Đề tài hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ giao nhận, vận chuyển hàng và xác định kết qủa kinh doanh tại công ty Transimex saigon (chi nhánh tại Hà Nội)

Lời nói đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận về việc tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp Kinh doanh dịch vụ 3

I. Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. 3

1. Đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả. 3

2.Một số khái niệm 3

3. Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6

4. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 7

5. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ 7

5.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp 7

5.2. Phương thức gửi bán (chuyển hàng theo hợp đồng) 7

5.3. Phương thức bán hàng trả góp 8

5.4. Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi 8

5.5. Phương thức hàng đổi hàng 8

5.6. Một số trường hợp tiêu thụ khác 9

II. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ 9

1. Hạch toán giá vốn hàng bán 9

1.1. Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán 9

1.2. Tài khoản sử dụng 12

1.3. Trình tự hạch toán 13

2. Hạch toán doanh thu bán hàng 15

2.1. Nội dung 15

2.2. Tài khoản sử dụng 15

2.3. Phương pháp hạch toán 16

3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 20

3.1. Hạch toán giảm giá hàng bán 20

3.2. Hạch toán hàng bán bị trả lại 22

3.3. Hạch toán chiết khấu thương mại 23

4. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 24

4.1. Nội dung: 24

4.2.Tài khoản sử dụng 24

4.3. Phương pháp hạch toán 25

III. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ 26

1. Hạch toán chi phí bán hàng 26

1.1. Nội dung 26

1.2. Tài khoản sử dụng 26

1.3. Phương pháp hạch toán 27

2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 29

2.1. Nội dung 29

2.2.Tài khoản sử dụng 30

2.3. Phương pháp hạch toán: 30

3. Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ 33

3.1. Xác định kết quả tiêu thụ của hoạt động sản xuất kinh doanh 33

3.2. Tài khoản sử dụng 34

3.3. Phương pháp hạch toán 34

IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 36

1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Sổ cái 36

2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung 37

3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ 38

4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ 39

Phần II: Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán về tình hình tiêu thụ, CF & XĐKQKD ở công ty Transimex - Sài gòn (chi nhánh Hà nội) 41

I/ Đặc điểm tình hình chung công ty Transimex-SG. 41

A. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 41

1. Quá trình hình thành & phát triển công ty 41

2 . Chức năng nhiệm vụ của Cty Transimex Saigon . 42

3. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường của Cty Transimex Saigon . 43

4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty Transimex Saigon ( Chi nhánh Hà nội.) 44

5. Những thành tựu kinh tế đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh gần đây. 45

B. Đặc điểm của tổ chức kế toán 47

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Cty Transimex. 47

2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Cty Transimex Saigon (Chi nhánh Hà nội). 49

II/ Thực trạng công tác tiêu thụ vận chuyển giao nhận hàng hoá các chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Transimex- SG ( Chi nhánh tại hà nội) 52

A/ Tình hình công tác giao nhận hàng. 52

1. Đặc điểm về quá trình tiêu thụ vận chuyển giao nhận hàng hóa. 52

2/ Các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, giao nhận, vận chuyển hàng. 53

3/ Các phương thức tiêu thụ, vận chuyển giao nhận hàng hóa và thể thức thanh toán. 56

B/ Kế toán tiêu thụ, giao nhận vận chuyển hàng tại công ty TRANSIMEX- SAIGON ( Chi nhánh Hà nội) 57

1. TK511: Doanh thu bán hàng. 57

2/ Hạch toán phải thu khách hàng. 63

3/ Hạch toán thuế GTGT đầu ra. 65

4/ Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Transimex- SG ( Chi nhánh tại Hà nội) 68

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ giao nhận vận chuyển hàng hoá tại công ty transimex-saigon (chi nhánh hà nội) 83

I. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá ở công ty transimex-saigon (Chi nhánh Tại Hà Nội) 83

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu Thụ trong hoạt động giao nhận , vận chuyển hàng và xác định kết quả tiêu thụ của công ty TRANSIMEX-SAIGON (Chi nhánh tại Hà Nội). 84

