Đề tài Hoàn thiện cơ chế huy động vốn trong dân cư qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Hiện nay, việc phát hành trái phiếu Chính phủ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư cho Ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển được thực hiện bằng phương thức phát hành trái phiếu qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, do các loại trái phiếu còn chưa đa dạng, cơ chế phát hành, thanh toán chưa linh hoạt, thuận tiện cho người mua, nên khối lượng vốn huy động vào hệ thống Kho bạc Nhà nước còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, việc huy động vốn cho Ngân sách nhà nước cần tiếp tục đổi mới theo hướng sau:

- Tiếp tục duy trì việc bán lẻ theo phương thức ngang mệnh giá để tận dụng cơ sở vật chất, con người của toàn hệ thống, cần phát hành thường xuyên, đều đặn, cho phép thanh toán trước hạn có hưởng lãi theo các mức lãi suất phân biệt, khuyến khích người dân đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong điều kiện đa số đối tượng đầu tư là tầng lớp nhân dân lao động, chưa hiểu biết nhiều về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế huy động vốn trong dân cư qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín phiếu cũ đã hết hạn, dùng số tiền huy động của đợt mới thanh toán cho đợt cũ, nhờ đó mà việc thanh toán được đúng hạn, thuận lợi, gây được lòng tin trong nhân dân. Bảng 2 Kết quả phát hành tín phiếu kỳ hạn 6 tháng trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Số phát hành 79,6 964,6 4.491,2 7.020 2.984,966 0 Thanhtoán gốc 391,1 2.032,5 4.479 5.667,353 2.870,413 Thanh toán lãi 95,6 312,2 1.178,04 1.477,934 423,329 Nguồn : Vụ Huy động vốn - Kho bạc Nhà nước Trung Ương Song song với việc phát hành tín phiếu Kho bạc để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ phát hành tín phiếu Kho bạc huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế. Tháng 7/1992, thực hiện Quyết định số 134 HĐBT của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hệ thống Kho bạc Nhà nước lần đầu tiên triển khai phát hành loại tín phiếu Kho bạc đảm bảo giá trị theo giá vàng nhằm huy động vốn xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500kv. Thời hạn trái phiếu gồm 3 loại: 1 năm, 2 năm, 3 năm. Lãi suất trái phiếu 4,2%; 4,5% và 5% /năm tương ứng với các kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm. Từ 1/7/1993 lãi suất được nâng dần lên ở mức 6,5%; 7% và 7,5%/năm. Tiền mua tín phiếu được đảm bảo bằng vàng (vàng 99,99%) tính tại thời điểm mua tín phiếu. Giá vàng được căn cứ đảm bảo giá trị tín phiếu là giá vàng mua vào của công ty vàng bạc đá quý quốc doanh trên địa bàn. Ngoài thu bằng đồng Việt Nam, một số tỉnh còn được phép thu bằng vàng và ngoại tệ. Loại tín phiếu này vừa mang tính chất tự nguyện (đối với tầng lớp dân cư), vừa mang tính chất bắt buộc (đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi thuộc mọi thành phần kinh tế). Nguồn thu tín phiếu được sử dụng để đầu tư cho công trình đường dây tải điện Bắc - Nam 500kv. Đợt phát hành tín phiếu đường dây 500kv kéo dài từ tháng 7 năm 1992 đến hết tháng 12 năm 1994. Tổng số thu được là 334,3 tỷ đồng. bảng 3 Kết quả phát hành tín phiếu đường dây Bắc - Nam 500kv Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 1992 1993 1994 Tổng tiền 242,5 81,5 10,3 Nguồn : Vụ Huy động vốn - Kho bạc Nhà nước Trung Ương Số thu phát hành tín phiếu đường dây 500kv đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn cho công trình thế kỷ này khởi công kịp thời và bảo đảm tiến độ xây dựng. Bảng 3 cho thấy: số tiền huy động giảm dần qua các năm. Năm 1993, số thu bằng 33,61% năm 1992, năm 1994 số thu bằng 4,25 % năm 1993 và bằng 12,64% năm 1992, tổng số thu so với kế hoạch chỉ đạt 28%. Nguyên nhân chính là do lãi suất thấp, chưa đủ sức hấp dẫn người mua. Mặt khác, giá vàng tuy có biến động tăng trong năm 1992, nhưng giảm dần và ổn