MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 5
MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Những đóng góp của Luận văn 6
6. Tên và kết cấu của Luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA TẬP ĐOÀN KINH DOANH VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 6
1.1. Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của tập đoàn kinh doanh. 7
1.1.1. Tập đoàn kinh doanh.7
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của tập đoàn kinh doanh. 7
1.1.1.2. Khái niệm tập đoàn kinh doanh. 8
1.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của tập đoàn kinh doanh 9
1.1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của tập đoàn kinh doanh: 11
1.1.2. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của tập đoàn kinh doanh. 13
1.1.2.1. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu. 14
1.1.2.2. Nội dung cơ chế quản lý chi phí. 15
1.1.2.3. Nội dung cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận. 16
1.2. Cơ chế quản lý doanh thu và lợinhuận trong tổng công ty Nhà nước.18
1.2.1. Cơ sở hình thành và vai trò của Tổng công ty Nhà nước .18
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Tổng Công ty Nhà nước .19
1.2.3. Cơ chế quản lý doanh thu chi phí và lợi nhuận của Tổng Công ty
Nhà nước .20
1.2.3.1. Cơ chế quản lý doanh thu.20
1.2.3.2. Cơ chế quản lý chi phí .21
1.2.3.3. Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận.22
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tập đoàn kinh doanh và Tổng công ty Nhà nước. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM 27
2.1. Khái quát về Tổng công ty Than Việt Nam 27
2.1.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty than
Việt nam.27
2.1.1.1. Quá trình hình thành Tổng công ty Than Việt Nam 27
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Than Việt nam.31
2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam 31
2.1.2. Vị trí của Tổng công ty Than Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 32
2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam 32
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Tổng công ty Than Việt Nam. 37
2.2.1. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu 37
2.2.2. Nội dung cơ chế quản lý chi phí 41
2.2.3. Nội dung cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận 45
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TVN 49
2.3.1. Những điểm phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh: 49
2.3.2. Những điểm chưa phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh và nguyên nhân. 51
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TRONG TỔNG CÔNG TY THAN
VIỆT NAM.55
3.1. Định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn của tổng công ty than Việt Nam. 54
3.1.1. Chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam chuyển Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn 54
3.1.2. Chiến lược phát triển của Tông công ty Than Việt nam đến năm 2020 .56
3.1.3. Những cơ sở để xây dựng Tổng công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn. 57
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo mô hình tập đoàn đối với Tổng công ty Than Việt Nam. 61
3.2.1. Giải pháp cụ thể .61
3.2.1.1. Đối với cơ chế quản lý doanh thu 61
3.2.1.2. Đối với cơ chế quản lý chi phí 62
3.2.1.3. Đối với cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận 64
3.2.1.4. Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quản lý thu, chi phí và lợi nhuận trong tập đoàn. 66
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ: 67
3.2.2.1. Thành lập Công ty Tài chính ngành Than. 67
3.2.2.2. Thiết lập cơ chế điều hoà vốn trong tập đoàn qua Công ty Tài chính. 67
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 69
3.3.1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, bình đẳng và thực sự trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp. 69
3.3.2. Cần thiết lập quan hệ sở hữu về vốn giữa Nhà nước và Doanh nghiệp Nhà nước. 71
3.3.3. Thành lập Công ty Đầu tư Tài chính của Nhà nước. 73
3.3. 4. Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với mô hình Tổng công ty theo các hướng sau: 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo mô hình tập đoàn trong Tổng công ty Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rót có trọng tải lớn từ đó tăng năng suất bóc đất đá và năng suất khai thác than.
