Đề tài Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Dương

Thực tế về mặt pháp lý, mô hình công ty mẹ – công ty con đối với hình thức sở hữu tư nhân hiện nay chưa được quy định và hướng dẫn chi tiết. Trong luật doanh nghiệp 2005 hiện hành có quy định về nhóm công ty, tuy nhiên chưa có các văn bản hướng dẫn tạo được hành lang pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Vì vậy trước mắt Nhà nước cần sớm ban hành các quy định, các nguyên tắc, các mô hình về việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nhà nước cũng nên có các nghiên cứu cụ thể từ các nước phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện tương tự Việt Nam để có những hoạch định về chiến lược này.

Về phía Công ty TNHH Hoàng Dương

Công ty TNHH Hoàng Dương cần đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực quản trị có đủ trình độ và chuyên môn đáp ứng được yêu cầu quản lý của cả tổ hợp với mục tiêu hoạt động sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, trên địa bàn rộng lớn. Đây được nhìn nhận như là một chiến lược lâu dài của cả tổ hợp. Để thực hiện tốt giải pháp này, Công ty TNHH Hoàng Dương cần thực hiện một số điểm cơ bản sau đây:

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất quản trị để đưa vào các vị trí tương ứng của công ty mẹ và các công ty thành viên trong tổ hợp.

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt len Hà Đông Hàng dệt len, may mặc 14.000 1.000 7,14% Tổng cộng 40.000 14.550 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất nhóm Công ty Hoàng Dương năm 2007) 2.2.1.2 Nguồn vốn tự bổ sung BảNG 2.3: TổNG HợP CƠ CấU NGUồN VốN KINH DOANH (NHóM CÔNG TY HOàNG DƯƠNG) Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Vốn chủ sở hữu 7.176 9.128 36.214 48.139 62.337 76.922 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Tự bổ sung - Vốn khác 5.000 2.176 5.000 4.128 29.000 7.214 39.000 9.139 39.000 23.337 45.000 31.922 2 Nợ phải trả 12.145 23.015 27.877 46.378 46.079 45.866 Vốn vay tín dụng 3.330 4.800 14.735 28.665 31.046 34.557 Tổng cộng nguồn vốn 19.321 32.143 64.091 94.517 108.416 122.788 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất nhóm Công ty Hoàng Dương các năm 2002 -2007) Vốn tự bổ sung của Công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận được chia của các Công ty liên kết, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm Đối với nhóm Công ty Hoàng Dương, nguồn vốn tự bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của toàn nhóm. 2.2.1.3 Nguồn vốn huy động a) Nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân Bảng 2.4: NGUồN VốN CHO ĐầU TƯ PHáT TRIểN GIAI ĐOạN 2002-2007 (nhóm CÔNG TY HOàNG DƯƠNG ) Đơn vị tính: triệu đồng TT Chi tiết hoạt động SXKD& Đầu tư Tổng cộng Chia ra theo từng năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Vốn đầu tư ngành dệt may 101.062 12.027 16.133 22.034 15.347 18.446 17.075 2 Vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ngành thép 153.848 22.144 30.064 37.466 64.174 3 Nhu cầu khác 18.644 855 1.226 2.477 2.870 3.027 8.189 Tổng cộng 273.554 12.882 17.359 46.655 48.281 58.939 89.438 ( Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh nhóm Công ty Hoàng Dương các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007). Qua bảng ta thấy nhu cầu vốn qua từng năm ngày càng tăng lên, nếu như năm 2005 nhu cầu vốn chỉ là 48.281 triệu đồng thì đến năm 2006 nguồn vốn cần phải đáp ứng đã là 89.438 triệu đồng ( tăng gấp 6,94 lần so với năm 2002). So sánh với nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm, ta có thể thấy nhóm Công ty Hoàng Dương phải nỗ lực rất lớn để huy động vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bảng 2.5 cho thấy nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhóm Công ty Hoàng Dương từ 2008 đến 2010 tăng lên rất cao. Để giải bài toán về huy động vốn trong giai đoạn này, đòi hỏi công ty phải xây dựng một kế hoạch và định hướng cụ thể, đáp ứng kịp thời cho phát triển và đầu tư. Bảng 2.5: NGUồN VốN CHO ĐầU TƯ PHáT TRIểN GIAI ĐOạN 2008-2010 (nhóm CÔNG TY HOàNG DƯƠNG ) Đơn vị tính: triệu đồng TT