Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I

Lời nói đầu .1

Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại

I. Sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ . 1

1. Khái niệm và đặc điểm của hàng hoá 1

 2 Vị trí và ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ.2

 3. Các yêu cầu quản lý tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ 3

 4. Vai trò, nhiệm cụ của kế toán trong quản lý việc tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ. . . . 3

II. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá.

1.Quy trình thực hiện tiêu thụ hàng hoá và các phương thức tiêu thụ hàng hoá.

 2. Các phương pháp xác định giá vốn hàng hoá tiêu thụ . 5

 Phần thứ hai: Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I

I. Đặc điểm tình hình chung tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I

1. Lịch sử hình thành và phát triển . 10

2. Đặc điểm, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. 10

3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty. 11

 4 . Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 12

II.Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại chi nhánh công ty TNHH T.C.I

1.Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại chi nhánh công ty 12

3.Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại doanh nghiệp

 III.Hạch toán nghiêp vụ xác định kết quả tạitiêu thụ tại chi nhánh công ty

 1.Hạch toán các khoản chi phí cho kinh doanh 22

 2.Hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh 23

 Phần thứ ba: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty THHH T.C.I

Kết luận

Mục lục

Danh mục tài liệu tham khảo

 

Tài liệu tham khảo

 

 

- Chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - 1999

- Hệ thống kế toán doanh nghiệp.

- Những văn bản pháp quy về chế độ kế toán.

 - Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán.

- Kế toán doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

-Vận dụng chuẩn mực kế toán mới vào các phần hành kế toán doanh nghiệp.

 

