LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ KHOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 3
1.1. Khái quát về các đơn vị hành chính sự nghiệp 3
1.1.1. Khái quát về các đơn vị hành chính sự nghiệp 3
1.1.2 . Đặc điểm của các đơn vị hành chính sự nghiệp 4
1.1.3. Vai trò của các đơn vị hành chính sự nghiệp 8
1.2. Cơ chế khoán chi ngân sách Nhà nước - một nội dung của cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp 8
1.2.1. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN 8
1.2.2. Cơ chế khoán chi NSNN tại các đơn vị HCSN 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế khoán chi NSNN tại các đơn vị 22
HCSN 23
1.3.1. Đặc điểm hoạt động tại các đơn vị HCSN 23
1.3.2. Môi trường pháp lý cho việc thưc hiên cơ chế khoán chi NSNN 23
1.3.3. Nhân tố con người 24
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KHOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 26
2.1.Tổng quan về trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình đài truyền hình Việt Nam 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các đơn vị HCSN nói riêng là một vấn đề còn rất mới, đang trong giai đoạn thí điểm. Do đó, trình độ và đạo đức của cán bộ công chức trong đơn vị có ảnh hưởng lớn tới quy trình và hiệu quả của cơ chế: từ việc lập các phương án giao khoán, thực hiện cơ chế khoán chi NSNN đến việc báo cáo định kỳ, kiểm tra, kiểm soát. Khi lập phương án giao khoán đòi hỏi cán bộ công chức phải có khả năng dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến định mức khoán chi đồng thời phải phân tích được tính chất, vai trò của từng khoản chi đưa vào thực hiện khoán.
Tuy không phải là một quy trình quá phức tạp nhưng cơ chế khoán chi lại đòi hỏi tinh thần tự giác và trách nhiệm của những người thực hiện, ý thức của cán bộ công chức trong trường hợp này do đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng thực hiện cơ chế khoán chi.
Chương II
Thực trạng cơ chế khoán chi ngân sách nhà nước tại trung tâm kỹ thuật và sản xuất chương trình đài truyền hình Việt Nam
2.1.Tổng quan về trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình đài truyền hình Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đài Truyền hình Việt Nam có tiền thân từ ban biên tập vô tuyến truyền hình trực thuộc đài tiếng nói Viêt Nam đến giữa năm 1976 chuyển thành đài truyền hình Trung ương.
Nghị định 72/HĐBT ngày 30-4-1987 vâ Nghị định sửa đổi bổ sung số 52/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 16-8-1993 Đài truyền hình Trung ương chính thức được xác định là đài truyền hình quốc gia mang tên là đài truyền hình Việt Nam, là cơ quan trực thuộc Chính Phủ.
Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình là đơn vị trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam. Xuất phát từ tổ nghiên cứu kỹ thuật truyền hình nằm trong đài tiếng nói Việt Nam(1969) đến phòng kỹ thuật(1970), Ban kỹ thuật(1976), Trung tâm kỹ thuật(1986) và nay là trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình(theo NĐ 52-CP-1993).
Để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất chương trình ngày càng cao về số lượng và chất lượng TTKtài sảnXCT đã củng cố và phát triển không ngừng về tổ chức, cơ sở kỹ thuật. Thiết bị kỹ thuật tai trung tâm đã đổi mới từ đen trắng sang màu, từ VHS sang UMATIC, từ UMATIC sang BETACAM và hiện nay đang trong giai đoạn số hoá.
2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ
Theo quyết định số 262 QĐ/TC-THVN của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của TTKtài sảnXCT như sau:
-TTKtài sảnXCT có chức năng quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống kỹ thuật chuyên ngành của Đài để phục vụ quá trình sản xuất chương trình của Đài truyền hình Việt Nam (khu vực Trung ương) và tham gia quản lý kỹ thuật sản xuất chương trình của ngành.
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư về công tác kỹ thuật sản xuất chương trình Đài Truyền hình Việt Nam gửi Ban kế hoạch tài vụ tổng hợp trình lãnh đạo đài quyết định.
