Lời Mở đầu 1
I.Tổng quan về Công ty bánh kẹo Hải Châu: 3
1.1Lịch sử hình thành và phát triển: 3
1.2 Ngành nghề kinh doanh: 3
1.3 Các thành tựu đạt được: 4
1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý: 4
II. Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Châu: 6
1. Phân tích môi trường bên ngoài công ty Hải Châu: 6
1.1.Phân tích môi trường vĩ mô: 6
1.1.1. Môi trường kinh tế: 6
1.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp: 6
1.1.3. Về môi trường văn hoá - xã hội: 6
1.1.4.Môi trường công nghệ: 7
1.1.5. Môi trường tự nhiên: 7
1.2. Môi trường tác nghiệp: 8
2. Phân tích môi trường bên trong của công ty Hải Châu: 13
3. Sử dụng mô hình SWOT: 23
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Châu: 24
1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty bánh kẹo Hải Châu: 24
1.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiếm lược kinh doanh: 24
1.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Công ty: 26
1.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng phương án chiến lược: 27
1.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lược: 28
1.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiếm soát xây dựng chiến lược: 29
2. Các kiến nghị nhằm nâng cao công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu: 29
2.1. Đối với nhà nước: 30
2.2. Đối với Bộ và Tổng công ty: 30
Kết luận 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chi phí bột mỳ trong sản xuất bánh là khoảng 40%. Công ty có thể dễ dàng ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng trong nước.
Ngoài ra công ty còn có chính sách lựa chọn các nhà cung cấp đường trong nước đảm bảo sao cho vừa lợi dụng được vốn của họ bằng hình thức thanh toán trả chậm đồng thời cung ứng kịp thời cho sản xuất. Công ty Bánh kẹo Hải Châu trực thuộc Tổng công ty mía đường nên nắm rất rõ chu kỳ cung ứng đường của các công ty mía đường, và các thông tin liên quan đến thời điểm lúc nào lượng đường cung là cao nhất, là thấp nhất để có các quyết định kịp thời dự trữ đường cho sản xuất. Không những vậy, công ty còn tìm hểu rất rõ các thông tin về lượng đường nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt từ Trung Quốc. Khi mà lượng cung ứng đường của các nhà máy đường đang ở mức cao, trong khi đường nhập khẩu cứ ồ ạt nhập vào. Một hệ quả tất yếu là sẽ kéo giá đường xuống mức thấp nhất. Nắm bắt rõ các thông tin trên, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đưa ra các quyết định kịp thời và dự trữ đường cho sản xuất. Làm tốt được nhiệm vụ dự trữ này, công ty sẽ có khả năng giảm được giá thành sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh nếu như họ không dự trữ được lượng đường ở mức giá thấp. Vì chi phí cho đường trong sản phẩm bánh là 15%, trong kẹo là 25%.
1.2.3. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Trên thị trường bánh kẹo ngoài các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo truyền thống như Hài Hà, Hải Châu, Tràng An, Hữu Nghị, Quảng Ngãi, Lam Sơn,... đã xuất hiện các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mới với qui mô và tiềm lực rất đa dạng. Nổi bật nhất là công ty Kinh Đô, có nguồn lực tài chính dồi dào, có nhiều đại lý và các cửa hàng ở khắp mọi miền đất nước. Hiện nay Công ty Kinh Đô đang xâm nhập vào thị trường miền Bắc và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường này. Sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng bởi chất lượng cao, mẫu mã rất đẹp, chủng loại phong phú. Nhưng mức giá hơi cao so với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng. Các sản phẩm của Kinh Đô gồm có: bánh mì Aloha, Scotti, bánh xốp, kẹp jelly ... Kinh Đô 11 năm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và nhiều bằng khen khác. Năm 2004 doanh thu đạt 718,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế la 81 tỷ đồng. Năm 2007 là 1230 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 224 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty là 469,99 tỷ đồng vượt xa so với Hải Châu. Hiện nay đã chiếm 30% thị phần bánh kẹo của cả nước, có hơn 200 nhà phân phối, 40.000 điểm bán khắp cả nước. Thiết bị công nghệ của Kinh Đô thì hơn hẳn so với Hải Châu. Kinh Đô còn xuất khẩu ra cả nước ngoài nâng cao thị trường trở thành mà sản xuất và chế biến kẹo hàng đầu Việt Nam. Tiếp đến là Công ty Bánh kẹo Hải Hà với nhiều chủng loại như bánh mềm, bánh quy, bánh Cracker, bánh kem xốp ... Vốn điều lệ là 54,750 tỷ đồng. Năm 200 công ty đạt doanh thu hơn 344 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21,1 tỷ đồng. Hiện nay thị phần của Công ty Hải Hà tầm gần 7%. Trong khi đó Hải Châu mới chuyển thành công ty cổ phần năm 2005 và đang trên đà phát triển. Thị phần của Hải Châu tầm 3% . Vì vậy áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty Hải Hà và Kinh Đô là khá lớn trong khi tài chính và nguồn lực, máy móc, công nghệ của Hải Hà và Kinh Đô là rất lớn. Cần tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. nâng cao thị phần bằng các chính sách đúng đắn...