Chi tiết nhu cầu vốn Tổng cộng Chia ra theo từng năm 2008 2009 2010 1 Vốn đầu tư ngành may 30.500 14.200 7.500 8.800 2 Vốn đầu tư ngành dệt 54.500 15.700 16.800 22.000 3 Vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ngành thép 251.000 75.500 85.500 90.000 4 Vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh Chai nhựa PET 28.000 8.500 9.500 10.000 5 Nhu cầu khác 15.000 4.500 5.000 5.500 Tổng cộng 379.000 118.400 124.300 136.300 (Nguồn: Kế hoạch kinh doanh Nhóm Công ty Hoàng Dương 2008 – 2010) Nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ bé, vì vậy đòi hỏi tất yếu là công ty phải tìm kiếm các kênh huy động vốn khác nhau. Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân như: Vay vốn lưu động và vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại, tín dụng người mua, vay của các đối tác có quan hệ sản xuất kinh doanhTuy nhiên, việc vay vốn của công ty gặp khá nhiều khó khăn do: Các đối tượng cho vay yêu cầu các điều kiện về tài sản thế chấp đảm bảo, nhưng tài sản của nhóm công ty không đủ lớn để có thể tạo hạn mức vay đủ lớn cho nhu cầu. Nhóm Công ty Hoàng Dương là các công ty vừa và nhỏ, vì vậy không đủ điều kiện tiếp nhận được các nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn huy động từ các cá nhân nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu của nhóm công ty. Đối mặt với những khó khăn như vậy, đòi hỏi Công ty phải xây dựng được một chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như một cơ chế tài chính linh hoạt, đồng bộ để có thể huy động đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. b) Các hình thức huy động vốn khác - Huy động vốn giữa các công ty thành viên trong nhóm công ty: Do tính chất sản xuất kinh doanh của từng công ty trong nhóm công ty khác nhau, do đó có những lúc công ty này tạm thời có vốn lưu động nhàn rỗi, trong khi đó công ty khác lại tạm thời thiếu vốn. Vì vậy giữa các công ty có thể điều chuyển vay vốn của nhau khi cần thiết. - Tín dụng thương mại cũng là một nguồn vốn huy động khá hữu hiệu của công ty trong thời gian qua, cụ thể như việc mua trả chậm nguyên vật liệu (sợi các loại, khóa, cúc, tiền in), máy móc thiết bị (máy may, máy dệt) - Nguồn vốn chiếm dụng của khách hàng: Đó là khoản công nợ mà Công ty phải thanh toán cho khách hàng, tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà Công ty chưa kịp thanh toán nên đã tạm thời chiếm dụng. 2.2.1.4 Một số nhận xét về cơ chế tạo lập và huy động vốn ở Công ty TNHH Hoàng Dương trong thời gian qua Qua phân tích thực trạng cơ chế tạo lập và huy động vốn kinh doanh của nhóm Công ty Hoàng Dương trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy rằng ngoài những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có những nỗ lực rất đáng kể trong công tác tạo lập và huy động vốn kinh doanh. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao trong các năm vừa qua nhưng nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển liên tục, Công ty TNHH Hoàng Dương đã thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh, vay của các cá nhân, tổ chức tín dụng, sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của các công ty thành viên trong nhóm công ty, vốn của người bánTuy nhiên, cơ chế tạo lập, huy động vốn của Công ty TNHH Hoàng Dương vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: - Chưa có nhiều phương án huy động vốn: Hình thức công ty TNHH do các thành viên đều là các cá nhân, vì vậy việc huy động vốn chủ yếu là từ nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh và vốn vay. Luật quy định điều kiện tăng vốn điều lệ đối với hình thức Công ty TNHH tương đối chặt chẽ, mặt khác do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh chưa cấp bách, do đó từ khi thành lập đến nay công ty chưa tăng vốn điều lệ lần nào. Các nguồn vốn khác như huy động từ các nguồn vốn tài chính quốc tế, vốn cấp từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn ưu đãi đều không khả thi do điều kiện hình thành và năng lực của công ty không đáp ứng được. Các công ty thành viên trong nhóm cũng là các công ty vừa và nhỏ, thành