-Tổ chức khai thác, bảo dưỡng, sữa chữa, nâng cấp, lắp đặt các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật SXCT Truyền hình Việt Nam (khu vực Trung ương) và tham gia với cácĐài địa phương theo quyết định của lãnh đạo Đài.
Cùng với ban kế hoạch tài vụ, Banquan hệ quốc tế giúp Lãnh đạo Đài (khi được Tổng giám đốc uỷ quyền) đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các tổ chức truyền hình Quốc tế phục vụ kỹ thuật sản xuất chương trình của Đài.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực truyền hình để từng bước nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.
Tham gia vào các đề tài khoa học cấp Ngành, cấp Nhà nước và tham gia thẩm định các dự án phát triển kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trong cả nước.
Phối hợp với ban tổ chức cán bộ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuât viên, xây dựng quy hoạch cán bộ trong đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai.
Nghiên cứu soạn thảo điều lệ hoạt động, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác của trung tâm với các cơ quan liên quan trình Lãnh đạo Đài quyết định.
Quản lý tổ chức cán bộ (bao gồm thi đua, khen thưởng và kỷ luật), tài chính, tài sản của TTKtài sảnXCT theo quy định phân cấp của Đài.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức
Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình bao gồm 8 phòng:
Phòng tổng hợp
Phòng truyền hình lưu động
Phòng sản xuất 1
Phòng sản xuất 2
Phòng kỹ thuật vệ tinh
Phòng sửa chữa lắp đặt thiết bị điện tử
Phòng cơ điện lạnh
Phòng kỹ thuật
+ Nhiệm vụ của phòng Tổng hợp
Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc trung tâm quản lý các lĩnh vực:Kế hoạch;tài chính;hành chính;tổ chức cán bộ;quản lý tài sản,thiết bị. Cụ thể:
- Về công tác tài chính -kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và của Đài.
Giúp Giám đốc lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, hàng quý gửi Ban chức năng theo quy định.
Giải quyết kịp thời, đúng kế hoạch những nhu cầu về tài chính của các đơn vị trong trung tâm theo đúng quy định của Nhà nước, của Đài.
Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán khoa học và thực hiện báo cáo tài chính theo đúng quy định
Tham mưu giúp Giám đốc đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế- kỹ thuật.
- Công tác kế hoạch sản xuât:
Hàng tuần, lập kế hoạch sử dụng thiết bị và theo dõi tình hình sử dụng thiết bị.
Hàng tháng, thống kê số giờ sử dụng thiết bị của trung tâm, gửi các đơn vị chức năng nhằm phục vụ công tác quản lý.
Hàng tháng tổng hợp và xây dựng kế hoạch công tác của trung tâm trình Giám đốc.
Chủ động đề xuất phương án sử dụng thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Về công tác quản lý trang thiết bị, máy móc và tài sản khác.
Tham mưu, đề xuất với Giám đốc các biên pháp quản lý tài sản phù hợp với thực tế.
Cung ứng vật tư, thiết bị theo kế hoạch, đảm bảo quy cách, chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất chương trình.
Theo dõi việc xuất, nhập, điều chuyển tài sản, vật tư, thiết bị giữa các đơn vị trong và ngoài Trung tâm.
Phối hợp với các đơn vị chức năng để xây dựng phương án thanh lý tài sản không còn giá trị sử dụng.
- Về công tác tổ chức cán bộ:
Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và lao động hợp đồng của Trung tâm theo quy định của Đài.
Hàng năm căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị, tiến hành lập kế hoạch sử dụng lao động của các đơn vị trình Giám đốc giải quyết. Tham gia các Hội đồng thi tuyển công chức (khối kỹ thuật) và hợp đồng khi Giám đốc yêu cầu.
Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách, chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động. Thực hiện các thủ tục cần thiết về công tác cán bộ (như: bổ nhiệm, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, trợ cấp... ) theo quy định phân cấp công tác quản lý cán bộ của Đài THVN.
