LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC 4
I.Định mức lao động khoa học (ĐMLĐKH) và sự cần thiết phải xây dựng ĐMLĐKH 4
1. Các khái niệm có liên quan 4
1.1.Mức lao động 4
1.2.Định mức lao động 5
2. Các loại mức 5
2.1.Mức thời gian 5
2.2.Mức sản lượng 5
2.3.Mức phục vụ 6
2.4.Mức định biên 6
3. Sự cần thiết phải xây dựng mức 6
3.1.ĐMLĐKH là cơ sở để phân phối theo lao động 6
3.2. ĐMLĐKH là cơ sở để tăng năng suất lao động 8
3.3. ĐMLĐKH là cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 8
3.4. ĐMLĐKH đối với tổ chức lao động khoa học 9
4. Ý nghĩa của việc xây dựng mức 9
II.Các phương pháp tiến hành ĐMLĐKH 10
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp 10
2. Nhóm các phương pháp phân tích 11
2.1.Phương pháp tính toán 11
2.2.Phương pháp phân tích khảo sát 11
2.3.Phương pháp soa sánh điển hình 12
III.Nội dung của công tác định mức 12
1.Yêu cầu đối với công tác ĐMLĐ 12
2. Xây dựng các mức lao động 13
2.1.Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình lao động để thực hiện bước công việc 13
2.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động 16
2.3.Phương pháp xác định mức kỹ thuật lao động 18
2.3.1.Mức thời gian 18
2.3.2.Mức sản lượng 19
3. Áp dụng và quản lý các mức lao động 19
3.1.Đưa mức vào sản xuất 20
3.2.Phân tích tình hình định mức 20
3.3.Xem xét và điều chỉnh mức 20
4.Điều kiện đưa mức vào sản xuất 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐMLĐKH TẠI CÔNG TY SỨ THANH TRÌ 25
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
II. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng tới thực hiện công tác ĐMLĐKH 27
1. Nguyên vật liệu 27
2. Máy móc thiết bị 27
3. Đặc điểm lao động 28
3.1.Về số lượng 28
3.2.Về chất lượng 29
4. Tổ chức sản xuất 32
4.1.Về tổ chức quản lý 32
4.2.Về tổ chức sản xuất 33
5. Điều kiện lao động 33
6. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 35
III. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện ĐMLĐKH tại Công ty sứ Thanh Trì 36
1. Các loại mức đang áp dụng 36
2. Quy trình xây dựng mức tại Công ty trước đây (từ năm 1997 đế nay) 38
3. Thực trạng tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại Công ty sứ Thanh Trì 44
3.1.Mức sản lượng 45
3.2.Mức thời gian 47
4. Sự cần thiết phải xây dựng định mức tại Công ty sứ Thanh Trì 51
5. Bộ phận làm công tác định mức ở Công ty 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 52
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC 54
I. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty 54
II. Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng gia công tạo hình cho một số sản phẩm 55
1. Mục tiêu - Quan điểm 55
2. Quy trình công nghệ sản xuất của công đoạn đổ rót 56
3. Hoàn thiện định mức lao động tại Công ty sứ Thanh Trì 59
3.1. Phương pháp định mức 59
3.2. Các bước tiến hành định mức 61
4. Các chỉ tiêu định mức xây dựng được 64
4.1. Kết quả chụp ảnh thời gian làm việc của công nhân bộ phận đổ rót 64
4.2. Các chỉ tiêu định mức xây dựng được 73
III. Điều kiện tổ chức thực hiện định mức mới 77
1. Tổ chức quản lý sản xuất 77
2. Điều kiện làm việc 78
3. Bồi dưỡng trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động 79
4. Phân công và hiệp tác lao động 79
5. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 80
6. Trình độ bộ phận làm công tác định mức 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt mà mọi người lại không cùng làm vào một thời điểm nên tính ra lãng phí mất nhiều thời gian cho công việc này.
Việc phục vụ nước tại nơi làm việc chưa có nên công nhân bỏ đi ra ngoài uống nước nhiều vừa gây lãng phí thời gian vừa không đảm bảo kỷ luật lao động.