doc33 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được coi là tiêu thụ, doanh nghiệp hạch toán vào doanh thu. Chứng từ sử dụng trong trường hợp này là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập, chứng từ này được lập thành 4 liên: 1 liên gửi cho người mua, 2 liên gửi cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán, 1 liên thủ kho giữ . b3. Phương thức bán hàng qua các đại lý ( ký gửi) . Hàng hoá gửi đại lý bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chưa được coi là tiêu thụ. Doanh nghiệp chỉ được hạch toán vào doanh thu khi bên nhận đại lý thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Khi bán được hàng thì doanh nghiệp phải trả cho người nhận đại lý một khoản tiền gọi là hoa hồng. Khoản tiền này được coi như một phần chi phí bán hàng và được hạch toán vào tài khoản bán hàng . Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ mà không được trừ đi phần hoa hồng trả cho bên nhận đại lý. * Các trường hợp hàng hoá gửi đi được coi là tiêu thụ . - Hàng hoá bán xuất hiện trong phương thức bán hàng trực tiếp. - Hàng hoá gửi bán chỉ được coi là tiêu thụ và hạch toán vào doanh thu hàng gửi bán trong các trường hợp sau : + Doanh nghiệp nhận được tiền do khách hàng trả. + Khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. + Khách hàng đã ứng trước số tiền mua hàng về số hàng sẽ chuyển đến. + Số hàng gửi bán áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch thông qua ngân hàng. b4. Phương thức bán hàng trả góp: Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất quyền sở hữu lượng hàng đó. Theo phương thức này người mua sẽ trả tiền làm nhiều lần theo hợp đồng ban đầu và giá bán bao giờ cũng cao hơn giá bán theo phương thức thông thường. Phần chênh lệch này chính là tiền lãi phát sinh do khách trả chậm, trả nhiều lần, số tiền lãi này được hạch toán vào tài khoản thu nhập của hoạt động tài chính. Doanh nghiệp bán hàng được phản ánh ngay tại thời điểm giao hàng cho khách hàng theo giá bán lẻ bình thường. Người mua sẽ thanh toán lần đầu tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận thanh toán dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền thanh toán ở các kỳ bằng nhau, trong đó một phần là doanh thu gốc một phần là lãi suất trả chậm. b5. Phương thức tiêu thụ nội bộ. Tiêu thụ nội bộ là việc mua bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một công ty, tập đoàn, liên hiệp các xí nghiệp... Ngoài ra, tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các khoản sản phẩm, hàng hoá dịch vụ xuất biến, tăng, xuất trả lương, thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Các phương pháp xác định giá vốn hàng hoá tiêu thụ. a. Đánh giá hàng hoá theo giá vốn : - Giá thành hàng hoá nhập kho được xác định phù hợp với từng nguồn nhập: + Hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo được đánh giá theo chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Hàng hoá thuê ngoài gia công, được đánh giá theo chi phí thực tế gia công gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đem gia công. Chi phí thuê ngoài gia công và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như chi phí vận chuyển, chi phí làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu đem gia công, nhập kho thành phẩm để hoàn thành gia công. - Đối với hàng hoá xuất kho cũng phải được thể hiện theo giá vốn thực tế. Hàng hoá xuất kho cũng có thể theo những giá thực tế khác nhau ở từng thời điểm trong kỳ hạch toán, nên việc hạch toán xác định giá trị thực tế hàng hoá xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp chủ yếu sau : + Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá bình quân ( bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập). Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Trong đó: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung. Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Giá thực tế đơn vị tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Phương pháp này mặc dầu quá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá vật liệu kỳ này. Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng số nhập Lượng thực tế vật liệu tồn trước khi nhập cộng lượng nhập Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục nhược điểm của 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO). Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. + Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO). Phương pháp này giả định vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước ở trên. Phương pháp nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm pháp. + Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó. Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá trị thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt. + Phương pháp giá hạch toán: Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính giá hạch toán (Giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định tronh kỳ). Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức: Giá vật liệu thực tế xuất dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) = Giá hạch toán vật liệu xuất dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) x Hệ số giá vật liệu Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. b. Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán. Việc đánh giá hàng hoá theo giá thực tế đôi khi không đáp ứng được yêu cầu kịp thời của công tác kế toán, bởi vì giá thành sản xuất thực tế thường cuối kỳ hạch toán mới xác định được mà công việc nhập xuất hàng hoá lại diễn ra thường xuyên vì vậy người ta còn sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định trong kỳ. Nó có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất. Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán đến cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán sang giá thực tế bằng cách: Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán hàng hoá xuất kho trong kỳ x Hệ số giá Hệ số giá = Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế hàng hoá nhập kho trong kỳ Trị giá hạch toán hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hạch toán hàng hoá nhập kho trong kỳ Phương pháp này áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp nhưng thường là doanh nghiệp có loại quy mô lớn, khối lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều, tình hình nhập xuất diễn ra thường xuyên, việc xác định giá hàng ngày khó khăn và ngay cả tronh trường hợp xác định được song tốn kém nhiều chi phí, không hiệu quả cho công tác kế toán. Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống giá hạch toán khoa học, hợp lý. Phần II Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I I. Đặc điểm, tình hình chung của chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I.. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I được thành lập và hoạt động theo uỷ quyền của công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua với các đặc trưng sau đây : Tên doanh nghiệp : Chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương maị T.C.I Tên giao dịch quốc tế : Chi nhánh công ty T.C.I Co., Ltd. Tên viết tắt : Chi nhánh công ty T.C.I Co., Ltd. Địa chỉ chi nhánh : Số 19 Hàng Phèn, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Trụ sở giao dịch hiện nay của chi nhánh công ty : Số 125 Trúc Bạch, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, TP Hà Nội. Điện thoại: 7161874 Fax: 7161329 Vốn điều lệ hiện nay: 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng chẵn) Giấy phép thành lập chi nhánh công ty số 3440/GP-UB ngày 13 tháng 3 năm 1998 của UBND thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 308565 ngày 24 tháng 3 năm 1998 của Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh : Mua, bán buôn, bán lẻ: hàng tư liệu tiêu dùng ,dụng cụ thể thao, hàng lương thực, thực phẩm công nghệ. Đại lý ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước. Mua bán máy móc, phụ tùng, nguyên liệu ngành công nông ngư nghiệp, ngành điện, xây dựng. Bách hoá, kim khí điện máy, văn phòng phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, vải giả da, quần áo, simili, vật liệu xây dung và hàng trang trí nội thất, hoá mỹ phẩm. Mua, bán dầu mỡ công nghiệp. Mua, bán các sản phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn. Mua, bán máy móc thiết bị xây dựng. Mua, bán sản phẩm bao cao su kế hoạch hoá gia đình, găng tay cao su dùng trong y tế, và các loại sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh. Mua, bán thuỷ hải sản. Một số sản phẩm mà Công ty đang phân phối: Nhà sản xuất Tên sản phẩm Reckitt& Colman Shieldtox, Haze Nestle Candy Nabisco international Inc Nabisco biscuit Kumho international Inc Chocolate – pie 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. Chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng theo quy định của Nhà Nước sau khi đã đăng ký kinh doanh hợp lệ.. Bộ máy tổ chức của chi nhánh công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực tiếp, giám đốc chi nhánh công ty có thể nắm được tình hình kinh doanh một cách kịp thời, tạo điều kiện cho Giám đốc chi nhánh Công ty thấy rõ được thực trạng của chi nhánh công ty để ra các quyết định đúng đắn, hợp lý. Giám đốc