Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và nâng cao hiệu quả quản lý lao động - Tiền lương ở công ty

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hạch

 toán tiền lương, các khoản trích theo lương và quản lý

 quỹ lương trong doanh nghiệp 3

I. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương. 3

 1. Khái niệm về tiền lương. 3

 2. Các chức năng của tiền lương. 5

 3. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương 6

 4. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 8

 4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 8

 4.2. Hình thức trả lương theo thời gian. 9

II. Quỹ tiền lương. 11

 1. Khái niệm quỹ lương và nguồn hình thành quỹ lương 11

 2. Phương pháp xác định quỹ lương 12

III. Các khoản trích theo lương. 15

 1. Bảo hiểm xã hội 15

 2. Bảo hiểm y tế. 15

 3. Kinh phí Công Đoàn 16

 4. Các khoản thu nhập khác 16

IV. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 18

 1. Hạch toán chi tiết 18

 a, Hạch toán số lượng lao động 18

b, Hạch toán thời gian lao động 19

c, Hạch toán kết quả lao động 19

d, Tính lương, thưởng cho người lao động 20

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và nâng cao hiệu quả quản lý lao động - Tiền lương ở công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật ký chứng từ liên quan (Ví dụ Nhật ký chứng từ số 1,số 2).Sổ Cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã kiểm tra,đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được dùng để tập hợp số liệu của các chứng từ gốc như:Bảng thanh toán lương,bảng thanh toán BHXH,bảng thanh toán tiền thưởng...Cuối tháng, số liệu tổng cộng của bảng phân bổ tiền lương và BHXH được chuyển vào Nhật ký chứng từ số 7. Bảng này mở theo vế có của tài khoản 334, TK 338 và theo vế Nợ các tài khoản: 622, 627, 641,642, 142... Nhật ký chứng từ số 1, số 2 được sử dụng để đối chiếu giữa số phát sinh Nợ tài khoản 334, 338 với số phát sinh có của TK 334,338 trong Nhật ký chứng từ số 7. *Trình tự và phương pháp ghi sổ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong hình thức Nhật ký chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ gốc (Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng...) đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán tiến hành tập hợp, phân loại, định khoản, tính toán để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối tháng, sử dụng số liệu ở bảng phân bố tiền lương và BHXH để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7(ghi Có tài khoản 334,338, ghi Nợ các tài khoản 622,627,642,641...). Cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý, kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi trong bảng phân bổ tiền lương và Nhật ký chứng từ số 7, đảm bảo số liệu được ghi đúng đắn, đầy đủ, chính xác. Sau đó, sử dụng số liệu ở Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái các tài khoản 334,338. Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thể hiện qua sơ đồ sau. Các chứng từ gốc Bảng phân bổ lương và BHXH Nhật ký chứng từ số 7. Có TK 334,338 Các chứng từ thanh toán Nhật ký chứng từ số 1,2. Nợ 334,338 Có 111,112 Sổ cái tài khoản 334,338 Ghi chú: :Ghi hàng ngày. : ghi cuối tháng. : đối chiếu. VI.Phân tích tình hình quản lý quỹ lương của doanh nghiệp và các biện pháp nâng cao năng suất lao động. Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy, để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển,duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững,đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng.T iền lương phải được xác định một cách tương ứng với tính chất ngành nghề, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế từng doanh nghiệp. 1.Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp. Tổng quỹ lương Năng suất lao động Tiền lương bình quân Số lao động bình quân *Nội dung phân tích . Đối với chỉ tiêu tổng quỹ lương : Nếu quỹ lương thực tế lớn hơn so với quỹ lương kế hoạch chứng tỏ doanh nghiệp đã để thêm ra một khoản bổ sung vào quỹ lương kế hoạch. Điều này có thể sẽ làm cho thu nhập của người lao động tăng lên nhưng về phía doanh nghiệp thì lại không tốt vì như thế chi phí nhân công sẽ cao. Nếu ngược lại quỹ lương thực tế nhỏ hơn quỹ lương kế hoạch,doanh nghiệp cần xem xét đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình vì kết quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định quỹ lương trong doanh nghiệp. Quỹ tiền lương năm kế hoạch được xác định như sau: ồVkh = [ Lđb x TLmin x (Hcb + Hpc)] x 12 tháng Trong đó: Vkh: quỹ lương năm kế hoạch. Lđb: lao động định biên. TLmin: mức lương tối thiểu doanh nghiệp quy định. Hcb: hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. Hpc: hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng quỹ lương chính là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh như: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí...Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu này để xác định được quỹ lương thực tế một cách chính xác, hợp lý. Đối với chỉ tiêu năng suất lao động và tiền lương bình quân phải phân tích cả hai chỉ tiêu này đồng thời. Giá trị sản lượng Năng suất lao động = Số lao động bình quân kỳ Quỹ lương Tiền lương bình quân = Số lao động bình quân kỳ Để đảm bảo nguyên tắc của quản lý lao động tiền lương thì tốc độ tăng tiền lương bình quân phải chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động chậm hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân thì doanh nghiệp cần xem lại các khâu từ tổ chức định mức lao động đến quản lý thời gian lao động có phù hợp không, từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Đối với chỉ tiêu số lao động bình quân: đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng quỹ lương.Các doanh nghiệp nên căn cứ vào đặc điểm,quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để có các quyết định tuyển chọn hoặc thuyên chuyển nhân viên cho phù hợp.Tránh tình trạng lao động dôi dư gây lãng phí đồng thời không để doanh nghiệp bị thiếu lao động khiến cho quá trình sản xuất không thể tiến hành. Số LĐ đầu kỳ + Số LĐ cuối kỳ Số lao động bình quân = 2 2.Các biện pháp tăng cường quản lý quỹ lương và nâng cao năng suất lao động. Quỹ lương bao giờ cũng phải dựa trên nguyên tắc "...bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp,kết hợp với quản lý thống nhất của Nhà nước về tiền lương trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời kết hợp hai hoà giữa các lợi ích..." Đối với Nhà nước,quản lý quỹ tiền lương được thông qua các quy định,chế độ như thang lương,bảng lương,mức lương tối thiểu.Nhà nước hướng dẫn việc xây dựng quỹ lương và quản lý nó. Đối với doanh nghiệp việc quản lý quỹ lương được thực hiện thông qua cách tính lương,trả lương,xây dựng các quy định về tiền lương dựa trên các chế độ mà Nhà nước ban hành. Để quản lý quỹ lương có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau: -Củng cố và đổi mới công tác định mức lao động trong doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng mức chi phí tiền lương một cách chính xác. -Bảo đảm tối đa sự thống nhất giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích người lao động. -Khuyến khích những sáng kiến cải tiến phương pháp và thao tác lao động nhằm giảm bớt chi phí,nâng cao năng suất lao động. -Thực hiện chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong doanh nghiệp,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế khoán mức tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh. -Tiết kiệm chi phí lao động cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh,do đó tiết kiệm chi phí tiền lương trong khi tiền lương và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp vẫn tăng lên. -Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã xác định,xây dựng cơ chế,hợp đồng tuyển dụng lao động. Trong danh sách tuyển dụng lao động các doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc:nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sẽ quyết định mức thuê,tuyển dụng chứ không phải ngược lại. -Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất kinh doanh và tâm sinh lý người lao động. -Xây dựng và áp dụng các hình thức trả lương hợp lý nhằm gắn tinh thần, trách nhiệm của người lao động với kết quả lao động của họ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp,hướng người lao động vào việc đề cao tinh thần tự giác,sáng tạo.Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,trình độ văn hoá,khoa học kỹ thuật cho người lao động. -Cải thiện điều kiện lao động,xây dựng các biện pháp an toàn vệ sinh cho người lao động. Phần II Thực trạng hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty sơn tổng hợp hà nội I.