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ trong nước: các đối thủ tiềm ẩn như công ty bánh kẹo Tràng An, công ty bánh kẹo Hữu Nghị, công ty bánh kẹo Đại Vinh .... Hầu hết các công ty này có tiềm lực và thị phần cũng như năng lực cạnh tranh yếu hơn. Tuy vậy không thể xem thường các đối thủ này cần có chinh sách hợp lý để không cho công ty này chiếm giữ thị phần...
Đối thủ nước ngoài cũng chưa thể cạnh tranh được với Hải Châu. Tuy nhiên có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai.
1.2.5. Sản phẩm thay thế:
Đối với sản phẩm bánh kẹo thì sản phẩm thay thế chỉ có thể là hoa quả. Khi hoa quả được mùa thì tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm hẳn. Vì khi đó người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng hoa quả tay thế cho bánh kẹo. Chính vì vậy trong những tháng 4, 5, 6, 7 là những tháng bánh kẹo không bán được, công ty cần lập kế hoạch giảm sản xuất.
1.2.5. Đánh giá tác động môi trường bên ngoài:
*) Điểm mạnh:
- Khi mà quan hệ quốc tế được mở rộng Công ty Bánh kẹo Hải Châu có triển vọng mở rộng thị trường bằng cách xuất khẩu sang các thị trường trong khối ASEAN, WTO …
- Công ty có cơ hội được chuyển giao dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất năng lực lao động, đổi mới sản phẩm.
- Công ty dễ dàng thiết lập mối quan hệ các nhà cung ứng, có thể lựa chọn các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của công ty với mức giá thấp nhất, phương thức thanh toán có lợi nhất cho công ty.
- Công ty có sản phẩm đa dạng phong phú nhiều chủng loại, nhiều sản phẩm chất lượng có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
*) Khó khăn:
- Việt Nam gia nhập WTO là một bước đệm mang tính chất toàn cầu cao. Lợi ích kinh tế sẽ tập trung vào một số tập đoàn lớn nước ngoài, sức cạnh tranh lớn, đây là một khó khăn lớn cho sự tồn tại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Do vậy đòi hỏi công ty ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị máy móc thiết bị, nhà xưởng cho đến con người, đây có thể nói là cách mạng hoá trong giai đoạn hiện nay.
- Bước sang giai đoạn mới, sự cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo trong nước diễn ra ngày càng quyết liệt cả về chủng loại, mẫu mã, giá bán và các chế độ, chính sách lôi kéo khách hàng. Đặc biệt sự cạnh tranh của các công ty bánh kẹo như Hải Hà, Kinh Đô, BiBiCa …
- Việc đầu tư vào sản xuất bánh kẹo một cách ồ ạt gây tình trạng cung vượt quá cầu về nhiều chủng loại bánh kẹo.
- Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo còn sử dụng các biện pháp cạnh tranh, gây tồn tại đế uy tín về chất lượng và thị phần của công ty trên thị trường.
- Trong điều kiện thông thường giữa các miền đất nước phương tiện giao thông nhiều, khá thuận tiện, nhanh chóng nên hoa quả trên thị trường luôn dồi dào, nhiều chủng loại, giá bán rẻ. Hơn nữa hoa quả nhập khẩu từ các nước cũng giống như: Trung Quốc, Thái Lan … luôn là các nguy cơ đe doạ việc tiêu thụ bánh kẹo của công ty trên thị trường.
