Mở đầu 5
Chương I 6
Lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 6
1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp 6
1.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp 6
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 7
1.2. Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 9
1.2.1. Cơ chế huy động vốn 9
1.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10
a) Vốn góp ban đầu 10
b) Lợi nhuận không chia 10
c) Phát hành cổ phiếu mới 12
1.2.1.2. Nguồn vốn nợ 14
b) Nguồn vốn tín dụng thương mại 16
c) Phát hành trái phiếu công ty 16
d) Tín dụng thuê mua 19
e) Vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp 20
1.2.2. Cơ chế sử dụng vốn 21
1.2.2.1. Quản lý vốn lưu động 21
a) Quản lý dự trữ, tồn kho 21
D là toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng trong một năm 22
b) Quản lý tiền mặt 23
c) Quản lý các khoản phải thu 25
1.2.2.2. Quản lý vốn cố định 25
Khấu hao hàng năm = 26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý vốn tại doanh nghiệp 27
1.3.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 27
1.3.1.1. Chi phí vốn 27
1.3.1.2. Đòn bẩy tài chính 28
DFL = 28
Tỷ lệ thay đổi của EPS 28
DFL = 28
EBIT 28
R là chi phí lãi vay 28
1.3.1.3. Các hoạt động quản lý khác trong doanh nghiệp 28
1.3.1.4. Yếu tố con người 29
1.3.1.5. Các nhân tố khác 30
1.3.2. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp 30
1.3.2.1. Sự quản lý của Nhà nước 30
1.3.2.2. Thực trạng của nền kinh tế 31
a) Về thị trường tài chính 31
b) Sự ổn định của nền kinh tế 32
c) Mức độ mở cửa của nền kinh tế 32
Chương II 33
Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông 33
2.1. Khái quát về công ty Dệt len Mùa đông 33
2.1.1 Tổng quan về công ty Dệt len Mùa Đông 33
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt len Mùa Đông 33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt len Mùa Đông 34
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 35
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 36
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 38
Thuế thu nhập doanh nghiệp 39
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty dệt len Mùa Đông 40
2.2.1. Cơ chế huy động vốn 40
2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 40
Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm vốn Chủ sở hữu 41
Chỉ tiêu 41
Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu 42
Đơn vị: nghìn đồng 42
2.2.1.2. Nguồn vốn nợ 43
Bảng 2.4: Kết cấu nguồn vốn nợ 44
Chỉ tiêu 44
Bảng 2.5: kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành 46
Năm 2003 46
2.2.2. Cơ chế sử dụng vốn 47
2.2.2.1. Quản lý vốn lưu động 47
a) Quản lý dự trữ - tồn kho 47
b) Quản lý tiền mặt 48
Tiền mặt 49
1. Tiền mặt tại quỹ 49
2. Tiền gửi ngân hàng 49
c) Quản lý các khoản phải thu 49
2.2.2.2. Quản lý vốn cố định 52
Chỉ tiêu 52
Năm 2003 52
TSCĐ và đầu tư dài hạn 52
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông 55
2.3.1. Những thành tựu đạt được 55
2.3.2. Những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn tại công ty 56
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của công ty 59
2.3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan 59
2.3.3.2. Những nguyên nhân khách quan 63
Chương 3 66
Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông 66
3.1. Định hướng phát triển công ty 66
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông 68
3.2.1. Cổ phần hoá công ty 68
3.2.2. Tham gia là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam 71
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách 72
3.2.4. Mở rộng các phương thức huy động vốn 72
3.2.4.1. Tín dụng ngân hàng 73
3.2.4.2. Nguồn vốn chiếm dụng 73
3.2.4.3. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên 74
3.2.4.4. Phát hành các công cụ tài chính 74
3.2.4.5. Sử dụng phương thức thuê mua tài sản 75
3.2.5. Tăng cường quản lý công nợ 75
3.2.6. Thực hiện tiết kiệm toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 77
3.2.7. Nghiên cứu, dự đoán sự biến động của tỷ giá và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá 79
3.2.8. Hoàn hiện công tác Marketing 80
3.2.9. Một số giải pháp khác 81
3.2.9.1. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty 81
3.2.9.2. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý 81
3.2.9.3. Công khai các bản báo cáo tài chính 82
3.3. Kiến nghị 82
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 82
3.3.1.1. Nhà nước cần phải có biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế 82
3.3.1.2. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính 83
3.3.1.3. Đẩy mạnh tiến trình đàm phán ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tăng cường ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia khác trên thế giới 83
3.3.1.4. Triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 84
3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan 84
Kết luận 86
Danh mục tài liệu tham khảo 88
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng tài vụ: Theo dõi tình hình tài chính của công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình hình luân chuyển vốn, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tính giá thành hạch toán, theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản, tình hình hoạt động SXKD trong công ty, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho Ban giám đốc, lập các loại báo cáo tài chính và đóng góp ý kiến về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: Cung ứng vật tư, vật liệu theo nhu cầu sản xuất và theo lệnh sản xuất yêu cầu. Quản lý nguyên vật liệu, kho tàng, thành phẩm nhập kho, theo dõi toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp các thông tin về thị trường cho Giám đốc ký lệnh sản xuất.
- Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ, phân bổ kế hoạch cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, định mức vật tư, định mức lao động, tính đơn giá các loại sản phẩm.
- Phòng xuất - nhập khẩu: Tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng kinh tế, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm đi các nước.
- Phòng Kỹ thuật: Chế thử mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật qui trình công nghệ dệt may, qui cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ sản xuất.
- Bộ phận thiết kế : Nghiên cứu mẫu mã cho phòng kỹ thuật chế thử, cung cấp các thông tin về qui cách tiêu chuẩn sản phẩm cho phòng điều hành & xuất nhập khẩu viết lệnh sản xuất.
- Bộ phận KCS : Mỗi một công đoạn trên dây truyền sản xuất của công ty đều bố trí bộ phận KCS để kiểm tra toàn bộ sản phẩm trên dây chuyền và thành phẩm trước khi nhập kho hay giao hàng cho bạn hàng.
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Bằng sự chủ động sáng tạo của mình, công ty Dệt len Mùa Đông đã vượt qua được những khó khăn thử thách để đứng vững và không ngừng phát triển. Điều này có thể được thấy rõ qua tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2002-2004
đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu xuất khẩu
- Doanh thu nội địa
- Doanh thu từ dịch vụ
32,219
21,034
10,966
0,219
34,893
23,360
11,301
0,232
39,589
26,053
13,287
0,249
42,145
27,187
14,617
0,341
2
Chi phí
31,646
34,177
38,765
41,462
3
Lợi nhuận trước thuế
0,573
0,716
0,824
0,683
4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
0,183
0,229
0,231
0,191
5
Lợi nhuận sau thuế
0,390
0,487
0,593
0,492
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty Dệt len Mùa Đông)
Từ bảng trên ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dệt len Mùa Đông khá khả quan và công ty tăng trưởng đều qua các năm:
+ Doanh thu của công ty tăng mạnh từ năm 2002 đến năm 2004: doanh thu năm 2003 tăng 8,3% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 13,5% so với năm 2003. Đặc biệt, đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, trung bình chiếm khoảng 60% tổng doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty đã và đang tập trung vào thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tăng cường khả năng sản xuất, công ty hiện đã bắt đầu cung cấp một số loại hình dịch vụ, góp phần tăng doanh thu cho công ty mặc dù tỷ trọng từ dịch vụ chỉ chiếm một phần rất nhỏ (khoảng 0,6 - 0,7% tổng doanh thu).
+ Cùng với doanh thu, tổng chi phí của công ty cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng doanh thu vẫn lớn hơn mức tăng chi phí, do đó lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn tăng: lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2003 tăng 24,9% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 15,1%.
+ Do lợi nhuận trước thuế của công ty tăng qua các năm, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên ở đây có một điều đáng nói là lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 (tăng 21,8%), còn lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 15,1%. Nguyên nhân là do thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2004 đã giảm so với năm 2003 (từ 32% giảm xuống còn 28%).
