LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP. 3
I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp. 3
1.1. Bản chất của chi phí sản xuất. 3
1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 4
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. 4
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. 5
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành. 7
1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. 7
1.3. Vai trò và chức năng của chi phí. 8
II. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 8
2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm: 8
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 9
2.1.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành: 9
2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: 10
III. mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ý nghĩa của việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10
3.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10
3.2. Ý nghĩa của việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 11
3.3. Vai trò của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 11
IV. Sự cần thiết và nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp. 12
V. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp. 13
5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm và mối quan hệ giữa chúng. 13
5.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 13
5.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 14
5.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 14
5.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành. 15
5.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 15
5.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 16
5.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và trình tự tính giá thành sản phẩm. 18
5.3.1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 18
5.3.2. Trình tự tính giá thành sản phẩm. 19
5.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 19
5.4.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thuờng xuyên. 20
5.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 36
VI. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo các hình thức sổ kế toán. 40
6.1. Hình thức sổ “nhật ký chung”. 40
6.2. Hình thức Nhật ký - Sổ cái. 41
6.3. Hình thức chứng từ - ghi sổ. 42
6.4. Hình thức Nhật ký chứng từ. 43
PHẦN II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG II. 44
I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 44
II. đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 46
1. Tổ chức sản xuất 46
2. Quy trình công nghệ 46
III. Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp. 48
IV. Đặc điểm tổ chức kế toán của xí nghiệp. 50
1. Bộ máy kế toán 50
2. Hình thức kế toán áp dụng tại xí nghiệp. 53
3. Phương pháp kế toán hàng tồn kho 56
4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 56
5. Niên độ kế toán, kỳ kế toán. 57
V. Công tác hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp DPTWII. 57
5.1. Đặc điểm và việc phân loại chi phí sản xuất. 57
5.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 58
5.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 58
5.4. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất ở xí nghiệp DPTWII. 59
5.1.4. Tài khoản sử dụng. 59
5.4.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 60
5.4.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 63
5.4.4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định. 65
5.4.6. Hạch toán các khoản chi phí khác bằng tiền 69
5.4.7. Hạch toán chi phí trả trước và chi phí phải trả. 70
5.4.8. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 71
5.4.9. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 72
IV. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm trung ương II. 73
6.1. Đối tượng tính giá thành. 73
6.2. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành. 73
6.3. Trình tự tính giá thành. 74
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG II. 78
3.1. Một số nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Dược phẩm trung ương II. 78
3.2. Những tồn tại, phương hướng hoàn thiện và giải pháp. 80
3.2.1. Vấn đề hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng. 80
3.2.2. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ. 81
3.2.3. Vấn đề hạch toán chi phí nguyên vật liệu. 82
3.3. Tổ chức ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng tại xí nghiệp. 83
3.4. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm mặt hàng Ampicillin 0,25 - 250V. 85
KẾT LUẬN 86
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
a. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Các phần trên đây đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, toàn doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo đối tượng, phân xưởng, sản phẩm...)
Nợ TK 154
Có TK 621
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng, lao vụ (chi tiết theo đối tượng)
Nợ TK 154
Có TK 622
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ (chi tiết theo đối tượng)
Nợ TK154
Có TK 627
- Giá trị ghi giảm chi phí
+ Phế liệu thu hồi
Nợ TK 152
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ...)
+ Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Nợ TK 138, 152
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, lao vụ....)
+ Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất.
Nợ TK liên quan (138, 821....)
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, lao vụ)
+ Vật tư xuất dùng không hết nhập lại kho (nếu chưa phản ánh ở TK 621)
Nợ TK 152
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ)
- Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho.
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm.
Nợ TK 157: Gửi bán.
Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng.
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ....)
Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm.
TK 621
TK 622
TK 627
TK 154
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
TK 152, 138
TK 155
TK 157
TK 632
Các khoản ghi giảm chi phí
Nhập kho
Gửi bán
Tiêu thụ thẳng
Tổng giá thành
b. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
* Với thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.
* Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung còn các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương. Trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Cụ thể:
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến so với thành phẩm
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp: Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp mà không tính đến chi phí khác.
- Xác định giá trị thành phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào các định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
- Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang.
5.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
5.4.2.1. Tài khoản sử dụng.
Ngoài các tài khoản được sử dụng ở phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán còn sử dụng tài khoản 631 – Giá thành sản xuất. TK này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bên nợ: - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
- Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
Bên có: - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
- Tổng hợp giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
TK 631 cuối kỳ không có số dư và được hạch toán chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ đội sản xuất....) và theo loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm.
Có TK liên quan (111, 112, 411, 331....)
Trên cơ sở số phát sinh nợ TK 611 (611) và kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất, tiêu thụ, quản lý trong kỳ.
Nợ TK 621 (chi tiết theo đối tượng)
Có TK611 (611): Giá trị vật liệu xuất dùng.
Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo đối tượng).
Nợ TK 631
Có TK 621
5.4.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Về chi phí nhân công trực tiếp, các tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng bằng bút toán.
Nợ TK 631
Có TK 622.
5.4.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung, cuối kỳ được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó, sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ để tính giá thành và ghi.
Nợ TK631
Có TK 627.
5.4.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất.
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 631
Có TK 154
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nguyên vật liệu
Nợ TK 631
Có TK 621.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 631.
Có TK 622
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 631
Có TK 627
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo từng loại sản phẩm, dịch vụ....
Nợ TK 154
Có TK 631
- Cuối kỳ kết chuyển tổng sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp trong kỳ. Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng tương tự như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ 8. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
TK 631
TK 154
TK 632
Kết chuyển giá trị
spdd đầu kỳ
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Kết chuyển giá trị
spdd cuối kỳ
Tổng giá thành sản xuất
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
VI. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo các hình thức sổ kế toán.
6.1. Hình thức sổ “nhật ký chung”.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự.
Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Bảng phân bổ:
- Tiền lương, BHXH.
- Vật liệu, công cụ.
- Khấu hao TSCĐ.
Sổ cái TK 621, 622,
627, 154 (631)
Sổ chi tiết
TK 154 (631)
Sổ chi tiết
TK 621,622,627
Bảng tính giá thành sản phẩm
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
(1)
6.2. Hình thức Nhật ký - Sổ cái.
Theo hình thức Nhật ký - sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sỏ Nhật ký - sổ cái, việc hạch toán chi phí sản xuất có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 10: Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX theo hình thức Nhật ký - sổ cái.
Chứng từ gốc
Nhật ký
sổ cái
Bảng phân bổ:
- Tiền lương, BHXH.
- Vật liệu, công cụ.
- Khấu hao TSCĐ.
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết
TK 154 (631)
Sổ chi tiết
TK 621,622,627
(2)
6.3. Hình thức chứng từ - ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán CPSX theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Sổ cái TK 621, 622
,627, 154 (631)
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng phân bổ:
- Tiền lương, BHXH
- Vật liệu, công cụ
- Khấu hao TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Bảng phân bổ các TK621,622,627
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết
TK 154 (631)
Sổ chi tiết các
TK 621,622,627
Quan hệ đối chiếu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
6.4. Hình thức Nhật ký chứng từ.
Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên có của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sắn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.
Nhận ký chứng từ số 1, 2, 5, 6...
Bảng kê 3
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ:
- Tiền luơng, BHXH
- Vật liệu, công cụ
- Khấu hao TKCĐ
Bảng kê 4, 5, 6
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK621, 622, 627, 154 (631)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Sơ đồ 12: Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Phần II
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II.
I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
Xí nghiệp dược phẩm Trung ương II là một thành viên thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam - Bộ y tế, có nhiệm vụ sản xuất các loại thuốc tiêm, thuốc viên, cao xoa... để phòng, chống và chữa bệnh cho người. Thuốc chữa bệnh là loại hàng hoá đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Loại hình sản xuất của xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến.