Công tác phục vụ nguyên vật liệu hồ đổ rót, điện, nước được thực hiện tốt tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Thực trạng công tác tổ chức ĐMLĐKH tại Công ty
sứ Thanh Trì.
1.Các loại mức đang áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty sứ Thanh Trì, chỉ công nhân sản xuất mới có mức lao động, còn bộ phận quản lý thì chưa có các mức quản lý.
Để sản xuất ra một sản phẩm sứ hoàn chỉnh thì phải chia qui trình công nghệ sản xuất ra thành nhiều công đoạn khác nhau. Vì vậy, để xây dựng mức lao động của mỗi một sản phẩm thì Công ty phải xây dựng các mức cho từng công đoạn khác nhau trong qui trình công nghệ sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh đó.
Mức thời gian xây dựng được chỉ là mức thời gian hao phí để tính đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm trong từng công đoạn đó. Nhưng không phải gần 40 sản phẩm các loại đều được đo thời gian hao phí mà Công ty chỉ tính mức thời gian hao phí cho sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác Công ty sử dụng hệ số quy đổi để tính hao phí thời gian (hệ số qui đổi của sản phẩm bệt bằng 1). Với các sản phẩm khác nhau có hệ số quy đổi khác nhau và với mỗi công đoạn khác nhau thì hệ số qui đổi của một sản phẩm cũng khác nhau.
Mức thời gian này chưa phản ánh đúng lượng lao động hao phí để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ tay nghề nhất định hoàn thành một công việc (bước công viêc,sản phẩm...) trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian này được xây dựng lên dựa vào kinh nghiệm và mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật của mỗi sản phẩm. Việc sử dụng hệ số qui đổi là không chính xác mà nó chỉ mang tính tương đối. Định mức lao động không chỉ chịu tác động của mức độ phức tạp về kỹ thuật mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện sản xuất, tổ chức phục vụ nơi làm việc, mức độ thành thạo của công nhân...
Mặt khác, mức thời gian này mới chỉ xây dựng thời gian hao phí chung bình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chứ chưa xây dựng thời gian tác nghiệp (TN), chuẩn kết (CK), phục vụ (PV), nghỉ ngơi (NN) nhu cầu cần thiết cho mỗi công đoạn trong ngày làm việc. Mức thời gian xây dựng là phải xác định được thời gian TN, CK, PV, NN&NC ở mỗi công đoạn là bao nhiêu.
Còn về mức sản lượng thì hàng năm căn cứ vào kết quả sản xuất của năm trước đó, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó Công ty đưa ra một mức sản lượng cụ thể trong một năm cho các loại sản phẩm và định mức sản lượng bình quân cho hàng tháng.
Năm 2002, định mức sản lượng và cơ cấu sản xuất năm 2002 của Công ty sứ Thanh Trì như sau:
Bảng 4: Định mức sản lượng năm 2002.
Stt
Tên sản phẩm
Sản lượng năm (cái)
Sản lượng tháng (cái)
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
Bệt
Két
Chậu
Chân
Sản phẩm khác
165000
139000
150000
23000
83500
13750
11583
12500
1916
6916
Tổng
560000
46615
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Dựa vào thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm của mỗi loại sản phẩm và số lượng sản phẩm định mức trong một tháng Công ty đề ra mức sản lượng định biên trong một ca làm việc của mỗi công nhân. Chỉ riêng bộ phận đổ rót do đặc điểm là mỗi sản phẩm được lưu trong một khuôn nên số lượng sản phẩm được cố định trong mỗi ca làm việc và giữa các tháng trừ trường hợp hàng đặt gấp thì sẽ tăng số khuôn lên. Với các bộ phận khác, Công ty đưa ra các mức cụ thể trong mỗi ca làm việc.
Định biên nhân lực Công ty áp dụng theo phương pháp định biên biên chế nhân lực, tức là dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản lượng kế hoạch của Công ty, tổ chức sản xuất từ đó đưa ra định biên lao động cho từng bộ phận riêng.
