LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT 3
1. Lí luận chung về hoàn thuế 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Mục đích của hoàn thuế 3
1.3. Các yêu cầu cần thiết của công tác hoàn thuế 4
1.3.1. Yêu cầu đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT) 4
1.3.2. Yêu cầu đối với cơ quan thuế 5
2. Thuế GTGT và hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành ở Việt Nam 5
2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT 5
2.1.1. Khái niệm, bản chất 5
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT 6
2.1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam 8
2.1.4. Tác dụng của thuế GTGT 14
2.2. Hoàn thuế GTGT và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay 15
2.2.1. Hoàn thuế GTGT 15
2.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay 27
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hoàn thuế GTGT 29
2.3.1. Nhân tố chủ quan (cơ quan thuế) 29
2.3.2. Nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘi 33
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 33
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp 33
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội 34
1.2.1. Phòng quản lý doanh nghiệp nhà nước 34
1.2.2. Phòng xử lý dữ liệu - tin học 34
1.2.3. Phòng tổng hợp dự toán 35
1.2.4. Phòng thanh tra 35
1.2.5. Phòng tuyên truyền hỗ trợ 35
1.2.6. Phòng quản lý ấn chỉ 35
1.2.7. Phòng hành chính
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e, giáo dục.
- Việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý về thuế, về phạt có nhiều bất cập về lực lượng, tổ chức, các trình tự thủ tục cưỡng chế đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt...
- Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế - xã hội trong công tác quản lý thu thuế bị coi nhẹ dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương nên khi kiểm tra không so sánh đối chiếu được thực lực, khả năng nguồn hàng của địa phương cung cấp để từ đó có cơ sở đối chiếu, đấu tranh với các hành vi sai phạm, cũng như hoạch định chính sách kinh tế của địa phương.
- Về phía cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm soát) do lực lượng cán bộ chưa nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế.
Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực thuế còn hạn chế.
b) Nhân tố khác:
- Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh cố tình thực hiện các hành vi vi phạm qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn. Một số người mua hàng thông đồng với người bán hàng để mua hoá đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hoá đơn khống (không có hàng hoá) để trốn thuế, để được khấu trừ, hoàn thuế, hợp lý hoá các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh toán tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan thụ hưởng NSNN.
- Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh do hiểu biết không đầy đủ các qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn nên đã vô tình có các hành vi vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thu tiền.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội:
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp:
Hà Nội là một địa bàn tập trung rất nhiều đơn vị công nghiệp quốc doanh lớn, vừa và nhỏ vừa đa dạng về loại hình, vừa đa dạng về quy mô nên việc quản lý các đối tượng này tương đối phức tạp. Do đó, muốn quản lý một cách triệt để, bao quát chúng ta phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị này.
* Đối với bộ phận quốc doanh trung ương:
- Các đơn vị có vốn lớn, quy mô sản xuất rộng, có khả năng trang bị máy móc thiết bị tốt nhằm cải tiến nâng cao năng lực sản xuất.
- Đội ngũ lãnh đạo ở trình độ cao, hầu hết các Giám đốc, kế toán trưởng đều có trình độ Đại học, có ý thức cao trong việc chấp hành các chế độ, chính sách do Nhà nước quy định.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên được tiếp xúc và nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
* Đối với bộ phận quốc doanh địa phương:
- Bộ phận này nói chung cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, chậm đổi mới do vốn đầu tư từ Ngân sách còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn và đầu tư theo chiều sâu của mỗi doanh nghiệp…
- Trình độ quản lý của bộ phận này cũng còn nhiều hạn chế, đội ngũ công nhân chủ yếu là làm gia công, làm hợp đồng do trình độ tay nghề và kinh nghiệp sản xuất còn yếu kém.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội:
1.2.1. Phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước::
- Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về ĐTNT trên lĩnh vực địa bàn quản lý như nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản…phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, tham mưu đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng kí thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế..Giải đáp thắc mắc của ĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ các hồ sơ của các doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng kí kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế,..Liên hệ với các ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế..Lập các thủ tục xét, miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định, xác định số thuế quyết toán của từng ĐTNT. Cung cấp các thông tin về kết quả xét, miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế cho từng bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hoặc nộp chậm tờ khai thuế. Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình thu nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc nhắc nhở nộp thuế đầy đủ và đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước. Phối hợp với phòng Thanh tra thực hiện việc kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ vào - ra của các đối tượng nộp thuế (để phát hiện các hiện tượng khai man, trốn lậu thuế, nợ đọng thuế, doanh nghiệp bỏ trốn,…)
1.2.2. Phòng Xử lý dữ liệu - Tin học:
- Thực hiện nhập tờ khai đăng kí thuế và quản lý hệ thống cấp mã số thuế, in giấy chứng nhận đăng kí thuế.