- Về công tác Hành chính, văn thư:
Theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Trung tâm, giúp Giám đốc làm báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của trung tâm để trình Lãnh đạo Đài.
Thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ mọi công văn, tài liệu; Quản lý và sử dụng con dấu cảu Trung tâm theo đúng quy định; Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của Lãnh đạo Trung tâm.
Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường làm việc tại các khu vực do Trung tâm quản lý và một số khu vực khác (bao gồm: vệ sinh hành lang, nhà vệ sinh, cửa kính).
+ Nhiệm vụ của Phòng Sản xuất
Quản lý và khai thác thiết bị ở giai đoạn sản xuất hậu kỳ trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm truyền hình.
Tổ chức khai thác có hiệu quả các thiết bị của Phòng thu thanh, Phòng đọc tiếng, Phòng pha âm, Phòng dựng băng, các trường quay ghi hình, phòng dựng, phòng đọc, telecine được giao.
Trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống lạnh tại khu vực trường quay S9. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ hệ thống điện tại khu nhà H.
Thực hiện tốt các chương trình phát trực tiếp từ các trường quay khi được phân công.
Thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình thời sự tại các trường quay được phân công.
+ Nhiệm vụ của Phòng Truyền hình lưu động
Quản lý và khai thác thiết bị ở giai đoạn tiền kỳ trong dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình.
Quản lý và khai thác các thiết bị lưu động, gọn nhẹ.
Quản lý, khai thác hiệu quả các xe Truyền hình lưu động chuyên dụng nhiều camera và một camera, các thiết bị viba để ghi hình hoặc tường thuật trực tiếp các chương trình truyền hình.
Tổ chức bảo quản và thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với máy móc, thiết bị mà đơn vị quản lý nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật vệ tinh
Quản lý, khai thác, bảo dưỡng các thiết bị thu ghi tín hiệu qua vệ tinh.
Ghi băng và tổ chức lưu trữ băng theo quy định.
Đề xuất các phương án thiết lập đường truyền vệ tinh hiệu quả.
Quản lý và khai thác hiệu quả các thiết bị phát vệ tinh lưu động.
+ Nhiệm vụ của Phòng Tổng khống chế
Quản lý, khai thác hiệu quả các thiết bị, máy móc của phòng máy Tổng khống chế.
Thực hiện việc phát sóng các băng chương trình của Đài và truyền tín hiệu hình, tiếng đi các nơi theo đúng quy định.
Thu tín hiệu, ghi băng chương trình truyền qua đường cáp quang của các Đài truyền hình địa phương, Đài khu vực và các điểm trong nước, ngoài nước để phục vụ việc sản xuất chương trình hoặc truyền hình trực tiếp.
Quản lý và khai thác hiệu quả các trường quay được giao.
+ Nhiệm vụ của Phòng Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện tử
Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc kỹ thuật do Trung tâm quản lý, khai thác.
Lắp đặt và hướng dẫn sử dụng các thiết bị kỹ thuật của Trung tâm theo đúng kế hoạch.
Lắp đặt các thiết bị phục vụ chương trình cầu truyền hình và các chương trình đặc biệt theo chỉ đạo của Giám đốc.
Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc Trung tâm các biện pháp cải tạo, lắp đặt máy móc, thiết bị để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.
Tư vấn về thiết bị và tham gia thẩm định các dự án khi Giám đốc yêu cầu.
Tham gia sửa chữa thiết bị của các Đài truyền hình địa phương, Đài khu vực và các đơn vị khác theo quyết định của Giám đốc Trung tâm.
+ Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật
Kiểm tra, phát hiện lỗi kỹ thuật các chương trình truyền hình trước khi phát sóng. Theo dõi các chương trình phát sóng theo quy định.
Tổ chức việc nghiên cứu các đề tài khoa học. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học truyền hình vào sản xuất chương trình, công tác quản lý. Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật truyền hình.