lập chưa lâu, mặc dù loại hình công ty có khác nhau (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), nhưng chưa có đủ điều kiện để tiếp cận và huy động các nguồn vốn một cách đa dạng . - Chưa chủ động trong việc điều hòa nguồn vốn giữa các công ty thành viên trong nhóm công ty: Hiện nay nhóm công ty Hoàng Dương bao gồm công ty TNHH Hoàng Dương là công ty mẹ, 3 công ty con và 1 công ty liên kết. Các công ty thành viên trong nhóm có chung mục tiêu chiến lược, định hướng kinh doanh. Công ty TNHH Hoàng Dương là thành viên sáng lập của các công ty con, các thành viên trong hội đồng thành viên của Công ty TNHH Hoàng Dương cũng là các thành viên trong Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH) và ủy viên Hội đồng quản trị (đối với Công ty cổ phần) của các công ty con này. Với quy mô các công ty thành viên trong nhóm tương đối nhỏ thì việc quản lý các nguồn vốn tạm thời giữa các công ty có thể được thực hiện, tuy nhiên sự liên kết giữa bộ phận tài chính kế toán của các công ty này chưa mật thiết, việc điều chuyển vốn phải thông qua hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị nên chưa kịp thời và đầy đủ. Hơn nữa Công ty Hoàng Dương không nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty liên kết nên nhiều khi không quyết định được việc điều chuyển vốn. 2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản 2.2.2.1 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản Sau khi thành lập công ty, nguồn vốn ban đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn điều lệ do các thành viên đóng góp. Vốn điều lệ được hội đồng thành viên ủy quyền cho Tổng giám đốc thay mặt mình để quyết định việc sử dụng, nhằm đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển ổn định. Cơ chế quản lý tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm tài sản bằng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn (các khoản tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, phải thu khác...), hàng tồn kho. Giá trị tài sản là công nợ phải thu và hàng tồn kho tương đối lớn, các tài sản khác như đầu tư tài chính ngắn hạn... chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể. BảNG Số 2.6: BảNG TổNG HợP GIá TRị HàNG TồN KHO Và CÔNG Nợ PHảI THU Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung 2003 2004 2005 2006 2007 1 Các khoản công nợ phải thu 5.786 9.312 32.904 39.078 37.049 -Phải thu của khách hàng 4.553 8.259 29.726 34.779 32.870 - Phải thu khác 1.233 1.053 3.178 4.299 4.179 2 Hàng tồn kho 897 1.598 23.564 15.477 32.184 3 Tổng giá trị hàng tồn kho và công nợ phải thu 6.683 10.910 56.468 54.555 69.233 4 Tổng doanh thu 28.184 32.166 85.443 121.056 150.656 5 Tổng tài sản 32.143 64.091 94.517 108.416 122.788 6 Tỷ lệ nợ phải thu/Tổng doanh thu (%) 20,53 29,14 38,51 32,28 24,59 7 Tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản (%) 18,00 14,53 34,81 36,04 30,17 (Nguồn: Báo cáo tài chính nhóm Công ty TNHH Hoàng Dương, giai đoạn 2003 – 2007) Để giải quyết được tình trạng chiếm dụng vốn này, trong thời gian qua Công ty TNHH Hoàng Dương đã ban hành quy chế thu hồi vốn và quản lý công nợ áp dụng trong toàn nhóm công ty, đây là một quy chế hết sức quan trọng nhằm giảm bớt áp lực bị chiếm dụng vốn.Việc quản lý công nợ được thực hiện như sau: - Quy chế quản lý các khoản nợ phải thu được áp dụng cho tất cả các khách hàng và phòng ban trong công ty, giữa các công ty thành viên trong nhóm công ty, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ. - Phòng tài chính kế toán mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân tích, đôn đốc thu hồi nợ. - Công ty có quyền bán các khoản nợ phải thu, sử dụng các dịch vụ pháp lý để thu hồi nợ. - Định kỳ kiểm kê, đối chiếu và xác nhận các khoản phải thu với khách nợ và phân loại nợ, xác định những khoản nợ khó đòi trước khi xóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi. Nợ phải thu không đòi được công ty có trách nhiệm xử lý‏‎ xóa sổ theo quy định của Nhà nước. Số nợ không đòi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính. Nếu còn thiếu thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. - Trường hợp tổng số nợ không thu hồi được trong năm lớn, nếu hạch toán vào chi phí trong năm sẽ gây biến động lớn về kết quả kinh doanh của Công ty thì được phân bổ một phần cho năm tiếp theo. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Công ty vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập bất thường của Công ty. Giám đốc Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Do đặc thù trong ngành sản xuất, khách hàng của nhóm công ty Hoàng Dương thường trả chậm, trả sau, do đó số công nợ trong nhiều thời điểm rất cao. Vì vậy công ty phải lựa chọn khách hàng, tìm kiếm những khách hàng có khả năng thanh toán cao, sòng phẳng, yêu cầu đặt cọc trước mùa vụ... nhằm khơi thông dòng vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với tài sản lưu động là hàng tồn kho, công ty cũng ban hành quy chế riêng về quản lý hàng tồn kho như sau: - Hàng năm công ty phải căn cứ vào kế hoạch kinh doanh để tính toán sản lượng sản xuất hợp lý, đảm bảo để lượng hàng tồn kho cuối mỗi vụ không quá nhiều gây tồn đọng vốn. - Hàng tháng phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh cùng xem xét tình hình tiêu thụ hàng hóa và đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho như: các hình thức khuyến mại, giảm giá, cho khách hàng trả chậm... - Hàng tháng phòng kinh doanh cùng với bộ phận kho hàng, cung ứng phải tiến hành kiểm kê, phân loại chất lượng hàng và dự đoán tình hình thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, đối với những mặt hàng có nguy cơ tồn đọng cao, phẩm chất kém...phải đưa ra chính sách bán hàng để đẩy nhanh tiêu thụ, giảm tồn kho. Cơ chế quản lý tài sản cố định, chế độ trích khấu hao và quản lý nguồn vốn khấu hao. Tài sản cố định của Công ty TNHH Hoàng Dương phần lớn là cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất. Hội đồng thành viên Công ty quyết định việc mua sắm, đầu tư các tài sản có giá trị lớn từ 30% vốn điều lệ trở lên. Đối với việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định có giá trị nhỏ thì hội đồng thành viên ủy quyền cho Giám đốc quyết định. Việc trích khấu hao tài sản cố định, Công ty TNHH Hoàng Dương thực hiện theo đúng quy định tại quyết định số 206/QĐ - BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003. Theo đó, toàn bộ các tài sản của Công ty sử dụng cho sản xuất kinh doanh có giá trị bằng hoặc lớn hơn 10.000.000 đồng và có thời hạn sử dụng lớn hơn một năm đều phải trích khấu hao. Tổng Giám đốc công ty mẹ, giám đốc công ty con và công ty thành viên quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định trong khung quy định của nhà nước. Trong những trường hợp tăng hoặc giảm thời gian khấu hao so với quy định của nhà nước, Giám đốc Công ty trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định được sử dụng để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh khác. Về cơ chế cho thuê, cầm cố, thế chấp, thanh lý, nhượng bán tài sản Công ty TNHH Hoàng Dương có quyền cho thuê, cầm cố, thanh lý, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để tái đầu tư, thay đổi cơ cấu tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ (trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, nhận thế chấp...) theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo các thủ tục theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị quyết định phương án cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị sổ sách lớn hơn 30% vốn điều lệ của Công ty. Tổng Giám đốc, giám đốc quyết định phương án cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của Công ty. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn: Đối với các tài sản đã hư hỏng, lạc hậu về kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng thì công ty quyết định nhượng bán, thanh lý; các khoản đầu tư dài hạn không có nhu cầu tiếp tục đầu tư thì công ty chủ động rút vốn để bảo toàn hoặc đầu tư sang nơi khác. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn được quy định cụ thể như sau: Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư dài hạn có giá trị sổ sách lớn hơn 30% vốn điều lệ của Công ty. Tổng Giám đốc, giám đốc công ty quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư dài hạn có giá trị sổ sách nhỏ hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của Công ty. Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc do Công ty tổ chực thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại quy chế bán đấu giá tài sản. Về công tác kiểm kê, xử lý tổn thất tài sản, đánh giá lại tài sản Kiểm kê tài sản Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu với số liệu ghi sổ sách kế toán trước khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính hàng năm; khi thực hiện quyết định chia tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra sự biến động tài sản của Công ty. Đối với tài sản thừa thiếu cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định. Xử lý tài sản tổn thất Tài sản tổn thất bao gồm tài sản mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và được xử lý như sau: + Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. + Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. + Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Công ty phân cấp quyền xử lý tổn thất như sau: Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường tổn thất về tài sản với mức dộ tổn thất của một vụ việc với giá trị từ 500 triệu trở lên. Tổng Giám đốc, giám đốc Công ty quyết định mức bồi thường tổn thất về tài sản với mức độ tổn thất của một vụ việc với giá trị dưới 500 triệu đồng. Đánh giá lại tài sản Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: + Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; + Thực hiện chuyển đổi sở hữu Công ty, cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu; + Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài công ty. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm nguồn vốn chủ sở hữu hoặc được tính vào thu nhập theo quyết định của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể. 2.2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng vốn kinh doanh a) Cơ chế đầu tư vốn Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề, Công ty có thể sử dụng vốn và tài sản của mình để đầu tư ra ngoài Công ty theo các hình thức dưới đây : - Góp vốn để thành lập mới công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty liên doanh với nước ngoài hoặc trong nước, công ty liên kết ; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới. - Mua cổ phần hoặc góp vốn cổ phần tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty hợp danh ; - Mua lại một công ty khác để thành lập pháp nhân mới. - Mua công trái, trái phiếu công ty để hưởng lãi. - Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền quyết định của việc đầu tư tài chính được thực hiện như sau: - Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị họp thông qua phê duyệt đề án góp vốn của Công ty để thành lập mới các công ty TNHH 2 thành viên trở lên, góp vốn, mua cổ phần của Công ty khác, góp vốn liên doanh, liên kết có giá trị sổ sách lớn hơn 30% vốn điều lệ của công ty. - Tổng Giám đốc, giám đốc công ty được quyết định các dự án của Công ty góp vốn, mua cổ phần của công ty khác, góp vốn liên doanh, liên kết có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 30% vốn điều lệ của công ty. b) Cơ chế quản lý và sử dụng vốn tái đầu tư: Tái đầu tư là quá trình sử dụng kết quả của các hoạt động đầu tư doanh nghiệp tạo ra để tiếp tục quá trình đầu tư mới. Nguồn vốn tái đầu tư tại Công ty gồm : Khấu hao tài sản cố định, số vốn thu hồi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ ; Quỹ đầu tư phát triển ; các khoản trích nộp Ngân sách nhà nước nhưng được phép để lại để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Việc sử dụng vốn tái đầu tư được công ty thực hiện khá hiệu quả, khi sử dụng nguồn vốn tái đầu tư phải tiến hành lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, dự toán và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân loại các nhóm dự án. Tóm lại, qua quá trình phân tích ở trên, cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước trong đó đặc biệt là tốc độ phát triển của