- Một số nguyên vật liệu công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài như hương liệu, ca cao, nên khi giá ngoại tệ USD lên cao thường tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Đối với nguồn nguyên liệu trong nước như đường muối, tuy công ty đã có những chính sách thu mua dự trữ cho sản xuất một cách hợp lý nhưng hiện nay và những năm tới giá sẽ tăng cao, đây là một khó khăn đối với các nhà sản xuất chế biến thực phẩm sau đường, muối….
2. Phân tích môi trường bên trong của công ty Hải Châu:
2.1. Nguồn nhân lực
Hiện nay công ty có 1500 công nhân.
Việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả công ty sẽ khai thác được các lợi ích kinh tế như tăng năng suất lao động, giảm được chi phí nhân công. Như vậy, công ty sẽ giảm được giá thành sản phẩm và mức lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.
Từ năm 2002 - 2005 số lượng nguời làm việc nhu cầu là:
Bảng 1:
Năm
Số lượng lao động
2001
960
2002
1514
2003
1643
2004
1764
2005
1881
Nếu nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật cao nhằm làm chủ máy móc thiết bị hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng mà số người sẽ giảm. Theo kế hoạch, hàng năm NSLĐ tăng 10%, do đó giảm số người tương ứng là:
Bảng 2:
Năm
Số lao động giảm
2002
151
2003
164
2004
176
2005
188
Ngoài ra bố trí làm thêm ca kíp vào ngày nghỉ, đổi ca giảm số người làm việc:
Bảng 3:
Năm
Công
Người
2002
500ng x 200h/ng : 8h/công = 12500 công
12500 : 260 = 48ng
2003
520ng x 200h/ng : 8h/công = 13000 công
13000 : 260 = 50ng
2004
560ng x 200h/ng : 8h/công = 13750 công
13750 : 260 = 53ng
2005
580ng x 200h/ng : 8h/công = 14500 công
14500 : 260 = 56ng
Số lao động tiết kiệm được từ 2 biện pháp trên:
Bảng 4:
Năm
Người
2002
199
2003
214
2004
229
2005
244
Để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm công ty tuyển dụng lao động theo số lượng sau:
Bảng 5: Cơ cấu tuyển dụng lao động của Công ty từ năm 2002-2005
Chỉ tiêu
Lao động phổ thông
Nâng bậc công nhân kỹ thuật từ bậc 5/6 trở lên
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
Năm 2002
85
19
15
Năm 2003
100
21
20
Năm 2004
120
23
25
Năm 2005
150
25
30
Bảng 6:. Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2002 - 2005
Chỉ tiêu
Số lao động thực tế
Lao động phổ thông
Nâng bậc công nhân kỹ thuật từ bậc 5/6 trở lên
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
Số người
Tỉ trọng (%)
Số người
Tỉ trọng (%)
Số người
Tỉ trọng (%)
Năm 2002
1.079
575
53,3
354
32,8
150
13,9
Năm 2003
1.220
675
55,3
375
30,7
170
13,9
Năm 2004
1.388
795
57,3
398
28,7
195
14,0
Năm 2005
1.539
945
59,3
423
26,6
225
14,1
2.2. Nguồn tài chính:
Lúc mới hoạt động:
Vốn pháp định : 21.141.000.000 VNĐ.
Vốn lưu động : 6.407.000.000 VNĐ.
Vốn cố định : 14.734.000.000 VNĐ.
Vốn đầu tư : 28.000.000.000 VNĐ.
Từ năm 2005, Công ty Hải Châu đã cổ phần hóa. Giá trị vốn thực hiện
là 142 tỉ đồng 279.768.382 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn góp của Nhà Nước tại công ty là 32 tỉ 225.359.774 đồng. Vốn điều lệ của CTCP Bánh kẹo Hải Châu là 30 tỉ đồng, tổng số vốn này chia thành 300.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 100.000 đồng.Vốn điều lệ của CTCP Bánh kẹo Hải Châu là 30 tỷ đồng, chia thanh 300.000 cổ phần bằng nhau:
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:
= 58% VĐL = 17.400.000.000 đồng = 174.000 cổ phần.
Tỷ lệ cổ phần người lao động trong công ty:
= 38,78% VĐL = 11.643.000.000 đồng = 114.430 cổ phần.
