Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNGVỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3

I. Vai trò hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 3

II. Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1. Chi phí sản xuất 5

2. Giá thành sản phẩm 9

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12

II ) Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 13

1.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 13

2) Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 14

3. Hạch toán chi phí sản xuất 15

3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 15

3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18

3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 20

3.4 Hạch toán chi phí phải trả 21

3.5 Hạch toán chi phí trả trước 23

4. Hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp 24

4.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.24

4.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 25

III. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 27

1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27

2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 28

3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản phẩm định mức 29

IV.Phương pháp tính giá thành sản phẩm 29

1- Đối tượng tính giá thành. 29

2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 31

2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 32

2.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 32

2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 33

2.4 Phương pháp tính giá thành phân bước 34

2.5 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí 36

2.6 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 36

2.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức. 37

V. Hình thức sổ sách kế toán chi phí sản xuất. 39

PHẦN II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM 42

I. Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động sản xuất của công ty may Hồ Gươm 42

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Hồ Gươm 42

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở công ty may Hồ Gươm. 46

2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. 46

2. 2- Tổ chức quản lý ở công ty may Hồ Gươm. 48

2.3 Tổ chức bộ may máy kế toán của công ty may Hồ Gươm: 50

II. Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. 53

1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất của công ty may Hồ Gươm. 53

2. Phân loại chi phí sản xuất của công ty may Hồ Gươm. 54

3. Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty may Hồ Gươm. 54

4. Đối tượng hợp chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm 55

5. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 56

5.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu 56

5.2 Hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 61

5.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 66

5.4 Hạch toán chi phí sản xuất toàn công ty. 70

5.5 Công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở công ty may Hồ Gươm 71

II. Tình hình thực tế về công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. 72

1. Công tác quản lý giá thành công ty may Hồ Gươm 11 72

2. Đối tượng đánh giá ở công ty may Hồ Gươm. 72

3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. 73

3.1. Xác định hệ số giá thành 73

3.2. Trình tự và phương pháp tính giá thành ở công ty may Hồ Gươm.73

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM 77

I) Đánh giá khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm 77

1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản. 77

2. Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục: 78

III) Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm may gia công ở công ty may Hồ Gươm. 81

KẾT LUẬN 89

 