Kết luận 86

Tài liệu tham khảo 87

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ giao nhận, vận chuyển hàng và xác định kết qủa kinh doanh tại công ty Transimex saigon (chi nhánh tại Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng văn phòng dùng cho công tác quản lý như bàn ghế, máy tính... Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao nhà cửa, văn phòng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị quản lý dùng cho văn phòng. Thuế, phí và lệ phí: Là các khoản chi phí về thuế, chi phí, lệ phí như thuế nhà đất, thuế môn bài, lệ phí giao thông và các phí, lệ phí khác... Chi phí dự phòng: Là các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm chi phí về dịch vụ mua thuê ngoài như điện, nước, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ. Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí... 2.2.Tài khoản sử dụng TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết cấu: Bên nợ: - Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ - Số dự phòng phải thu khó đòi - Dự phòng trợ cấp mất việc làm Bên có: - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh TK642 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các tiểu khoản sau để theo dõi nội dung chi phí: TK6421: Chi phí nhân viên quản lý TK6422: Chi phí vật liệu quản lý TK6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK6425: Thuế, phí và lệ phí TK6426: Chi phí dự phòng TK6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6428 : Chi phí bằng tiền khác 2.3. Phương pháp hạch toán: * Trình tự hạch toán - Các khoản tiền lương, phụ cấp ( nếu có) và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả cho lãnh đao, cán bộ quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK642( 6421): chi phí QLDN Có TK334,338 - Gía trị vật liệu, CCDC xuất dùng hoặc mua vào cho QLDN Nợ TK642 (6422): Chi phí QLDN Nợ TK133: thuế GTGT đươc khấu trừ( nếu có) Có TK152,153 Có TK111, 112, 331 - Các chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK642: chi phí QLDN Có TK111,112,331, 335.. - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động chung của doanh nghiệp Nợ TK642 Có TK214: hao mòn TSCĐ - Thuế môn bài. Tiền thuê đát phải nộp Nợ TK642 (6425): Chi pí QLDN Có TK333: thuế và các khoản phải nộp. - Các khoản lệ phí phải nộp được phép tính vào CPQLDN Nợ TK642(6425): CPQLDN Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có TK111,112 Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính vào CPQLDN: Nợ TK642(6426): Chi phí QLDN Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi Khi hoàn nhập lại kế toán ghi: Nợ TK139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK642: Chi phí QLDN - Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán ghi Nợ TK 642: Chi phí QLDN Có TK351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Chi phí hội nghị, tiếp khách, kế toán ghi Nợ TK642(6428): Chi phí QLDN Nợ TK133: thuế GTGT được khấu trừ( nếu có) Có TK111, 112, 331, 335 - Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ: Nợ TK911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK642: Chi phí QLDN Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 7 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK334,338 TK642 TK911 Tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương TK111,112, 331 NVL, CCDC xuất kho TK133 Thuế GTGT được khấu trừ TK214 Khấu hao TSCĐ TK333 Thuế và các khoản nộp Nhà nước TK351 Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK139 Dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi Kết chuyển chi phí doanh nghiệp 3. Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ 3.1. Xác định kết quả tiêu thụ của hoạt động sản xuất kinh doanh Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm được xác định như sau: Lãi (lỗ) về tiêu thụ = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: + Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu. 3.2. Tài khoản sử dụng TK911- Xác định kết quả kinh doanh - Tài khoản 911 được dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp (hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) - Tài khoản 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động và theo kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ... Kết cấu của TK911 như sau: Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí khác - Kết chuyển lãi Bên có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ - Thu nhập khác - Kết chuyển lỗ TK911 cuối kỳ không có số dư. TK 421- Lãi chưa phân phối Tài khoản này phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu: Bên nợ: - Các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh - Phân phối số lãi Bên có: - Các khoản lãi từ hoạt động kinh doanh - Xử lý số lỗ Số dư: Bên nợ (nếu có) số lỗ chưa sử lý hoặc phân phối vượt quá số lãi thực Bên có: số lãi còn lại chưa