Tại Công ty ngoài bộ phận lao động quản lý làm việc theo giờ hành chính bộ phận sản xuất trực tiếp hầu hết đều bố trí làm việc 3 ca liên tục. Việc định biên nhân lực cũng phụ thuộc vào việc tổ chức ca làm việc này. Ví dụ như bộ phận đổ rót làm việc 2 ca định biên nhân lực là 133 người chiếm tới 37,5% lao động công nghệ (năm 2002).
2. Quy trình xây dựng mức tại Công ty trước đây (từ năm 1997 đến nay)
Tại Công ty sứ Thanh Trì, cán bộ định mức đang sử dụng phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng mức lao động. Đối với các sản phẩm cố định sản xuất từ năm này qua năm khác thì hàng năm cán bộ định mức có điều chỉnh mức hoặc giữ nguyên mức cũ tuỳ thuộc vào điều kiện tổ chức quản lý sản xuất tại Nhà máy. Với các sản phẩm là mặt hàng mới thì khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ thuộc phòng kỹ thuật sẽ phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau đó phân chia các bước công việc trong quá trình sản xuất với số lượng lao động và số máy của bộ phận đó . Cán bộ định mức sẽ kết hợp với cán bộ kỹ thuật nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và cán bộ định mức tiến hành xây dựng mức cho sản phẩm đó.
Quy trình xây dựng mức được tiến hành như sau:
Bước 1 : Cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các qui trình công nghệ và mức độ phức tạp của từng giai đoạn công nghệ. Tập hợp các loại sản phẩm có quy trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm.
Khi có mẫu đặt hàng của khách hàng, cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân tích yêu cầu kỹ thuật rồi phân chia ra các giai đoạn công nghệ của sản phẩm đó.
Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu
Phân xưởng chế tạo hồ đổ rót
Phân xưởng chế tạo khuôn
Phân xưởng chế tạo men
Kiểm tra
Kiểm tra
Kiểm tra
Bộ phận đổ rót
Bộ phận sấy
Bộ phận kiểm tra và hoàn thiện mộc
Bộ phận phun men
Bộ phận nung
Phân loại, đóng gói
Nhập kho
Sửa
Bỏ
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Không đạt
Không đạt
Không đạt
Có thể sửa
Không thể
Để xác định mức độ phức tạp của các sản phẩm, cán bộ định mức kết hợp với cán bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của nghành gốm sứ. Mức độ phức tạp thể hiện ở hệ số điều chỉnh (hệ số quy đổi). Hệ số quy đổi được xây dựng dựa trên việc lấy sản phẩm bệt là sản phẩm để qui đổi và sản phẩm này có hệ số bằng 1. Các sản phẩm khác được qui đổi dựa vào sản phẩm bệt theo các hệ số khác nhau. Hệ số này cán bộ định mức đưa ra không theo tiêu chuẩn của nghành mà do Công ty chọn để tương ứng với mức độ phức tạp trong qui trình sản xuất sản phẩm đó và cấp bậc công việc yêu cầu cũng như kế hoạch quỹ lương, kế hoạch sản xuất và phù hợp với Công ty.
Bảng 5: Hệ số qui đổi và định biên lao động các bộ phận năm 2002 .
Stt
Bộ phận
Hệ số
Số lao động
I
II
1
2
3
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Quản lý
Lao động phục vụ
Bán hàng
Bảo vệ
Nhà ăn, vệ sinh
CNCN
Nguyên liệu
Nghiền men
Đổ rót
Sờy mộc
Kiểm tra mộc
Phun men
Dán chữ
Lò nung
KCS
Kho thành phẩm
Khuôn sản xuất
Khuôn mẫu
Cơ điện
LĐ thời vụ
1
1
1.1
0.8
0.85
1
0.75
0.85
1
0.7
1
0.85
0.65
1
1.2
0.75
0.55
90
65
32
16
15
335
12
8
120
6
22
28
3
16
37
12
23
3
13
15
Nguồn : Phòng TCLĐ
Bước 2 : Cán bộ định mức sẽ tiến hành bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra một sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá sản phẩm cho từng bộ phận. Thực tế họ không thể xuống phân xưởng khảo sát từng sản phẩm một mà chỉ khảo sát hao phí thời gian của sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác thì sử dụng phương pháp thống kê - kinh nghiệm để tính toán và đưa ra mức thời gian của các sản phẩm đó.
Ví dụ : Với sản phẩm bệt VI1T, két VI15, xí xổm ST4 có thời gian hao phí và đơn giá sản phẩm như sau:
Bảng 6: Định mức hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm.
STT
Bộ phận / Sản phẩm
Hao phí (h)
Đơn giá sản phẩm
1
2
3
4
Nguyên liệu
-Bệt VI1T
-Két VI15
-Xí xổm ST4
Đổ rót
-Bệt VI1T
-Két VI15
-Xí xổm ST4
Nghiền men
-Bệt VI1T
-Két VI15
-Xí xổm ST4
Kiểm tra mộc
-Bệt VI1T
-Két VI15
-Xí xổm ST4
0.059
0.07
0.038
0.503
0.214
0.261
0037
0.033
0.022
0.102
0.057
0.031
285 đ/sản phẩm
335 đ/sản phẩm
184 đ/sản phẩm
2902 đ/sản phẩm
1235 đ/sản phẩm
1506 đ/sản phẩm
196 đ/sản phẩm
176 đ/sản phẩm
118 đ/sản phẩm
541 đ/sản phẩm
299 đ/sản phẩm
166 đ/sản phẩm
Nguồn : Phòng TCLĐ
Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa vào hao phí thời gian và giới hạn tiền lương tối đa mà Công ty đã qui định. Có việc qui định giới hạn tiền lương này là do Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, do đó việc lập quĩ tiền lương và đơn giá tiền lương phải được Tổng Công ty xét duyệt. Như năm 2002 tổng quỹ tiền lương để tính đơn giá trong một tháng được phê duyệt là 732.458.280đ. Mà đơn giá sản phẩm chính là cơ sở để tính đơn giá tiền lương từ đó ảnh hưởng đến quỹ lương của Công ty. Nên đơn giá sản phẩm mà xây dựng quá cao thì sẽ làm cho quỹ lương quá lớn như vậy vi phạm qui định của Nhà nước.
Sau khi có thời gian hao phí của cả loạt sản phẩm sẽ tính thời gian hao phí của một đơn vị sản phẩm (đổi ra giờ).
Tiếp theo tính đơn giá một giờ cho một đơn vị sản phẩm :
Tính đơn giá sản phẩm = thời gian hao phí /một đơn vị sản phẩm ´ đơn giá một giờ
Ví dụ: Như bộ định mức phận đổ rót qui định tiền lương bình quân của công nhân là 1.200.000đ/tháng. Đơn giá của sản phẩm bệt VI1T được tính như sau:
Hao phí thời gian /đơn vị sản phẩm = 0.503 giờ.
Đơn giá sản phẩm = 0.503 ´ 5769.2 = 2902 đ/sản phẩm
Bước 3 : Định mức sản phẩm/ 1 ca làm việc dựa vào thời gian hao phí / 1 sản phẩm và thời gian ca làm việc .
Ví dụ: Với bộ phận đổ rót ta có:
Sản phẩm bệt VI1T : Hao phí thời gian = 0.503 ´ 60 = 30,18 phút/1đvsp
Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật ban hành, lập kế hoạch sản phẩm năm nay, dựa vào đó định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận phòng ban.
Xây dựng quỹ lương kế hoạch tháng gồm : Lương công nhân công nghệ, công nhân phục vụ, nhân viên quản lý (trừ phòng kinh doanh ), các khoản phụ cấp.
Quy đổi sản lượng các loại sản phẩm theo kế hoạch về sản phẩm bệt qui đổi theo hệ số qui đổi .
Bảng 7: Bảng hệ số qui đổi.