Năm 2001, đời sống thợ mỏ đã được nâng cao, bên cạnh việc cải thiện điều kiện lao động, Tổng công ty đã chú trọng vào công tác an toàn và bảo hộ lao động nên thợ mỏ đã yên tâm sản xuất, gắn bó hơn với công việc. Đặc biệt thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh so với năm 2000, thu nhập bình quân Tổng công ty đạt mức 1,45 triệu đồng/ người/ tháng, trong đó thu nhập bình quân của khối sản xuất than đạt xấp xỉ 1,6 triệu đồng/tháng.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2001, nhưng năm 2002 công ty bước vào sản xuất trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Đặc biệt khi nhu cầu thị trường trong nước trở nên bão hoà và tăng chậm, mặc dù chính sách “kích cầu” của Nhà nước đã được áp dụng và thu được kết quả bước đầu. Thêm vào đó, việc Tổng công ty tiếp nhận Tổng công ty Cơ khí Năng lượng & Mỏ (cũ) sát nhập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng gây cho TVN không ít khó khăn, đặc biệt là Tổng công ty phải thanh toán khoản lỗ hơn 80 tỷ đồng của Tổng công ty Cơ khí Năng lượng & Mỏ trước đây để lại, đồng thời là sức ép về vấn đề việc làm cho gần 5 ngàn lao động của Tổng công ty Cơ khí Năng lượng & Mỏ chuyển sang.
Với mục tiêu “An toàn - Hiệu quả - Phát triển”, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã cố gắng, nỗ lực vượt lên khó khăn, bám sát thị trường, mạnh dạn áp dụng rộng rãi các sáng kiến KHKT vào sản xuất nên đến hết năm 2002, Tổng công ty đã thu được kết quả đáng mừng. Đặc biệt, Tổng công ty đã ban hành cơ chế điều hành kế hoạch năm 2002 đã tạo điều kiện thuận lợi và tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế diều hành kế hoạch năm 2002 được hình thành theo nguyên tắc: Khoán chi phí sản xuất, tiêu thụ than, khoán doanh thu và khoán lãi định mức cho các đơn vị thành viên sản xuất than; điều hành kế hoạch thị trường nội bộ Tổng công ty, đồng thời với quy chế quản lý cán bộ, quy chế trả lương đã tạo ra động lực mạnh mẽ giải phóng sức sản xuất, các đơn vị thành viên chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các công ty đều tự cân đối được hoạt động tài chính và có lãi, riêng các Tổng công ty cơ khí mới nhập về đã thoát khỏi khó khăn đã tồn đọng từ nhiều năm. Nhìn chung kết thúc năm 2002, mọi chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều hoàn thành kế hoạch đề ra từ 10% đến 30%.
Về sản lượng than nguyên khai đạt 16,8 triệu tấn, bằng 110% kế hoạch và tăng 16% so với năm 2001. Hệ số thu hồi than sạch đã được nâng cao (hệ số thu hồi xấp xỉ 90%), sản lượng than sạch đạt 15 triệu tấn, bằng 115% kế hoạch. Và đặc biệt công tác tiêu thụ được Tổng công ty quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng, khối lượng tiêu thụ nhanh (gần 15 triệu tấn/năm, trong đó tiêu thụ trong nước là 9,5 triệu tấn) đã tạo động lực cho sản xuất phát triển. Bóc đất đá 63,3 triệu m3, đào lò được 124 ngàn m tăng 32% so với năm 2001. Riêng thu nhập của người lao động lần đầu tiên đã vượt qua con số 1,5 triệu đồng/tháng, trong đó thu nhập sản xuất than là 1,64 triệu đồng/người/tháng.
Sản xuất than phát triển đã thúc đẩy các hoạt động khác phát triển theo. Giá trị sản xuất cơ khí năm 2002 đạt 252 tỷ đồng, đóng góp vào doanh thu 280 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2001. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đạt 14 ngàn tấn, tăng 75% so với năm 2001. Giá trị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 207 tỷ đồng góp vào doanh thu 418 tỷ đồng đạt 141% kế hoạch. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến bộ. Năm 2002 đã sản xuất và tiêu thụ được 145 ngàn tấn xi măng và 23,8 triệu viên gạch các loại, đạt doanh thu 108 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2001.