định trong các năm 1993,1994. Do đó, việc bảo đảm giá trị tín phiếu theo giá vàng không hấp dẫn nữa, số thu tín phiếu tự nguyện thấp (chưa đến 10% tổng số thu); số thu tín phiếu bắt buộc (đối với các doanh nghiệp) cũng gặp nhiều khó khăn do sự chi phối của cơ chế thị trường. Sau một thời gian phát hành, tín phiếu Kho bạc đã tạo được niềm tin trong dân chúng, tạo ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế phải bao gồm cả vốn trung và dài hạn, vì vậy việc phát hành tín phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước không thể kéo dài. Mặt khác, để từng bước cải tiến công tác huy động vốn theo thông lệ quốc tế, từ tháng 4/1995, Kho bạc Nhà nước đã chuyển sang phát hành trái phiếu Kho bạc với thời hạn từ một năm trở lên. 2.2.2 Trái phiếu Kho bạc Từ tháng 6/1994, thực hiện Quyết định số 433 TC/KBNN của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống Kho bạc Nhà nước phát hành thí điểm trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 3 năm với mục tiêu tăng dần tỷ trọng nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển. Đợt phát hành trái phiếu này có một số điểm mới so với các loại tín phiếu đã phát hành trước đây: + Lãi suất trái phiếu được điều chỉnh và công bố hàng năm, bảo đảm cho người mua được hưởng lãi suất thực dương trên cơ sở lãi suất cơ bản cộng với lạm phát. Theo đó, mức lãi suất quy định cho năm thứ nhất là 15%/năm, năm thứ 2 là 21%/năm, năm thứ 3 là 14%/năm. + Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, không ghi tên người mua, có in sẵn các loại mệnh giá; được tự do mua bán, chuyển nhượng, cầm cố trong các quan hệ tín dụng; được thanh toán vãng lai tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước trong cả nước. + Đối tượng mua trái phiếu được mở rộng cho mọi cá nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, cá nhân nước ngoài hoạt động và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. + Trái phiếu được thu và ghi bằng đồng Việt Nam. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn (3 năm), tiền lãi được thanh toán định kỳ 6 tháng một lần theo lãi suất được công bố trong thời hạn thanh toán lãi. Nếu đến hạn trả lãi mà người sở hữu trái phiếu không đến thanh toán, Kho bạc Nhà nước bảo lưu riêng, không tính nhập gốc. Đợt phát hành trái phiếu kéo dài 1 năm (từ 20/6/1994 đến 19/6/1995), mặc dù cơ chế đã được nới lỏng nhưng kết quả chỉ thu được hơn 800 triệu đồng. Nguyên nhân là cùng thời điểm này, kỳ phiếu của các Ngân hàng Thương mại, tín phiếu Kho bạc ngắn hạn có lãi suất bình quân từ 21 - 22%/năm, cao hơn lãi suất trái phiếu 3 năm. Sự chênh lệch lãi suất này đã làm triệt tiêu yếu tố kích thích, nới lỏng của loại trái phiếu trung hạn 3 năm. Ngoài ra sự thiếu vắng của thị trường thứ cấp đã không phát huy được yếu tố tự do mua bán. Trong khi đại bộ phận dân chúng chưa quen với hình thức gửi tiết kiệm dài hạn, lại chưa có một thị trường thứ cấp thực hiện việc mua bán lại trái phiếu sau phát hành. Vì vậy, người sở hữu trái phiếu rất khó khăn khi có nhu cầu rút tiền để chi tiêu hoặc chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác. Nếu người mua trái phiếu rút trước hạn thì quá thiệt thòi vì không được hưởng lãi trong thời gian mua trái phiếu. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thất bại của đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm trong năm 1994. Để từng bước thể chế hoá công tác huy động vốn, ngày 26/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/CP tạo ra môi trường pháp lý thúc đẩy và tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển. Triển khai Nghị định này, từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1995, Kho bạc Nhà nước bắt đầu phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm, lãi suất 21%/1năm với các loại trái phiếu vô danh in sẵn mệnh giá và trái phiếu ghi danh không in sẵn mệnh giá. Kết quả, số tiền huy động được 4442 