STT
Tên sản phẩm
Hệ số qui đổi
Số lượng qui đổi
1
2
3
4
5
Bệt :13700SP
Két + nắp :11583SP
Chậu :12500SP
Chân :1916SP
Sản phẩm khác:6916SP
1
0.65
0.75
0.5
0.55
13700
7529
9375
958
3803
Tổng
35.365SP bệt qui đổi
Nguồn : Phòng TCLĐ.
(Các số liệu trong bảng là số lượng sản phẩm sản xuất bình quân theo kế hoạch tháng năm 2002)
Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số quy đổi .
Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ .
Đơn giá trả trực tiếp cho CBCNV (75% đơn giá kế hoạch )
Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau:
-60% đơn giá tiền lương cho công nhân công nghệ.
-10% đơn giá tiền lương cho công nhân phục vụ.
-30% đơn giá tiền lương cho quản lý.
Đơn giá tiền lương kế hoạch:
732.458.280 / 35.365SP = 20.711 đ/sp bệt qui đổi.
Đơn giá phân bổ cho các sản phẩm :
STT
Tên sản phẩm
Đơn giá
1
2
3
4
5
Bệt
Két + nắp
Chậu
Chân
Sản phẩm khác
20.711
13.462
15.534
10.356
11.391
Bước 5.: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng Công ty về công tác xây dựng định mức để quyết định ký duyệt.
Bước 6 : Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng và các tổ, đội sản xuất.
Qúa trình xây dựng định mức tại Công ty sứ Thanh Trì trước đây nổi lên một số ưu và nhược điểm sau:
*Ưu điểm.
-Với phương pháp xây dựng định mức này thì không tốn nhiều thời gian và công sức.
-Đưa ra được các mức trong một thời gian ngắn nhất.
*Nhược điểm.
-Do chỉ sử dụng phương pháp ước lượng, hệ số qui đổi nên độ chính xác thời gian hao phí từng sản phẩm không cao. Một số sản phẩm thực tế thời gian hao phí chênh lệch nhau không nhiều nhưng trong bảng định mức thời gian Công ty đang áp dụng thì lại chênh lệch nhau rất lớn (sản phẩm xí xổm ST4 và ST8).
-Việc sử dụng hệ số qui đổi không theo một tiêu chuẩn chung qui định mà do Công ty tự đưa ra .
-Trong mức chưa tính rõ ràng từng loại thời gian hao phí như TCK, TNN, TTN, TPV, mà chỉ có thời gian hao phí chung của mỗi sản phẩm ở mỗi bộ phận, phân xưởng. Do đó, khó có thể tính đơn giá tình hình thực hiện mức của công nhân. Qua đó có biện pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất ảnh hưởng đến thực hiện mức của công nhân.
-Xây dựng mức chưa đúng qui trình ĐMLĐ có căn cứ khoa học. Do đó định mức xây dựng được chưa phải là ĐMLĐ khoa học. Bởi lẽ, Công ty đang áp dụng các mức xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm. Mà định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là mức chỉ dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn, không tính đến điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất những yếu tố tâm sinh lý của người lao động. Kết quả là mức xác định được còn chứa nhiều yếu tố lạc hậu, hạn chế tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý nói chung. Mức xây dựng nên chỉ mang nặng về hình thức chưa phản ánh chính xác thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
-Mức xây dựng nên chỉ nhằm mục đích tính đơn giá tiền lương chứ việc quản lý mức chưa được thường xuyên, sâu sát nên việc thực hiện chưa hiệu quả.