Tóm lại, qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TVN đặc biệt là hoạt động sản xuất khai thác than giai đoạn 1998 - 2002 ta thấy mặc dù thị trường có nhiều biến động đã tác động tiêu cực đến hoạt động của Tổng công ty, đôi khi đã làm đông cứng, đình trệ các mặt hoạt động của Tổng công ty, nhưng với cơ chế điều hành linh hoạt, bám sát với thị trường hoạt động sản xuất và khai thác than của Tổng công ty đã từng bước ổn định và phát triển. Mặc dù vẫn còn nhiều mặt hạn chế và tồn tại, nhưng trong những năm qua, đặc biệt là năm 2001 và 2002 đã đánh dấu sự cố gắng và trưởng thành vượt bậc của Tổng công ty.
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Tổng công ty Than Việt Nam.
Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TVN được quy định cụ thể trong Quyết định số 926/QĐ-HĐQT ngày 26 tháng 07 năm 2002 của HĐQT của TVN ban hành quy chế tài chính của Tổng công ty. Quy Định này được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy sau:
- Căn cứ Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/94 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập TVN.
- Căn cứ Nghị định số 27/CP ngày 6/5/1996 của Chính phủ về việc thành lập TVN.
- Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối của Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước về quản lý tài chính.
- Căn cứ Nghị quyết số 39/NQ-HĐQT ngày 8 tháng 07 năm 2002 của HĐQT thông qua Qui chế tài chính trong TVN.
Theo Quy chế tài chính của TVN
ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-HĐQT, cơ chế quản lý doanh, chi phí và lợi nhuận như sau:
2.2.1. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu
Doanh thu của Tổng công ty bao gồm: doanh thu của các đơn vị thành viên và doanh thu hoạt động khác của Tổng công ty, sau khi đã trừ đi thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ luân chuyển trong nội bộ giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Doanh thu hoạt động khác của Tổng công ty gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm các khoản thu:
- Từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi; lãi tiền cho vay (trừ lãi tiền vay phát sinh từ nguồn vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản); tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, cổ phiếu).
- Dịch vụ thu xếp tín dụng, điều hoà tài chính Tổng công ty (nếu có).
- Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
b. Thu nhập từ hoạt động bất thường bao gồm:
Các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dư thừa, bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu được, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã tính vào chi phí của năm trước nay thu được, hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình khi hết thời hạn bảo hành, thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được Nhà nước giảm, kinh doanh cước tàu và các khoản khác (nếu có).
- Doanh thu của các đơn vị thành viên gồm:
a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:
Toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ hàng hải, đảm bảo an toàn hàng hải...) ra ngoài doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp pháp) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền); thu từ nguồn trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Các khoản chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá hàng bán của doanh nghiệp phải có qui chế quản lý và công bố công khai, ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng. Giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định trong phạm vi đã được Tổng công ty hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các khoản chiết khấu giảm giá bán hàng cho số lượng hàng bán ra trong kỳ (trừ hàng thuộc diện ứ đọng, kém, mất phẩm chất) đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
b. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản phải thu:
Từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay phát sinh từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiền lãi trả chậm cho việc bán hàng trả góp; tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu).
Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo qui định của chế độ tài chính.
Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
c. Thu nhập từ hoạt động bất thường là: các khoản thu từ hoạt động kinh doanh xảy ra không thường xuyên như các khoản thu: thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sản dôi thừa, bán công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.
- Doanh nghiệp có phát sinh bằng doanh thu ngoại tệ thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
- Toàn bộ doanh thu trong kỳ phải có các hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành. Nghiêm cấm để các khoản thu nhập ngoài sổ sách kế toán.
Để đánh giá được đầy đủ cơ chế quản lý doanh thu của Tổng công ty, ta xem xét biểu tổng hợp doanh thu sau:
Biểu 2: Biểu tổng hợp doanh thu của Tổng công ty than Việt Nam.
