Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - Công ty đường Quảng Ngãi

 

Mục lục

Mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 3

I. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp 3

1. Khái niệm 3

2. Nguyên tắc của hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 3

II. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 4

1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 4

2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 5

Chương 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 8

I. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 8

1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 8

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 9

2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất 9

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất 10

3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 11

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 12

4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 12

4.2. Hình thức kế toán - Hệ thống sổ kế toán: 13

4.2.1. Hình thức kế toán. 13

4.2.2. Hệ thống sổ kế toán. 15

II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 16

1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 16

2. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 17

Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 21

I. Nhận xét chung về công tác kế toán 21

II. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 22

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - Công ty đường Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Vấn đề về Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất, bên cạnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất. Do đó, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: lương chính, lương phụ, phụ cấp. - Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm: BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%) . 2. Nguyên tắc của hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có vị trí quan trọng, nó là cơ sở để xác định chi phí sản xuất, từ đó tính giá thành và giá bán sản phẩm ra thị trường. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội. Do đó, hạch toán chi phí công nhân sản xuất trực tiếp phải quán triệt các nguyên tắc sau: Xác định được đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phù hợp. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trinh độ quản lý của doanh nghiệp mà có thể xác định chi phí nhân công trực tiếp sản xuất theo hình thức phù hợp: theo thời gian, theo sản phẩm, tiền lương khoán. Phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu, định kỳ phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí đối với các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương, để từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí, phục vụ yêu cầu của quản lý. Quy Định rõ thời gian lập các báo cáo chi phí công nhân trực tiếp sản xuất theo đúng chế độ và thời hạn để tổng hợp chi phí sản xuất. II. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Muốn hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định được đối tượng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Tức là xác định giới hạn tập hợp chi phí nhất định mà các chi phí này phát sinh trong pham vi giới hạn đó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích để hạch toán vào chi phí sản xuất. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí, làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ theo doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc tiền lương khoán mà xác định cho mình đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Nếu trả lương theo thời gian:Thì Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng phân xưởng sản xuất trực tiếp ghi và để nơi công khai để mọi người giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất, từ đó tính chi phí nhân công trực tiếp. Nếu trả lương theo sản phẩm: Kế toán sử dụng nhiều loại chứng từ khác nhau - chính là các báo cáo về kết quả như: “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Phiếu khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Phiếu báo làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “Bảng kê năng suất tổ”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, “Bảng kê sản lượng từng người” “ Nhưng các chứng từ này đều có các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành” 2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành của sản phẩm bằng phương pháp trực tiếp. Kế toán sử dụng Tài khoản là: 622 -Chi phí nhân công trực tiếp. * Bên Nợ: Phản ánh Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền công lao động và các khoản trích theo lương theo quy định. Tính lương của nhân viên trực tiếp kinh doanh kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334,338... * Bên Có: Phản ánh Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 trong Kiểm Kê Thường Xuyên hoặc 631 trong Kiểm Kê Định Kỳ để tính giá thành sản phẩm. Kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 622 * Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. Các doanh nghiệp khi vận dụng TK 622 phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Quy trình hạch toán như sau: - Tính tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ: Nợ TK 622 Có TK 334 -Tạm ứng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ: Nợ TK 622 Có TK 141 - Tính ra các khoản phải trích theo lương : kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định: Nợ TK 622 19% lương. Có TK 338 19% lương. 3382 2% lương 3383 15% lương 3384 2% lương - Đối với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động đột biến của chi phí , người ta thường trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (hoặc đối với các khoản tiền lương trích trước khác do ngừng sản xuất theo kế hoạch): Nợ TK 622 Có TK 335 + Nếu số trích trước < số thực tế phải trả : trích bổ sung vào chi phí Nợ TK 622 Có TK 335 + Nếu số trích trước >số thực tế phải trả : hoàn lại và ghi tăng thu nhập bất thường Nợ TK 335 Có TK 721 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 (đối với KKTX) hoặc TK 632 (đối với KKĐK) để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 (631) Có TK 622 Trình tự kế toán được khái quát bằng sơ đồ sau: Tiền lương phải trả cho cụng nhõn trực tiếp sản xuất trong kỳ Kết chuyển (hoặc phõn bố) chi phớ nhõn cụng trực tiếp cuối kỳ Cỏc khoản trớch BHXH, BHYT, KPCĐ Tiền lương nghỉ phộp được trớch trước của cụng nhõn sản xuất (nếu cú) TK 622 TK 334 TK 154 TK 338 TK 335 Chương 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. I. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Là một tỉnh duyên hải miền Trung nhỏ, kinh tế Quảng Ngãi là chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp, song lại có một thuận lợi lớn là điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất phù hợp với cây mía, một giống cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế không nhỏ. Với lợi thế đó, nhà máy đường Quảng Ngãi đã được khởi công xây dựng vào năm 1965 tại thị xã Quảng Ngãi, trung tâm của tỉnh, với tổng diện tích ban đầu là 256963 m2, công suất 1500 tấn mía/ngày. Sau năm 1975, khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhà máy chịu sự quản lý của Liên hiệp mía đường II Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 1994, nhà máy được nâng cấp thành công ty Đường Quảng Ngãi theo quyết định số 932/NN/TCCT-QD của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Hiện nay, Công ty là một doanh nghiệp lớn nhất tỉnh, gồm nhiều nhà máy trực thuộc như nhà máy đường Quảng Phú, nhà máy sữa Trường Xuân, nhà máy bánh kẹo, nhà máy rượu cồn, nhà máy bia Dung Quất. Nhà máy đường Quảng Ngãi là một đơn vị trực thuộc của Công ty đường Quảng Ngãi, hoạt động sản xuất sản phẩm chính là đường RS, sử dụng nguyên liệu đầu vào là mía cây được trồng tại địa phương và một số tỉnh lân cận. Trong năm 2002, nhà máy đã đạt sản lượng thu mua 31 triệu tấn mía, sản xuất được 42 ngàn tấn đường. Nhà máy đã không ngừng đầu tư mở rộng diện tích trồng mía để mở rộng sản xuất, phấn đấu trong năm 2003 sẽ đạt được 35 triệu tấn mía, sản xuất đạt 45 ngàn tấn đường. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất Phõn xưởng đường Ca sản xuất Ca sản xuất Ca sản xuất Tổ ộp Tổ húa chế Tổ nấu đường Tổ ly tõm Tổ lũ hơi Tổ tua bin Tổ điện Tổ tu bổ Tổ sửa chữa Tổ sõn mớa Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất Nhà máy đường Quảng Phú chuyên sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất là đường RS trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Từ đặc điểm quy trình công nghệ này, nhà máy đã sắp xếp tổ chức sản xuất phù hợp như sau: Bộ phận của sản xuất chính được bố trí theo các tổ chức sản xuất, mỗi tổ đảm nhận một khâu của dây chuyền công nghệ; sản xuất phân ra làm ba ca, hoạt động liên tục. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuấtMật rỉ Mớa nguyờn liệu Khoan lấy mẫu Cõn mớa Bàn lựa Băng chuyền Dao băm Bỳa đập Băng chuyền mớa sợi ẫp mớa Nước mớa hỗn hợp Gia vụi sơ bộ Gia nhiệt lần 1 Nhập kho Đúng bao Đường RS Ly tõm Trợ tinh Nấu đường Xụng hơi lần 2 Gia nhiệt lần 3 Nước lắng trong Lắng trong Tản hơi Gia nhiệt lần 2 Bó mớa Đốt lũ Xụng hơi lần 1 Sơ đồ dõy chuyền cụng nghệ 3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Nhà máy đường Quảng Phú trực thuộc công ty đường Quảng Ngãi, chịu sự quản lý chung của Công ty. Bộ máy tổ chức của nhà máy được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng, trong đó giám đốc là người trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với sự tham mưu hỗ trợ đắc lực của các phòng ban nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao. Với mô hình này, việc điều hành, quản lý các bộ phận không bị chồng chéo, bảo đảm sự phối hợp giữa các phòng ban. Giỏm đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ nguyờn liệu và đầu tư Phũng kỹ thuật chất lượng Phõn xưởng đường Tiểu ban ISO nhà mỏy Phũng tổ chức hành chớnh Phũng kế hoạch kinh doanh Phũng tài chớnh kế toỏn Phũng nguyờn liệu và đầu tư Đội xe Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh Tại nhà máy chỉ thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh đến khâu nhập kho thành phẩm, đảm bảo chất lượng thành phẩm sản xuất, tính giá thành sản xuất cho sản phẩm, quản lý nhân lực của nhà máy, còn các khâu tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả sản xuất, thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước do các phòng ban trên công ty đảm nhận. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán tại nhà máy được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, cụ thể như sau: Sơ đồ tổ chức bộ mày kế toỏn ở nhà mỏy đường Quảng Phỳ Trưởng phũng kế toỏn Phú phũng kiờm KT tổng hợp và KT giỏ thành Kế toỏn vật tư đường Kế toỏn vật tư, xe-mỏy Kế toỏn thanh toỏn Kế toỏn TSCĐ và cụng nợ khỏc Kế toỏn cụng nợ đầu tư mớa Thủ quỹ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: * Trưởng phòng: là người phụ trách chung công tác kế toán tài chính và chỉ đạo các nghiệp vụ, lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, tham mưu cho GĐ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. * Phó phòng kiêm KT tổng hợp và KT giá thành: tổng hợp các số liệu của các phần hành kế toán để tính giá thành sản phẩm nhập kho, lên sổ cái và lập các bảng biểu kế toán. * Kế toán vật tư đường: theo dõi tình hình nhập xuất nguyên liệu cho phân xưởng sản xuất. * Kế toán vật tư xe-máy: theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ phục vụ cho đội xe, máy móc thiết bị. * Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, gửi tiền ngân hàng, các khoản nợ ngân hàng, tạm ứng và thanh toán tạm ứng. * Kế toán TSCĐ và các công nợ khác: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trích khấu hao TSCĐ, theo dõi công nợ với khách hàng. * Kế toán công nợ đầu tư