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty dệt len Mùa Đông
2.2.1. Cơ chế huy động vốn
2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm vốn Chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn chủ sở hữu
13.051.133
100,00
14.154.683
100,00
18.435.842
100,00
Nhà nước cấp
9.576.000
73,37
10.189.402
71,99
13.880.360
75,29
Tự bổ sung
3.475.133
26,63
3.962.281
28,01
4.555.482
24,71
(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông
giai đoạn 2003-2005)
Từ bảng trên ta có thể thấy rất rõ là vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Tại thời điểm 31/12/2003, vốn chủ sở hữu của công ty là 13.051.133.000 đồng, đến 31/12/2004 đã tăng lên thành 14.154.683.000 và đến 31/12/2005 là 18.435.842.000đ. Như vậy, sau 2 năm hoạt động, vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng tới 41,26%. Đây là một cơ sở rất lớn giúp công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành từ 2 nguồn đó là do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tự bổ sung từ lợi nhuận giữ lại. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên 70% tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn tự bổ sung từ lợi nhuận là phần lợi nhuận để lại luỹ kế của công ty, mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty.
Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu của công ty trong những năm gần đây có sự đóng góp rất lớn của nguồn tự bổ sung. Do công ty kinh doanh có lợi nhuận nên có thể giữ lại lợi nhuận không chia để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh: lợi nhuận không chia năm 2003 là 487.148.000đ, năm 2004 là 593.201.000đ. Bên cạnh đó, công ty hàng năm đều vẫn được Nhà nước cấp thêm vốn bởi vì ngành may mặc vẫn là ngành được Nhà nước quan tâm ưu đãi.
Cần nói thêm về vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2005. Năm 2005, vốn chủ của công ty đã có sự tăng lên đột biến. Nguyên nhân ở đây là do ngoài việc giữ lại lợi nhuận không chia, được Nhà nước cấp thêm vốn thì công ty có chênh lệch đánh giá lại tài sản là 3.538.364.000đ. Trong đó, giá trị tài sản được đánh giá lại tăng lên chủ yếu là bất động sản của công ty.
Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
I. Nguồn vốn, quỹ
12.287.237
13.339.325
17.579.945
1. Nguồn vốn kinh doanh
7.384.583
7.686.275
7.950.184
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
3.038.364
3. Quỹ đầu tư phát triển
2.667.905
2.880.769
3.105.420
4. Quỹ dự phòng tài chính
541.004
610.451
650.270
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1.693.745
2.161.830
2.335.707
II. Nguồn kinh phí
763.896
815.358
855.897
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
307.626
335.342
349.871
2. Quỹ trợ cấp mất việc làm
456.270
480.016
503.026
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông
giai đoạn 2003-2005)
Từ bảng kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ta có thể thấy là cùng với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng tăng lên, từ 7.384.583.000đ năm 2003 lên thành 7.950.184.000đ năm 2005. Công ty cũng đã thực hiện trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định của Nhà nước. Do tình hình kinh doanh của công ty là có lãi trong mấy năm gần đây, do đó công ty có thể trích lập được các quỹ nhằm ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Bên cạnh đó, nguồn vốn xây dụng cơ bản của công ty cũng không ngừng tăng lên, thể hiện chính sách tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Ngoài ra, các quỹ để đảm bảo cho người lao động như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm của công ty cũng đã được bổ sung nhiều trong mấy năm gần đây.