tỷ đồng. Từ 1/3 đến 15/4/1996, tiếp tục phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm với loại ghi danh không in sẵn mệnh giá, lãi suất 16%/năm, kết quả thu được 3966,947 tỷ đồng. Để đảm bảo nhu cầu vốn cân đối Ngân sách Nhà nước theo chỉ tiêu Quốc hội giao, đồng thời tạo tiền đề về hàng hoá cho cân đối vốn, từ 10/9/1996, Kho bạc Nhà nước bắt đầu phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm , lãi suất 12%/năm, loại ghi danh, không in sẵn mệnh giá, bán cho các đối tượng là cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Tiền gốc và lãi trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn (đủ 24 tháng), nhưng với những trường hợp có nhu cầu thanh toán trước hạn mà thời gian mua từ đủ 12 tháng trở lên đến dưới 24 tháng vẫn được hưởng lãi. Lãi suất trái phiếu Kho bạc giảm dần qua các năm, từng bước phù hợp với các chỉ số lạm phát, đảm bảo tôn trọng các thông lệ có tính nguyên tắc. Năm 2001, lãi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm là 7,8%/năm. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh thu hút vốn trong dân cư từ các Ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, điều này buộc ngành Kho bạc phải nâng lãi suất để đáp ứng nhu cầu và tâm lý của người dân. Vì vậy, năm 2002 lãi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm được đẩy lên mức 8,2%/năm. Với sự điều chỉnh này, trong thời gian 1996 – 2002 Kho bạc Nhà nước huy động được 19605 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm. Bảng 4 kết qủa phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số tiền huy động 1259 3376 2500 3500 3370 2600 3000 Nguồn : Vụ Huy động vốn - Kho bạc Nhà nước Trung Ương Bảng 4 cho thấy, năm 2002 số tiền huy động từ dân cư cao hơn năm 2001 (bằng 115,38%). Tuy nhiên so với năm 1999, năm 2000 thì số tiền huy động năm 2002 vẫn còn thấp (bằng 85,71% năm 1999 và bằng 90,91% năm 2000). Nguyên nhân là do trong thời gian gân đây, các Ngân hàng thương mại đang khan hiếm nguồn vốn bằng đồng Việt Nam, nên đã đưa ra mức lãi suất huy động vốn khá cao so với lãi suất của trái phiếu Kho bạc. Mức lãi suất cao đã tạo nên tính hấp dẫn đối với khu vực dân cư, do đó họ đã dùng tiền tiết kiệm của mình để mua kỳ phiếu Ngân hàng hay gửi tiết kiệm vào Ngân hàng thay vì họ dùng số tiền đó để mua trái phiếu Kho bạc như những năm trước đây (năm 1999, năm 2000). Mặt khác, trong đầu năm 2001, năm 2002, do tồn quỹ Ngân sách Nhà nước lớn nên Bộ trưởng chỉ đạo chỉ thực hiện bán lẻ trái phiếu từ đầu quý 2. Vì vậy, Kho bạc Nhà nước đã không tận thu được khối lượng vốn khá lớn trong dịp tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong thời gian qua bắt đầu hoạt động nhộn nhịp trở lại đã thu hút một lượng vốn không nhỏ vào đấy. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị có số tiền huy động từ khu vực dân cư cao nhất trong cả nước (Năm 2001: số tiền huy động được là 1087,5 tỷ đồng, chiếm 41,8% số tiền huy động của cả nước. Năm 2002: số tiền huy động được là 1051 tỷ đồng, chiếm 35,04% số tiền huy động của cả nước). Tiếp theo là các đơn vị : Hà Nội, Vũng tàu, Hải Phòng, Nghệ An. Đây là những tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển khá cao so với các tỉnh, thành phố còn lại trong cả nước. Mức thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh, thành phố này cao so với mức trung bình cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh (thu nhập bình quân đầu người: 9,4 triệu đồng/người); Hà Nội (8,7 triệu đồng/người); Vũng tàu (16,8 triệu đồng/người). Đời sống của dân cư ở các tỉnh, thành phố này ngày một khấm khá, số tiền tiết kiệm ngày một tăng. Cộng với công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng, tinh thần phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo... nên hàng năm, số tiền huy động luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Ngược lại, một số tỉnh có số tiền huy động rất