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Thực hiện
% tăng so với năm 1999
Thực hiện
% tăng so với năm 2000
Thực hiện
% tăng so với năm 2001
ước tính
Doanh thu toàn ngành
4.874.843
17,80
6.536.671
34,09
8.003.236
22,44
7.622.000
a.Doanh thu từ HĐSX kinh doanh
4.857.362
20,20
6.448.470
32,76
7.887.016
22,31
7.502.000
- Doanh thu từ sx than
3.115.373
9,30
3.952.672
26,88
4.755.656
20,31
4.619.000
- Doanh thu ngoài than
1.741.989
46,10
2.495.798
43,27
3.131.360
25,47
2.873.000
b.Doanh thu từ hoạt động khác
17.481
81,50
88.201
404,55
116.220
31,77
120.000
-Doanh thu từ hoạt động tài chính
-60.395
-324,30
33.672
-155,75
50.722
50,64
51.000
-Doanh thu từ hoạt động bất thường
77.876
15,50
54.529
-29,98
65.498
20,12
69.000
(Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN).
Qua biểu tổng hợp doanh thu của TVN có thể thấy:
Tổng doanh thu toàn ngành của TVN tăng lên qua các năm, năm 2000 đạt 4.874.843 triệu đồng, tăng 17,8% so với năm 1999; năm 2001 đạt 6.536.671 triệu đồng, tăng 34,09% so với năm 2000; năm 2002 đạt 8.003.236 triệu đồng, tăng 22,44% so với năm 2001. Để đạt được thành quả này là nhờ sự nỗ lực của toàn ngành: đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng hệ thống phân phối than, vật liệu nổ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch đến khắp khu vực trong cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng, kích thích sản xuất phát triển. Đặc biệt hoạt động xuất khẩu than đã được đẩy mạnh trở thành một yếu tố then chốt để điều chỉnh quan hệ cung cầu từ sản xuất thừa sang sản xuất đủ cho nhu cầu thị trường, tạo ra thế và lực mới cho ngành than. Riêng năm 2003 doanh thu ước tính giảm xuống 7.622.000 triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình thế giới có nhiều biến động thị trường xuất khẩu chưa ổn định và có xu hướng thay đổi các chủng loại than khó sản xuất, chiến tranh Irắc, dịch sars cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta cũng như ngành than, bên cạnh đó giá bán than cho một số ngành sản xuất chính (đạm, xi măng...) chưa được giải quyết kịp thời.
Trong tổng doanh thu của Tổng công ty thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính chiếm tỷ trọng trên 98% so với tổng doanh thu toàn ngành. Trong đó, doanh thu từ sản xuất kinh doanh than luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng doanh thu toàn ngành. Điều này cho thấy, sản xuất than là ngành mũi nhọn hay là lĩnh vực then chốt của TVN.
Thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nho so với tổng doanh thu, cao nhất là 1,57% vào năm 2003. Trong đó, thu từ hoạt động tài chính cũng tăng qua các năm, năm 2000 là: (-60.395) triệu đồng; năm 2001 là: 33.672 triệu đồng; năm 2002 là: 50.722 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình tài chính trong toàn ngành ngày một cải thiện nhờ điều chỉnh tốt quan hệ cung cầu, nhờ sự hợp tác giúp đỡ nhau nhiều hơn giữa các đơn vị thành viên và sự hợp tác hiệu quả giữa Tổng công ty với các Ngân hàng Thương mại.
2.2.2. Nội dung cơ chế quản lý chi phí
Chi phí phát sinh trong năm tài chính của Tổng công ty bao gồm chi phí của các đơn vị thành viên, chi phí chung của Tổng công ty và chi phí của các cơ quan Tổng công ty (sau khi đã trừ đi chi phí hoàn chuyển nội bộ).
Chi phí chung của Tổng công ty gồm dịch vụ xuất khẩu than, dịch vụ thu xếp tín dụng, kinh doanh cước tàu, dịch vụ bán hàng cho các hộ trọng điểm, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và chi khác (nếu có).