2.2.1.2. Nguồn vốn nợ
Bảng 2.4: Kết cấu nguồn vốn nợ
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
17.381.439
18.754.902
20.138.589
I. Nợ ngắn hạn
9.629.311
10.717.248
12.622.835
1. Vay ngắn hạn
4.740.108
4.884.307
5.584.148
2. Phải trả người bán
3.438.768
4.045.815
5.080.509
3. Người mua trả tiền trước
132.000
101.153
245.568
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
444.051
573.865
542.451
5. Phải trả CBCNV
251.134
458.684
548.612
6. Phải trả, phải nộp khác
623.250
653.424
621.547
II. Nợ dài hạn
7.136.581
7.752.128
7.909.281
III. Nợ khác
615.547
285.526
425.473
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Từ bảng kết cấu nguồn vốn nợ của công ty ta có thể thấy rõ nguồn vốn này tăng lên qua các năm từ năm 2003 đến nay: tổng dư nợ của công ty năm 2003 là 17.381.439.000đ, năm 2004 là 18.754.902.000đ, năm 2005 là 20.138.589.000đ, mỗi năm tăng khoảng 7-8%. Mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn nợ không mạnh mẽ như nguồn vốn chủ sở hữu nhưng nó cũng cho thấy sự tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
Đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng nguồn vốn nợ đó là nợ ngắn hạn. Qua 2 năm từ 31/12/2003 đến hết 31/12/2005 thì dư nợ ngắn hạn của công ty đã tăng từ 9.629.311.000đ lên đến 12.622.835.000đ, tương đương với mức tăng 31%. Trong khi đó, nợ dài hạn của công ty lại khá ổn định, có tăng nhưng không đáng kể trong mấy năm gần đây. Sở dĩ có tình trạng này là bởi vì nhu cầu đầu tư dài hạn của công ty đã được tài trợ một phần bởi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên.
Xét về kết cấu của nguồn vốn nợ thì nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng trên 60%, còn lại là nợ dài hạn và nợ khác. Thông thường, nợ ngắn hạn thường được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động, còn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu thường để tài trợ cho tài sản cố định, do đó muốn đánh giá được kết cấu này có hợp lý hay không ta cần phải xem xét thêm về kết cấu tài sản của công ty.
Hiện tại, công ty huy động vốn nợ qua các nguồn chủ yếu là: vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, vốn chiếm dụng và các nguồn vốn nợ khác. Kết cấu các nguồn này và tình hình tăng giảm qua các năm được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.5: kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ
17.381.439
100,00
18.754.902
100,00
20.138.589
100,00
Vay ngân hàng
11.638.868
66,96
12.324.190
65,71
12.386.978
61,51
Vay của CBCNV
237.821
1,37
312.245
1,66
287.451
1,43
Vốn chiếm dụng
4.889.203
28,13
5.832.941
31,10
7.038.687
34,95
Nguồn khác
615.547
3,54
285.526
1,53
425.473
2,11
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Theo bảng kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành ta có thể thấy nguồn huy động nợ chủ yếu của công ty là tín dụng ngân hàng, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn nợ của công ty. Đây là một đặc điểm có ở phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, khi thị trường tài chính còn chưa phát triển thì nguồn huy động vốn chủ yếu và thường xuyên là nguồn vốn vay ngân hàng. Quy mô vốn vay ngân hàng của công ty cũng có tăng qua các năm nhưng không nhiều.
Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng, nguồn vốn chiếm dụng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nguồn vốn nợ của công ty, khoảng 30%. Nguồn vốn này đã tăng rất nhanh trong vòng 2 năm gần đây: năm 2003 chỉ là 4.889.203.000đ thì năm 2005 đã là 7.038.687.000đ, tức là tăng 44%. Điều này cho thấy công ty đã biết khai thác nguồn vốn chiếm dụng, trong đó chủ yếu là tín dụng thương mại để tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp. Đây là một chính sách đúng, cần được phát huy trong điều kiện công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ mới.
Cũng cần phải nói đến nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên của công ty. Hiện nay công ty đang tổ chức các đợt huy động vốn của cán bộ để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty. Mặc dù khối lượng vốn huy động được là không nhiều và không ổn định nhưng đây là một biện pháp để giải quyết nhu cầu vốn trong lúc cấp bách của công ty với chi phí khá rẻ.