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động:
= 3.22% VĐL = 966.000.000 đồng = 9.660 cổ phần.
Lợi nhuận: Từ năm 2003 đến năm 2005, Công ty bánh kẹo Hải Châu (thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) thua lỗ 15,6 tỷ đồng trong đó dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp trị giá 65 tỷ đồng làm lỗ con số 9 tỷ đồng. Nhưng sau 3 năm chuyển đổi năm chuyển đổi, Công ty Cổ Phần bánh kẹo Hải Châu đã vực dậy các mặt sản xuất kinh doanh. Năm 2006, Công ty đạt doanh thu 208.67 tỷ đồng, lãi 2,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.550.000 đồng/người/tháng.
Ngoài đầu tư vốn kinh doanh, công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp, mua mới trang thiết bị máy móc để từng bước chuyển hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Uy tín của Công ty:
Các sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu tham gia các kỳ hội trợ triểm lãm trong nước và quốc tế Việt Nam hằng năm được tặng thưởng Huy Chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN “Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1997-1998-1999-2000-2001. Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: Huân Chương kháng chiến, 5 Huân Chương lao động, 3 Huân Chương chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác: cờ thi đua của Chính Phủ, Bộ Ngành – Thời kỳ đổi mới.
2.3. Máy móc, trang thiết bị công nghệ sản xuất:
- Năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất keo Socola của Đức trị giá 20tỷ VNĐ.
- Năm 2003, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm của Hà Lan trị giá 65tỷ VNĐ. Thiêt bị công nghệ hiện đại của Hà Lan với công suất 2.200 tấn/1 sản phẩm
- Năm 2005 Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền bánh quy cao cấp của Đài Loan trị giá 20tỷ VNĐ. Mỗi năm sản xuất 20.000 tấn sản phẩm các loại.
- Công ty đã có 8 dây chuyền thiết bị hiện đại trong nước và 120 chủng loại sản. Những máy móc trang thiết bị này đã đem lại cho công ty những lợi ích ngày càng lớn bằng các sản phẩm nổi tiếng như bánh kem xốp, đạc biệt là bánh kem xốp Sôcôla đã chiếm lĩnh thị trường rất lâu và đang có xu hướng tăng mạnh hơn nữa.
- Tuy nhiên hiện nay máy móc thiết bị của công ty chưa đồng bộ, một số dây chuyền của Công ty không ổn định về chất lượng, chưa phát huy hết công suất máy móc thiết bị. Ngoài ra một số máy móc cũ nát và hỏng hóc cần được thay thế để nâng cao về chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
2.4. Hoạt động Marketing
- Công ty tách phòng kế hoạch vật tư thành hai phòng chức năng: Phòng marketing và phòng kế hoạch sản xuất.
- Đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và khuyến mại ngày càng thu hút được khách hàng.
- Phát triển thị trường phía Nam bằng cách đặt văn phòng đại diện tại TP.HCM và mở rộng mạng lưới các đại lý.
- Hoạt động marketing ở công ty chưa được tốt vì vậy cần đưa ra các chiến lược marketing hợp lý, hiệu quả và các giải pháp để nâng để làm thế nào thực hiện chiến lược đó cho tốt đem lại thành công cho Công ty.
2.4.1. Chiến lược đầu tư chiều sâu:
- Đây là chiến lược cũ được Công ty nâng cấp lên theo thời gian. Đó là một chiến lược rất hiệu quả đã giúp Công ty thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lạc hậu trong 10 năm (1990 -2000) để vượt lên thành một Công ty có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu trong cả nước đủ sức cung cấp cho thị trường bánh kẹo có khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm ngoại nhập.
- Chiến lược đầu tư chiều sâu ngày càng được mở rộng hơn khi Công ty quyết định sản xuất những mặt hàng không phải là những mặt hàng truyền thống của Công ty. Đó là những mặt hàng cao cấp, đòi hỏi công nghệ cao mà Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Phương châm của Công ty là ngoài những mặt hàng truyền thống mà Công ty chiếm nhiều thị phần trên thị trường và được khách hàng mến mộ như các các sản phẩm bánh Quy, bánh Kem xốp, Lương khô. Công ty cần phải tạo thêm sức cạnh tranh mới bằng các sản phẩm mới có công nghệ cao để khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, ASEAN thì Công ty mới có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu và có triển vọng xuất khẩu ra nước ngoài mở rộng thị trường. Chính vì vậy:
- Năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất keo Socola của Đức trị giá 20tỷ VNĐ.