Khoản chi phí quản lý Tổng công ty bao gồm: chi tiêu cho bộ máy Tổng công ty, trung tâm cấp cứu mỏ, chi phí thường xuyên theo định mức Nhà nước qui định ngân sách cấp không đủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp như: các trung tâm y tế, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực quản lý, các trường đào tạo, Viện khoa học công nghệ Mỏ, Viện cơ khí năng lượng và Mỏ. Chi phí quản lý của Tổng công ty được huy động từ các đơn vị thành viên, mức huy động hàng năm do TGĐ xây dựng và trình HĐQT phê duyệt. Tổng công ty quản lý sử dụng các khoản chi này theo chế độ hiện hành, nếu số chi thực tế thấp hơn nguồn huy động thì số dư được chuyển sang năm sau để giảm vào mức trích năm sau, nếu cao hơn thì bổ sung vào mức trích năm sau.
* TGĐ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành chủ yếu trình HĐQT hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ điều hành sản xuất và quản lý chi phí theo qui định hiện hành.
- Tổng công ty đăng ký mức lao động với bộ lao động thương binh và xã hội trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do Nhà nước qui định, TGĐ xây dựng đơn giá tiền lương đối với các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ trình HĐQT, HĐQT sẽ phê duyệt sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội.
- HĐQT uỷ quyền cho TGĐ duyệt đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên. Trước khi giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên TGĐ trao đổi với ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty.
- TGĐ xây dựng Quy chế trả tiền lương và phân phối thu nhập trong Tổng công ty (có ý kiến tham gia ban chấp hành Công đoàn của Tổng công ty) trình HĐQT ban hành.
+ TGĐ gửi thoả thuận đơn giá tiền lương của Bộ lao động và Thương binh xã hội, cho cục thuế Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, nơi TGĐ đóng trụ sở để làm căn cứ xây dựng quỹ tiền lương thực hiện của các đơn vị thành viên.
-TGĐ phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián tiếp (trong đó có chi phí quản lý của các công ty có đơn vị trực thuộc), quy chế sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng trong lương của các đơn vị thành viên. Đơn vị thành viên phải quyết toán sử dụng vật tư chủ yếu quỹ tiền lương hàng năm với Tổng công ty cùng lập báo cáo tài chính năm.
*Đối với các khoản chi vượt định mức được duyệt phải xác định trách nhiệm và phương án xử lý. HĐQT uỷ quyền việc xử lý các khoản chi vượt định mức (không bao gồm chi quỹ tiền lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi có định mức của Nhà nước) ban hành như sau:
Dưới 5%: Giám đốc các đơn vị thành viên quyết định xử lý;
Từ 5% đến dưới 10%: TGĐ quyết định xử lý;
Từ 10% trở lên HĐQT quyết định xử lý.
Giám đốc, TGĐ, HĐQT chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
Chi phí của toàn Tổng công ty được thể hiện qua biểu 3 và biểu 4:
Biểu 3: Biểu tổng hợp chi phí theo ngành của TVN
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ước năm 2003
Chi phí toàn ngành
4.854.564
6.360.077
7.655.843
7.321.144
a.Chi từ HĐSX kinh doanh
4.699.068
6.162.115
7.436.133
7.090.096
- Chi từ sx than
2.987.889
3.702.647
4.358.331
4.269.868
- Chi phí ngoài than
1.711.179
2.459.468
3.077.802
2.820.228
b.Chi từ hoạt động khác
155.496
197.962
219.710
221.048
-Chi từ hoạt động tài chính
95.782
146.098
168.480
170.372
-Chi từ hoạt động bất thường
59.714
51.864
51.230
50.676
(Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN).