Đặc điểm chung của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. 1,Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội là một công ty trực thuộc và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội thành lập và hoạt động từ ngày 01 tháng 09 năm 1970 với tên gọi Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội thuộc Tổng cục Hóa chất nay là Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Hiện tại trụ sở đồng thời là cơ sở sản xuất của Công ty đặt tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, trên diện tích đất 18.490 m2 , trong đó diện tích nhà xưởng, nhà kho, nhà làm việc.. tổng cộng 6.063 m2 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất nhựa Alkyd, sơn tổng hợp các loại. Để phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm ngày càng phát triển, ngày 31/12/1996 Công ty được thành lập lại theo quyết định số 682/QĐ/-HĐQT của hội đồng quản trị Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, hoạt động độc lập và hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trải qua hơn 30 năm kể từ khi thành lập đến nay Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội có thuận lợi nằm tại địa bàn thành phố Hà Nội, gần cơ quan chủ quản nên có đIều kiện phát triển. Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nên đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Năm 1995 Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đưa 5 dây chuyền thiết bị hiện đại vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Chương trình đầu tư chiều sâu góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, thu hồi nhanh vốn đầu tư, điều kiện làm việc được cải thiện, môi trường trong sạch lành mạnh. Năm 1997 Công ty đã hợp tác với hãng PPG của Mỹ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tư vấn kỹ thuật sơn ô tô cho hãng Ford Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, hợp tác với hãng KAWAKAMI Nhật Bản cung cấp sơn xe máy cho hãng HONDA Việt Nam, doanh thu do hợp tác chiếm 30% trên tổng số doanh thu của Công ty. Thông qua hợp tác quốc tế với PPG và KAWAKAMI, Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là công ty Việt Nam đầu tiên cung cấp sản phẩm và dịch vụ tư vấn kỹ thuật đạt trình độ quốc tế cho hãng ô tô Ford và xe máy Honda, góp phần thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm của Nhà nước. Công ty đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường như sơn cao su clo hoá, sơn Acrylic, sơn phản quang, sơn bê tông, sơn tường. Hàng năm tiêu thụ trên 200 tấn sơn cao cấp các loại chiếm 8% sản lượng. Với chủ trương đầu tư đúng hướng, chọn bước đi và qui mô phù hợp phát huy hiệu quả đầu tư, năm 1998 Công ty đã đưa công nghệ sản xuất mới sản xuất nhựa Alkyd trên dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd công suất 3000 tấn/ năm. Công ty quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đủ khả năng tiếp thu công nghệ mới và làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật thích ứng với công nghệ mới. Tháng 5 năm 1999 Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 của công ty chứng nhận quốc tế Anh, áp dụng hệ thống ISO 9002 trong toàn công ty nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời Công ty đang tiếp tục triển khai thực hiện tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về môi trường. Trong 10 năm qua, Công ty đã đạt tăng trưởng hàng năm trung bình 30%, giá trị tổng sản lượng tăng 9 lần, công xuất thiết kế tăng 4,5 lần so với năm 1991, tạo ra nhiều việc làm và đưa số lao động tăng 1,5 lần. Với những thành tích đạt được, Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội vinh dự được Nhà nước xét tặng huân chương lao động hạng nhất (tháng 9/2000). Nhiều sản phẩm của Công ty đạt huy chương vàng tại hội chợ triển lãm toàn quốc. Những thành tích ấy có được là do có sự chỉ đạo đúng đắn của cơ quan cấp trên, sự hợp tác của các cơ quan bạn, khách hàng và các đơn vị nước ngoài. 2, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, do đặc điểm của ngành hoá chất, của sản phẩm sản xuất có nhiều loại khác nhau nên việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty mang những đặc thù riêng và ngày càng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với chính sách chế độ qui định. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty biểu diễn theo sơ đồ sau. * Chức năng của từng bộ phận. -Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung các công việc quản lý cơ sở, vật chất, con người và các hoạt động của doanh nghiệp, chỉ đạo trực tiếp phòng tổ chức nhân sự, phòng tài vụ, phòng kế hoạch vật tư, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Các phó giám đốc: Phụ trách trực tiếp các mảng có liên quan như kinh doanh, kỹ thuật, tham gia mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý và thực hiện về kỹ thuật máy móc và chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình sản xuất thời gian sử dụng máy. -Phòng tổ chức nhân sự: Dựa vào quy trình công nghệ và kế hoạch sản xuất của các phòng kế hoạch và kỹ thuật công nghệ để tính đơn giá tiền lương cho các sản phẩm từ đó tính trả lương cho công nhân viên. Đồng thời chịu trách nhiệm về mảng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty. -Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh và giao cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng phân xưởng. -Phòng kỹ thuật công nghệ: Nghiên cứu, lập quy trình công nghệ về các sản phẩm mà công ty sản xuất. -Phòng cơ điện: Theo dõi tình hình lắp đặt, sử dụng, bảo quản trang thiết bị của toàn công ty. Vẽ các bản thay thế các chi tiết hỏng, quản lý theo dõi sử dụng an toàn về điện và cơ khí. -Phòng tài vụ: Theo dõi, quản lý và ghi chép đầy đủ các chi phí sản xuất, tài sản cố định. Thực hiện đầy đủ các báo cáo về tài chính theo quy định của pháp luật, hạch toán và trả lương cho công nhân viên. -Phòng hợp tác quốc tế: Phụ trách mảng kinh doanh xuất nhập khẩu về phôi liệu và sản phẩm sản xuất. -Phòng thị trường: Nghiên cứu sự biến động của thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. -Phòng tiêu thụ: Chịu trách nhiệm về mọi hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chỉ đạo các chi nhánh bán đại lý và giới thiệu sản phẩm. -Phòng quản lý vật tư: Nhập kho những nguyên liệu đang phôi và xuất nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất. -Phòng quản trị đời sống: Chịu trách nhiệm quản lý, chăm nom đời sống, các chế độ phụ, ăn ca.. cho công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ của công ty với người lao động trong các ngày lễ tết. -Phân xưởng nhựa Alkyd: Kiểm tra và nạp liệu dầu thảo mộc. -Phân xưởng sơn công nghiệp: Sản xuất các loại sơn cách điện, sơn tĩnh điện và một số loại sơn bảo vệ máy móc thiết bị. -Phân xưởng sơn tường: Sản xuất các loại sơn tường và bột tường. -Phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm sửa chữa các loại thiết bị hỏng hóc, điện sản xuất, sản xuất các công cụ nhằm cải thiện điều kiện làm việc. -Phòng năng lượng: Chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng đảm bảo cho tình hình hoạt động của toàn công ty. Với cách tổ chức quản lý của công ty như trên đã tạo điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng phân xưởng, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, mang lại hiệu quả cao và tránh thất thoát. 3,Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm được hình thành như một bộ máy liên quan đến nhiều khâu, nhiều bộ phận trong đó mỗi khâu mỗi bộ phận có chức năng riêng và có liên quan chặt chẽ với nhau, thể hiện qua các sơ đồ: Xăng Công nghiệp Nguyên liệu (Dầu thảo mộc Nhựa thiên nhiên Dung môi Rượu đa chức chất xúc tác) Kiểm tra Nạp liệu Tổng hợp Ra liệu Điều chỉnh pha loãng Bơm nhập kho * Công đoạn tổng hợp nhựa Alkyd. * Công đoạn muối trộn. Nguyên liệu (Bột Nhựa Alkyd Dung môi Phụ gia) Đạt chỉ tiêu Đạt chỉ tiêu Kiểm tra Bán sản phẩm Trộn Kiểm tra điều chỉnh Chưa đạt Công đoạn nghiền Bán sản phẩm (công đoạn muối trộn) Công đoạn pha Kiểm tra Nghiền cán Kiểm tra Đạt chỉ tiêu Chưa đạt * Công đoạn nghiền Công đoạn pha đóng hộp. Bán sản phẩm (công đoạn nghiền) Kiểm tra Vào liệu Pha chỉnh chỉ tiêu Đóng hộp cấp I Đóng hộp cấp II Sản phẩm nhập kho Diễn giải quy trình: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính được bắt đầu băng công đoạn tổng hợp nhựa Alkyd, sau khi bơm xăng và điều chỉnh pha loãng, nhựa được chuyển sang công đoạn muối trộn. Cùng với nhựa Alkyd, nguyên liệu của công đoạn này là bột, dung môi và phụ gia được trộn, đạt chỉ tiêu sau khi kiểm tra điều chỉnh, bán sản phẩm được đưa sang công đoạn nghiền