ngành dệt may (Dệt len, dệt kim, dệt thoi, may mặc) rất mạnh. Công ty TNHH Hoàng Dương đã mạnh dạn áp dụng các chính sách đầu tư ra ngoài, tái đầu tư hết sức linh hoạt và hiệu quả. Chính việc đầu tư mạnh mẽ này đã làm tăng tiềm lực và quy mô của Công ty mẹ và cả nhóm công ty, tạo tiền đề để giúp nhóm Công ty Hoàng Dương trở thành một nhóm công ty phát triển vững mạnh trong thời gian tới. Mặt khác, với việc đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết, công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình để tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi. Qua đó, dần hình thành một nhóm công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tiến tới định hướng phát triển nhóm công ty theo định hướng trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân. 2.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí 2.2.3.1 Cơ chế quản lý doanh thu Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm qua, doanh thu của nhóm Công ty Hoàng Dương đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng số 2.7: Cơ cấu doanh thu của Công ty TNHH Hoàng Dương Bảng số 2.7 : Cơ cấu doanh thu Giai đoạn 2003 – 2007 (nhóm Công ty Hoàng Dương) Đơn vị tính : triệu đồng TT Cơ cấu doanh thu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Hàng dệt len 28.184 29.176 33.784 38.166 44.719 2 Hàng may mặc 3.438 8.288 3 Ngành thép 2.990 49.842 78.208 83.066 4 Chai nhựa PET 12.105 5 Hàng khác 787 1.244 2.478 Tổng cộng 28.184 32.166 85.443 121.056 150.656 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất nhóm Công ty Hoàng Dương các năm 2003 – 2007) Cùng với quá trình tăng trưởng doanh thu, cơ chế quản lý doanh thu của nhóm Công ty Hoàng Dương cũng từng bước được hoàn thiện, điều chỉnh với mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm tổ chức, phạm vi và lĩnh vực kinh doanh của mình. Cơ cấu doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ của công ty. Đối với công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho công ty khi công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi phí. Đối với nhóm công ty Hoàng Dương, để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá tình hình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, ngoài việc phân chia doanh thu theo chủng loại sản phẩm như bảng 2.7 ở trên, kế toán quản trị còn phân chia doanh thu thành doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa. + Doanh thu xuất khẩu là doanh thu bán hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (bán trực tiếp theo các hình thức FOB, CIF hoặc CF) hoặc các khách hàng tại Việt Nam nhưng hoạt động trong các khu chế xuất chuyên sản xuất hàng để xuất khẩu. + Doanh thu hàng nội địa là doanh thu bán hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên lãnh thổ Việt Nam - Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài công ty. Thu nhập khác gồm: Các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng Việc ghi nhận và hạch toán các khoản doanh thu, thu nhập khác được Công ty thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các chuẩn mực kế toán và quy định của Nhà nước. 2.2.3.2 Cơ chế quản lý chi phí, giá thành Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty phải bỏ ra trong năm tài chính, bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế), chi phí phân bổ công cụ dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước; - Chi phí khấu hao tài sản cố định tính theo quy chế Công ty và quy định của Nhà nước. - Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do Tổng Giám đốc, giám đốc công ty quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; - Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải nộp theo quy định; - Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí phát sinh; - Chi phí bằng tiền khác gồm: + Các khoản tiền thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài; + Tiền thuê đất; + Trợ cấp thôi việc cho người lao động; + Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động; + Chi cho công tác y tế, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1978.doc
Tài liệu liên quan