2.2.2. Cơ chế sử dụng vốn
2.2.2.1. Quản lý vốn lưu động
a) Quản lý dự trữ - tồn kho
bảng 2.6: tình hình tăng giảm giá trị hàng tồn kho
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Hàng tồn kho (dự trữ)
7.196.221
7.758.645
8.746.841
1. Nguyên vật liệu tồn kho
3.238.300
3.259.573
3.315.548
2. Công cụ, dụng cụ
157.652
164.841
175.486
3. Chi phí sản xuất kinh dở dang
839.283
945.582
9.628.48
4. Thành phẩm tồn kho
1.214.942
1.318.876
1.494.857
5. Hàng hoá tồn kho
189.430
230.469
214.446
6. Hàng gửi bán
1.124.841
1.373.786
2.058.846
7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
431.773
465.518
524.810
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Theo bảng trên, giá trị hàng tồn kho của công ty tăng mạnh qua các năm. Trong vòng 2 năm, hàng tồn kho đã tăng đến 22%. Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản lưu động, thường trên 60%. Việc duy trì một mức dự trữ lớn như vậy một mặt sẽ làm công ty mất chi phí để bảo quản hàng hoá, vật liệu, mặt khác sẽ làm công ty gặp khó khăn khi có nhu cầu gấp về vốn. Chỉ tiêu vòng quay dự trữ của công ty là thấp: năm 2003 là 4,85 lần, năm 2004 là 5,10 lần, năm 2005 là 4,81 lần. Số vòng quay dự trữ của công ty là rất kém, chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hoá còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên vật liệu đầu vào của công ty phần lớn là nhập từ nước ngoài, chi phí vận chuyển khá tốn kém nên mỗi lần nhập thì công ty thường phải nhập về với khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Điều này được thể hiện qua việc nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng tồn kho của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần phải đề cập tới nguyên nhân rất quan trọng là hàng hoá của công ty bị ứ đọng nhiều không tiêu thụ được, thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán của công ty luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Vì vậy, công ty cần cải thiện lại khâu tiêu thụ sản phẩm của mình.
b) Quản lý tiền mặt
bảng 2.7: tình hình tăng giảm tiền mặt
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tiền mặt
1.760.421
1.950.963
1.154.847
1. Tiền mặt tại quỹ
258.487
324.571
354.954
2. Tiền gửi ngân hàng
1.501.934
1.608.392
799.893
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy là tiền mặt của công ty có sự biến động rất lớn trong mấy năm gần đây. Lượng tiền của công ty vào năm 2004 tăng hơn so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 lại bị sụt giảm mạnh, chỉ bằng 60% so với năm 2004. Đây là một điều hợp lý bởi vì công ty không nên duy trì một mức tiền mặt cao mà nên đầu tư vào các tài sản sinh lãi khác để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, với mức tiền mặt thấp thì công ty có thể sẽ gặp khó khăn khi có nhu cầu cấp bách về tiền. Xét về mặt lý thuyết, công ty có thể đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản để khi cần tiền có thể bán các chứng khoán này đi một cách dễ dàng. Tuy vậy, thị trường tài chính của nước ta, đặc biệt là thị trường chứng khoán còn chưa phát triển nên việc thực hiện mua bán chứng khoán không đơn giản và thường mất thời gian. Công ty đã bắt đầu đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản trong mấy năm gần đây nhưng khối lượng còn rất nhỏ: năm 2004 là 350 triệu đồng, năm 2005 là 500 triệu đồng. Trong tiền mặt của công ty thì công ty thường chỉ giữ một lượng tiền nhỏ tại két của công ty để phục vụ việc chi trả, thanh toán nhanh, phần còn lại công ty gửi tại ngân hàng để thanh toán chuyển khoản.
c) Quản lý các khoản phải thu
bảng 2.8: tình hình tăng giảm các khoản phải thu
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Các khoản phải thu
2.473.968
2.382.453
3.191.042
1. Phải thu khách hàng
1.979.174
1.985.085
2.552.833
2. Trả trước người bán
175.857
147.548
248.582
3. VAT được khấu trừ
233.482
245.861
308.487
4. Phải thu khác
85.455
3.959
81.140
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Theo bảng trên, trong tổng số các khoản phải thu của công ty thì khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, khoảng 80%. Ngoài ra còn có các khoản mục phải thu khác như trả trước người bán, VAT được khấu trừ, phải thu khác nhưng chúng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ mà thôi.