mía: theo dõi tình hình công nợ đầu tư mía. * Thủ quỹ: thu chi tiền mặt hàng ngày, lập báo cáo thu chi và tồn quỹ tiền mặt. 4.2. Hình thức kế toán - Hệ thống sổ kế toán: 4.2.1. Hình thức kế toán. Xuất phát từ đặc điểm, quy mô sản xuất của nhà máy cũng như từ nhu cầu quản lý, công tác kế toán trong nhà máy đường Quảng Phú sử dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc để kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công phát sinh nhiều lần, mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi và các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan.Cuối tháng khóa sổ, công số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu Nhật ký chứng từ với số liệu kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết như các chứng từ thu chi tiền mặt, thanh toán tạm ứng, nhập xuất nguyên vật liệu thì được trực tiếp ghi vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Sử dụng số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chi tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết để ghi Báo cáo tài chính. Chứng từ gốc và cỏc bảng phõn bổ Bảng kờ Thẻ và sổ kế toỏn chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cỏi Bỏo cỏo tài chớnh Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ trỡnh tự ghi sổ Ghi cuối thỏng 4.2.2. Hệ thống sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán được liệt kê trong bảng sau: Sổ hiệu sổ Nội dung sổ NKCT Bảng kờ 1/ NKCT 2/NKCT 3/NKCT 4/NKCT 5/NKCT 6/NKCT 7/NKCT 9/NKCT 10/NKCT 1/BK 2/BK 3/BK 4/BK 5/BK 8/BK Hạch toỏn vốn bằng tiền Ghi cú TK 111 Ghi nợ TK 111 Ghi cú TK 112 Ghi nợ TK 112 Ghi cú TK 113 Ghi cú TK 311, 315, 341, 342 Hạch toỏn với người cung cấp Ghi cú TK 331 Ghi cú TK 151 Hạch toỏn chi phớ sản xuất kinh doanh Ghi cú TK 142, 152, 153, 154, 214, 334, 335, 338, 612, 622, 627 Bảng tớnh giỏ thành thực tế nguyờn vật liệu, cụng cụ dụng cụ. Tập hợp chi phớ sản xuất theo phõn xưởng. Bảng kờ chi phớ trả trước (TK 142), chi phớ phải trả (TK 335). Hạch toỏn hàng húa, thành phẩm. Bảng kờ nhập, xuất, tồn kho thành phẩm (TK 155) Hạch toỏn TSCĐ Ghi cú TK 211, 212, 213 Hạch toỏn cỏc nghiệp vụ khỏc Ghi cú TK 136, 138, 141, 336, 411, 412, 413 Sổ cỏi II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. 1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở bộ phận chế biến, kế toán sử dụng tài khoảng 622001 – “chi phí nhân công trực tiếp ở bộ phận chế biến”. Các loại chứng từ chủ yếu sử dụng trong phần kế toán này là: * Bảng chấm công. * Bảng thanh toán tiền lương. * Bảng thanh toán BHXH. * Phiếu báo làm thêm giờ… Chi phí nhân công trực tiếp của nhà máy gồm lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý nhà máy, các khoản trích theo lương BHXY, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, nha fmáy còn thiết lập thêm quy lương bổ sung, thêm giờ để chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất làm ca, thêm giờ. Để tập hợp và tính toán chi phí nhân công trực tiếp, nhà máy chọn phương pháp tính lương theo sản phẩm và phương pháp trả lương cho từng lao động theo cấp bậc kết hợp với thời gian làm việc thực tế. Tổng quỹ lương được kế toán xác định vào cuối tháng, gồm cả quỹ lương theo sản phẩm và quỹ lương bổ sung. 2. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trích số liệu về chi chí tiền lương ở bộ phận chế biến nhà máy trong thang 12/2002 như sau: Căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho từ báo cáo sản xuất tháng 12/2002 là 4087,75 tấn đường và đơn giá lương theo sản phẩm là 199.562 đ, kế toán xác định quỹ lương theo sản phẩm ở bộ phận chế biến như sau: Quỹ lương theo sản phẩm Đơn giỏ lương (đ/tấn đường) Số lượng sản phẩm hoàn thành = x = x 199.562 4.087,75 = 799.408.566 (đồng) Quỹ lương bổ sung của tháng 12/2002 là: 95.169.500 (đồng) Tổng quỹ lương phải trả trong 12/2002 bằng: Tổng quỹ lương = 799.408.566 + 95.169.500 = 894.578.066 (đồng) Quỹ lương cơ bản của năm 2002 được xác định như sau: Quỹ lương cơ bản Hệ số lương cơ bản bỡnh quõn Số lao động thuộc biờn chế = x = x 2,695 12 = 1.800.000.000(đồng) x 12 thỏng x 210.000 265 x Nhà máy thực hiện tính BHYT, BHXH, KPCĐ như sau: * KPCĐ được trích 2% trên Tổng quỹ lương phải trả trong tháng. Trích KPCĐ tháng 12/2002: 894.578.066 x 2% = 17.891.561 (đồng). * BHXH và BHYT được trích lần lượt là 15% và 2% theo Quỹ lương cơ bản. Tuy nhiên, do nhà máy sản xuất theo mùa vụ (từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau) nên BHXH cà BHYT tuy được trích cho cả năm nhưng chỉ tiến hành phân bổ vài chi phí sản xuất của các tháng trong vụ (6 tháng). Trích BHXH (năm 2002): 1.800.000.000 x 15% = 270.000.000 (đồng) Phân bổ cho tháng 12/2002: 270.000.000 /6 = 45.000.000 (đồng) Trích BHYT (năm 2003): 1.800.000.000 x 2% = 36.000.000 (đồng) Phân bổ cho tháng 12: 36.000.000/6 = 6.000.000 (đồng) Sau khi tính lương tháng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhânviên quản lý nhà máy cũng như các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, xácđịnh quỹ lương bổ sung, them giờ cho công nhân làm tăng giờ, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Bảng số 05). Bảng 05: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Khoản mục Lương TK 334 KPCĐ TK 3382 BHXH TK 3383 BHYT TK 3384 Cộng BH & KPCĐ Tổng cộng CPNCTT (TK 622) - BPCB (TK 622001) - BP thu mua - BP vận chuyển 894.578.066 17.891.561 45.000.000 6.000.000 68.891.561 1.009.182.127 Cộng Kế toán tiến hành định khoản chi phí như sau: Nợ TK 622001 1.009.182.127 Có TK 334 894.578.066 Có TK 3382 17.891.561 Có TK 3383 45.000.000 Có TK 3384 6.000.000 Ngoài ra, chi phí công nhân trực tiếp bộ phận chế biến của nhà máy trong tháng sản xuất còn bao gồm chiphí ăn ca cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí ăn ca trong tháng 12/2002: 45.712.500 (đồng) Kế toán tiến hành định khoản Nợ TK 622001 45.712.500 Có TK 111 45.712.500 Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc kể trên sau khi đã kiểm tra và Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán viên lấy số liệu ghi trực tiếp vào Bảng kê số 04 (Bảng số 10) và Nhật ký chứng từ số 07 (bảng số 11). Cuối tháng khóa sổ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa nhật ký chứng từ và bảng kê, lấy số liệu tổng cộng từ nhật ký chứng từ số 07 vào sổ cai TK 6202001 (Bảng số 06). Bảng số 06 Số dư đầu năm Nợ Cú Ghi cú cỏc tài khoản, đối ứng Nợ tài khoản này Thỏng 1 … Thỏng 12 Cộng TK 334 894.578.006 TK 338 68.891.561 TK 111 45.712.500 Cộng số phỏt sinh nợ 1.009.182.127 Cộng số phỏt sinh cú 1.009.182.127 Số dư cuối thỏng Nợ Cú Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy đường Quảng Phú - công ty đường Quảng Ngãi. I. Nhận xét chung về công tác kế toán Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu công tác hạch toán kế toán ở nhà máy nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy công tác kế toán tại nhà máy nhìn chung là khoa học và hợp lý. Điều này được thể hiện ở các điểm sau: Bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản gọn nhẹ, nhưng hoạt động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu công việc. Trình độ năng lực của nhân viên kế toán nói chung rất vững vàng, đảm đương tốt phần việc được đảm trách. Trong những năm qua, phòng tài chính kế toán đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo nhà máy, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành tốt quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ nguồn vốn của nhà máy. Đồng thời tập thể nhân viên phòng không ngừng tiếp thu kiến thức mới nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa về chất lượng công tác kế toán tại nhà máy. Về hình thức sổ kế toán, hiện nay, nhà máy đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Nhà máy cho rằng hình thức sổ này phù hợp với bộ máy kế toán, đặc điểm tổ chức kinh doanh và yêu cầu thông tin kế toán tại nhà máy: thuận tiện cho công việc chuyên môn hóa công tác kế toán và giảm số lượng ghi sổ. Tuy nhiên hình thức ghi sổ này vẫn còn những hạn chế nhất định như công việc dồn nhiều vào cuối tháng, khối lượng ghi sổ có giảm song số lượng sổ và loại sổ còn nhiều, kết cấu sổ phức tạp cho nên đòi hỏi trình độ nhân viên cao. Hơn nữa, hình thức ghi sổ này rất khó khăn cho việc áp dụng kế toán trên máy vi tính. Bên cạnh đó, vì là đơn vị trực thuộc công ty đường Quảng Ngãi nên công việc kế toán ở nhà máy được thực hiện theo chỉ đạo của Công ty đôi lúc không khỏi cứng nhắc, ít linh hoạt và không đủ kịp thời trong việc lập báo cáo quyết toán cuối kỳ. II. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo quy định, bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, và các khoản trích BHYT,BHXH, KPCĐ trên tiền lương của lao động. Trên thực tế tại nhà máy, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp gồm những khoản phải trả cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên văn phòng nhà máy. Cách hạch toán như vậy là chưa đúng nguyên tắc tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm; vì vậy, cần tách riêng chi phí nhân công cho từng bộ phận và tập hợp vào các tài khoản tương ứng: * TK 622001: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp ở bộ phận chế biến. * TK 627001: phản ánh chi phí nhân viên quản lý phân xưởng ở bộ phận chế biến * TK 642: phản ánh chi phí nhân viên quản lý văn phòng. Chi phí tiền lương của từng bộ phận có thể được xác đinh được qua mỗi lần trả lương vì khi xây dựng đơn giá lương sản phẩm đã bao gồm cả yếu tố nhân viên văn phòng (nghĩa là chi phí nhân viên văn phòng đã được tính vào giá thành sản xuất qua đơn giá lương sản phẩm). Kế toán cũng được xác định được chi phí nhân công của từng bộ phận; trong đó, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm khoảng 80%, chi phí nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng 5%, chi phí nhân viên văn phòng 15%. Theo số liệu tháng 12/2002, tổng quỹ lương phải trả ở nhà máy là 894.578.066 đồng, được phân bổ theo Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (bảng số 13) sau: Bảng 13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12/2002 Khoản mục Lương KPCĐ BHXH BHYT Cộng BH & KPCĐ Tổng cộng 334 3382 3383 3384 622001 670933550 13418671 33750000 4500000 51668671 722602221 627001 5591129 111823 2812500 375000 3299323 8890452 642 218053387 4361068 8437500 1125000 13923568 231976955 Cộng 894578066 17891562 45000000 6000000 68891562 963469628 Căn cứ vào số liệu trên Bảng 13 ở trên, kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 622001 722.602.221 Có TK 334 670.933.550 Có TK 338 51.668.571 Chi phí ăn ca là khoản chi phí hỗ trợ cho công nhân, nhân viên; được tính theo từng bộ phận như tiền lương và các khoản trích theo lương. Thực tế tại nhà máy, chi phí ăn ca được kế toán tập hợp toàn bộ vào TK 622001 – “chi phí nhân công trực tiếp tại bộ phận chế biến”. Việc hạch toán như vậy là không thật chính xác; do đó cần tách rời chi phí ăn ca của từng bộ phận, tập hợp vào những tài khoản chi phí sản xuất tương ứng. Theo số liệu thang 12/2002, chi phí ăn ca tập hợp được là 45.712.500 đồng sẽ được phân bổ cho các bộ phận theo tiêu thức phân bổ là số lao động của từng bộ phận. Chi phí phân bổ được cụ thể như sau: - Bộ phận sản xuất: 33.957.600 đồng. - Bộ phận phân xưởng:5.290.760 đồng. - Bộ phận quản lý: 6.464.140 đồng. Kế toán định khoản: Nợ TK 622001 33.957.600 Có TK 111 33.957.600 Ngoài ra tại nhà máy còn phát sinh khoản chi phí bồi dưỡng cho công nhân làm ca 3 (gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng). Khoản chi phí này được kế toán nhà máy tập hợp hết vào tài khoản 627001 – “chi phí sản xuất chung ở bộ phận chế biến” đối ứng với tài khoản 334 – “phải trả công nhân viên” như hiện tại là không hợp lý, cần được phân bổ riêng cho từng bộ phận như chi phí ăn ca nói trên và tập hợp lại vào các tài khoản 622001, 627001 tương ứng, đố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1113.doc
Tài liệu liên quan