phân phối. Tài khoản 421 được chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK4211: Lãi năm trước TK4212: Lãi năm nay 3.3. Phương pháp hạch toán * Trình tự hạch toán: - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định KQKD trong kỳ: Nợ TK511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ Nợ TK515: doanh thu hoạt động tài chính Có TK911: Xác định KQKD - Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng bán, dịch vụ đã tiêu thụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ để xác định KQKD: Nợ TK911: Xác định KQKD Có TK632: giá vốn hàng bán - Cuối kỳ kết chuyển CPBH, CPQLDN để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK911: Có TK641: Chi phí bán hàng CóTK642: Chi phí QLDN -Kết chuyển số lãi sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 911: Xác định KQKD CóTK421: Lợi nhuận chưa phân phối -Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ Nợ TK421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911: Xác định KQKD Sơ đồ 8 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ TK632 TK911 TK511,512 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu hàng bán thuần về tiêu thụ TK641 Kết chuyển chi phí bán hàng TK642 TK421 Kết chuyển chi phí Kết chuyển lỗ quản lý doanh nghiệp Kết chuyển lãi IV. tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ Công tác kế toán ở các doanh nghiệp bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc, thông qua quá trình ghi chép, theo dõi và sử lý dữ liệu trong hệ thống sổ sách cần thiết, và kết thúc bằng hệ thống báo cáo kế toán định kỳ. Trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, các chứng từ gốc thường sử dụng bao gồm: phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, phiếu thu... Tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà trình tự ghi sổ và cách tổ chức hệ thống sổ sách kế toán hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là khác nhau: 1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Sổ cái Hình thức ghi sổ này có ưu điểm là cách ghi chép rất đơn giản, trình độ kế toán yêu cầu không cao song vì vậy mà chỉ vận dụng cho những doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít tài khoản và có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sơ đồ 9 Hạch toán theo hình thức Nhật ký -Sổ cái Chứng từ gốc Sổ qũy Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK632, 511, 641... Nhật ký- sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết. 2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 10 Hạch toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi tiết các TK632, 511, 641, 642, 911, 131 Sổ cái TK632, 511, 641, 642, 911,531, 532... Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Hình thức ghi sổ Nhật ký chung có thể vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Đây là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng bởi cách ghi chép đơn giản và rất thuận lợi cho áp dụng kế toán máy. 3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức tổ chức sổ kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là ''Chứng từ ghi sổ''. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt khi ghi sổ kế toán. Sơ đồ 11 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK511,632,911.. Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK511,632,911... Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Hình thức ghi sổ này được vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và thuận lợi khi sử dụng kế toán máy, song nhược điểm của hình thức ghi sổ này là ghi chép trùng lắp nhiều. 4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ Các nguyên tắc cơ bản của hình thức ghi sổ này: - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. - Kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. - Các loại sổ sách sử dụng gồm: Nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng kê, các sổ thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 12 Hạch toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ Chứng từ gốc Bảng kê số 5,8,9,10,11 Nhật ký-chứng từ số 8 Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK632, 511, 641, 642, 531, 532, 911... Sổ cái TK511, 632, 911, 641, 642... Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Hình thức ghi sổ kế toán này có thể vận dụng được cho các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Rất thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, song lại không tiện cho việc làm kế toán trên máy và yêu cầu trình độ nhân viên kế toán phải cao và đồng đều. Phần II Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán về tình hình tiêu thụ, CF & XĐKQKD ở công ty Transimex - Sài gòn (chi nhánh Hà nội) I/ Đặc điểm tình hình chung công ty Transimex-SG. A. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1. Quá trình hình thành & phát triển công ty Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương - Thành phố Hồ Chí Minh. Tên tiếng Anh: TRANSFORWARDING WAREHOUSING JOINT STOCK CORPORATION. Tên giao dịch: TRANSIMEX- SAIGON. Địa chỉ: 172 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh: 19 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội Là Doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 220/QĐUB ngày 30/03/1993 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1999 Doanh nghiệp được cổ phần hoá, theo quyết định số 989/QĐ- TTg ngày 26/10/1999 của Thủ tướng chính phủ và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2000. Năm 1984 đến nay, Transimex SG đã ký được nhiều hợp đồng, đại lý và hợp tác kinh doanh với các hãng tàu lớn như: PPS, ACJ của Singapore, NYK, FFS của Nhật, P&O của Anh, Collyer Skipping PTE LMT của Singapore; và các hãng Forwarder như Schenler, ASTG của Đức, Allport của Anh, Nippon Express, Shibusawa của Nhật,Emery của Hoa kỳ, Capital logistis của Singapore và một số của Forwarder khác. Năm 1993, Transimex SG đã mở được các chi nhánh tại các địa phương trong nước như Hà nội, Hải phòng, Nghệ an, Đà nẵng, Quy nhơ, Cần thơ. Năm 1997, Transimex SG mở rộng chức năng hoạt động kho ngoại quan, kho thu gom & phát hàng lẻ CFS phục vụ hàng hoá xuất, nhập khẩu. Năm 1998, mở rộng phát triển điểm thông quan nội địa và cuối năm 1999 khởi công xây dựng cầu bến xà lan 1000 DƯT, giai đoạn I dài 50m. Tổng vốn đầu tư: 4.780.747.183 đ. Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh này đã làm tăng sản lượng và doanh thu của công ty. Transimex - SG chính là hội viên của các hiệp hội FIATA, VIFFAS, VCCI từ 1989 và gia nhập hiệp hội IATA năm 2000. Đánh giá các giai đoạn phát triển từng năm, có thể thấy được mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của công ty luôn luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước từ 10 đến 15%. Những thành tựu mà công ty đã đạt được trong những năm qua trên lĩnh vực giao nhận quốc tế, đã khẳng định sự tin cậy, khả năng chất lượng phục vụ của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước. Sự ổn định và lành mạnh về tài chính, với cơ sở vật chất hoàn chỉnh tạo lợi thế cao, sự quan hệ mở rộng với nhiều đối tác cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. Cán bộ quản lý chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Sự tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế của Chính phủ trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi truờng kinh tế đối ngoại thông thoáng là một trong những cơ sở hỗ trợ vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2 . Chức năng nhiệm vụ của Cty Transimex Saigon . Nghiệp vụ của TRANSIMEX- SAIGON hoạt động như một khâu thương mại trong ngành thương mại góp phần thúc đẩy sự phát triển của thành phố cũng như cả nước. Sau nhiều năm hoạt động TRANSIMEX- SAIGON đã phát triển một cách vững chắc và mở rộng hoạt động ngiệp vụ của mình ra toàn quốc. TRANSIMEX- SAIGON cũng mở rộng tầm hoạt động ra thị trường thế giới với sự hợp tác của các hãng tàu và các hãng Forwarder có tầm cỡ quốc tế. Hiện nay, Chi nhánh TRANSIMEX- SAIGON tại Hà Nội thực hiện những chức năng nhiệm vụ hoạt động như sau: - Dịch vụ làm đại lý giao nhận, và đại lý vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, và đường bộ, đường thuỷ nội địa qua bến xà lan. - Dịch vụ kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hoá với các loại hình kho ngoại quan, địa điểm tập kết thu gom đong gói hàng lẻ xuất khẩu và nhập khẩu, kho bãi địa điểm thông quan nội địa - Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hoá xuất nhập khẩu trung chuyển - Dịch vụ giao nhận hàng hoá, làm thủ tục hải quan, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước - Dịch vụ kinh doanh hàng quá cảnh và chuyển tải hàng hoá qua Campuchia, Lào và Trung Quốc - Dịch vụ kinh doanh đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hoá xuất nhập khẩu và công cộng - Dịch vụ kinh doanh uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá. 3. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường của Cty Transimex Saigon . Với sự hỗ trợ của công ty cũng như mối quan hệ hợp tác gắn bó của các hãng tàu, hãng giao nhận quốc tế cộng với sự nỗ lực của bản thân, chi nhánh Hà Nội đã tạo lập được cơ sở vật chất về phương tiện vận chuyển,đóng gói và đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và uy tín có khả năng cung cấp những sản phẩm dịch vụ giao nhận có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đã và đang được khách hàng tín nhiệm sử dụng. Với những khả năng và sự phấn đấu của mình, chi nhánh TRANSIMEX SAIGON tại Hà Nội quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự phát triển của xã hội. Trong lĩnh vực vận tải biển TRANSIMEX- SAIGON đã được chỉ định làm đại lý hàng hoá có uy