Giống như khoản mục tiền mặt, các khoản phải thu của công ty cũng có những biết động khá lớn trong mấy năm gần đây. Trong khi năm 2004 các khoản phải thu giảm đi đôi chút thì đến năm 2005 lại tăng mạnh. Trong đó, khoản mục phải thu khách hàng của công ty có tốc độ tăng rất nhanh, trong vòng 2 năm qua đã tăng tới 30%. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do năm vừa qua công ty đã mở rộng chính sách tín dụng thương mại để giúp cho công ty có thể tăng doanh thu. Mặc dù vậy, mức tăng doanh thu của công ty chưa thực sự lớn so với sự gia tăng các khoản phải thu.
Tuy nhiên, khi xem xét tương quan các khoản phải thu - các khoản phải trả của công ty thì có thể thấy rằng giá trị các khoản phải thu của công ty vẫn còn có thể chấp nhận được. Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả của công ty luôn ở dưới mức 40%. Đây là một tỷ lệ rất khả quan, chứng tỏ công ty đã có chính sách tín dụng thương mại khá hợp lý.
d) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để có được cái nhìn tổng quát về việc sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phải xem xét đên các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:
bảng 2.9: hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vòng quay TSLĐ
Lần
3,43
3,21
3,16
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
%
4,78
4,81
3,63
Mức đảm nhiệm TSLĐ
%
29,16
31,15
31,65
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ là các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là không khả quan. Vòng quay tài sản lưu động của công ty chỉ khoảng trên 3 lần và lại còn có xu hướng giảm từ năm 2003 đến nay. Đây là một tỷ lệ có thể nói là rất thấp, phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty là kém. Tương tự như vậy, chỉ tiêu mức đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty ở mức cao và có xu hướng tăng lên chứng tỏ để có được một đồng doanh thu thì công ty phải sử dụng lượng tài sản lưu động nhiều hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do tài sản lưu động của công ty đã tăng lên trong khi đó thì doanh thu của công ty mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cũng không khá hơn. Tỷ lệ này luôn ở mức rất thấp là dưới 5%, hơn nữa năm 2005 lại sụt giảm nghiêm trọng xuống còn có 3,63%. Nguyên nhân ở đây là do lợi nhuận của công ty luôn ở mức thấp và lại còn giảm ở năm 2005. Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo công ty vẫn quan tâm đúng mức tới việc quản lý tài sản lưu động của công ty.
2.2.2.2. Quản lý vốn cố định
a) Quản lý tài sản cố định và đầu tư dài hạn
bảng 2.10: tài sản cố định và đầu tư dài hạn
đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
TSCĐ và đầu tư dài hạn
18.609.897
20.051.682
24.317.573
I. TSCĐ
17.003.237
18.225.815
22.681.248
- Nguyên giá TSCĐ
23.075.821
24.766.457
29.652.402
- Khấu hao luỹ kế
(6.072.584)
(6.540.642)
(7.071.154)
II. Đầu tư tài chính dài hạn
512.734
582.822
699.968
III. Chi phí XDCB dở dang
658.201
730.487
394.481
IV. Ký cược, ký quỹ dài hạn
435.725
512.547
541.876
(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Nhìn vào bảng 2.11 ta có thể thấy là tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên mạnh trong mấy năm gần đây. Trong vòng 2 năm từ năm 2003 đến hết năm 2005 thì giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty đã tăng từ 18.609.897.000đ lên thành 24.317.573đ, tương đương với mức tăng 30,7%.
Sự thay đổi này chủ yếu là do tài sản cố định của công ty tăng. Hiện tại, công ty đang tích cực đẩy mạnh đổi mới dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm, do đó tài sản cố định của công ty tăng lên nhiều. Ngoài ra, công ty cũng đã quan tâm hơn đến việc đầu tư tài chính dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng của nó vẫn còn rất nhỏ, đến hết năm 2005 mới chỉ đầu tư khoảng 700 triệu đồng.
Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm về sự tăng đột biến của tài sản cố định của công ty năm 2005. Năm 2005 thì công ty đã tiến hành định giá lại tài sản phục vụ cho tiến trình cổ phần hoá công ty. Điều này đã làm cho giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên, đặc biệt là trong giá trị quyền sử dụng đất. Đây là điều dễ hiểu bởi giá trị đất đã tăng khá nhiều trong mấy năm gần đây và công ty lại là doanh nghiệp Nhà nước, được sở hữu khá nhiều địa điểm kinh doanh có giá trị.