Qua biểu 3 cho thấy: chi phí toàn ngành của TVN tăng lên tương ứng với doanh thu. Trong đó chi cho hoạt động tài chính tăng qua các năm, năm 2000 là: 95.782 triệu đồng; năm 2001 là: 146.098 triệu đồng, tăng 53,52% so với năm 2000; năm 2002 là: 168.480 triệu đồng; tăng 15,32% so với năm 2001. Điều này cho ta thấy mức chi của Tổng công ty cho hoạt động tài chính ngày một lớn, nó thể hiện quá trình quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ở một số đơn vị chưa chặt chẽ nhất là ở khối thương mại và dịch vụ, biểu hiện của nó là dư vay ngân hàng lớn, công nợ cao, nợ khó đòi nhiều, tồn kho lớn, trong đó tiềm ẩn không ít rủi ro.
Biểu 4: Biểu tổng hợp chi phí theo loại chi phí của TVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Thực hiện
Tỷ trọng (%)
Thực hiện
Tỷ trọng (%)
Thực hiện
Tỷ trọng (%)
Tổng chi toàn ngành
4.854.564
100
6.360.077
100
7.655.843
100
- Giá vốn hàng bán
4.090.901
84,27
5.414.002
85,12
6.514.233
85,09
- Chi phí bán hàng
430.458
8,87
517.789
8,14
574.659
7,51
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
318.805
6,57
419.365
6,59
560.973
7,33
- Chi khác
14.400
0,30
8.921
0,14
5.978
0,08
Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN.
Qua biểu 4 cho thấy: tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với tổng chi toàn ngành tăng lên, năm 2000 là: 318.805 triệu đồng, chiếm 6,57% so với tổng chi; năm 2001 là: 419.365 triệu đồng, chiếm 6,59% so với tổng chi; năm 2002 là: 560.793 triệu đồng, chiếm 7,33% so với tổng chi. Trong những năm qua Tổng công ty ngày càng chú trọng chi cho y tế đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân; đổi mới công nghệ ở các mỏ hầm lò và đổi mới thiết bị ở các mỏ lộ thiên đảm bảo an toàn và tăng năng lực khai thác của các mỏ; tích cực đầu tư cho việc giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, để thực hiện một trong bốn mục tiêu cao nhất của Tổng công ty “An toàn về cán bộ trong quản lý và chỉ huy”.
2.2.3. Nội dung cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng công ty bao gồm:
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập.
- Phần kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty bao gồm: phần kết dư giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán báo sổ, lợi nhuận được chia từ phần vốn Nhà nước từ doanh nghiệp khác và lợi nhuận kinh doanh trực tiếp (nếu có)
Nguyên tắc xác định các khoản lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
- Lợi nhuận của doanh nghiệp thành viên là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giấ thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trongnăm tài chính của doanh nghiệp bao gồm các loại thuế theo luật định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập của người có thu nhập cao) của hoạt động kinh doanh; chi phí hoạt động tài chính; chi phí hoạt động khác.
- Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:
1. Bù khoản lỗ năm trước đối với khoản lỗ không được trừ vào lơi nhuận trước thuế;
2. Trích tiền sử dụng vốn Nhà nước theo chế độ hiện hành;
3. Trả các khoản tiền phạt vi phạm Pháp luật Nhà nước thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.
4. Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
5. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có)
6. Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi khoản (1) đến (5) doanh nghiệp được trích lập các quỹ qui định trong qui chế tài chính của TVN.
7. Thủ tục và thời gian trích lập các quỹ: trên cơ sở báo cáo tài chính quý, năm và số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp nộp thuế theo luật định. Số còn lại doanh nghiệp thực hiện phân phối và tạm trích các quỹ theo quy định.
Trích lập các quỹ Tổng công ty:
- Tổng công ty được trích lập và xử dụng các quỹ theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
A. Các quỹ hình thành từ lợi nhuận:
1.Quỹ đầu tư phát triển:
- Quỹ này được hình thành từ các nguồn: trích nộp từ lợi nhuận sau thuế trong năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và trích từ lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty.