- Năm 2003, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm của Hà Lan trị giá 65tỷ VNĐ.
- Năm 2005 Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền bánh quy cao cấp của Đài Loan trị giá 20tỷ VNĐ. Mỗi năm sản xuất 20.000 tấn sản phẩm các loại.
- Hiện nay Công ty tiếp tực đầu tư dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị mới nâng cao chiến lược đầu tư theo chiều sâu đạt hiệu quả cao.
2.4.2. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm:
- Đi cùng với chiến lược đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất thì chiến lược đa dạng hoá sản phẩm luôn là một chiến lược quan trọng giúp công ty thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đảm bảo đầu ra hiệu quả.
- Đa dạng hoá sản phẩm cũng chính là đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vì vậy mà Công ty không chỉ chú trọng tập trung mọi năng lực vào sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm mà là bên cạnh những sản phẩm truyền thống ra như các loại bánh quy,bánh kem xốp, công ty còn sản xuất những loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Năm 2003, Hải Châu đã có hơn 200 loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau trong đó có 19 loại sản phẩm bánh kẹo được cải tiến, nhất là bánh kem xốp và bánh kem xốp nhân sôcôla đem lại lợi nhuận khá lớn cho công ty. Do mẫu mã đẹp giá cả phù hợp nên phần lớn người dân đều có thể mua được.
- Nhãn hiệu bánh kem xốp Hải Châu đã trở thành nhãn hiệu đặc trưng của Hải Châu trong cách nhìn nhận của khách hàng khi mà giờ đây không chỉ có một loại bánh kem xốp nữa mà có tới 5 loại bánh kem xốp. Đó là “Hải Châu chỉ có chất lượng vàng”.
- Chúng ta có thể đánh giá được độ đa dạng của sản phẩm bánh kẹo Hải Châu trên thị trường cũng như mức độ phù hợp của nó với người tiêu dùng:
Sơ đồ 2: Cơ cấu các loại mặt hàng bánh kẹo của Công ty Hải Châu
2
3
1
4
5
6
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Cao
Chất lượng
Giá cả
1. Nhóm các sản phẩm bánh kem xốp, bánh mềm.
2. Nhóm các sản phẩm kẹo sôcôla.
3. Nhóm các sản phẩm kẹo các loại.
4. Nhóm các sản phẩm bánh quy kem.
5. Nhóm các sản phẩm bánh quy.
6. Nhóm các sản phẩm lương khô.
2.4.3. Về chính sách giá sản phẩm:
- Một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngoài chất lượng là giá và các dịch vụ đi kèm. Trong đó, cạnh tranh bằng giá gây được sự chú ý và thuyết phục hơn cả đối với khách hàng. Đối với sản phẩm bánh kẹo thì độ co dãn của cầu theo giá là khá cao. Do vậy khi có sự biến đổi nhỏ về giá giữa hai sản phẩm cùng loại nhưng của hai công ty khác nhau thì thường dẫn tới hiện tượng cầu đối với các sản phẩm bánh kẹo có giá mềm hơn, tăng vọt. Nắm bắt được đặc điểm đó, công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tìm mọi phương pháp để làm giảm chi phí đầu vào. Chi phí sản xuất, ... chi phí quản lý, ... để góp phần làm giảm giá thành. Một trong những phương pháp làm giảm chi phí đầu vào hiệu quả là đưa ra được các giải pháp dự trữ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, lựa chọn các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất, khả năng tiết kiệm trong sản xuất.
