng lương định kỳ cho các công chức, viên chức trong huyện. Thực hiện các chức năng quản lý Nhà nướcở địa phưưong, hàng năm phải báo cáo với Chủ tịch UBND về các lĩnh vực đảm nhận. Mọi sự thay đổi về cán bộ như tiếp nhận, bổ nhiệm, tuyên dương, nâng ngạch bậc lương…đều có sự xác nhận của Chủ tịch UBND huyện. Đồng thời UBND huyện hàng năm phải có quyết định giao biên chế cho phòng, giải quyết các chế độ cho cán bộ trong phòng. Phòng TCLĐXH quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của tất cả các phòng ban trong huyện, kể cả hợp đồng. Đến năm 2002, phòng quản lý 172 bộ hồ sơ cán bộ của 10 phòng ban cấp huyện. Quản lý quỹ tiền lương của các phòng ban, tiền lương cho mỗi cán bộ của từng phòng. Năm 2002 phòng quản lý và chi trả 113.899.000.000đ cho 10 phòng ban trong huyện. Xây dựng kế hoạch đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ cho tất cả các phòng ban trong huyện, lập danh sách cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng trình Chủ tịch UBND huyện xét duyệt. Phòng TC-KH hướng dẫn phòng TCLĐXH xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tài chính-Vật giá. Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng TCLĐXH giúp Chủ tịch UBND huyện trong việc bố trí sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ theo sự uỷ quyền của UBND huyện. Thanh tra huyện hướng dẫn, kiểm tra về công tác thanh tra và giải vquyết khiếu nại, tố cáo của phòng TCLĐX theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước giao cho phòng TCLĐXH. UBDSGĐ&TE phối hợp cùng phòng thực hiện tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thực hiện chính sách dân số. Phòng Kinh tế phối hợp với phòng TCLĐXH thực hiện chính sách của nhà nướcvề phát triển kinh tế hộ gia đình, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Phòng GT-XD-ĐC phối hợp cùng phòng TCLĐXH quản lý công chức địa chính cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã theo chức danh tiêu chuẩn, thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng công chứcvà cán bộ địa chínhtheo kế hoạch của Sở Địa chính và UBND huyện. Năm 2002, phòng TCLĐXH huyện Lương Tài quản lý hồ sơ của 247 cán bộ của 13 xã, 1 thị trấn, trong đó có 178 cán bộ làm công tác chính quyền cơ sở, 96 cán bộ làm công tác Đảng- Đoàn thể, 25 cán bộ làm công tác lao động xã hội. Các cán bộ này phối hợp với phòng TCLĐXH thực hiện các chính sách xã hội đối với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36986.doc
Tài liệu liên quan