thấp. Chẳng hạn như: tỉnh Long An (số tiền huy động được vào năm 2001 là 0,97 tỷ đồng và vào năm 2002 là 4,73 tỷ đồng), Bến Tre, Kiên Giang hay các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và các tỉnh Sơn La, Lai Châu... Đây là những tỉnh thường chịu nhiều thiên tai, lũ lụt tàn phá thường xuyên, những tỉnh nằm ở các vùng sâu, vùng xa của đất nước. Đời sống bà con ở các tỉnh này cũng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, đối với những người có tiền nhàn rỗi, họ vẫn hăng hái mua trái phiếu Kho bạc. Số tiền huy động năm 2002 cao hơn năm 2001, điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực ở đây. Để tiếp tục phát triển thị trường vốn trong nước, đồng thời tạo thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán, từ ngày 16/4 đến 15/6/2001, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thí điểm trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,2%/năm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trái phiếu không ghi tên, in sẵn mệnh giá, thống nhất ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán, được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: giá ngoại tệ và bất động sản có biến động lớn, tâm lý người dân thích đầu tư vào cổ phiếu vì lợi tức cao... nên kết quả của đợt phát hành còn hạn chế. Trong thời gian 2 tháng chỉ huy động được gần 50 tỷ đồng. 2.2.3 Công trái xây dựng Tổ quốc Thực hiện chủ trương tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn, trước hết là các xã nghèo đặc biệt khó khăn, ngày 27/4/1999 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh phát hành công trái XDTQ số 12/1999/PL-UBTVQH và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12/5/1999 quy định việc phát hành công trái XDTQ năm 1999. Phát hành công trái XDTQ là một giải pháp huy động vốn quan trọng đã được Chính phủ thực hiện từ những năm 1983 - 1988. Được sản sinh ra trong thời kỳ bao cấp nên công trái XDTQ thời kỳ này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Nhà nước đã cải tiến cơ chế phát hành công trái năm 1999 cho phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế đang phát triển theo cơ chế thị trường. Cụ thể là: - Để bảo vệ lợi ích của người đầu tư, Nhà nước quy định cơ chế bảo đảm tiền mua công trái bằng chính số tiền ghi trên công trái cộng với mức trượt giá tại thời điểm đến hạn thanh toán công trái so với thời điểm mua công trái. Ngoài mức trượt giá, người mua công trái còn được hưởng lãi suất thực dương, tối thiểu là 1,5%/năm. Trên cơ sở đó, Nhà nước công bố lãi suất công trái là 10%/năm (tỷ lệ trượt giá bình quân là 8,5%/năm và lãi suất thực 1,5%/năm). Trường hợp sau 5 năm lãi suất thực cộng với tỷ lệ trượt giá thực tế lớn hơn 50%, chủ sở hữu công trái được cấp bù mức chênh lệch, còn nếu nhỏ hơn 50%, chủ sở hữu công trái vẫn được hưởng mức lãi suất 50%. - Đối tượng được mua công trái được mở rộng cho mọi cá nhân, tổ chức, bao gồm: Công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài làm việc, sinh sống và định cư ở Việt Nam; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; các cơ quan hành chính, sự nghiệp; các tổ chức khác đóng trên lãnh thổ Việt Nam. - Tiền gốc và lãi công trái được thanh toán một lần khi đến hạn (đủ 60 tháng). Trường hợp chủ sở hữu có khó khăn đặc biệt hoặc rủi ro bất khả kháng, được Kho bạc Nhà nước giải quyết thanh toán trước hạn và có hưởng lãi tuỳ theo thời gian mua công trái. Đến hạn, chủ sở hữu công trái có thể thanh toán tại các đơn vị Kho bạc trong cả nước. Do có nhiều điều khoản ưu đãi và thuận lợi cho người mua, chỉ trong vòng gần 2 tháng, số thu công trái trong cả nước đạt 4.496 tỷ đồng, bằng 112,4% chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao. Có mười sáu tỉnh thành phố hoàn thành vượt mức kế hoạch vận động mua công trái được giao là: Đà Nẵng (số tiền huy động được là 52,678 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 163,11%), Hà Tây (49,123 tỷ đồng, 154,68%), Bắc Ninh (18,321 tỷ đồng, 142%), Hải Phòng (71,728 tỷ đồng, 129,86%), Nghệ An (48,932 tỷ đồng, 113,71%). Có nhiều tỉnh,thành phố đạt chỉ tiêu trên 80% kế hoạch vận động mua công trái được giao là Hà Nội (2920,369 tỷ đồng, tỷ lệ 86,51%), Bắc Cạn (3,830 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 99,38%), Yên Bái (10,450 tỷ đồng, tỷ lệ 94,78%), Phú Thọ (22,032 tỷ đồng, tỷ lệ 89,96%), Vĩnh Long (20,837 tỷ đồng, tỷ lệ 87,76%). Trong đó Hà Nội là đơn vị có số thu công trái lớn nhất, bằng 64,95% số thu công trái trong cả nước. Sau Hà Nội là đơn vị thành phố Hồ Chí Minh, với số tiền huy động được là 439,746 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố có được kết quả nói trên là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời và thường xuyên của cấp ủy chính quyền địa phương, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa kho bạc Nhà nước với các cơ quan thông tấn, báo chí, các đoàn thể trong việc vận động tuyên truyền cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo tầng lớp dân cư của các thành phố nói trên. Một số tỉnh có số thu công trái thấp so với mức kế hoạch vận động được giao là: Bến Tre (11,082 tỷ đồng, tỷ lệ 37,41%), Hòa Bình (4,436 tỷ đồng, tỷ lệ 39,40%), Long An (13,159 tỷ đồng, 39,56%), Sóc Trăng (8,655 tỷ đồng, tỷ lệ 41,9%). Số thu công trái của các tỉnh này chưa cao, một mặt là do đặc điểm kinh tế của các địa phương này gặp nhiều khó khăn, mặt khác, công tác chuẩn bị và triển khai chậm, chưa có sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp ủy chính quyền địa phương. Công tác vận động, tuyên truyền còn sơ sài nên công trái chỉ mới được phát hành tại một số cơ quan, đơn vị; người dân tiếp xúc với công trái còn rất hạn chế. Tình hình mua công trái của từng nhóm đối tượng cụ thể như sau: - Khu vực cán bộ hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang mua 312,696 tỷ đồng. Khu vực này có những nét nổi bật là: + Cán bộ công nhân viên chức các cơ quan nhà nước: văn phòng tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã gương mẫu tham gia và hoàn thành chỉ tiêu mua công trái xây dựng tổ quốc trong những ngày đầu phát hành. + Có nhiều tập thể, cơ quan mua công trái với số tiền lớn như:, cán bộ Xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương) mua 4,6 tỷ đồng, cán bộ công nhân viêc công ty giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) mua 1,3 tỷ đồng. + Cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An tích cực hưởng ứng mua công trái xây dựng Tổ quốc. Sĩ quan cấp tá thuộc ủy ban Bộ mua từ 500000 đồng trở lên. Bộ đội Biên phòng cả nước mua 1600 triệu đồng. + Cán bộ công nhân viên của Uỷ ban Nhân dân ở trung ương và địa phương cũng đã tích cực hưởng ứng mua công trái, một số đơn vị có mức mua bình quân đầu người cao như: cơ quan Uỷ ban Nhân dân trung ương: 700.000 đồng/ người, Uỷ ban Nhân dân Bắc Giang 696000 đồng/ người, Uỷ ban Nhân dân Bình Định 428600 đồng / người. - Trong đợt phát hành công trái xây dựng Tổ quốc lần này, đã có các cá nhân mua với số lượng lớn là thành phố Hồ Chí Minh: 1,3 tỷ đồng, Nghệ An 600 triệu đồng. Đặc biệt ông Trần Văn Anh là nông dân ở tỉnh Tiền Giang, đã mua công trái hai lần với tổng số tiền là 510 triệu đồng, em Bùi Mạnh Hoàng, học sinh lớp 05 đã mua 3 triệu đồng từ phần tiền tiết kiệm của mình. Kết quả phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999, trước hết khẳng định đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, nhất là trong khu vực dân cư để xây dựng và phát triển đất nước. Với mục tiêu huy động nguồn vốn trong nhân dân để tăng thêm cho thủy lợi, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn, trước hết là các xã nghèo đặc biệt khó khăn, cuộc vận động phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 đã thực sự lôi cuốn sự tham gia của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, từ các cơ quan hành chính sự nghiệp cho đến tầng lớp dân cư trong nước và các cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều tích cực hưởng ứng mua. Kết quả phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 còn biểu hiện lòng tin tưởng sâu sắc của nhân dân ta vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thực tế cuộc vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 diễn ra trong tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn: nạn tham nhũng đang hoành hành dữ dội ở nước ta, điển hình là vụ EPCO Minh Phụng, điều này đã gây nên không ít hoài nghi, lo âu từ phía người dân, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á vẫn còn tồn tại... Vượt qua những khó khăn thử thách đó, đông đảo các tầng lớp dân cư, các tổ chức, chính quyền Đảng, hội quần chúng vẫn hưởng ứng, thực hành tiết kiệm dành tiền mua công trái. Điều này mở ra triển vọng lớn về khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Thắng lợi của cuộc vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 thu được là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa ngành Tài Chính, Uỷ ban Nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng Trung Ương và địa phương trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các tầng lớp dân cư, các cơ quan, đơn vị tổ chức để mọi người hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa và lợi ích từ đó tự nguyện mua công trái xây dựng Tổ quốc. Các cơ quan thông tin, báo chí đã bám sát cuộc vận động kịp thời phản ánh và thông tin về tình hình cuộc vận động, biểu dương các gương tốt và phát hiện các vướng mắc phát sinh, đã góp phần tích cực vào kết quả của cuộc vận động. Ngành Kho bạc đã chủ động làm tốt các mặt: tổ chức tốt công tác thông tin và báo cáo hằng ngày tình hình về kết quả phát hành công trái Xây dựng Tổ quốc, phục vụ kịp thời công tác điều hành, giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai cuộc vận động, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát hành đạt kết quả tốt. Phối hợp tốt với nhà máy in tiền Quốc gia và cục Cảnh Sát bảo vệ (Bộ Công An) trong công tác in ấn, vận chuyển, bảo quản chứng chỉ công trái. Các lực lượng này đã không quản ngày đêm thực hiện tốt công tác phân phối, giao nhận, bốc xếp điều chuyển chứng chỉ công trái về hai trung tâm khu vực (Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) đáp ứng nhu cầu về chứng chỉ công trái cho Kho bạc Nhà nước các tỉnh thành phố, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối tiền bạc, phát hành công trái đạt hiệu quả cao. Trong đợt phát hành công trái lần này, từ ngày 19/ 5 / 1999, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đồng loạt triển việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc và hơn 1000 bàn bán công trái cố định và lưu động trên cả nước. Các bàn bán công trái xây dựng Tổ quốc đều được bố trí đầy đủ về phương tiện làm việc, máy đếm tiền, soi tiền. Cán bộ bàn bán công trái đã được tập huấn chu đáo về nghiệp vụ có tinh thần phục vụ nhiệt tình, hăng hái. Cuộc vận động mua công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999 đã được một số kết quả như trên, bên cạnh đó vẫn có một số tồn tại cần rút kinh nghiệm: + Thời gian chuẩn bị cuộc vận động phát hành công trái xây dựng Tổ quốc của các địa phương quá ngắn, thực tế chỉ có bốn, năm ngày, dẫn đến bị động trong công tác tuyên truyền, bố trí lực lượng, cơ sỏ vật chất. Điều này đã có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả triển khai trên nhiều địa bàn. + Việc điều chuyển chứng chỉ ở địa phương chưa tốt, dẫn đến tình trạng thiếu chứng chỉ ở một số quận huyện có số thu lớn, trong khi đó ở các quận huyện khác thì thừa chứng chỉ nhưng Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) vấn không điều chuyển trong nội bộ, gây tình trạng căng thẳng cho Kho bạc Nhà nước Trung Ương trong công tác in ấn và phân phối chứng chỉ công