2.4.4. Về mạng lưới phân phối:
- Công ty đã đánh giá cao vai trò quan trọng của mạng lưới phân phối trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do vậy mà Công ty đã hết sức chú ý phát triển mạng lưới phân phối của mình trên phạm vi toàn quốc, với mục tiêu tưang khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ở mức cao nhất có thể Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã áp dụng 3 kênh phân phối chủ yếu hướng tới tập khách hàng tiêu dùng cuối cùng như sau:
Kênh 1
Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Người tiêu dùng cuối cùng
Kênh 2
Đại lý bán lẻ
Kênh 3
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán buôn
Bảng 7 : Hệ thống kênh phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
- Kênh 1 là dòng vận chuyển các sản phẩm bánh kẹo của công ty đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách trực tiếp không qua khâu trung gian nào bằng hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng các của hàng giới thiệu và bán sản phẩm này có hạn và chỉ tập trung ở Hà Nội nên khối lượng tiêu thụ không lớn nhưng lại cho phép công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thuộc mọi thành phần. Từ đó Công ty thu nhận được những thông tin phản ánh chính xác nhất về nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng về mọi mặt của sản phẩm. Thông qua cửa hàng, công ty có thể thực hiện được công tác quảng cáo và nâng cao uy tín của Công ty.
- Kênh 2 và kênh 3: Là các kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty, với khối lượng tiêu thụ lớn, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cao. Mạng lưới phân phối gồm hơn 300 đại lý ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam. Các đại lý rất nhanh nhạy trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi thị hiếu của khách hàng giúp Công ty đưa sản phẩm vào kênh phân phối thông suốt, giảm tối thiểu tình trạng ứ đọng sản phẩm. Các đại lý của công ty được hưởng nhưng chế độ ưu đãi như tỉ lệ % hoa hồng chiết khấu vào giá, được thanh toán trả chậm...
2.5. Kết quả phân tích môi trường bên trong:
Các công tác phân tích môi trường giúp đỡ các nhà quản trị trong công ty xác lập được các điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình khi hoạch định các chiến lược kinh doanh.
*) Điểm mạnh:
- Công ty Bánh kẹo Hải Châu có nguồn nhân lực mạnh, ngày càng có trình độ chuyên môn cao do được bồi dưỡng, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong quá trình sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại nên chất lượng công việc được đảm bảo. Do vậy mà công ty có thể ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Công ty sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại lại trong thời kỳ hết khấu hao nên có khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm có chi phí rẻ mà chất lượng mẫu mã được đảm bảo tốt. Ngoài ra các dây chuyền này rất đa dạng nên sản xuất được nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.
- Công ty có nguồn vốn lưu động khá lớn nên đáp ứng được các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh .
*)Khó khăn:
- Khó khăn thật sự bắt đầu đối với công ty là hàng năm phải trả lãi suất ngân hàng lớn do đầu tư chiều sâu từ năm 1991 đến năm 2000.
- Nâng cao năng lực làm việc của công nhân, sửa và mua thiết bị máy móc hỏng hóc nâng cao năng suất lao đông.
- Chức năng marketing của công ty chưa được chú trọng nhiều nên chưa thực sự khai thác được các thông tin có lợi từ bên ngoài, chưa nắm bắt được đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng như những thay đổi của khách hàng trong tiêu dùng bánh kẹo.
3. Sử dụng mô hình SWOT:
SWOT
Điểm mạnh - S
1. Uy tín lớn.
2. Nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại.
3. Lao động có tay nghề cao.
4. Vốn lưu động lớn; dễ vay vốn ngân hàng
5. Nhiều nhà cung ứng trong nước.
Điểm yếu - W
1. Chịu lãi suất ngân hàng lớn.
2. Marketing yếu về quảng cáo và kênh phân phối.
3.Thuế ảnh hưởng đến công ty.
4. Tỷ giá ngoại tệ cao ảnh hưởng đến nhập khẩu.
Cơ hội - O
1. Tham gia vào các tổ chức thế giới như ASEAN, WTO ....
2. Cơ hội học hỏi trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kết hợp OS
S1, S4, S5/O1:
- Mở rộng thị trường, sản suất nhiều sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài.
S3/O2 :
- Nâng cao năng suât lao động, sản xuất tối đa công suất.
Kết hợp OW
W2/O1, O2:
- Tăng cường quảng cáo, tạo kênh phân phối mới nâng cao hiệu quả.
W3, W4/O1, O2:
- Có chiến lược tốt về giá sản phẩm như hạ giá thành...
Nguy cơ - T
1. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong nước và ngoài nước.
2. ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đến Cty.
Kết hợp TS
S1, S3, S5/O1:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa ….
S2/T2:
- Cần có chinh sách hợp lý về vay vốn trong thời kỳ khủng hoảng ktế thê giới.