Tiền thân của xí nghiệp là một xưởng bào chế quân dược của Cục quân y, có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội. Ngày 7/11/1960, xưởng được bàn giao sang Bộ y tế và từ đó mang tên xí nghiệp dược phẩn 6-1. Năm 1985, trải qua 25 năm trưởng thành, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng và đổi tên là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II. Theo quyết định số 388/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II được công nhận là một doanh nghiệp Nhà nước.
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II - Một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính với chức năng chủ yếu là sản xuất và bào chế thuốc tân dược, xí nghiệp đã sản xuất hàng năm khoảng 20% sản lượng thuốc các loại trong khối các xí nghiệp dược phẩm Trung ương, bao gồm các sản phẩm chủ yếu như: các loại thuốc tiêm, dịch truyền, vitamin, các loại thuốc được chế biến, chiết xuất từ các cây dược liệu của Việt Nam... và nhiều loại thuốc chữa bệnh khác với chất lượng cao.
Xuất phát từ những trang bị ban đầu do Liên Xô giúp đỡ, viện trợ với công xuất nhỏ 200 triệu thuốc viên, 10 triệu ống tiêm/năm, cho đến nay đã vượt trên 1 tỷ viên, 100 triệu ống tiên/năm và hàng nghìn kilôgam, lít các hoá chất, tinh dầu đã được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ y tế và Tổng công ty Dược, trong suốt 38 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao, các khoản nộp ngân sách... vừa đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, vừa đầu tư tích luỹ mở rộng sản xuất, vừa đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm đến nay xí nghiệp là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành Dược Việt Nam.
Để thích nghi được với chơ chế quản lý mới, đứng trước những khó khăn như: sự khan hiếm vật tư, năng lương, nhà xưởng xuống cấp, điều kiện lao động nặng nhọc, hàng hoá tồn đọng, thiếu vốn. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã năng động kịp thời nắm bắt cơ hội cùng tập thể phát huy truyền thống của đơnvị Anh hùng để tìm ra hướng đi đúng đắn. Đó là việc tạo cho mình vốn ban đầu, cải thiện điều kiện lao động, đầu tư trang thiết bị mới để luôn đảm bảo đứng vững trên thị trường, mở rộng liên doanh, liênkết với các đơn vị và mở rộng thị trường bán sản phẩm.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được thể hiện qua các năm với một số chỉ tiêu sau.
Bảng số 1: Số liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm
TT
Các chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị tổng sản lượng
14.700
20.500
56.100
65.300
80.000
2
Doanh thu
42.241
62.9000
57.000
65.000
75.000
3
Thu nhập bình quân
0.49
0.52
0.581
0.574
0.75
II. đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1. Tổ chức sản xuất
Xét về cơ cấu ngành nghề, xí nghiệp Dược phẩm Trungương II là đơn vị chuyên về một ngành duy nhất đó là sản xuất thuốc các loại, với mặt bằng sản xuất tương đối rộng, khoảng 12.000m2, các bộ phận sản xuất được tách riêng theo nhiệm vụ, chức năng từng phần, xí nghiệp có ba phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ.
+ Ba phân xưởng sản xuất chính đó là:
- Phân xưởng thuốc tiêm: Có nhiệm vụ sản xuất thuốc tiêm, dịch truyền như: Glucose, Gentamicin, Viatmin B6, viatmin B12...
- Phân xưởng thuốc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc viên như: Erytromicin, Penicilin, Tetracilin, Panadol, Paracetamol.
Phân xưởng hoá: Chuyên sản xuất và chiết xuất tinh dầu, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, cao xoa...
+ Phân xưởng sản xuất phụ: đó là phân xưởng cơ khí, có nhiệm vụ chuyên phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị dùng cho sản xuất ...
Nhiệm vụ của phân xưởng là: sửa chữa, bảo dưỡng, máy móc thiết bị, cung cấp điện, hơi nước phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính.
2. Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ được thực hiện theo kiểu khép kín, bao gồm ba giai đoạn sản xuất như sau:
a. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất: Chuẩn bị đưa nguyên vật liệu, bao bì, tá dược... vào sản xuất.
b. Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất: Đưa nguyên vật liệu vào chặng đầu của dây truyền sản xuất, sau đó phân chia theo lô, theo mẻ, theo dõi hồ sơ sản xuất theo lô, theo mẻ mà ta phân chia.
c. Giai đoạn 3: giai đoạn kiểm nghiệm và nhập kho thành phẩm: Tiến hành kiểm nghiệm và đóng dấu xác nhận thành phẩm nhập kho đủ tiêu chuẩn.
Hiện nay, trong nhịp độ phát triển sản xuất của xí nghiệp, qui tình công nghệ sản xuất cũng được phát triển theo, có ba dây truyền sản xuất: Dây truyền sản xuất thuốc viên; Dây truyền sản xuất chiết xuất.
Sơ đồ 1: Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm
ống rỗng
ủ ống
Cắt ống
ống 250 ml
Rửa ống
Pha chế
Soi in
Kiểm tra đóng gói
Giao nhận
Đóng gói TP
Giải thích: Để sản xuất thuốc tiêm, công việc đầu tiên là chuẩn bị ống rỗng, sau đó tiến hành ủ ống, sau một thời gian ủ nhất định thì đem đi phát ống, rồi rửa ống (riêng đối với sản xuất dịch truyền không cần các thao tác như trên mà chỉ cần chuẩn bị ống rỗng 250 ml và đem đi rưả ống)
Sau khi đã có ống sạch, cho các loại tá dược vào ống và pha chế. Tiến hành soi xem thuốc đã pha có vẩn đục không rồi in dãn nhẵn mác. Bước tiếp theo là kiểm tra, đóng gói, giao nhận và cuối cùng là đóng gói gộp để chuẩn bị đem đi bán.
Sơ đồ 2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất thuốc viên
Nguyên vật liệu
Xay rây
Pha chế
Dập ủ viên
Kiểm tra đóng gói
Giao nhận
Đóng gói hộp
Giải thích: Đem nguyên vật liệu sang tổ xay rây thành bột nhỏ. Chuyển bột này sang bộ phận pha chế, đủ các thành phần tá dược thì cho dập thành viên. Tiến hành đóng gói lượng thuốc viên chuyển đi giao nhận và đóng gói hộp.
Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền sản xuất
Nguyên vật liệu
Xử lý
Chiết xuất
Cô đặc
Tính chế
Sấy khô
Kiểm tra-phân loại-đóng gói
Giao nhận
Đóng gói hộp
Giải thích: Nguyên vật liệu sau khi được xử lý được đem đi chiết suất và tiến hành cô đặc. Khối cô đặc này đưa tinh chế, loại bỏ tạp chất, chất thô rồi mới cho vào lò sấy khô. Thuốc sản xuất ra sau khi kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được đóng gói chuyển sang bộ phận giao nhận. Tại đây tiến hành đóng gói họp, chuẩn bị cho giai đoạn xuất hàng đi bán.
III. Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp.
Bộ máy quản lý của mỗi đơn vị là một khâu quan trọng không thể thiếu. Nó đảm bảo sự giám sát chặt chẽ đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển đúng hướng, đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu xã hội.
Hiện nay, dưới cơ chế thị trường vai trò của người quản lý ngày càng quan trọng. Để nâng cao vai trò bộ máy quản lý, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II chủ trương tổ chức lại lao động cho phù hợp với yêu cầu quản lý, tình giảm bộ phận lao động dư thừa ở các phòng ban, phân xưởng... ở xí nghiệp toàn bộ sản xuất kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của giám đốc.
Giám đốc chỉ đạo trực tiếp thông qua hai phó giám đốc và các trưởng, phó phòng ban.