trái. + Nhiều đơn vị Kho bạc Nhà nước không đảm bảo chế độ điện báo, báo cáo theo qui định và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước Trung ương. Một số tỉnh đưa ra số liệu báo cáo thiếu chính xác, phải điều chỉnh vào ngày hôm sau 2.3 Đánh giá tổng quát kết quả huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư qua hệ thống KBNN 2.3.1 Kết quả đạt được ã Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn có hiệu quả cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển Đây là một kênh huy động vốn mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng kể cả các nước Công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Anh , Pháp , Đức... ở nước ta trong điều kiện nguồn tài chính còn hạn hẹp, thâm hụt Ngân sách còn ở mức độ cao và kéo dài , việc phát hành trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu trung hạn và dài hạn có ý nghĩa quan trọng. Thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, Nhà nước đã thu hút được một khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế, từ đó giảm bớt căng thẳng mang tính thời vụ, tạo điều kiện cho Ngân sách chủ động trong việc hoạch định và thực hiện dự toán thu chi. Việc phát hành trái phiếu trung và dài hạn còn thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đưa vào đầu tư, từ đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trên GDP, góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Bảng 5: Tỷ lệ bù đắp bội chi trong nước bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ qua các thời kỳ Đơn vị tính: % 1991 - 1994 1995 - 1997 1998 - 2000 58,2 67,1 74,9 Nguồn: Viện chiến lược phát triển kinh tế Bảng 5 cho thấy trong những năm qua, tỷ trọng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ ngày càng tăng trong tổng nguồn bù đắp thâm hụt Ngân sách. Cùng với việc phát hành tín phiếu, trái phiếu Kho bạc là phát hành trái phiếu công trình. Trong những năm qua, Kho bạc đã huy động được hàng trăm tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của khu vực kinh tế Nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút các nguồn đầu tư trong phạm vi toàn xã hội. Trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn thâm hụt kéo dài thì những kết quả trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhờ đẩy mạnh công tác huy động vốn nên đã góp phần cải tiến và từng bước tạo thế chủ động cho công tác xây dựng kế hoạch, điều hành Ngân sách Nhà nước, đặc biệt trong việc cân đối và bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Khối lượng vốn huy động được thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đã góp phần làm tăng tương đối tỷ trọng nguồn vốn vay trong nước, làm giảm tương đối tỷ trọng vay nước ngoài. Điều đó có ý nghĩa rất lớn, vừa đảm bảo sử dụng mọi tiềm lực hiện có trong nước, vừa góp phần tránh được sức ép của bên ngoài, tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, từng bước lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. ã Phát hành trái phiếu Chính phủ đã góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn, kiềm chế lạm phát Huy động vốn dưới hình thức bán lẻ trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là quá trình tập trung khối lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư vào trong tay Nhà nước để phục vụ cho nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển. Bằng hình thức đó, Kho bạc Nhà nước đã tập trung được một khối lượng đáng kể tiền mặt nhàn rỗi, tăng khả năng tự giải quyết nguồn thu tiền mặt của Kho bạc cho nhu cầu chi của Ngân sách. Đồng thời, huy động vốn nhàn rỗi trong nước đã làm điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Do đó, đã giảm bớt và đi đến chấm dứt phát hành tiền vào trong lưu thông, không gây xáo trộn thị trường tiền tệ, đảm bảo giữ giá đồng tiền, giữ vững quan hệ tiền - h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37117.doc
Tài liệu liên quan