Sản xuất các sản phẩm hình hiệu, gạt tin nhằm nâng cao chất lượng chương trình.
Chủ trì trong việc thực hiện các dự án đầu tư kỹ thuật của Trung tâm.
Tư vấn về thiết bị và tham gia thẩm định các dự án khi Giám đốc yêu cầu.
+ Nhiệm vụ của Phòng cơ điện lạnh
Đảm bảo nguồn điện ổ định, liên tục phục vụ sản xuất chương trình, phát sóng bằng nguồn điện lưới quốc gia, máy phát điện và UPS.
Quản lý, khai thác hệ thống lạnh trung tâm để cấp cho các trường quay.
Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện tại nhà C, nhà G và hệ thống lạnh trung tâm, các máy điều hoà nhiệt độ cục bộ do Trung tâm quản lý.
Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực điện và lạnh.
2.1.3 Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình
Sơ đồ 4: Mô hình cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình
Bộ Tài Chính
Ngân sách Nhà nước
Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình
(Đơn vị dự toán cấp II)
Đài Truyền hình Việt Nam
Ban Kế hoạch – Tài vụ
(Đơn vị dự toán cấp I)
Đây là mô hình cơ chế quản lý tài chính theo ngành dọc, trong đó, Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình chịu sự quản lý trực tiếp của Đài Truyền hình Việt nam và chịu sự quản lý gián tiếp của Bộ Tài chính. Nhiệm vụ bao trùm của quản lý tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình là phải quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực được đưa vào phục vụ cho hoạt động của trung tâm. Nhiệm vụ này bao gồm việc quản lý các nguồn thu, quản lý các khoản chi và quản lý tài sản công mà trung tâm đang sử dụng.
Để tìm hiểu chi tiết về thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình, sau đây sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng của quản lý thu, quản lý chi và quản lý tài sản công tại trung tâm.
2.1.3.1 Thực trạng quản lý thu
Do đặc thù của một đơn vị hành chính sự nghiệp nên các nguồn thu của trung tâm rất hạn chế (cụ thể đã được phân tích ở trên), cơ chế quản lý các nguồn thu này cũng khá đơn giản. Các nguồn thu phục vụ cho hoạt động của trung tâm bao gồm:
- Nguồn kinh phí Đài Truyền hình Việt Nam cấp.
- Nguồn thu từ các dự án, từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế...
Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy rõ là, nguồn thu chủ yếu của trung tâm vẫn là nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước; các nguồn thu khác chiếm vị trí thứ yếu chỉ khoảng 1-3% tổng nguồn thu của trung tâm. Điều này được minh hoạ trong bảng số liệu sau:
Bảng 1: Nguồn thu của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình (2000 -2002)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng số
Ngân sách Nhà nước cấp
Nguồn thu khác
Số tiền
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
2000
13.010
13.000
99,92%
10
0,08%
2001
13.203
13.000
98,46%
203
1,54%
2002
17.523
17.000
97,01%
523
2,9%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của phòng tổng hợp Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình năm 2000-2002).
Xuất pháp từ thực trạng trên, trong thời gian qua, Ban kế hoạch tài vụ Đài truyền hình Việt Nam mới chỉ tổ chức quản lý, điều hành tương đối có hệ thống và qui củ đối với nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước. Nguồn kinh phí này theo bảng số liệu thì chiếm 97 - 99% tổng nguồn thu của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình, đồng thời đây cũng là nguồn thu được quản lý thống nhất trong suốt quá trình phân phối từ Bộ Tài chính đến Đài Truyền hình Việt Nam và sau đó là đến Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Các nguồn thu khác mặc dù chếm tỷ trọng rất nhỏ nhưnng có vai trò khá quan trọng trong hoạt động cuả trung tâm. Các nguồn thu này phần lớn có nguồn gốc từ các hoạt động của trung tâm mang lại, ví dụ như; thu từ việc sản xuất các trương chình truyền hình theo hợp đồng, thu từ các nguồn hỗ trợ dự án..., đây là những nguồn thu góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính của trung tâm trong quá trình hoạt động mà cơ quan chủ quản là Đài Truyền hình Việt Nam chưa thể giải quyết kịp thời. Việc quản lý các nguồn thu này là một khó khăn đối với trung tâm do tính chất của các nguồn này là không thường xuyên, đồng thời các qui định về quản lý các nguồn thu này cũng chưa thống nhất nên công tác quản lý còn tuỳ tiện, mang nặng tính hính thức.