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là do kết quả của việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động tiết kiệm vật tư, sử dụng lãng phí lao động vật tư - Hạch toán chênh lệch định mức được đặc biệt coi trọng trong giá thành định mức vì vậy cần phải tập hợp kịp thời chính xác. Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: Tuỳ theo từng điều kiện để vận dụng và có thể sử dụng các phương pháp như là phương pháp chứng từ báo động Phương pháp phiếu cắt vật liệu . Dùng phương pháp kiểm kê. Còn đối với trường hợp tiết kiệm nguyên vật liệu có thể dùng phiếu báo vật tư. Đối với chi phí nhân công trực tiếp là trường hợp phải trả thêm lương ngoài định mức thường là : Đối với chi phí sản xuất chung thì chênh lệch định mứcthường là chênh lệch định mức dự toán chi phí đã được duyệt và thông thường có thể tính chênh lệch định mức của chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. V. Hình thức sổ sách kế toán chi phí sản xuất. Hình thức nhật ký chứng từ là hình thức thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu chế độ quản lý tương đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao và vững vàng Hình nhật ký chứng từ có 3 nhược điểm sau: Ưu điểm : Giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác. Nhược điểm : Do kết hợp nhiều mặt nên kết cấu sổ phức tạp không thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kinh tế. Công ty may Hồ Gươm áp dụng hình thức nhật ký chứng từ + Nguyên tắc tổ chức sổ sách kết toán theo hình thức nhật ký chứng từ như sau: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo bên có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kế toán đó theo các TK đối ứng nợ. + Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý và lập báo cáo kế toán, kết hợp hạch toán tổng hợp và chi tiết, hạch toán theo thời gian và hệ thống trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép + Tập hợp và hệ thống hoá các nhật ký chứng từ phát sinh trong nhật ký chứng từ và sổ chi tiết theo yêu cầu lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho quản lý. + Hạch toán chi phí sản xuất theo hình thực nhật ký chứng từ có các loại sổ sách sau: * Sổ nhật ký chứng từ số 7 Ghi có các TK 142, TK 152, TK153,TK154,TK 334, TK 335,TK 338,TK 214,các tài khoản khác chi bằng tiền trên nhật ký chứng từ số 1, 2 2..Tài khoản 622,TK 627, TK 621 * Bảng phân bổ số 1,2,3, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định để ghi vaò bảng kê số 4. * Bảng kê 4,5,6 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 * Sổ cái TK 621,TK622,TK627,TK154,sổ cái được mở cho từng tài khoản và mở cho cả năm trong đó bao gồm số dư đầu kỳ ,số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sơ đồ 09 : Trình tự hạch toán chi phí sản xuất ( Theo hình thức nhật ký chứng từ ) Bảng phânbổ Số 1,số 2 Chứng từ chi phí Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Nhật ký chứng Từ số 7 Sổ cáI TK 621,622, 627,154 Phiếu tính giá thành Phần II Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm I. Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động sản xuất của công ty may Hồ Gươm Tên đơn vị : Công ty may Hồ Gươm Tên giao dịch: Hồ Gươm Garment Company Tên viết tắt : HOGACO Trụ sở : 210- Trương Định- Hai Bà Trưng Chi nhánh :TT Bần, Mỹ Hào- Hưng Yên. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Hồ Gươm Công ty may Hồ Gươm là sản xuất và xuất khẩu may "Confectinex" trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam.Công ty may Hồ Gươm được thành lập theo quyết định số 147 QĐ- TCLĐ ngày 25/11/1995 của tổng công ty dệt may Việt Nam. Thực ra công ty đã trải qua một quá trình phát triển khá nhanh với tiền thân là "xưởng may II" của xí nghiệp sản xuất và dịch vụ. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và được sự cho phép của tổng công ty dệt may Việt Nam. Xưởng may II được tách ra trở thành một doanh nghiệp kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của tổng công ty dệt may Việt Nam. Ban đầu khi mới thành lập công ty có tên là" xí nghiệp may thời trang Trương Định". Trong những ngày đầu thành lập, xí nhgiệp gặp không ít khó khăn với 246 cán bộ, công nhân viên được phân bổ cho hai phân xưởng sản xuất và bốn phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ tốt nghiệp đại học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít, số công nhân có tay nghề cao chưa nhiều, do vậy công ty luôn phải cử người đi học và mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân mới được tuyển dụng. Về cơ sở vật chất, hầu hết thiết bị máy móc của công ty đều đã lạc hậu, cũ kỹ. Tổng diện tichá sử dụng ban đầu là 1280m2 trên diện tích mặt bằng đất đai là 335m gồm đơn nguyên nhà, nhà hai tầng và nhà ba tầng, hệ thống kho tàng thiếu thốn chật chội. Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Công ty, chỉ sau một thời gian ngắn Công ty không những vượt qua khó khăn mà còn thu đựơc những thành quả đáng kể. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng trưởng bình quân tăng trên 30%năm, thu nhập bình quân người lao động tăng 15%năm. Trong những năm qua lãnh đạo công ty luôn luôn quan tâm tới việc đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, tìm hiểu người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường để đưa vào sản xuất những mặt hàng mới. Nhờ vậy công ty đã có những sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại và chất lượng được tạo ra uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Ngày 10/3/1998 theo quyết định số 215QĐ- TCLĐ của tổng công ty dệt may Việt Nam cho phép công ty đổi tên thành" công ty may Hồ Gươm ". Quyết định này của tổng công ty dệt may Việt Nam đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi bầu không khí cho mọi hoạt động của đơn vị và tiếp thêm một sinh lực mới cho cán bộ công nhân viên công ty may Hồ Gươm. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu. Hàng năm công ty đã sản xuất 1-1,5 triệu sản phẩm/năm. Trong đó hàng may mặc xuất khẩu là chủ yếu chiếm tỷ trọng 90% còn lại phục vụ nhu cầu nội địa. Công ty chủ yếu sản xuất đảm bảo khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng trong và ngoài nước với các mặt hàng thời trang đa dạng và một phần sản xuất nhăm giữ ổn định sản xuất trong các điều kiện biến động mạnh của các mặt hàng thời trang mang tính chất mùa vụ theo yêu cầu của khách hàng của thị trường mà công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm với tính chất đa dạng của mặt hàng thời trang. Mặt hàng chủ yếu của công ty may là: jacket, sơ mi, complex, áo váy các loại, quần áo cho ngưòi lớn và trẻ em. Chính nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân trong công ty mà sản lượng của công ty đã đạt khá cao góp phần không nhỏ vào sản lượng dệt may trong toàn ngành dệt may Việt Nam. Sản phẩm của công ty xuất khẩu và có uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Với chính sách thực hiện đổi mới công nghiệp, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty đảm bảo cung ứng một cách đầy đủ kịp thời nhanh chóngcho mọi đối tượng khách hàng theo đúng chủng loại yêu cầu với chất lượng tốt, số lượng chính xác, giá cả hợp lý. mặt khác do quản lý chặt chẽ mạng lưói phân phối công ty được sự tín nhiệm của khách hàng nên mấy năm gần đây công ty đã chiếm được một phần thị trường lớn cụ thể là: + Khu vực Châu á bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc, Singapo. + Khu vực Châu Âu bao gồm: Canada, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha Ngoài ra còn có các bạn hàng ở Mỹ và ở các nước Bắc Âu. Khách hàng là thế lực đầu tiên và quan trọng tác động đến sụ tồn tại của công ty. Chính vì vậy công ty luôn quan tâm đến các vấn đề như chất lượng hàng hoá, giá cả dịch vụ sau bán hàng, điều kiện giao hàng và đặc biệt là thời gian giao hàng. Cho đến nay có thể nói công ty may Hồ Gươm đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường Là một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả. Công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại và không ngừng cải tién mẫu mã sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động. Để có cái nhìn toàn diện hơn về công ty may Hồ Gươm ta có thể xem qua những con số mà công ty đã đạt được trong những năm qua cho thấy hướng đi vững chắc của công ty.( Biểu số 01) Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư về chiều sâu, đổi mới công nghệ đưa vào hoạt động những máy móc thiết bị hiện đại có công nghệ tiên tiến và mở rộng diện tích sử dụng. Đồng thời công ty vẫn liên tục mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, tuyển dụng thêm công nhân, mở rộng qui mô sản xuất. Công ty đã đưa ra mục tiêu thực hiện trong những năm tiếp theo. Chỉ tiêu/năm Đ vị tính 1998 1999 K.hoạch 2000 1. Tài sản cố định. - Nguyên giá - Hao mòn 2. Tổng doanh thu 3. Tổng quỹ lương 4. Tiền thưởng 5. Tổng thu nhập 6. Tiền lương bình quân 7. Thu nhập bình quân Đồng - - - - - - - - 7.572.69.783 2.049.844.594 924.004.879 2.649.323.656 340.254.110 2.583.382.350 598.798 606.428 8.739.978.663 3.698.561.242 15.002.008.492 4.521.718.856 598.988.734 4.050.596.563 794.235 800.523 9.793.333.000 4.877.698.000 20.057.000.000 5.500.800.000 650.778.000 8.700.000.000 920..000 980.000 Tăng trưởng bình quân đạt 10% đến 15% Doanh thu tăng mỗi năm là 25% Thu nhập bình quân của người lao động tăng 18% Mục tiêu công ty đặt ra là có cơ sở có khả năng đạt được. trong điều kiện hiện nay, tiềm năng của công ty sẽ có điều kiện phát huy và một điều chắc chắn là công ty có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh. Thành tích của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước nói chung và ngành dệt may Việt nam nói riêng. Chính vì vậy tháng 9 năm 1998 công ty đã tặng bằng khen vê sản lượng sản phẩm của tổng công ty dệt may Việt Nam. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở công ty may Hồ Gươm. 2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. Trong các doanh nghiệp sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Vì vậy trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của công ty chúng ta đề cập đến quy trình sản xuất toàn công ty may Hồ Gươm là một công ty công nghiệp chế biến, đối tượng chế biến là vải được cắt và may thành rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng lại có mức độ phức tạp khác nhau phụ thuộc vào mốt và số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt cho từng mặt hàng nên tuy chủng loại mặt hàng khác nhau nhưng đều được tiến hành trên một dây chuyền không tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian. Mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại vải khác nhau hoặc có nhiều mặt hàng được may cùng loại vải, do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức của mỗi loại chí phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng có sự khác nhau. Đặc điểm sản xuất của công ty may Hồ Gươm là sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm công ty là hàng may mặc do vậy rất đa dạng, có nhiều chủng loại khác nhau tuy nhiên nhìn chung mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau theo một quy trình công nghệ sản xuất sau đây. Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu ( vải) Cắt May Thêu, giặt, mác Nhập kho thành phẩm Đóng gói, đóng kiện Là hoàn thiện sản phẩm Vật liệu phụ Sản phẩm của công ty là hàng may mặc, do vậy đối tượng chủ yếu là vải. Từ nguyên liệu vải thô ban đầu để trở thành sản phẩm hoàn thiện phải trải qua các công đoạn như sau: cắt, may, là, đóng gói. a. Công đoạn cắt: - Trải vải. - Cắt pha. - Cắt gọt chi tiết chính xác - Đánh số. - Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm rồi chuyển sang tổ may. b. Công đoạn may: - May lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật (may cổ, may tay) - Kiểm tra chất lượng thành phẩm rồi chuyển sang tổ là. c. Công đoạn là: - Là thành phẩm theo đúng quy trình, yêu cầu chất lượng. - Gấp, cài nhãn các loại thẻ bài, hoàn thiện sản phẩm. d. Cuối cùng là công đoạn đóng gói thành phẩm sau đó nhập kho thành phẩm. Riêng đối với mặt hàng tẩy và mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói còn phải trải qua giai đoạn tẩy, mài hoặc thêu. Quy trình công nghệ là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy sản xuất của công ty. Do đó ở công ty may Hồ Gươm các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín. + Phân xưởng I gồm: - Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9, tổ may 11, tổ may 13 chuyên may các loại áo váy cho trẻ em và người lớn. - Tổ cắt thực hiện công đoạn cắt vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà phòng kỹ thuật đề ra. - Tổ thêu, là, đóng gói, thực hiện các chức năng hoàn thiện sản phẩm. + Phân xưởng II gồm: - Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10, tổ may 12, tổ may 14 thường xuyên may các loại quần, complex, jacket - Tổ cắt - Tổ thêu, là, đóng gói. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng hai phân xưởng có thể cùng kết hợp để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức sản xuất tai công ty may Hồ Gươm Các phân xưởng Phân xưởng I Phân xưởng II Tổ cắt Tổ 1,3 Tổ 5,7 Tổ 9, 11 Tổ 13 Tổ là thêu đóng gói Tổ cắt Tổ 2,4 Tổ 6,8 Tổ 10, 12 Tổ 14 Tổ thêu là đóng gói 2. 2- Tổ chức quản lý ở công ty may Hồ Gươm. Công ty may Hồ Gươm là công ty hạch toán kinh doanh độc lập trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu. trên công ty có các ban giám đốc, dưới là phòng ban chức năng. + Ban giám đốc gồm một giám đốc, một phó giám đốc và một trưởng phòng kế toán. - Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh theo một chế độ thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ may quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất. + Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm: - Phòng kế toán tài vụ: Có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo chính xác, đôn dốc nhắc nhở việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các phân xưởng và trong toàn công ty. Xác định kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đieuù hành sản xuất ký kết các hợp đồng sản xuất đảm bảo về chất lượng và số lượng cũng như chủng loại - Phòng thị trường: Tìm khách hàng để ký kết gia công may mặc và mua bán dứt khoát, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách hàng nước ngoàicùng với các phòng chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết. - Phòng kỹ thụt và kiểm tra chất lượng sản phẩm, xây dựng và quản lý theo dõi các quy trình vi phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi có kế hoạch thì triển khai giác mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hưỡng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và cả chất lượng nguyên vật liệu phụ xuất từ kho của các phân xưởng. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức và chỉ đạo điều độ tiến độ sản xuất, điều hoà bố trí tuyển dụng lao động và giải quyết các vấn đề tiền lương. Sau đó chuyển lên phòng kế toán để lập bảng phân bổ tiền lươngvà bảo hiểm xã hội. - Phòng bảo vệ và ban xây dựng cơ bản: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự trong nội bộ công ty. Quản lý giám sát quá trình xây dựng, chịu trách nhiệm với ban giám đốc về chất lượng kỹ thuật và tiến độ thi cônghiên cứuác công trình. - Mỗi phòng ban của công ty, tuy có nhiệm vụ chức năng khác nhau, song có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức quản lý ở công ty may Hồ Gươm . Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch Phòng thị trường Phòng kỹ thuật và KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ và ban xây dựng 2.3 Tổ chức bộ may máy kế toán của công ty may Hồ Gươm: Do đặc điểm của loại hình kinh doanh khá phức tạp các nghiệp vụ phát sinh với khối lượng lớn nên yêu cầu bộ máy kế toán của công ty phải được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và sử dụng hình thức ...để hạch toán. Phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ các phân xưởng sản xuất không có tổ chức bộ máy riêng. Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất với nhiệm vụ, tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty.Về nguyên tắc, cơ cấu kinh tế được tổ chức theo phần hành .. kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép việc, nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Tại các xí nghiệp thành viên nhân viên hạch toán có nhiệm vụ làm các công việc sau: - Tại kho công ty thủ kho phải tuân theo chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuầt kho để ghi vào thẻ kho, cuối tháng lên bảng nhập, xuất, tồn, chuyển lên phòng kế toán của công ty. ngoài ra còn phải tiến hành đo đếm các nguyên vật liệu trước khi cấp phát cho xí nghiệp thành viên. - Tại các phân xưởng: Nhân viên thống kê phân xưởng phải theo dõi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất dến khi giao sản phẩm cho công ty. Các xí nghiệp may phải theo dõi từng chủng loại vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mã hàng. Số lượng nguyên vật liệu được cắt ra từ nguyên vật liệu ấy, theo dõi số lượng bán thành phẩm, tình hình sản xuất đạt được để tính lương cho công nhân. Cuối tháng phải lập báo cáo nguyên vật liệu, báo cáo chế biến, báo cáo sản phẩm dở dang để chuyển lên phòng kế toán. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của công ty, bộ máy kế toán của công ty may Hồ Gươm có bốn cán bộ, được tổ chức theo các phần hành kế toán sau: - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và làm công việc kế toán tài sản cố định(TSCĐ), nguồn vốn công nợ của công ty. Trong phần hành này kế toán phụ trách tài khoản 211, TK 214, TK 411, TK 412... Phân loại TSCĐ hiện có của công ty và tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính bình quân.. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 3 “Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ “ vào NKCT.. số 9” Ghi có TK 211". Ngoài ra kế toán theo dõi công nợ phải thu, phải trả của công ty với khách hàng. ở phần hành này kế toán có trách nhiệm hạch toán TK 131, 136, 138, 331, kế toán ghi sổ kế toán cho từng đối tượng cụ thể và lập NKCT.. số 5 bảng hệ số 11. Mặt khác kế toán còn phải tập hợp số liệu kế toán toàn công ty để báo cáo kế toán theo quý. Cuối niên độ kế toán lập báo cáo tài chính năm và thuyết minh báo cáo tài chính. - Kế toán tập hợp chi phí và tính toán thành phẩm, kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ căn cứ vào chứng từ nhập xuất vật liệu, công cụ, thành phẩm mà thủ kho gửi lên ..và các TK 152, 153, 135, vào sổ chi tiết vật tư thành phẩm. Cuối kỳ tổng hợp số liệu, lập báo cáo vật liệu theo quý. Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ, cho quá trình sản xuất kế toán vào TK 621, TK 627. Căn cứ vào bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương để tập hợp vào TK 622. Đó là cơ sở để kế toán tập hợp số liệu tính toán giá thành sản phẩm với phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng. - Bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và doanh thu bán hàng. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu chi, thì kế toán viết phiếu thu chi. Hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Ngân hàng đầu tư và phất triển Hà Nội, ngân hàng ngoại thương. Kế toán quản lý các TK 111, TK 112, TK 413 và chi tiết từng tài khoản. Thường thì kế toán lập NKCT số 1, NKCT số 2, bảng kệ số 1, bảng kệ số 2 vào mỗi quý. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng của công ty. Thủ quỹ kiêm bộ phận kế toán tiền lương, tại khâu này kế toán phụ trách TK 334, TK 338 (TK 338.2, TK 338.3, TK 338.4). Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của công nhân theo báo cáo của các phân xưởng và đơn giá lương được hưởng để tính ra số lương phải trả cho công nhân viên, căn cứ vào bậc lương để tính lương cho cán bộ quản lý. Cuối mỗi tháng lập bảng thanh toán lương và bảng phân bổ số 1 với chức năng chính là một thủ quỹ phải chịu trách nhiệm quỹ tiền mặt với công ty. Thủ quỹ căn cư vào phiếu thu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi vào sổ quỹ vốn thu hoặc chi để làm căn cứ đối chiếu với sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền của kế toán tiền mặt. Nếu sự đối chiếu nay không khớp nhau thì cả hai phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp xư lý thích hợp. Công ty đã xây dựng hệ thống TK trên cơ sở những quy định về hệ thống TK chung do các doanh nghiệp do bộ tài chính ban hành và áp dụng từ ngày 11/11/1995. Sau đó có một số thay đổi từ ngày 1/1/1996. Công ty đã sử dụng gần hết 74 TK do bộ tài chính ban hành và cũng bắt đầu sử dụng TK 133 " Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ " từ ngày 1/1/1999. Sơ đồ 05: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty may Hồ Gươm Kế toán trưởng Kiêm kế toán tổng họp, kế toán TSCĐvà nguồn vốn Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành, kế toán, vật tư thành phẩm Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và doanh thu Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch Phòng thị trường Phòng kỹ thuật và KCS Phòng bảo vệ và ban xây dựng Phòng tổ chức hành chính II. Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty may Hồ Gươm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Hồ Gươm rất phong phú, đa dạng, bao gồm sản xuất gia công hàng may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước, ngoài ra công ty còn tìm nguồn nguyên liệu, vật liệu trong và ngoài nước, đồng thời còn tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm ( hay còn gọi là hình thức ..). Để nghiên cứu được tập trung, có chiều sâu và đem lại hiệu quả, trong đề tài này em chỉ đề cập đến loại hình sản xuất thứ nhất - loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng. Vì đây là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may và cũng chiếm 80% lợi nhuận từ hoạt động của công ty. 1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất của công ty may Hồ Gươm. Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất khác mà điểm khác biệt lớn nhất và rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm có đặc điểm nổi bật là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính và nguyên liệu vật liệu phụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công, nguyên liệu, vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho công ty theo đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu, trực tiếp phần chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu đó ( dùng cho sản xuất trong kỳ ) từ cảng về kho của công ty. Trong quá trình kiểm nhận tại kho, nếu thấy thiếu công ty sẽ báo cáo cho khách hàng biết và trường hợp khách hàng có yêu cầu, công ty sẽ mua hộ số nguyên vật liệu phụ đó và khách hàng sẽ thanh toán cho công ty sau. Ngoài ra trong quá trình sản xuất gia công. Công ty có thể không dùng hết số nguyên phụ liệu đó của khách hàng do tiết kiệm được, thì phần tiết kiệm đó công ty sẽ được hưởng không hạch toán vào giảm chi phí sản xuất. 2. Phân loại chi phí sản xuất của công ty may Hồ Gươm. Chi phí sản xuất ở công ty may Hồ Gươm được phân loại dựa trên căn cứ mục đích và công cụ của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được chia ra thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ tính đến chi phí cho việc vận chuyển nguyên liệu, vật liệu do khách hàng chuyển đến từ cảng về kho của công ty. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất mặt hàng gia công đó. Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng phân xưởng như tiền lương cán bộ phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng.. 3. Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty may Hồ Gươm. Cũng như nhiều công ty may khác trong tổng công ty dệt may Việt Nam việc quản lý chi phí sản xuất đã trở thành vấn đề sống còn đối với công ty may Hồ Gươm, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Với tính chất đặc thù của nghành may sản xuất mang tính ổn định ít biến động, việc công ty áp dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3190.doc
Tài liệu liên quan