tín cho các hãng tàu lớn trên thế giới. Nhờ những mối quan hệ nói trên đã cho phép TRANSIMEX- SAIGON thu được những thành quả từ trình độ và mạng lưới hoạt động hữu hiệu của các đối tác của mình. Nhờ vậy cùng với nỗ lực của bản thân trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, TRANSIMEX- SAIGON hiện nay có thể thực hiện được yêu cầu phức tạp của khách hàng đi bất cứ nơi nào trên toàn thế giới với giá cước hợp lý nhất, đảm bảo đúng thời gian và an toàn tuyệt đối. Với trang thiết bị hiện có, bao gồm đoàn xe vận tải, thiết bị nâng hạ, kho ngoại quan và bãi chứa Container cũng như đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm TRANSIMEX- SAIGON đã đặt mục tiêu trau dồi và nâng cao nghiệp vụ của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng hoàn hảo và hiệu quả nhất. 4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty Transimex Saigon ( Chi nhánh Hà nội.) Để đáp ứng yêu cầu thị trường, tháng 3 năm 1993 TRANSIMEX- SAIGON đã thành lập chi nhánh tại Hà Nội nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Là bộ phận hợp thành của công ty, chi nhánh Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và đã thu được những thành quả đáng kể góp phần vào sự lớn mạnh của công ty . Sơ đồ công ty TRAnSIMEX- SAIGON tại Hà Nội Ban lãnh đạo chi nhánh 1. Giám đốc chi nhánh 2. Phó giám đốc chi nhánh Bộ phận đường biển Bộ phận đóng gói và vận chuyển Bộ phận hàng không Bộ phận hành chính Bộ phận kế toán Giám đốc: Là người đại diện cao nhất của TRANSIMEX do Hội đồng Quản trị bầu ra. Giám đốc quản lý công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. giám đốc có quyền quyết định bộ máy quản lý trong công ty đảm bảo tính tinh giản và có hiệu quả. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc Bộ phận đường biển: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến giao nhận chuyển hàng hoá theo đường biển Bộ phận đóng gói và vận chuyển: Có nhiệm vụ đóng gói vận chuyển hàng hoá Bộ phận hàng không: Phụ trách các dịch vụ liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng hoá đường hàng không Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ làm các công văn đến, đi, đưa lịch xếp họp, đóng dấu uỷ quyền của công ty Bộ phận kế toán: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và hiệu quả nguồn vốn của công ty thông qua hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 5. Những thành tựu kinh tế đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh gần đây. báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.127.758.539 6.901.181.591 Các khoản giảm trừ 1. Doanh thu thuần 9.112.098.028 6.901.181.591 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 451.602.529 509.943.620 4. Doanh thu hoạt động tài chính 2.838.332.230 3.538.406.407 5. Chi phí tài chính - Trong đó: Lãi vay phải trả 1.046.388.9240 1.460.783.6740 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 576.372.313 614.316.073 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.667.173.522 1.973.250.277 9. Thu nhập khác 703.242.063 353.600.000 10. Chi phí khác 239.494.674 13.600.000 11. Lợi nhuận khác 463.747.389 340.000.000 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.130.920.911 2.313.250.280 13. Thuế thu nhập 14. Lợi nhuận sau thuế 1.823.466..261 1.870.040.693 * Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong năm 2004 Công ty kinh doanh trong điều kiện có nhiều khó khăn khách quan chi phối: Hoạt động giao nhận kho vận phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường xuất nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta lại mang nặng tính thời vụ chỉ sôi động vào 6 tháng cuối năm nên hoạt động giao nhận hàng cũng bị ảnh hưởng. Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải buôn bán quốc tế, các dịch vụ giao nhận hàng càng mở rộng, trở thành một ngành công nghiệp hiện đại. Ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Một mặt do đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, mặt khác do kinh doanh dịch vụ giao nhận có vốn đầu tư ban đầu không lớn mà nếu làm tốt lợi nhuận sẽ cao. Chính vì vậy, hàng loạt các tổ chức trong và ngoài nước đổ xô vào kinh doanh lĩnh vực này, làm cho thị trường giao nhận trở nên cạnh tranh gay gắt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. + Năm 2005 doanh thu thuần của Công ty đạt 10.793.187.998 đồng, giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%) so với năm 2004. Trong đó doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ đạt 6.901.181.591 đồng, giảm 2.226.576.948 đồng (24,4%) so với năm 2004. + Giá vốn hàng bán năm 2005 giảm 2.269.257.528 đồng (26,2%) điều này là thích hợp đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, khi doanh thu giảm thì giá vốn dịch vụ giảm. Trong năm 2004 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 68,44 đồng giá vốn hàng bán (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì công ty phải hao phí 95,04 đồng giá vốn). Năm 2003 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 59,21 đồng giá vốn (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì Công ty phải hao phí 92,61 đồng giá vốn). Như vậy để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần năm 2005 Công ty hao phí một lượng giá vốn hàng bán ít hơn so với năm 2004. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 tăng 37.943.760 đồng (6,5%), đây là một nhược điểm lớn của Công ty trong công tác quản lý, chưa tiết kiệm chi phí của Công ty. Trong khi tổng doanh thu thuần giảm 14,7% thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 6,5%. Vì vậy trong những năm tới, Công ty cần khắc phục ngay nhược điểm này. Lợi nhuận gộp từ cung cấp dịch vụ tăng 58.341.019 đồng (12,9%). Trong năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 4,95 đồng lợi nhuận gộp, năm 2005 là 7,38 đồng lợi nhuận gộp. Mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần năm 2005 tăng so với năm 2004 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh năm 2005 cao hơn so với năm 2004. + Lợi nhuận sau thuế tăng 46.574.432 đồng (2,6%) trong khi tổng doanh thu thuần giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%), phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Nhưng công ty cần xem xét để tăng doanh thu từ cung cấp dịch vụ bởi lợi nhuận sau thuế tuy có tăng nhưng tăng là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Trong năm 2004 cứ 100 đồng tổng doanh thu thuần đem lại 0,144 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 là 0,173 đồng lợi nhuận sau thuế. B. Đặc điểm của tổ chức kế toán 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Cty Transimex. Xuất phát từ những đặc điểm quy mô, tính chất sản xuất kinh doanh dịch vụ, giao nhận vận tải. Hiện nay bộ máy kế toán của TRANSIMEX được tập trung theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Theo hình thức này thì phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, còn các phòng kế toán ở các chi nhánh sẽ tổ chức hạch toán sao cho phù hợp. *Tại công ty Hạch toán tổng hợp toàn công ty, lập báo cáo kế toán tổng hợp toàn công ty Đảm nhận toàn bộ công tác khối kinh tế phòng ban nghiệp vụ và các chi nhánh trực thuộc không có tổ chức công tác kế toán riêng * Tại chi nhánh Hầu hết các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân được ký kết hợp đồng kinh tế, mở tài khoản riêng tự tổ chúc hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính nộp về công ty Sơ đồ kế toán công ty TRANSIMEX- saigon tại Hà Nội Kế toán trưởng kế toán tổng hợp kế toán ngân hàng kế toán tiền lương kế toán thanh toán Kế toán chi phí và công nợ kế toán tiền mặt thủ quỹ Kế toán trưỏng: Phụ trách chung công việc của phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đọc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty như tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán gọn nhẹ phù hợp với tính chất kinh doanh và yêu cầu quản lý tổ chúc, lập đầy đủ và nộp đùng hạn báo cáo kinh tế giám sát việc chấp hành bảo vệ chế độ tài sản, vật tư tiền vốn của công ty. Kế toán tổng hợp: Xác định kết quả và phân phối lợi nhuận. Tổng hợp và lập báo cáo tài chính tổng hợp. Kiểm tra và lập báo cáo quyết toán của công ty. Theo dói tình hình tài sản cố định của công ty và là thành viên duyệt quyết toàn hàng năm. Kế toán ngân hàng: Theo dõi mọi quan hệ giao dịch trong thanh toán với ngân hàng bằng tiền Việt Nam và các ngoại tệ thanh toán các khoản với ngân sách nhà nước. Kế toán tiền lương: Phản ánh số lượng chất lượng tình hình tăng giảm lao động, sử dụng thời gian lao động, tính toán phân chia lương, thưởng và các thu nhập khác. Kế toán thanh toán: Làm công tác kiểm tra chứng từ ban đầu do các phòng ngiệp vụ chuyển đến, căn cứ vào chế độ tài chính và quy chế thanh toán của công ty để lập phiếu thu, phiếu chi. Kế toán chi phí và các khoản công nợ: Hạch toán chi tiết công nợ phải thu, phải trả, hạch toán phân bổ chi phí quản lý, các khoản tạm ứng. Kế toán quỹ tiền mặt: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt. Cùng với thủ quỹ lập kế hoạch tiền mặt, thu nộp và rút tiền mặt cho nhu cầu kinh doanh, ngoài ra còn làm kế toán chi tiết nguyên vật liệu và chi tiết thuế GTGT đầu ra, đầu vào. Theo dõi tình hình nhập xuất và sử dụng công cụ dụng cụ của các phòng, tính và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí quản lý và chi phí của các phòng. Thủ quỹ: Được giao nhận nhiệm vụ giữ tiền mặt cho công ty căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi mà kế toán viết để thu, chi tiền theo các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. 2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5187.doc
Tài liệu liên quan