3.Thực trạng tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại Công ty sứ Thanh Trì
Trong thời gian thực tập ở Công ty sứ Thanh Trì, em đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác định mức lao động. Vấn đề cốt lõi mà em chú ý quan tâm nhiều nhất là thực trạng thực hiện mức thời gian và mức sản lượng. Còn mức phục vụ và mức quản lý thì chỉ nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện góp phần tạo điều kiện cho công tác thực hiện định mức tốt hơn. Nguyên nhân là do đây là một công ty Nhà nước nên mọi vấn đề liên quan đến nhân sự phải có chỉ tiêu tuyển dụng và còn do chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa thời gian và trình độ có hạn nên chưa hoàn thiện được hết các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định mức tại Công ty. Thực trạng thực hiện các mức lao động khoa học ở Công ty sứ Thanh Trì mà điển hình là bộ phận đổ rót nổi lên một số vấn đề như sau:
3.1.Mức sản lượng:
Do đặc điểm của bộ phận đổ rót là mỗi sản phẩm sẽ được lưu trong một khuôn nhưng mức sản lượng không phải là số khuôn đổ rót một ngày của một công nhân. Mà mức sản lượng phải là số lượng sản phẩm phải hoàn thành trong một ca nhưng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Số sản phẩm để trả lương cho công nhân cũng chính là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn này.
Tuỳ theo trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của từng công nhân mà tỷ lệ phế phẩm khác nhau. Để đánh giá việc thực công nhân có thực hiện đạt và vượt mức hay không ta phân tích tình hình thực hiện thực tế từ ba sản phẩm sau:
Sản phẩm két VI15:
*Định mức sản lượng:
Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm két là : 5800 sản phẩm / 1tháng.
Trong khi đó, đổ rót sản phẩm két có 6 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được:
Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được:
*Thực tế thực hiện:
Thực tế một công nhân đổ rót két là 30 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm két tỷ lệ phế phẩm là 32% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 68%.
Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót két là:
30sp ´ 30ngày ´ 68% = 612 sp/ 1 tháng.
%hoàn thành định mức sản lượng thực tế là:
Sản phẩm xí xổm ST4:
*Định mức sản lượng:
Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm xí xổm là : 3900 sản phẩm / 1tháng.
Trong khi đó, đổ rót sản phẩm xí xổm có 5 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được:
Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được:
*Thực tế thực hiện:
Thực tế một công nhân đổ rót xí xổm là 24 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm xí xổm tỷ lệ phế phẩm là 28% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 72%.
Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót xí xổm là:
24sp ´ 30ngày ´ 72% = 518 sp/ 1 tháng.
%hoàn thành định mức sản lượng thực tế là:
Sản phẩm xí bệt VI1T:
*Định mức sản lượng:
Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm xí bệt là : 13700 sản phẩm / 1tháng. Mức sản lượng đổ rót thủ công là 3700 sản phẩm / 1tháng.
Trong khi đó, đổ rót sản phẩm xí bệt thủ công có 8 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được:
Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được:
*Thực tế thực hiện:
Thực tế một công nhân đổ rót xí bệt là 13 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm xí bệt tỷ lệ phế phẩm là 28% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 72%.
Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót xí bệt là:
13sp ´ 30ngày ´ 72% = 281 sp/ 1 tháng.
% hoàn thành định mức sản lượng thực tế là:
Ta thấy, tỷ lệ hoàn thành mức sản lượng trung bình chỉ đạt khoảng 62%. Tỷ lệ này là thấp và như vậy có nghĩa là công nhân đổ rót các sản phẩm đều không hoàn thành mức sản lượng đặt ra.
3.2.Mức thời gian:
Để đánh giá tình hình thực hiện mức thời gian của công nhân trong Công ty em thực hiện việc chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc của ba công nhân sản xuất ba loại sản phẩm ở bộ phận đổ rót là sản phẩm két VI15, xí xổm ST4, xí bệt VI1T. Kết quả thực tế thực hiện được như sau:
Đối với sản phẩm két VI15:
Qua 6 ngày thực hiện, có bảng cân đối thời gian tiêu hao trung bình cùng loại như sau:
Kí hiệu
Thời gian hao phí
Lượng thời gian
% so với thời gian hao phí
TCK
TTN
TPV
TNN
TLP
13
351
73.67
26.66
15.67
2.71
73.14
15.34
5.55
3.26
Tổng
480
100%
Vậy qua 6 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình là:
Tổng thời gian tác nghiệp trung bình trong ngày 351 phút.
Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV = 464,33 phút
Thời gian tác nghiệp / 1đvsp :
Mức thời gian đang áp dụng = 0,214 ´ 60 ´ 30 = 12,84 phút / 1 đvsp.