Trong hai năm gần đây, các nguồn thu khác của trung tâm có xu hướng tăng. Đây là biểu hiện tất yếu trong quá trình phát triển của trung tâm, cho thấy hoạt động của trung tâm có tiềm năng đem lại những khoản thu có giá trị lớn. Vì vậy, trong tương lai việc quản lý các nguồn thu này cần được chú ý một cách thích đáng.
2.1.3.2 Thực trạng quản lý chi
Thời kỳ trước khi thực hiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước (trước năm 2001) thì việc quản lý các khoản chi của trung tâm được thực hiện trong từng khâu bắt đầu từ khâu lập dự toán Ngân sách, chấp hành Ngân sách cho đến khâu kế toán và quyết toán Ngân sách. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Lập dự toán Ngân sách: Sau khi có các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính về việc lập dự toán Ngân sách. Đài Truyền hình Việt Nam hướng dãn Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình lập dự toán năm gửi về Đài. Tiếp theo, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ căn cứ vào dự toán này để tổng hợp trình Chính phủ. Sau khi được Chính phủ duyệt và thông báo dự toán năm, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện giao dự toán cho Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình.
Nhìn chung, công tác lập dự toán hàng năm còn mang tính áp đặt và hình thức, không sát với thực tế, chưa được coi trọng đúng vị trí vốn có của nó. Vẫn còn tình trạng trung tâm chi tiêu nhưng lại không lập dự toán hàng năm, cơ quan chủ quản cấp trên là ban kế hoạch tài vụ phải lập dự toán thay cho trung tâm, vì thế mà chất lượng dự toán không cao, không đảm bảo quyền dân chủ của trung tâm và chưa sát với nhu cầu chi tiêu thực tế tại trung tâm. Hoặc vẫn còn tình trạng trong quá trình lập dự toán, trung tâm chưa căn cứ vào các định mức chi tiêu để lập dự toán, mà thường căn cứ và những ước lượng cảm tính để lập dự toán hoặc tìm mọi cách để hợp thức hoá các khoản chi không gắn với nhiệm vụ của trung tâm.
- Chấp hành chi Ngân sách: Công tác chấp hành chi Ngân sách được bắt đầu từ việc lập dự toán chi và cấp phát hạn mức kinh phí hàng quý. Qui trình này được tiến hành như sau:
+ Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được Chính phủ thông qua, Đài Truyền hình Việt Nam lập dự toán ngân sách quý gửi về Bộ Tài chính .
+ Sau khi nhận được thông báo hạn mức kinh phí của Bộ Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam tiến hành cấp phát kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình.
Bộ Tài chính uỷ quyền cho Đài Truyền hình Việt Nam cấp phát kinh phí cho Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình theo nguyên tắc: tổng số hạn mức kinh phí và chi tiết từng khoản mục chi trong tháng của trung tâm phải phù hợp với thông báo hạn mức quý của cơ quan tài chính. Bảng phân phối hạn mức kinh phí của Đài Truyền hình Việt Nam cho Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình phải gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước Hà Nội để làm cơ sở kiểm soát, thanh tra và chi trả.
+ Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình căn cứ vào thông báo hạn mức kinh phí của Đài Truyền hình Việt Nam làm “giấy rút hạn mức kinh phí ” gửi Kho bạc Nhà nước Hà nội kèm theo hồ sơ chứng từ thanh toán để rút hạn mức kinh phí chi trả cho các nhu cầu chi tiêu tại trung tâm ( như chi lương, phụ cấp…).