Trong cơ chế quản lý khấu hao thì công ty chỉ sử dụng phương pháp tính khấu hao duy nhất là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Kể cả các tài sản cố định được mua mới từ năm 2004 trở lại đây, mặc dù đã được phép trích khấu hao theo các phương pháp khác như khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm theo quyết định 206/2003 của Bộ tài chính nhưng công ty vẫn chỉ thực hiện khấu hao theo đường thẳng.
Quỹ khấu hao của công ty một phần dùng để trả các khoản vay ngân hàng để mua sắm tài sản cố định, phần còn lại dùng để đầu tư mua sắm tài sản mới. Khi chưa phải thực hiện mua sắm tài sản mới thì quỹ khấu hao đã được sử dụng linh động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Hiệu quả sử dụng vốn cố định
bảng 2.11: hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Lần
2,67
2,25
2,08
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
%
3,29
3,37
2,42
Hàm lượng vốn cố định
%
37,45
44,44
48,08
(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005)
Từ bảng trên ta có thể thấy các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều rất không khả quan.
Theo chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định thì tỷ số này luôn ở mức rất thấp dưới 3 lần, tức là một đồng vốn cố định chỉ tạo ra được hơn 2 đồng doanh thu. Hơn nữa, chỉ tiêu này còn giảm dần qua mấy năm gần đây chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty càng ngày càng giảm đi. Nguyên nhân của tình trạng này là mặc dù doanh thu của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn tốc độ tăng của vốn cố định, tức là việc tăng cường đầu tư mua sắm tài sản cố định đang gây lãng phí.
Giống như chỉ tiêu hiệu suât sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cũng là rất kém. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định được cải thiện đôi chút ở năm 2004 nhưng đến năm 2005 lại sụt giảm rất lớn. Điều này xảy ra là do lợi nhuận của công ty năm 2005 bị giảm khá nhiều.
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm gần đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty Dệt len Mùa đông đã nỗ lực hết mình đưa công ty ngày càng phát triển vững chắc trên thương trường trong nước và quốc tế. Trong đó, những thành tựu về mặt quản lý vốn là rất lớn và rất đáng được ghi nhận:
Thứ nhất: bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước tại công ty
Nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là yêu cầu, là mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào. Công ty Dệt len Mùa đông cũng không nằm ngoài các doanh nghiệp đó. Từ tiền thân chỉ là một "liên xưởng dệt len Mùa đông" với tài sản ban đầu rất hạn chế, sau 45 năm tồn tại và phát triển thì đến 31/12/2005 thì tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã là 18,5 tỷ đồng. Trong đó, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi thì công ty đã tự bổ sung được 25% trong tổng số vốn chủ của công ty. Đây là một con số đáng khích lệ trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả và luôn phải trông chờ vào nguồn vốn cấp của Nhà nước để có thể tiếp tục hoạt động.
Thứ hai: chủ động tăng cường nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh nguồn vốn cấp của Ngân sách Nhà nước, công ty đã chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác để phục vụ kịp thời cho nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và mở rộng doanh nghiệp. Hiện tại, công ty đã khai thác được các nguồn vốn như: lợi nhuận giữ lại, vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, tín dụng thương mại, các khoản vốn chiếm dụng khác(các khoản phải trả nhà nước, phải trả cán bộ công nhân viên...) và nguồn do Nhà nước cấp. Việc không ngừng tìm kiếm nguồn vốn mới hiệu quả hơn để kinh doanh là yêu cầu mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường và công ty Dệt len Mùa đông đã thực hiện công tác này rất tốt.
Thứ ba: không ngừng đầu tư mua sắm thiết bị, dây chuyền công nghệ để mở rộng sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, công ty đã thực hiện việc tăng cường mua sắm các tài sản hiện đại để mở rộng sản xuất. Công ty đã nhập nhiều dây chuyền sản xuất từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36455.doc