Đề tài Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình

Chương II:

Thực trạng về thực hiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại Chi nhánh NHCT Ba Đình

I. Thực trạng bảo đảm tiền vay tại Việt Nam 38

II. Thực trạng về vốn hiện nay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay ở Việt Nam 40

III. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình 43

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 43

2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 45

3. Những hoạt động chủ yếu của ngân hàng 45

4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 47

IV. Thực trạng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại CN NHCT Ba Đình 55

1. Kết quả hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tại chi nhánh 55

1.1. Cho vay ngắn hạn 55

 

doc100 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Phụng, Nam Bộ, Phương Thanh Cường ). Dự báo xu hướng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh sẽ đạt tỷ trọng 65% năm 2005 và đến năm 2010 sẽ tăng lên 70% trong tổng dư nợ của cả nền kinh tế quốc dân. Dự báo đến năm 2005, trong cả nước số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2000 và đến năm 2010 tăng gấp 6,5 lần hiện nay và đạt khoảng 86.000-90.000 doanh nghiệp. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình: Chi nhánhNgân hàng Công thương Việt Nam khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959 với tên gọi khi đó là: Chỉ điểm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội. Số lượng cán bộ Ngân hàng lúc đó có trên 10 người, mục tiêu hoạt động: Mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp ( Ngân hàng Nhà Nước ). Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc. Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế theo kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng nhà nước - Ngân hàng thương mại ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời (Ngân hàng Công thương - Ngân hàng Đầu tư và phát triển - Ngân hàng Ngoại thương - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ). Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành Chi nhánhNgân hàng thương mại ngoài quốc doanh theo quyết định số 93-NHCT-TCCB ngày 24/3/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam với tên gọi Chi nhánhNgân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương 3 cấp (TW - Thàng phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (7/88-3/93) hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một Ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thử thách trong những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế , bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ Ngân hàng Công thương 2 cấp (Cấp TW-Quận), xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội, cùng với công tác đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình 1 Ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình: Các quỹ tiết kiệm Các tổ cho vay Phòng kd đối ngoại Phòng kế toán Phòng nguồn vốn Phòng KD đối nội Phòng tiền tệ kho quỹ Phó giám đốc thường trực Phòng kiểm tra, kiểm toán Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Ba Đình: Họat động huy dộng vốn: Ngân hàng cung cấp các điểm nhận tiết kiện thông qua 9 quỹ tiết kiệm, thực hiện huy động tiền gửi từ các thành phần kinh tế dưới các hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng) và tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu Ngân hàng với những kỳ hạn khác nhau Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài. Huy động vốn thông qua hình thức vay của các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Hoạt động cho vay: Cùng với mạng lưới gồm 3 tổ cho vay Nguyễn Thái Học, Đội Cấn và Long Biên, Chi nhánhđã hực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các cá nhân và tổ chức trong nước. Phối hợp với các Ngân hàng khác thực hiện cho vay đồng tài trợ và thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Thực hiện các chương trình tín dụng tài trợ uỷ thác. Cho đến nay Chi nhánhđã thực hiện thành công 3 chương trình tín dụng tài trợ uỷ thác là EC (tài trợ vốn cho người Việt Nam hồi hương từ Hồng Kông), Việt Đức, Đài Loan ( Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ). Thực hiện chương trình tài sản Chính phủ như cho vay sinh viên, cho vay đối với các đối tượng nghèo. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mua bán kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối. Bảo lãnh L/C trả chậm. Hoạt động thanh toán: Thanh toán liên Ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán ngoại tệ qua mạng SWIFT, thanh toán song biên với các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác. Thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng. Các hoạt động khác: Chi nhánhđã trang bị một máy ATM, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng rút tiền mặt. Ngoài ra, bộ phận kho quỹ còn thực hiện nhận cất giữ, bảo quản các tài sản có giá. Đầu tư dưới các hình thức như hùn vốn kinh doanh, mua cổ phiếu, mua trái phiếu và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác khi được Tổng giám đốc giao. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh: Về huy động vốn: Bất kỳ một Ngân hàng nào việc thu hút vốn đầu tư chiếm một vị thế hết sức quan trọng và do vậy mỗi Ngân hàng cũng đều phải tính toán sao cho tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Trong thực tế, NHCT Ba Đình là một trong những Ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn với số lượng lớn, mặc dù hiện trạng kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới giao dịch xuống tận các địa phương nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư. Ttrong những năm gần đây công tác huy động vốn của NHCT Ba Đình liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hơn nữa số lượng vốn huy động được trong năm không chỉ đáp ứng được yêu cầu tín dụng tại chỗ mà hàng năm Chi nhánhđều vượt kế hoạch điều vốn nộp NHCT Việt Nam, tạo môi trường giúp các NHCT khác đang có nhu cầu cho vay nhưng lại thiếu nguồn vốn.Để có thể đánh giá toàn diện về công tác huy động vốn tại Chi nhánhNHCT Ba Đình ta có số liệu thực tế sau: Bảng 1: Tình hình HĐV qua các năm tại NHCT Ba Đình. (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh số Tỷ trọng Doanh số (%) Doanh số (%) 1. Tiền gửi dân cư 1.129.321 52,3 1.326.980 50,2 1.567.292 48,6 2. Tiền gửi các TCKT 932.001 43,1 1.314.971 49,8 1.406.654 43.6 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 83.305 4,6 50.460 1,9 252.514 7,8 Tổng 2.160.004 100 2.641.879 100 3.226.456 100 ( Nguồn số liệu của phòng Tổng hợp) .Năm 2000 Ngân hàng đã huy động tổng số vốn bằng 2.160.004 triệu đồng. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư chiếm 52,3%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 43,1% và pháp hành kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng là 4,6% .Năm 2001 tổng số vốn huy động đạt 2.641.879 triệu đồng, tăng 22,3% so với năm 2000 đáng ghi nhận là tỷ lệ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng là 41% và tiềm gửi dân cư tăng lên tương ứng là 17,5% so với năm 2000. Duy chỉ có kỳ phiếu và trái phiếu là giảm tỷ lệ giảm là -39%. Năm 2002, tổng số vốn huy động đạt 3.226.456 triệu đồng tăng 22,1% so với năm 2001. Tổng số vốn huy động năm 2002 tăng cáo do tất cả các nguồn huy động của Ngân hàng đều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng của mỗi loại khác nhau như tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ tăng có 6,97% , tiền gửi của dân cư tăng 18,1% và đặc biệt, nguồn huy động trái phiếu kỳ hạn trái phiếu 1-3 năm đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn , tạo được nguồn vốn trung và dài hạn tương đối để đầu tư cho các dự án. Đây là một trong những thành tích đáng khâm phục trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Khi mà bối cảnh của nền kinh tế không thuận lợi, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác cùng hoạt động. Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền ta có bảng số liệu phản ánh sau đây: Bảng 2: Huy động vốn theo loại tiền: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1. Tiền gửi dân cư: 1.129.321 52,3 1.326.908 50,2 1.567.292 48,6 - VNĐ 743.263 34,4 874.689 33,1 1.065.638 33 - Ngoại tệ 386.058 17,9 452.219 17,1 501.654 15,6 2. Tiền gửi TCKT 932011 43,1 1.314.971 49,8 1.406.654 43,6 - VNĐ 883.783 41 1.271.918 48,1 1.286.186 39,9 - Ngoại tệ 48.228 2,1 49.053 1,86 120.468 3,73 3. Kỳ phiếu 83.305 4,6 50.406 1,9 252.514 7,8 - VNĐ 83.139 3,8 50.406 1,9 252.514 7,8 - Ngoại tệ 116 10,8 0 0 0 0 Tổng số 2.160.004 100 2.641.879 100 3.226.472 100 - VNĐ 1.725.552 80 2.197.013 83,2 2.604.338 80,7 - Ngoại tệ 434.452 20 495.272 18,8 622.122 19,3 ( Nguồn số liệu của phòng Tổng hợp) Trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng, năm 2001, tổng vốn huy động đạt 2.641.879 triệu đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2000; trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 2.197.013 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,2% trên tổng nguồn vốn, tăng 27,3% so với năm 2000. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 495.272 triệu đồng, chiếm 20% trên tổng nguồn, vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng cũng có tỷ lệ tăng tương ứng với VNĐ, tăng là 14% so với năm 2000. Đến ngày 30/12/2002 tổng vốn huy động bằng 3.226.456 triệu đồng, tăng 22,1% so với năm 2001, trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 2.604.338 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,7% trên tổng nguồn vốn, tăng 18,54% so với năm 2001. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ bằng 622.122 triệu đồng, chiếm 19,3% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng lên là 25,6% so với năm 2001. Kết quả trên đây cho chúng ta thấy rằng, nguồn vốn huy động cả VNĐ lẫn ngoại tệ đều vượt trên chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác nguồn vốn của Ngân hàng và với những kết quả trên thì hàng năm Ngân hàng có đủ lượng vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Về sử dụng vốn: Đến cuối năm 2001, Ngân hàng thực hiện chuyển giao trên 30 doanh nghiệp Ngân hàng và một số khách hàng vay vốn khác có tổng dư nợ 208 tỷ VNĐ cho Chi nhánhNgân hàng Công thương Cầu giấy, Chi nhánhổn định tổ chức, tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, sắp xếp, và phân công cán bộ có năng lực phù hợp với từng doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh trong sản xuất kinh doanh để thiết lập quan hẹe tín dụng. Kết quả là dư nợ trong nhiều doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng , cụ thể: Bảng 2: dư nợ cho vay (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2000-2002) Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Dưnợ (%) Dư nợ (%) Dưnợ (%) 1. Tín dụng ngắn hạn 888.864 87,6 959.302 73,6 1.222.808 57,1 - Quốc doanh 877.100 86,5 929.142 71,4 1.159.853 54,1 - Ngoài quốc doanh 11.764 1.15 30.159 2,2 73.128 3 2. TD trung, dài hạn 125.507 12,4 342.454 26 918.939 43 - Quốc doanh 109.374 10,78 278.914 21,6 735.094 34,3 - Ngoài quốc doanh 16.133 1,59 63.540 2,4 183.845 8,7 - Tổng số 1.014.371 100 1.301.756 100 2.147.747 100 ( Theo số liệu của phòng Tổng hợp) Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay các loại hình hàng năm tăng trưởng khá cao. Năm 2000 đạt 1.014.371 triệu động, năm 2001 là 1.301.756 triệu đồng, tăng 28,3 % so với năm 2000. Năm 2002 là 2.147.747 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2001 là 65%. Về dư nợ cho vay ở trên Chi nhánhNgân hàng tập trung cho vay chủ yếu vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế đó là dự trữ thu mua, sản xuất kinh doanh thuộc các ngành công, thương nghiệp và tài trợ cho xuất nhập khẩu . Trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn về tổng số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn tăng, tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh những năm qua có sự biến động mạnh. + Đối với tín dụng ngắn hạn: Đây có thể nói là thế mạnh của Chi nhánh. Năm 2000 dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh đạt 888.864 triệu đồng, năm 2001 đạt 959.302 triệu đồng tăng 10,4% so với năm 2000 tương tứng tăng 92.215 triệu đồng, năm 2002 đạt 1.222.808 triệu đồng tăng 24,6% so với năm 2001 tương ứng tăng là 858.271 triệu đồng. Trong đó, cho vay khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh so với các năm , năm 2001 dư nợ là 30.159 triệu đồng tăng 85% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 73.128 triệu đồng tăng. + Đối với tín dụng trung - dài hạn: năm cho vay trung dài hạn trong năm 2001 của Chi nhánhcó dư nợ đạt 1.289.180 triệu đồng tăng27,1% sovới năm 2001, năm 2002 đạt 2.085.337 triệu đồng tăng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 4.3.1. Mua bán ngoại tệ Doanh số mua, bán ngoại tệ của Chi nhánh: (Đơn vị: triệu VNĐ) 1999 2000 2001 2002 Doanh số mua 544.632 887.180 945.317 1.021.462 Doanh số bán 578.262 888.224 956.103 1.268.643 Trong những năm trở lại đây nguồn ngoại tệ rất căng thẳng do tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục đã tạo ra áp lực rất lớn về nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh. Tuy nhiên Chi nhánh đã cố gắng tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các Doanh nghiệp . 4.3.2. Thanh toán quốc tế : Công tác mở L/C: (Đơn vị: triệu VNĐ ) 1999 2000 2001 20002 L/C nhập 734..066 971.256 1.472.291 1.938.648 L/C xuất 11.777 49.348 60.573 80.421 Quá trình phát triển và đổi mới, hoạt động thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư vấn tạo điều kiện thuận lợi, tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, tạo lợi thế để mở rộng hoạt động tín dụng đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ. Trên cơ sở nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng ổn định Chi nhánh không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách vay mà còn thường xuyên điều một lượng vốn ngoại tệ ổn định để cân đối trong toàn hệ thống. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh. 4.3.3. Dịch vụ chi trả kiều hối : Với dịch vụ này Ngân hàng luôn đảm bảo chi trả cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện với thái độ phục vụ tốt. Năm 1999 chi trả kiêu hối trị giá 8.305 triệu VNĐ , đến 2000 là 11.974 triệu VNĐ , năm 2001 là 15.675 triệu VNĐ và năm 2002 là 18.278 triệu VNĐ. Công tác kế toán tài chính: Trong công tác kế toán tài chính, chấp hành ngiêm chỉnh pháp lệnh và chế độ quy định. Đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực việc ghi chép sổ sách kế toán hợp lệ, hợp pháp. Phối hợp với nghiệp vụ Tín dụng thu nợ, thu lãi kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về quỹ bảo đảm thanh toán và ký quỹ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo nội dung và kế hoạch của NHCT Việt Nam. Do thực hiện cơ chế hạch toán tự chi trả, với đặc điểm của Chi nhánh, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn. Kết quả kinh doanh: (Đơn vị: triệu VNĐ) 1999 2000 2001 2002 Thu nhập 135.566 113.820 153.749 Chi phí 107.530 81.378 109.616 Lãi 28.036 32.082 44.133 Hiện nay số tài khoản giao dịch tại Chi nhánh là 2678 tài khoản, chính điều này đã góp phần tăng trởng vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng thu chi phí dịch vụ, tạo ra khối lượng luân chuyển vốn khá lớn. Trong hệ thống NHCT, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình là một trong những Chi nhánh có khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt lớn nhất. Điều này được thể hiện dưới bảng sau: ( Đơn vị: triệu đồng) Thanhtoán bằng TM Thanh toán không dùng tiền mặt Tổng UNC UNT Séc Khác 1999 2.322.953 16.831.374 9.481.613 25.241 538.601 6.785.919 2000 3.043.362 20.518.587 11.409.451 25.126 615.028 8.468.982 2001 3.175.633 23.381.930 14.261.813 25.864 730.038 11.407.215 2002 3.375.639 25.425.261 17.051.075 26.105 761.497 13.475.423 ( Nguồn số liệu của phòng Tổng hợp) Công tác tiền tệ – kho quỹ: Cùng với sự tăng trưởng nền kinh tế, khối lượng tiền mặt thu chi ngân quỹ Ngân hàng cũng rất lớn. Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của khách hàng về thu chi tiền mặt, ngoại tệ. Tổ chức màng lưới thu chi nhanh chóng cho khách hàng, đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác. làm tốt các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, như : thu tiền lưu đọng, chuyển tiền nhanh cho người ở tỉnh khác... Tổng thu tiền mặt: 4.302 tỷ VNĐ, tăng 46% so với năm 2001 Tổng chi tiền mặt: 3.876 tỷ VNĐ, tăng 41% so với 2001 Vấn đề an toàn kho quỹ đã được Chi nhánhđặc biệt quan tâm, chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ, quản ký kho, giao nhận tiền...bảo vệ an toàn tuyệt đối tiền bạc, tài sản trong kho và trên đường vận chuyển. Thực trạng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánhNgân hàng Công thương Ba Đình: Kết quả hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình Cho vay ngắn hạn: Các khoản cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường được dùng để mua hàng hoá, mua nguyên vật liệu, được sử dụng để đáp ứng mức sản xuất và nhu cầu tín dụng trong các thời kỳ cao điểm của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó với các khoản vay này Ngân hàng thường đưa ra một hạn mức tín dụng nhất định, quy mô của hạn mức tín dụng sẽ được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn mà đơn vị có thể sẽ cần vào bất cứ thời điểm nào trong suốt kỳ hạn của hợp đồng tín dụng. Tại Ngân hàng Công thương Ba Đình cho vay ngắn hạn luôn là điểm mạnh của Ngân hàng, luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu cho vay và tổng dư nợ của Ngân hàng. Bảng 3: tình hình cho vay ngắn hạn Đơn vị: triệu VND Năm Đối tượng 2000 2001 2002 Doanh số cho vay Dư nợ Doanh số cho vay Dư nợ Doanh số cho vay Dư nợ Công ty TNHH 7.854 5.712 30.766 19.699 70.023 54.108 HTX-Tổ SX 600 115 500 0 770 0 Tư nhân, cá thể 18.154 6.425 25.040 8.671 43.443 10.730 Cho vay sinh viên 829 1035 698 1.074 1.314 1.791 Cho vay ngoại tệ 2.522 950 2.354 2.278 26.224 6.525 Tổng cộng 29.959 14.264 59.358 31.668 129.961 73.182 ( Nguồn số liệu của phòng Tín dụng ngoài quốc doanh ) Qua xem xét bảng trên ta có thể thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Chi nhánh trong 2 năm 2001 và 2002 tăng mạnh so với năm 2000. Doanh số cho vay năm 2001 là 59.358 triệu VNĐ tăng gần gấp đôi so với năm 2000 ( 29.959 triệu VNĐ). Năm 2002, Chi nhánh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao; năm 2002, doanh số cho vay là 129.961 triệu VND, tăng gấp đôi so với năm 2001. Trong thời gian qua, cơ chế cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có khắt khe hơn so với thời kỳ trước đây nhưng do nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong khu vực tăng mạnh, dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2002 đạt 73.182 triệu đồng, chiếm 65,2% dự nợ ngoài quốc doanh. Đạt được kết quả này một phần là do các chính sáh ưu đãi đầu tư, chính sách kích cầu thông qua công cụ như cắt giảm lãi xuất cho vay, ưu đãi về thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, cũng như việc hỗ trợ lãi xuất đầu tư đã đang đi vào cuộc sống. Trong cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh , năm 2000 Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với tư nhân, cá thể vì đây là đối tượng năng động và có tài sản bảo đảm đủ điều kiện vay vốn và cũng vì khách hàng thuộc loại này là đông nhất, phương án sản xuất kinh doanh của họ cần một lượng vốn không lớn lắm. Đến năm 2001 và năm 2002, Ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay Công ty TNHH. Năm 2000 doanh số cho vay đối với các công ty TNHH chỉ là 7.854 triệu VNĐ thì đến năm 2001 doanh số cho vay là 30.766 triệu đồng chiếm 62.2% tổng dư nợ cho nay ngắn hạn ngoài quốc doanh. Trong năm 2002 doanh số cho vay đối với loại hình này vẫn giứ múc tăng trưởng tốt là 70.023 triệu đồngtăng gấp đôi so với năm2001. Cho vay trung, dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh : Cho vay trung dài hạn là loại hình cho vay có độ rủi ro cao nhất. Các khoản cho vay này chủ yếu tập trung vào việc đầu tư vào các dự án hay xây dựng tài sản cố định dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai. Đối với những dự án trung dài hạn, cán bộ tín dụng Ngân hàng Công thương Ba Đình đòi hỏi quy trình thẩm định khá chặt chẽ. Khi đó một hội đồng thẩm định sẽ được lập ra , chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn. Công việc này được thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, điều tra tra trực tiếp tại cơ sở, gặp gỡ các chính quyền địa phương hoặc các đối tác làm ăn với khách hàng để chứng thực các thông tin. Sau đó dựa trên các kỹ thuật thẩm định dự án, hội đồng sẽ đưa ra các thông tin về tính khả thi của dự án. Cho vay trung dài hạn là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho các Ngân hàng nên Ngân hàng nên phần lớn các Ngân hàng khá rè rặt khi đưa ra quyết định cho vay. Đối với Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình hoạt động cho vay trung dài hạn được thể hiện qua bảng sau: Bảng4 : Tình hình cho vay trung và dài hạn Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay Dư nợ Cho vay trung, dài hạn 10.810 13449 17.313 20.521 20.973 30.646 Cho vay EC - 1095 - 1.093 - 1.093 Cho vay Việt Đức 500 - - 8 - Cho vay vốn Đài Loan - 7195 - 6.215 - - Tổng cộng 11.310 21.739 17.313 27.739 20.981 31.739 ( Nguồn số liệu của phòng Tín dụng ngoài quốc doanh ) Trong năm 2001, tốc độ cho vay trung, dài hạn chậm hơn rất nhiều co với tốc độ tăng của hoạt động cho vay ngắn hạn, trong thời gian qua nợ quá hạn của các dự án vay lại khá cao. Nguyên nhân chính là vì các dự án vay vốn này khi đưa vào vận hành gặp phải nhiều vướng mắc như thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với nước ngoài, thiếu thông tin, công nghệ lựa chon không phù hợp, lại không được chuyên viên kỹ thuật tư vấn. Kết quả là sản phẩm làm ra không phù hợp với thị trường. Bước sang năm 2002, kết quả cho vay ngoài quốc doanh tại Chi nhánh đạt Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh: Các hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng đối vói khách hàng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay cũng như việc lựa chon hình thức bảo đảm tiền vay. Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản sau: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Với việc chủ động hơn trong lựa chon hình thức bảo đảm tiền vay, nên bất kỳ khách hàng nào muốn xin vay vốn tại Ngân hàng, cán bộ tín dụng đều phải đánh giá khả năng của khách hàng trên các khía cạnh ( tài chính và phi tài chính). Và tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng mà Ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm đối nhân hay đốivật. Bảng 5: cơ cấu các hình thức bảo đảm tiền vay tín dụng khu vực ngoài quốc doanh (Đơn vị: triệu VNĐ) Các hình thức bảo đảm 2000 2001 2002 Doanh số cho vay Tỷ trọng Doanh số cho vay Tỷ trọng Doanh số cho vay Tỷ Trọng Doanh số CV KTNQD 41.269 100 76.671 100 133.964 100 Thế chấp 28.269 68.5 49.127 64 85.093,5 63,5 Cầm cố 9.369 22,7 21.404 23,6 30.891 23,5 TS từ vốn vay 453,95 1,1 1.533,4 2 3.019 2,3 TS của bên thứ 3 1.073 2.6 2.875 3,75 6.735 5,2 Không có bảo đảm TS 2.104,72 5.1 5. 104 6,6 8.207,5 6,12 (Nguồn số liệu Phòng TD ngoài quốc doanh) Có thể thấy hìn thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp là hinh thức chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong năm 2000 , doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đạt 41.269 triệu đồng, trong đó thế chấp chiếm 68,5 doanh số cho vay (tương ứng 28 tỷ đồng). Đến năm 2001, doanh số cho vay đã lên đến 76.671 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2000. Trong đó tài sản thế chấp vaanx là hình thức bảo đảm được sử dụng nhiều nhất tại Chi nhánh , điều này cũng phản náh đúng thực trạng chung của các ngân hàng Việt Nam. Năm 2002, cùng với sự tăng trưởng trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh và dặc biệt là cho vay trung, dài hạn. doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của Chi nhánh đạt 133.964 triệu đồng, trong đó: tài sản thế cháp chiếm 63,5% tương ứng 85.093 triệu dồng, tài sản cầm cố chiếm 23,5%,tài sản hìn thành từ vốn vay chiếm 2,3%, tài sản bảo đảm của bên thứ ba chiếm 5,2 %. Đốivới hìnthức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, chi nhánh chỉ dành cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên. Loại cho vay này không lấy tài sản thế chấp mà lấy thu nhạp thường xuyên( chủ yếu là lương) làm bảo đảm tiền vay. Doanh số cho vay đối với cán bộ công nhân viên năm 2000 đạt 2,1 tỷ chiếm 5,1%, năm 20001 đạt 5,1tỷ đồng, chiếm 6,6 %, năm2002 đạt 8,2 tỷ đồng,chiếm 6,12% trong doanh số cho vay. Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là hình thức bảo đảm chủ yếu mà Chi nhánh áp dụng đối với khách hàng đến xin vay vốn, đặc biệt là vay v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH358.doc
Tài liệu liên quan