Tỷ lệ % hoàn thành mức thời gian là :
Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm két VI15 % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 82,94%.
Đối với sản phẩm xí xổm:
Đối với thực tế thực hiện của công nhân đổ rót sản phẩm xí xổm ST4 như sau:
Kí hiệu
Thời gian hao phí
Lượng thời gian
% so với thời gian hao phí
TCK
TTN
TPV
TNN
TLP
15.7
360
72.3
3
29
3.27
75
15.06
0.63
6.04
Tổng
480
100%
Vậy qua 6 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình là:
Tổng thời gian tác nghiệp trong ngày 360 phút.
Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV =451 phút
Thời gian tác nghiệp / 1đvsp :
Mức thời gian đang áp dụng = 0,261 ´ 60 ´ 24 = 15,66 phút / 1 đvsp.
Tỷ lệ hoàn thành mức thời gian là :
Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm xí xổm ST4 % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 83,34%
Đối với sản phẩm xí bệt:
Tình hình thực hiện mức thời gian đối với công nhân đổ rót sản phẩm xí bệt VI1T:
Kí hiệu
Thời gian hao phí
Lượng thời gian
% so với thời gian hao phí
TCK
TTN
TPV
TNN
TLP
21.67
379
36.33
8.33
34.67
4.51
78.96
7.57
1.74
7.22
Tổng
480
100%
Qua 3 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình cùng loại là:
Tổng thời gian tác nghiệp trung bình trong ngày 379 phút.
Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV =445,33 phút
Thời gian tác nghiệp / 1đvsp :
Mức thời gian đang áp dụng = 0,503 ´ 60 ´ 12 = 30,18 phút / 1 đvsp.
Tỷ lệ % hoàn thành mức thời gian là:
Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm xí bệt VI1T % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 81,33%.
Qua việc phân tích tình hình thực hiện mức sản lượng và mức thời gian tại bộ phận đổ rót với các sản phẩm ta thấy tỷ lệ hoàn thành mức còn thấp. Công nhân không ai đạt được mức đặt ra. Vấn đề này xuất phát các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, mức sản lượng đưa ra quá cao. Với mức sản lượng trung bình một ngày đặt ra đều cao hơn số khuôn thực tế đổ rót. Như với sản phẩm két mức sản lượng đặt ra là 967 sản phẩm / 1 tháng thì một ngày một công nhân phải đạt được 32 sản phẩm, trong khi số khuôn đổ rót trung bình một công nhân trong ngày là 30 khuôn. Giả sử 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì công nhân cũng không hoàn thành được mức đề ra.
Thứ hai, khuôn sản xuất chưa đạt yêu cầu do là còn quá nhiều chỗ chưa khít nên sau khi đổ rót thì công nhân mất nhiều thời gian để sửa và cạo bavia làm giảm thời gian tác nghiệp trong ca làm việc .
Thứ ba, trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật của công nhân còn hạn chế dẫn tới tỷ lệ phế phẩm nhiều (28% - 30%), cùng với đó là trong khi đổ rót thì để rơi vãi nhiều hồ ra nền và khuôn nên sau đó mất nhiều thời gian để thu dọn hồ thừa. ảnh hưởng tới tỷ lệ hoàn thành mức và giảm thời gian tác nghiệp trong ca.
Thứ tư, công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa tốt, công nhân còn mất nhiều thời gian vào việc dọn vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ sản xuất, khuôn sản xuất. Hồ đổ rót nhiều hôm còn chảy nhỏ nên thời gian đổ rót tăng. Tình hình tổ chức phục vụ các nhu cầu của công nhân chưa được chu đáo khoa học như nước uống và nhà vệ sinh.
Thứ năm, diện tích sản xuất quá chật hẹp nếu như đáp ứng đủ số khuôn yêu cầu cho mỗi công nhân thì với diện tích sản xuất như hiện nay không đủ chỗ xếp khuôn. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà Công ty đang cố gắng khắc phục bằng việc mở rộng sản xuất, xây dựng để tách riêng phân xưởng khuôn sản xuất, khi đó diện tích mặt bằng sản xuất sẽ được tăng lên đáng kể và có thể đảm bảo số khuôn yêu cầu.