+ Một phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trực tiếp quản lý bốn phân xưởng của xí nghiệp là: Phân xưởng thuốc tiêm, Phân xưởng thuốc viên, phân xưởng hoá và phân xưởng phụ cơ điện.
+ Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Trực tiếp quản lý phòng nghiên cứu và phòng công nghệ.
+ Về các phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ bố trí xắp xếp lao động trong xí nghiệp.
- Phòng tài chính kế toán: Phòng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của xí nghiệp như về tài chính, kế toán, hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán quyết toán với Nhà nước.
- Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ đầu vào của một qui trình công nghệ phục vụ sản xuất liên tục như vật tư, máy móc, thiết bị.
- Phòng thị trường: chuyên quản lý xem xét quá trình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Nghiên cứu nhu cầu thị trường thông qua tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm.
- Phòng kiểm nghiệm (KCS): có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất xong đủ tiêu chuẩn mới được nhập vào kho.
- Phòng hành chính quản trị: Là sự kết hợp giữa các phòng ban y tế, nhà ăn, bảo vệ chăm lo về mặt sức khoẻ, vật chất an ninh cho người lao động.
- Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đưa chất lượng sản phẩm lên cao, nhưng đồng thời chi phí cho sản xuất lại phải thấp. Phòng nghiên cứu còn có nhiệm vụ tìm tòi phát minh sáng chế và chế thử sản phẩm.
Phòng công nghệ (phòng kỹ thuật): Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách mặt hàng sẽ sản xuất.
+ Về các phân xưởng sản xuất chính:
- Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm: Chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm.
- Phân xưởng sản xuất thuốc viên: chuyên sản xuất các loại thuốc viên.
- Phân xưởng hoá: Chuyên sản xuất và chiết suất các loại thuốc nước.
+ Phân xưởng sản xuất phụ: Chuyên phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất.
IV. Đặc điểm tổ chức kế toán của xí nghiệp.
1. Bộ máy kế toán
áp dụng hình thức tổ chức công tác toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tiến hành tại Phòng kế toán của xí nghiệp. ở các bộ phận đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ, gửi chứng từ về Phòng kế toán.
Việc áp dụng hình thức tổ chức kế toán này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với nhân viên kế toán.
Cùng với sự phát triển của xí nghiệp, bộ máy kế toán được xắp xếp ngày một gọn nhẹ và hợp lý hơn. Hiện nay phòng kế toán có 11 nhân viên, trong đó chức năng, nhiệm vụ từng người như sau:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chỉ đạo chung các hoạt động nghiệp vụ của phòng, đồng thời là người ký các lệnh thu - chi quỹ tiền mặt, giấy đề nghị tạm ứng, các nguồn vốn về tài chính...
+ Một phó phòng: Có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và thống kê.
+ Bốn kế toán kho gồm:
- Một kế toán kho nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, phụ tùng, bao bì: có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép tình hình nhập - xuất kho nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, phụ tùng, bao bì. Tính toán giá trị vật tư tiêu dùng cho từng phân xưởng, theo từng hợp đồng. Kiểm tra định mức tiêu dùng vật tư, cùng thủ kho thường xuyên sắp xếp, kiểm tra định mức tiêu dùng vật tư, chung thủ kho thường xuyên xắp xếp, kiểm tra lượng nguyên vật liệu trong kho.
- Một kế toán kho phụ liệu và công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tương tự kế toán kho nguyên vật liệu chính, nhưng chỉ chuyên về phụ liệu và công cụ dụng cụ.
- Một kế toán về tài sản cố định, kho cơ khí: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ trong xí nghiệp, địa điểm sử dụng TSCĐ, nguyên giá và tỷ lệ hao mòn. Phân bổ mức độ hao mòn cho các đối tương sử dụng. Trong kỳ tập hợp chi phí sửa chữa, chi phí thanh lý TSCĐ, giải quyết nhanh chóng TSCĐ thừa hoặc không dùng được để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Một kế toán thành phẩm, tiêu thụ; Có nhiệm vụ ghi chép phản án tình hình kế hoạc sản lượng theo từng hợp đồng. Kiểm tra giám sát tình hình nhập kho thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm, đặc biệt là việc thanh toán với khách hàng. giám sát tình hình phân phối lợi nhuận và chấp hành chế độ trích nộp cho ngân sách Nhà nước.