chi nhánh Phòng kế toán Tài chính Phòng Hành Chính Phòng Kinh Doanh Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I Giám đốc chi nhánh: Do hội đồng thành viên bầu ra và là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh công ty. Giám đốc chi nhánh còn phải chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Phòng kế toán-tài chính: Theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, công nợ, các khoản đầu tư và phản ánh kết quả kinh doanh của chi nhánh công ty thông qua việc ghi chép bằng sổ sách, bằng các phần mềm chuyên dụng. Các thông tin từ phòng kế toán-tài chính giúp giám đốc chi nhánh nắm được tình hình kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn và báo cáo lên hội đồng thành viên để từ đó có kế hoạch quản lý vốn, đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước Phòng hành chính: Giúp cho giám đốc chi nhánh về công tác hành chính, xây dựng các phương án bố trí, sắp xếp nhân viên của chi nhánh.Bên cạnh đó, phòng hành chính còn làm công tác quản lý hồ sơ nhân viên của chi nhánh, làm các thủ tục về tiếp nhận nghỉ hưu, thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật nhân viên.Thiết lập ban bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự toàn cơ quan, đảm bảo các yêu cầu về vật chất cho công tác điều hành hàng ngày.Tổ chức chăm lo đời sống, tinh thần, sức khoẻ cho nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp khách và hội nghị trong chi nhánh công ty. Phòng kinh doanh: Là một bộ phận của chi nhánh công ty. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối tiêu thụ các sản phẩm. Ngoài ra, bộ phận này còn phải giám sát việc bán hàng của các nhân viên tại Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc.Đặc biệt là phòng kinh doanh phải lên kế hoạch để phân phối sản phẩm của mình tới các hệ thống siêu thị phía Bắc. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. * Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của chi nhánh Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán viên Thủ quỹ * Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong phòng -Kế toán trưởng : Là người phụ trách công việc chung của phòng ,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh Công ty. Trưởng phòng bao quát công việc chung của phòng và kỹ thuật tính toán thanh toán, chỉ đạo hướng dẫn nhân viên sử dụng máy vi tính vào công việc hạch toán. -Kế toán tổng hợp- Phó phòng: Làm chức năng kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tổng hợp từ các bảng kê, nhật ký, sổ cái... hàng quý, nâng lên báo, biểu quyết toán. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn làm nhiệm vụ của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng. -Kế toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán với ngân hàng(căn cứ vào các uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản,các sổ chi tiết của ngân hàng...) đồng thời chịu trách nhiệm tính giá đối với từng loại hàng hoá... -Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đi ngân hàng nộp tiền, rút tiền...Thủ quỹ quản lý trực tiếp số tiền có trong quỹ, két của chi nhánh Công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác. 4. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán a. Hệ thống chứng từ mà kế toán chi nhánh công ty đang sử dụng - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Giấy thanh toán tạm ứng. - Phiếu thu, chi tiền mặt. - Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế... Từ các chứng từ trên đây, kế toán viên của chi nhánh Công ty có thể sử dụng và theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán và tình hình tiêu thụ hàng hoá của chi nhánh Công ty.Và cũng có thể theo dõi số thuế GTGT phải nộp cũng như thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ. b. Hệ thống tài khoản và hệ thống sổ tổng hợp về hạch toán kế toán mà chi nhánh công ty đang sử dụng. Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ kế toán ban đầu theo quyết định số 186TC/ CĐKT ngày 14/03/1995 của Bộ tài chính.Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý cũng như phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty còn sử dụng các bảng biểu báo cáo riêng. Căn cứ chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính, công ty đã lựa chọn cho mình hệ thống tài khoản kế toán phù hợp.Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị. II. Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại chi nhánh Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I 1. Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại chi nhánh Công ty. - Đặc điểm tiêu thụ: + Về khối lượng hàng hoá xuất bán: Hạch toán chi tiết hàng hoá đảm bảo cho phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình hiện còn của từng loại hàng hoá, làm cơ sở cho việc ký kết các hợp đồng mua và bán hàng dễ dàng. + Về quy cách, phẩm chất hàng xuất bán: Trước khi nhập kho, hàng hoá được kiểm tra một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập kho những hàng hoá không đạt yêu cầu (quá hạn sử dụng). + Về giá bán: Để thu hút được khách hàng, Công ty có một chính sách giá cả hết sức linh hoạt. Giá bán được xác định trên 3 căn cứ: Giá mua hàng hoá nhập kho, giá cả thị trường và mối quan hệ giữa khách hàng với chi nhánh Công ty. Chi nhánh Công ty thực hiện giảm giá với khách hàng mua thường xuyên, mua với khối lượng lớn, với khách hàng ở tỉnh xa về hoặc với khách hàng mua thanh toán ngay. - Phương thức thanh toán: Công ty thực hiện phương thức thanh toán rất đa dạng, phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, khách hàng có thể trả chậm từ 10 đến 15 ngày hoặc có thể thanh toán ngay, có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi... Việc thanh toán có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định sau khi nhận được hàng. Chi nhánh Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán, đồng thời đảm bảo không gây thiệt hại kinh tế cho bản thân chi nhánh Công ty mình. Các hình thức tiêu thụ doanh nghiệp đang áp dụng. Chi nhánh Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do vậy các nghiệp vụ nhập xuất hàng hoá được ghi hàng ngày khi có phát sinh. Bán trực tiếp. + Bán buôn qua kho của chi nhánh Công ty. Đã là hình thức bán buôn thì tổng giá trị thanh toán thường lớn, để tránh những sai sót có thể xảy ra, chi nhánh Công ty thường yêu cầu trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng phải ghi rõ những điều khoản sau: Tên đơn vị mua hàng,mã số thuế đơn vị mua, số lượng, đơn giá, quy cách phẩm chất của hàng hoá, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các chế độ ưu đãi (nếu có). Nếu có tranh chấp xảy ra thì được giải quyết ở trọng tài kinh tế nào? toà án kinh tế nào? + Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận (tới các hệ thống siêu thị và các tỉnh phía Bắc): Căn cứ vào hợp đồng đã ký, đến ngày giao hàng, chi nhánh công ty sẽ xuất kho để chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện của mình hoặc đi thuê ngoài đến địa điểm đã ghi trong hợp đồng, chi phí vận chuyển này do bên nào chịu tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên và được ghi trong hợp đồng kinh tế. * Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại chi nhánh Công ty. Phương pháp hạch toán sẽ được minh hoạ bởi một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 06 năm 2003 tại chi nhánh Công ty như sau: * Tài khoản kế toán sử dụng: - Tài khoản 157 - Hàng gửi bán Bên Nợ: + Giá trị hàng hoá đã gửi cho khách hàng hoặc chờ bán đại lý, ký gửi. Bên Có: + Giá trị hàng hoá đã bán bị trả lại + Giá trị hàng hoá đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Số dư: Giá trị hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. - TK 156-Hàng hoá Bên Nợ: Giá trị hàng hoá nhập kho trong kỳ. Bên Có: Giá trị hàng hoá được xuất bán trong kỳ. Số dư: Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Tài khoản này được chi nhánh Công ty mở chi tiết cho từng mặt hàng. +TK 156: Bánh + TK 156: Sữa tắm trẻ em + TK 156: Kẹo - TK 511 - Doanh thu bán hàng Bên Nợ: + Giá trị hàng bán bị trả lại. + Khoản chiết khấu thực tế phát sinh trong kỳ. + Khoản giảm giá hàng bán. + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911. Bên Có: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Cuối kỳ TK 511 không có số dư. TK 511 được mở chi tiết cho từng mặt hàng: + TK 51111: Doanh thu bán hàng bánh. + TK 51112: Doanh thu bán hàng sữa tắm trẻ em. + TK 51113: Doanh thu bán hàng kẹo - TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - TK 521 - Chiết khấu hàng bán. - TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Ngoài ra kế toán của Công ty còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK 112, TK 131... * Tổ chức hạch toán kế toán chi tiết nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở chi nhánh Công ty. Ví dụ: Ngày 06 tháng 06 năm 2003, Công ty Komatsu Việt Nam mua hàng của chi nhánh công ty, chi nhánh Công ty xuất hàng tại kho như sau: -Bánh Ritz 300g: 20 thùng với giá vốn: 19.000đ/hộp và giá bán: 24.000đ/hộp -Sữa tắm trẻ em: 30 thùng với giá vốn: 26.000đ/hộp và giá bán: 34.000đ/hộp -Kẹo Fox’s: 10 thùng với giá vốn: 16.000đ/hộp và giá bán: 21.000đ/hộp Công ty Komatsu thanh toán chậm sau 10 ngày bằng tiền