Thứ sáu, tổ chức quản lý chưa nghiêm, công nhân bỏ ra ngoài nhiều, nói chuyện gây lãng phí thời gian lớn .
4.Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức tại Công ty sứ Thanh Trì
Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước đã ra đời từ rất nhiều năm nay. Cho đến nay quy mô sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm đã tăng lên rất nhiều. Từ cuối năm 1997 Công ty đã đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất tự động hoá vì thế sản lượng của Công ty tăng lên rõ rệt, NSLĐ cũng tăng theo. Từ đó đến nay Công ty đã đổi mới cải tiến máy móc thiết bị nhiều lần, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.
Tuy vậy, công tác định mức lao động của Công ty lại được xây dựng cuối năm 1996 đầu năm 1997 cho đến nay vẫn chưa được xây dựng lại mặc dù Công ty vẫn sử dụng các mức lao động cho tất cả các sản phẩm ở mọi bộ phận. Mức lao động của các năm từ năm 1997 đến nay được xây dựng nên dựa vào mức lao động của năm 1997 và có diều chỉnh số liệu qua các năm. Ta đã biết, công tác định mức lao động yêu cầu phải được thực hiện liên tục giữa các năm hay sau những lần thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị bởi lẽ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến các mức lao động. Qua nghiên cứu hao phí thời gian làm việc của công nhân tại phân xưởng gia công tạo hình (bộ phận đổ rót) đã nói lên một thực tế là các chỉ tiêu định mức lao động của Công ty cần phải được sửa đổi và xây dựng lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. Công ty cần nghiên cứu xây dựng lại định mức lao động có căn cứ khoa học bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học cho từng sản phẩm khác nhau.
Việc Công ty chỉ nghiên cứu định mức cho sản phẩm bệt sau đó sử dụng hệ số qui đổi để tính định mức cho các sản phẩm còn lại sẽ xây dựng nên các mức không chính xác và khoa học. Điều này sẽ tạo nên sự thiệt thòi cho công nhân và sự lãng phí cho Công ty. Như đổ rót sản phẩm két định mức là 0.214 h/ 1đvsp tức là 13.44 phút/ 1đvsp khi tính ra định mức khuôn là 34 khuôn / ngày nhưng thực tế chỉ đổ 30 khuôn/ ngày. Do đó, thời gian hao phí trong một ngày do mức sản lượng không chính xác là 43.56 phút / ngày.
Hơn nữa, quá trình xây dựng định mức lao động tại Công ty còn chưa tính cụ thể các mức thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian nghỉ ngơi, thời gian phục vụ, thời gian nhu cầu và mức sản lượng khuôn, sản lượng sản phẩm tại Công ty đang áp dụng chưa được chính xác.
Từ thực tế đó, bản thân em thấy rằng công tác định mức lao động tại Công ty cần được xây dựng lại trên cơ sở khoa học để đưa ra các mức lao động có căn cứ khoa học là cần thiết.
5. Bộ phận làm công tác định mức lao động ở Công ty
Tại Công ty sứ Thanh Trì bộ phận làm công tác định mức lao động là phòng Tổ chức lao động.
Phòng Tổ chức lao động hiện nay có 4 người, trong đó cả 4 người đều có trình độ đại học trở lên. Trong phòng công tác định mức lao động được giao cho cán bộ phụ trách về tiền lương. Cán bộ này có bằng thạc sỹ Công nghệ thông tin nhưng lại được phân công làm về tiền lương do đó hiểu biết về định mức lao động chưa nhiều, chưa được đào tạo chuyên môn về định mức. Điều này gây ra khó khăn cho công tác định mức lao động ở Công ty. Công việc định mức lao động không phải tốt nghiệp ngành gì cũng có thể làm được mà phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Như vậy bộ phận làm công tác định mức tại Công ty chưa đảm bảo về trì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0038.doc