- Một kế toán giá thành tổng hợp: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và phân bổ chính xác các khoản chi phí đó vào cá đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tiến hành đối chiếu giữa giá thành thực tế với kế hoạc giá thành, tìm ra những khoản vượt mức để hạ thấp chi phí sản xuất. Cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho công tác phân tích hoạt động kinh tế và lập dự án chi phí sản xuất kỳ sau.
+ Bốn kế toán thanh toán:
- Một kế toán thanh toán với ngân hàng, phải thu, phải trả: Theo dõi hàng ngày tình hình thu chi tiền qua các phiếu thu, phiếu chi đã đảm bảo hợp lệ. Phản ánh sốphải thu của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp đối với các khoản ứng trước, của khách hàng theo từng hợp đồng. Tương tự đối với các khoản phải trả khách hàng, các đơn vị bán và cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Hàng ngày hoặc định kỳ phải tiến hành lập báo cáo và đối chiếu số tiền hiện có với số tiền gửi ngân hàng. Phản ánh các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
- Một kế toán thanh toán tiền lương: Ghi chép số lượng chất lượng sản phẩm, tình hình ngày công và tính lương cho cán bộ công nhân viên. Giám sát tình hình sản xuất kế hoạch tiền lương, xử lý quĩ lương, chi trả, tập hợp chi phí tiền lương để kế toán giá thành phân bổ vào giá thành sản phẩm.
- Một thủ quĩ chịu trách nhiệm về quản lý việc nhập - xuất tiền mặt. Hàng ngày kiểm kê số tồn quĩ tiền mặt thực tế đối chiếu với số liệu trên sổ quĩ tiền mặt. Nếu nó chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
- Một kế toán thu ngân: Chuyên làm nhiệm vụ thu tiên và nộp lên thủ quĩ.
Ngoài ra trực thuộc phó phòng kế toán còn có nhân viên kế toán các phân xưởng
Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán kho
Kế toán giá thành tổng hợp
Kế toán thanh toán
Nhân viên kế toán các phân xưởng
Kế toán kho NLC nhiên liệu, phụ tùng, bao bì
Kế toán kho phụ liệu, công cụ, dụng cụ
Kế toán TSCĐ kho cơ khí
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán thanh toán với ngân hàng, phải thu, phải trả
Kế toán tiền lương
Kế toán thủ quĩ
Kế toán thu ngân
2. Hình thức kế toán áp dụng tại xí nghiệp.
Hiện nay xí nghiệp áp dụng theo hình thức số Nhật ký - Chứng từ.
a. Hệ thống sổ kế toán
Việc lựa chọn áp dụng hình thức sổ Nhật ký - chứng từ, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II đã sử dụng sổ sách ghi chép theo đúng quy định của Bộ tài chính. Hệ thống sổ kế toán bao gồm:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký - Chứng từ, sổ cái các tài khoản, các bảng kê.
+ Các sổ kế toán chi tiết như: Sổ kế toán chi tiết thành phẩm - hàng hoá, sổ tổng hợp nhập vật liệu, bảng kê xuất vật tư.
Sơ đồ 6 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký -
Chứng từ tại xí nghiệp Dược phẩm trung ương II
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký - Chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Ghi chú:
Hệ thống sổ hạch toán tại xí nghiệp gồm có 10 sổ nhật ký chứng từ được đánh số từ 1 đến 10, 10 bảng kê được đánh số từ 1 đến 11 (không có bảng kê số 7, các bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ lao động cho các đối tượng sử dụng, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng kê xuất vật tư và các sổ hạch toán tổng hợp, chi tiết khác.
Hiện nay, tại xí nghiệp đang sử dụng 3 báo cáo tài chính là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0188.doc