mặt. Trình tự tổ chức hạch toán như sau: Kế toán viên lập “Phiếu xuất kho”, phiếu này phản ánh số hàng xuất kho theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Phiếu này được lập thành 2 liên: Liên 1: Thủ kho giữ. Liên 2: Lưu phòng kế toán làm căn cứ hạch toán. Phiếu này có mẫu như sau: Phiếu xuất kho Ngày 06 tháng 06 năm 2003 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Bích Loan. Địa chỉ: Công ty Komatsu Việt Nam. Lý do xuất kho: Xuất bán trực tiếp Xuất tại kho: Gia Lâm TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Bánh Ritz 300g Hộp 240 19.000 4.560.000 2 3 Sữa tắm trẻ em Kẹo Fox’s Hộp Hộp 720 120 26.000 16.000 18.720.000 1.920.000 Tổng cộng 25.200.000 Cộng thành tiền: Hai mươi lăm triệu hai trăm ngàn đồng chẵn. Xuất, ngày06 tháng 06 năm 2003 Người mua hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán viên của chi nhánh Công ty lập Hoá đơn GTGT thành 3 liên. Liên 1( màu tím) lưu sổ gốc, liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng, liên 3 (màu xanh) giao cho bộ phận kho làm thủ tục cấp hàng và đến cuối ngày, bộ phận kho nộp lên phòng kế toán để kế toán bán hàng làm cơ sở để hạch toán. Hoá đơn GTGT có mẫu sau: Hoá đơn (GTGT) Liên 3 (dùng để thanh toán) GQ/2003B Ngày 06 tháng 06 năm 2003 000675 Đơn vị bán hàng: Chi nhánh Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại T.C.I Địa chỉ: 19 Hàng Phèn-Hoàn Kiếm-Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: Mã số : Họ tên người mua: Nguyễn Bích Loan Đơn vị: Công ty Komatsu Việt Nam Địa chỉ: 14 Thuỵ Khuê-Tây Hồ- Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: T/M MS: STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B 1 2 3 1 Bánh Ritz 300g Hộp 240 21.818 5.236.364 2 3 Sữa tắm trẻ em Kẹo Fox’s Hộp Hộp 720 120 30.909 19.091 22.254.480 2.290.909 Cộng tiền hàng: 29.781.753 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.978.175 Tổng cộng tiền thanh toán: 32.759.928 VND Số tiền bằng chữ: Ba mươi hai triệu, bảy trăm năm chín nghìn, chín trăm hai mươi tám đồng Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá. Mỗi thẻ kho được mở cho một loại mặt hàng theo dõi về mặt hiện vật. Phương pháp thẻ kho: Căn cứ vào các chứng từ nhập, phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành lập thẻ kho. Cuối tháng thủ kho kiểm kê đối chiếu với kế toán. Thẻ kho có mẫu như sau: Tên kho: Gia Lâm Thẻ kho Ngày lập thẻ: Tờ số: 03 - Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bánh Ritz 300g - Đơn vị tính: Hộp - Mã số: BR3 Ngày tháng Số hiệu CT Diễn giải Số lượng N X Nhập Xuất Tồn Tồn cuối tháng 05/2003 2.500 Tháng 06/2003 02/06/03 Siêu thị Intimex 2.000 04/06/03 Cty Nabisco 20.000 05/06/03 Siêu thị Seoul 4.990 06/06/03 Công ty Komatsu VN 240 ........... .... ...... .... Tồn cuối tháng 06/2003 20.000 9.230 13.270 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ở phòng kế toán, kế toán sử dụng các loại sổ chứng từ và các loại sổ chi tiết, bảng kê sau để theo dõi hàng hoá cả về mặt hiện vật lẫn mặt giá trị. + Sổ chứng từ kế toán xuất hàng hoá. Căn cứ lập: Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT Phương pháp lập: Sổ này mở theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng Sổ chứng từ xuất hàng hoá có mẫu như sau: Sổ chứng từ xuất hàng hoá Từ 01/06/2003 đến 30/06/2003 Mặt hàng: Bánh Ritz 300g Đơn vị tính: Hộp Đơn giá 21.818 đồng Ngày Hoá đơn Ngày Xuất kho Diễn giải Slượng Thành tiền Tiền thuế Tổng tiền 3/6/03 2/6/03 Xuất bán cho Siêu thị Intimex 2000 43.636.000 4.363.600 47.999.600 5/6/03 5/6/03 Xuất bán cho Siêu thị Seoul 4990 108.871.820 10.887.182 119.759.002 6/6/03 6/6/03 Xuất bán cho công ty Komatsu 240 5.236.364 523.636 5.760.000 .. .. .. . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Tổng cuối tháng 9230 201.380.140 20.138.014 221.158.154 Ngày 30/06/03 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) + Bảng kê nhập xuất hàng hoá. Căn cứ lập: "Sổ chi tiết hàng hoá" Nội dung: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng mặt hàng theo chỉ tiêu giá vốn. Phương pháp lập: Hàng hoá được tổng hợp và theo dõi trên một bảng kê nhập, xuất. Mỗi mặt hàng được ghi trên 1 dòng của bảng này. Cột dư đầu kỳ: căn cứ vào số dư cuối kỳ trước của "Bảng kê nhập xuất" Cột phát sinh Nợ: căn cứ vào "Sổ chi tiết hàng hoá" từ đó rút ra giá trị tồn kho cuối kỳ. "Bảng kê nhập xuất hàng hoá" ở chi nhánh Công ty đang sử dụng thực chất là theo dõi hàng hoá nhập, xuất theo giá trị thực tế. + Bảng tổng hợp nhập xuất: Là bảng tổng hợp các chỉ tiêu "Bảng kê nhập xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT573.doc
Tài liệu liên quan