- Quỹ đầu tư phát triển được dùng để đầu tư tập trung phát triển kinh doanh (kể cả trường hợp góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu); bỏ vốn điều lệ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên nhằm phát triển kinh doanh theo định hướng chiến lược của Tổng công ty và khi cần thiết có thể xem xét cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty để đầu tư phát triển các doanh nghiệp Nhà nước khác. Bộ tài chính sau khi đã thống nhất với cơ quan quyết định thành lập Tổng công ty quyết định việc điều động này.
2. Quỹ dự phòng tài chính:
- Quỹ này được hình thành từ các nguồn: Trích nộp từ lợi nhuận sau thuế trong năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và trích từ lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty.
- Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng để: bù đắp hỗ trợ các trường hợp thiệt hại về vốn do thiên tai, địch hoạ, rủi ro trong kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để hỗ trợ cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập khác khi bị rủi ro mất vốn lớn, với mức lãi suất nội bộ do HĐQT quyết định trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố từng thời kỳ. TGĐ thoả thuận với Giám đốc các đơn vị thành viên lập phương án huy động vốn báo cáo HĐQT phê duyệt.
3. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
- Quỹ này được hình thành từ các nguồn trích nộp từ lợi nhuận sau thuế trong năm của các doanh nghiệp thành vviên hạch toán độc lập và trích từ lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty.
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để: hỗ trợ các đơn vị thành viên, bộ máy quản lý điều hành Tổng công ty, để trợ cấp cho người lao động mất việc làm do nguyên nhân khách quan. Mức trợ cấp do TGĐ quyết định sau khi đã có ý kiến chủ tịch công đoàn của Tổng công ty.
4. Quỹ khen thưởng và phúc lợi:
- Quỹ này được hình thành từ các nguồn: trích nộp từ lợi nhuận sau thuế trong năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, trích từ lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty và nguồn khác (nếu có).
- Nội dung chi của hai quĩ này:
+ Cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo mức phân chia hai quỹ theo kết quả lợi nhuận kinh doanh hàng năm.
+ Chi cho việc khen thưởng và các hoạt động phúc lợi chung của Tổng công ty.
+ Chi cho hoạt động phúc lợi xã hội của cán bộ công nhân viên cơ quan Tổng công ty
B. Các quỹ khác
- Các quỹ khác (nếu có) phát sinh phục vụ cho sản xuất và kinh doanh TGĐ lập phương án trình HĐQT (thông qua). Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có liên quan.
TGĐ xây dựng qui chế quản lý, sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước trình HĐQT phê duyệt. Kết thúc năm tài chính TGĐ báo cáo HĐQT các quĩ trên cùng với lập báo cáo Tài chính.
Lợi nhuận, mức lương bình quân năm và tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước của TVN được thể hiện qua biểu 5 và 6:
Biểu 5: Biểu tổng hợp lợi nhuận trước thuế toàn ngành
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ước năm 2003
Lợi nhuận toàn ngành
20.279
176.594
347.393
300.856
a.LN từ HĐSX kinh doanh
158.293
286.625
450.883
401.904
- LN từ sx than
127.484
250.025
397.325
349.132
- LN ngoài than
30.809
36.600
53.558
52.772
b.LN từ hoạt động khác
-138.014
-110.031
-103.490
-101.048
- LN từ HĐ tài chính
-156.176
-112.426
-117.758
-119.372
- LN từ HĐ bất thường
18.162
2.395
14.268
18.324
(
Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN)
Qua biểu 5 cho ta thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty năm 2000 là 20.279 triệu đồng, năm 2001 đạt 176.594 triệu đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2000; năm 2002 đạt 347.393 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2001; năm 2003 ước tính tổng lợi nhuận trước thuế đạt 300.856 triệu đồng, giảm so với năm 2002.
Biểu 6: Một số kết quả chỉ tiêu SXKD chủ yếu khác của TVN
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Lợi nhuận trước thuế
20.279
176.594
347.393
2. Lợi nhuận sau thuế
12.187
147.729
256.104
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
8.092
28.865
91.289
4. Nộp ngâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0259.doc