cán. Bán sản phẩm công đoạn nghiền được đưa vào pha chỉnh chỉ tiêu, sau khi đạt yêu cầu sản phẩm được đóng hộp (qua hai cấp) và đem nhập kho. Ghi chú: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 cho từng công đoạn và khi kết thúc công đoạn đều phải qua kiểm tra chất lượng đạt được chỉ tiêu nhất định. 4,Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán tài chính dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng, mỗi nhân viên được phân công trách nhiệm cụ thể. Mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ thẻ chi tiết, tổng hợp căn cứ vào chứng từ gốc ở các phòng, các phân xưởng gửi về. Mô hình tổ chức kế toán này rất phù hợp với địa bàn hoạt động của công ty, đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toan một cách kịp thời, giúp cho lãnh đạo công ty có thể nhanh chóng nắm được tình hình hoạt động của công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao toàn bộ hoạt động của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng trưởngttrưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán vật liệu và tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán tiền lương - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, tổ chức và lập báo cáo tài chính, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý, phân công công việc cho các nhân viên kế toán đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động tài chính của công ty. - Kế toán thanh toán (2 người): Thực hiện kế toán vốn bằng tiền tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ công ty và người cung cấp đồng thời kê khai thuế đầu vào. - Kế toán tiêu thụ (gồm 3 người): Theo dõi công nợ, hàng nhập xuất, tồn kho và theo dõi việc kê khai thuế đầu ra. - Kế toán ngân hàng (1 người): Có nhiệm vụ lập các uỷ nhiệm chi, viết séc thực hiện các giao dịch liên quan tới ngân hàng. - Kế toán vật liệu và tổng hợp (1 người): Theo dõi nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định. - Kế toán tiền lương (1 người): Có nhiệm vụ thực hiện các bước hạch toán tiền lương và thanh toán bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. - Thủ quỹ chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tiền mặt đảm bảo cho công ty hoạt động được bình thường. Sau khi hoạt động kinh tế phát sinh và hoàn thành, các nhân viên kinh tế thu nhập các chứng từ ban đầu chuyển về phòng tài chính kế toán theo định kỳ hàng tháng và mở sổ theo dõi lượng vật liệu, số công lao động và số chi phí bỏ ra.. để cung cấp thông tin cho kế toán được chính xác. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công các công việc, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp cung cấp thông tin cho việc quản lý và phân tích kinh tế. Hiện tại công ty đang thực hiện kế toán theo hình thức Nhật ký-Chứng từ và hạch toán hàng tồn kho theo phương thức kê khai thường xuyên. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp. *Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký-Chứng từ Chứng từ gốc Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng kê Bảng tổng hợp số liệu chi tiết (2) (1) (4) (1) (3) (4) (3) (5) (4) (3) (4) (4) (7) (6) (7) (7) Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng,cuối kỳ đối chiếu,kiểm tra *Trình tự ghi sổ. (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê. (2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các bảng kê, nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào các sổ(thẻ) kế toán chi tiết. (3) Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được chi ghi vào sổ quỹ sau đó ghi vào các bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan. (4)Cuối tháng căn cứ vào số liệu chứng từ gốc tập hợp vào bảng phân bổ rồi từ bảng phân bổ, bảng kê, sổ kế toán chi tiết ghi vào nhật ký chứng từ liên quan, sau đó từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. (5) Căn cứ vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (6) Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chứng từ với nhau, giữa các nhật ký chứng từ với bảng kê, giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. (7) Căn cứ vào các số liệu từ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. II.Thực trạng hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. Trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì nguồn lực về