+ Kho bạc Nhà nước Hà nội căn cứ vào thông báo hạn mức kinh phí của Đài Truyền hình Việt Nam phân phối cho Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán và các điều kiện sau để tiến hành kiểm soát và thực hiện chi ngân sách:
ệ Đã có trong dự toán Ngân sách Nhà nước được cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt
ệ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định.
ệ Đã được giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.
Ngoài các điều kiện qui định nói trên, trường hợp sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải đấu thầu thì phải tổ chức đấu thầu theo qui định của Chính phủ chứ không thực hiện chi theo qui trình đã trình bày ở trên.
Trong công tác chấp hành chi Ngân sách của trung tâm, đối với các khoản chi cho con người, chi cho hàng hóa dịch vụ cần thiết… được cấp phát theo hạn mức kinh phí của từng khoản mục chi. Hết năm Ngân sách (năm Ngân sách tính theo dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm) nếu không sử dụng hết hạn mức thì phần hạn mức dư thừa sẽ bị huỷ bỏ. Cơ chế huỷ bỏ hạn mức dư thừa cho phép cơ quan quản lý Ngân sách có thể tiết kiệm được mức chi hàng năm của Ngân sách, đồng thời hạn chế được nhược điểm kém chính xác của các dự toán chi ngân sách do các đơn vị dự toán lập và trình lên. Tuy nhiên, nó gây ra những khó khăn cho các đơn vị dự toán ngân sách, ví dụ như tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình, do dự toán lập không sát hay do những biến động mới chưa lường trước được cho nên bị thiếu hụt hạn mức ở khoản mục này song lại thừa hạn mức ở khoản mục khác. Trong khi đó, hạn mức thiếu hụt không được bù đắp còn hạn mức dư thừa thì lại bị huỷ bỏ làm cho trung tâm gặp khó khăn khi có những khoản chi cần thiết nhưng không thể chi được mặc dù tổng hạn mức có thể là đang dư thừa. Một thực trạng nữa của cơ chế này là việc chạy kinh phí cuối năm tại các đơn vị dự toán ngân sách, cũng tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình do tổng hạn mức cuối năm vẫn dư thừa cho nên phải cố gắng sử dụng hết trong năm bằng cách: hợp lý hoá các chứng từ bảng kê thanh toán để Kho bạc cho phép thanh toán, nhằm rút hết số tiền trong hạn mức. Chính tình trạng này đã làm giảm ý nghĩa tiết kiệm của cơ chế huỷ bỏ hạn mức dư thừa, đồng thời đó cũng là một nguyên nhân dấn đến tình trạng sử dụng lãng phí, khônghiệu quả kinh phí Ngân sách như mua sắm hoặc chi tiêu vào những việc không thiết thực, thậm chí gây thất thoát Ngân sách Nhà nước.
- Kế toán, quyết toán chi Ngân sách Nhà nước: Đài Truyền hình Việt Nam quản lý trực tiếp kinh phí của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình. Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình là đơn vị dự toán độc lập. Sự chỉ đạo của Đài đối với Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình không thể thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính ngành. Việc quản lý các khoản chi ngân sách ngành là nhiệm vụ chủ yếu của giám đốc và kế toán của trung tâm. Hàng năm Đài Truyền hình Việt Nam kiểm tra các báo cáo quyết toán của trung tâm trước khi tổng hợp quyết toán ngành gửi Bộ Tài chính. Qua quá trình kiểm tra quyết toán hàng năm cho thấy còn có một số khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ nhưu: các khoản công tác phí, hội nghị phí, chi tiếp khách...