Kết hợp TW
W2, W3/T1:
- Đa dạng hóa sản phảm, quảng cáo …
W4/T2:
- Cần hạn chế nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Châu:
1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty bánh kẹo Hải Châu:
1.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiếm lược kinh doanh:
- Hiện nay, Công ty bánh keo Hải Châu đang theo đuổi 3 mục tiêu chính đó là:
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Tăng lợi nhuận.
+ Tăng thị phần.
- Ba mục tiêu này đều có thể tạo nên sự vững mạnh và thịnh vượng cho Công ty trong tương lai. Nhưng mà công ty chưa thực hiện được 3 mục tiêu trên. Vì vậy cần các giảI pháp để hoàn thiện các mục tiêu trên góp phần tạo nên sự thịnh vượng của công ty trong tương lai.
- Do vậy các giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu chiếm lược kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010-2020:
+ Công ty cần phải định lượng rõ các mục tiêu của mình. Đặc biệt các mục tiêu khó định lượng như mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh. Công ty nên nâng cao khả năng cạnh tranh cho khả năng mặt hàng truyền thống như: Mặt hàng bánh quy, bánh kem xốp, một mặt hàng mà Công ty đang chiếm ưu thế trên thị trường mà có nhiều ưu thế trong sản xuất kinh doanh, tạo thành một thế mạnh riêng. Còn đối với một số mặt hàng cao cấp như các sản phẩm kẹo Socola, bánh mềm thì nên có mục tiêu khác thấp hơn như mục tiêu xâm nhập thị trường cho các sản phẩm này. Vì đây là loại sản phẩm mới mới bước vào chu kỳ sống chưa được thị trường chấp nhận, Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh trong mặt hàng này nên chất lượng chưa được cao. Do vậy Công ty phải thăm do thị trường trước, điều này sẽ khiến công ty rất tốn kém để đầu tư cho cảo cáo khuyếch chương sản phẩm.
+ Công ty phải vào thực trạng nguồn lực của mình để xác định các mục tiêu cần đạt, không nên sử dụng nguồn vốn t ài trợ từ bên ngoài để thực hiện mục tiêu ở cấp độ cao, điều đó sẽ gây sức ép cho Công ty. Muốn làm được vậy Công ty cần thực hiện phương châm. "bóc ngắn nuôi dài" như mua các dây chuyền bánh quy có giá trị vừa phải thời gian hoàn vốn nhanh để có thể tái đầu tư mở rộng.
+ Công ty không nên đặt 3 mục tiêu đều quan trọng như nhau vì như vậy sẽ có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Nếu thực hiện mục tiêu xâm nhập thị trường cho sản phẩm mới thì chắc chắn mục tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng vì ở giai đoạn đầu chu kỳ sống của sản phẩm thì chi phí cố định tính cho mỗi đơn vị sản phẩm cao, sản phẩm chưa được người tiêu dùng chấp nhận nên khó tiêu thụ tồn đọng nhiều.
*) Trong giai đoạn 2010-2020 từ mục tiêu quan trọng nhất làm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm có thế mạnh của Công ty và xâm nhập thị trường cho các sản phẩm mới. Tiến tới mở rộng thị phần. Do vậy một số nhiệm vụ đặt ra:
- Nghiên cứu các loại sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Nghiên cứu các nhu cầu mới của thị trường để có hướng đầu tư mới.
- Nâng cao công tác tìm đầu ra cho các sản phẩm cao cấp của Công ty trên thị trường đến tay người tiêu dùng.
- Hoàn thiện các chính sách về giá, chính sách phân phối, chính sách quảng cáo, và các chính sách thành toán cho các sản phẩm mới để xâm nhập t hị trường.
- Huy động nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất.
- Nâng cao công tác đào tạo con người để tiếp thu công nghệ mới phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
*) Bên cạnh đó mục tiêu lợi nhuận cần được chú ý đê tăng tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số nhiệm vụ đặt ra là:
- Nâng cao công tác cung ứng nguyên liêu đầu vào để giảm chi phí.
- Nâng cao công tác lập kế hoạch sản xuất để cung ứng kịp thời bánh kẹo khi thị trường cần với số lượng và chủng loại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
- Nâng cao công tác quản lý sản xuất để tiết kiệm trong sản xuất.
1.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21503.doc