con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất có tác động lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để có được những sản phẩm chất lượng cao,đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và làm việc có hiệu quả cao.Trong giai đoạn đổi mới,song song với việc tổ chức lại sản xuất,thay đổi cách thức làm việc,Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội cũng đang tiến hành sắp xếp lại lao động cho phù hợp với xu thế phát triển của Công ty,tạo thuận lợi cho công tác quản lý lao động tại Công ty. Có thể xem xét cơ cấu trình độ lao động của Công ty qua bảng dưới đây (tính đến đầu năm 2001). Trình độ Số công nhân Nam Nữ Đại học 94 55 39 Cao đẳng-Trung cấp 74 30 44 CN kỹ thuật 52 29 23 Sơ cấp 6 6 Thực tập sinh 21 16 5 CNKT Công ty đào tạo 33 22 11 Đào tạo khác 8 8 Chưa đào tạo 136 101 35 Nghỉ Ro 15 8 7 Tổng số 439 261 178 Bảng cơ cấu lao động theo các phòng ban. TT Đơn vị Tổng số Trong đó Nữ 1 Văn phòng 5 2 2 Tổ chức nhân sự -Tổ chức hành chính -Bảo vệ Thanh Liệt -Bảo vệ Giảng Võ 42 8 23 11 5 2 3 3 Kế hoạch 7 4 4 Cơ điện 4 1 5 Tài vụ 11 9 6 KCS 9 7 7 Hợp tác quốc tế 9 2 8 Kỹ thuật 15 6 9 Thị trường -Quản lý -Bán lẻ 17 3 14 10 10 Quản lý vật tư -Vật tư -Lái xe -Kho -Vận chuyển 42 6 7 11 18 10 11 Quản lý tiêu thụ -Tiêu thụ -Kho 11 5 6 6 12 Quản trị -Quản lý -Bán hàng -Nấu ăn -Y tế -VSCN -Trông xe 19 2 2 7 6 2 18 13 Xây dựng cơ bản 8 14 PX dầu nhựa 20 4 15 PX sơn công nghiệp 35 21 16 PX sơn tường 17 5 17 PX sơn cao cấp 21 5 18 PX năng lượng 27 13 19 PX cơ khí 100 37 Tổng số 439 170 Trong số 439 lao động của Công ty thì có 105 người là lao động gián tiếp,còn lại là lao động trực tiếp:334 người.Số lao động gián tiếp chiếm 23,9%,tỷ lệ này là tương đối hợp lý (tỷ lệ lao động gián tiếp chung trong các doanh nghiệp Nhà nước là 30%).Họ phải bao quát tàn bộ mọi vấn đề của Công ty từ khâu vệ sinh,bảo vệ đến việc quản lý,tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng cơ cấu trình độ lao động của Công ty ta thấy số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm khối lượng lớn.Điều này thể hiện trình độ lao động chung của Công ty cao.Tuy nhiên số công nhân kỹ thuật của Công ty còn hạn chế.Đây là một trong những điều mà Công ty đang quan tâm vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thuộc ngành hoá chất nên rất cần có một đôị ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo,đáp ứng được yêu cầu của công việc. Về cơ cấu giới tính,phần lớn lao động của Công ty là nam giới (chiếm 60%) rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.Số lao động nữ phân bố rải rác ở các phòng ban,phân xưởng song chủ yếu làm các công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ của phụ nữ như: ngồi bàn giấy,nấu ăn,y tế,bán hàng... III.Hạch toán nghiệp vụ về tiền lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. 1.Hạch toán số lượng lao động Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, số lao động qua từng năm đều có sự .Vì vậy,để theo dõi số lao động của Công ty mình và để cung cấp thông tin cho quản lý,mọi sự thay đổi về lao động ở Công ty đều được phản ánh trên sổ "Nhật ký lao động".Sổ này được mở để theo dõi số lượng lao động của cả Công ty và do phòng Tổ chức nhân sự quản lý. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng,thuyên chuyển công tác,nghỉ hưu,hết hạn hợp đồng...Các chứng từ này được phòng tổ chức nhân sự lập mỗi khi có các quyết định tương ứng và được ghi chép kịp thời vào sổ "Nhật ký lao động".Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương và các khoản phải trả khác cho người lao động dược chính xác kịp thời. Bảng tăng ,giảm số lượng lao động của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội (trích Nhật ký lao động) năm 2001. (trang sau) 2,Hạch toán thời gian lao động Công ty áp dụng chế độ ngày làm việc 8 giờ và tuần làm việc 6 ngày (tuần làm việc 48 giờ) Trên cơ sở tăng hiệu suất công tác và tăng năng suất lao động Công ty thực hiện làm việc 40 giờ. Trong năm 2001,sáu tháng đầu Công ty áp dụng số ngày công chế độ là 26 ngày/tháng, sáu tháng sau Công ty áp dụng số ngày công chế độ là 22 ngày/tháng nhằm tăng hiệu suất công tác. Để hạch toán thời gian lao động,Công ty sử dụng "Bảng chấm công" (mẫu số 01-LĐTL).Bảng chấm công này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36880.doc
Tài liệu liên quan