Kể từ năm 2001 đến nay, Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về thực trạng cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình chúng ta sẽ đi sâu phân tích ở mục 2.2
2.1.3.3 Thực trạng quản lý tài sản công
Tài sản công của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình có giá trị rất lớn, bao gồm: Đất đai, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc, các xe truyền hình lưu độn, thiết bị vệ tinh.... Nhiều tài sản và thiết bị của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình phải nhập từ nước ngoài, hiện trong nước chưa sản xuất được. Theo thống kê giá trị tài sản của Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình hiện nay ước tính khoảng 300 tỷ (không kể giá trị đất đai). Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài sản công vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện ở một số mặt sau:
- Việc theo dõi hạch toán tài sản chưa được thể hiện đồng bộ và quy củ, đặc biệt việc tính kkhấu khao TSCĐ chỉ mang tính hình thức chưa có ý nghĩa thực tế. Chế độ kiểm kê TSCĐ hàng năm chưa được thực hiện đầy đủ.
- Nhiều tài sản được các chuyên gia thế giới đánh giá là có chất lượng cao, công suất sử dụng lớn, nhưng do hạn chế nhân lực nên chưa vận dụng hết chức năng cũng như công suất sử dụng của tài sản.
Nguyên nhân của việc không quan tâm đúng mức này xuất phát từ hai phía: các cơ quan chủ quản và trung tâm. Mặc dù còn nhiều bất cập song vấn đề về quản lý tài sản công sẽ không được đi sâu xem xét trong đề tài này. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, khi mà trung tâm đang thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước, một cơ chế còn rất mới mẻ đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp của Việt Nam, cho nên, những vấn đề vướng mắc trong cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại trung tâm đang là một vấn đề nổi cộm. Vì những lý do nêu trên, trong phạm vi của đề tài này, chúng ta chỉ tập trung phân tích đi sâu vào thực trạng quản lý chi theo cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ chế khoán chi) tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình Đài Truyền hình Việt Nam.
2.2 Quá trình thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình
2.2.1 Các chỉ tiêu khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm
Trong hai năm 2001-2002 tổng mức khoán chi cho trung tâm là 25 tỷ đồng. Mức khoán này bao gồm các khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm (hay gọi là khoản chi thường xuyên). Trung tâm Kỹ thuật và Sản xuất chương trình được chủ động bố trí các khoản chi trong phạm vi kinh phí khoán cho các nội dung sau đây:
- Thanh toán tiền lương: Lương hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt ( Mục 100).
- Thanh toán tiền công; Tiền công hợp đồng theo từng vụ việc phát sinh ( Mục 101).
- Phụ cấp lương: Phụ cấp chức bậc, độc hại, nguy hiểm, lưu động (Mục 102).
- Các khoản đóng góp: Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế (Mục 106).
- Thanh toán cho cá nhân: tiền ăn ca,.... (Mục 108).
- Thanh toán các dịch vụ công cộng: tiền điện, tiền nhiên liệu(Mục 109).
- Chi vật tư, văn phòng: mua văn phòng phẩm, dụng cụ, vật tư văn phòng (Mục 110).
- Thông tin, truyền thông liên lạc:cước phí điện thoại trong và ngoài nước, fax, sách báo... (Mục 111).
- Công tác phí: tiền tàu xe, máy bay, phụ cấp lưu trú, ... (Mục 113).
- Chi phí thuê mướn: thuê phương tiện vận chuyển, thuê thiết bị các loại... (Mục 114).
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: ôtô, xe chuyên dụng, trang thiết bị kỹ thuật... (Mục 117).
- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi mua vật tư cho chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng; chi mua, in ấn chỉ... (Mục 119).
Đối với mỗi khoản mục khoán trong danh mục trên, đều có một mức khoán cụ thể, tuy nhiên mức khoán này có một sự linh hoạt nhất định cụ thể là: trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế khoán chi thì đối với mỗi khoản mục khoán không được phép chi vượt hạn mức còn nêú chi không hết hạn mức thì hạn mức dư thừa bị huỷ bỏ. Đồng thời, việc áp dụng qui định này là riêng rẽ cho từng khoản mục. Trong cơ chế khoán chi, mặc dù từng khoản mục vẫn có mức khoán riêng nhưng nếu chi không hết, thì hạn mức vẫn được giữ nguyên và trung tâm có thể sử dụng số hạn mức dư t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36777.doc