- Xử lý tính thuế, tính nợ, phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc Nhà nước, chấm nợ. Nhận các kết quả xét, miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế và kết quản thanh tra, kiểm tra từ các phòng quản lý thu và phòng thanh tra để điều chỉnh số thuế phải nộp của từng ĐTNT. Tổng hợp tình hình thu, nộp thuế của các ĐTNT theo các chỉ tiêu khác nhau để cung cấp thông tin cho các phòng quản lý doanh nghiệp, phòng thanh tra thực hiện các biện pháp thu nộp thuế.
1.2.3. Phòng tổng hợp dự toán:
- Lập dự toán thu hàng năm, phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các Chi cục và các phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước, dân doanh, thu nhập cá nhân.
- Căn cứ vào số liệu về tình hình tăng trưởng Kinh tế - Xã hội tại địa phương, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị. Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biện pháp chỉ đạo thu.
1.2.4. Phòng thanh tra:
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về hoạt động sản xuất kinh doanh, sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá của các đối tượng nộp thuế để nhằm phát hiện kịp thời các hành vi khai man thuế, trốn lậu thuế, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý theo pháp luật.
- Hỗ trợ phòng quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu thuế đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình vi phạm pháp luật thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
1.2.5. Phòng tuyên truyền hỗ trợ:
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách thuế, quy định về thuế của các doanh nghiệp và quy trình quản lý thu thuế của Cục thuế và các Chi cục thuế trực thuộc.
- Giúp lãnh đạo Cục thuế hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách thuế, các chế độ, quản lý các biện pháp nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các ĐTNT thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Cục thuế quản lý.
1.2.6. Phòng quản lý ấn chỉ:
Có nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chứng từ và các ấn chỉ thuộc ngành thuế.
1.2.7. Phòng hành chính:
- Tiếp nhận, đóng dấu vào các tờ khai thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế, đăng kí mã số thuế,..do các ĐTNT đến nộp. Sau đó phân loại và gửi theo từng phòng quản lý thu.
- Phòng còn có trách nhiệm nhận, đóng dấu ngày nhận và gửi cho các ĐTNT thông báo thuế, quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế, biên bản phạt hành chính,..
2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp tại Cục thuế Hà Nội:
2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT:
2.1.1. Kết quả thu Ngân sách:
( Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả thu Ngân sách năm 2005 - 2006 của phòng quản lý DNNN số 2)
Đơn vị: Triệu đồng.
Khoản thu
Kế hoạch
Thực hiện
% thực hiện năm
2005
2006
2005
2006
05 so với KH 05
06 so với TH 05
06 so với KH 06
Tổng số thu
2.194.250
348.989
1.527.686
400.602
69,62
26,22
114,79
DNNN trung ương
2.062.620
267.310
1.422.192
325.404
68,95
22,88
121,73
- GTGT
544.840
179.420
498.520
209.210
91,49
41,97
116,6
- TTĐB
717.080
2.550
543.860
3.029
75.84
0,56
118,78
- TNDN
797.440
82.340
373.587
108.889
46,85
29,15
132,24
- Thu SDV
2.788
2.449
87,84
- Môn bài
1.283
1.060
1.215
1.136
94,69
93,49
107,17
- Khác
1.940
1.940
2.222
1.827
114,54
82,22
94,17
DNNN địa phương
98.495
65.059
77.927
56.579
79,12
72,61
86,97
- GTGT
58.084
42.623
47.317
34.409
81,46
72,72
80,73
- TTĐB
21.500
4.096
8.971
253
41,73
2,82
6,18
- TNDN
18.640
16.232
20.912
21.360
112,19
102,14
131,59
- Thu SDV
71
24
33,80
- Môn bài
271
108
259
227
95,57
87,64
210,19
- Khác
2.000
397
301
75,82
15,05
Phí và lệ phí
7.030
8.470
8.531
8.953
121,35
104,95
105,7
Thuế TN cá nhân
26.110
8.150
19.046
8.527
72,95
44,77
104,63
*Năm 2005:
- Đặc điểm tình hình:
+ Năm 2005 là năm Chính Phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ Cổ phần hoá, nên ngành thuế phải khẩn trương xem xét giải quyết về quyết toán thuế và xoá nợ Thông tư 32, mặt khác khi các doanh nghiệp đã chuyển đổi thì cũng đã tự chủ vươn lên trong sản xuất kinh doanh hơn.
+ Tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng nên giá xăng dầu trong nước cũng ảnh hưởng tăng nhiều lần trong năm, trong tháng 10/2005 có điều chỉnh tăng lần nữa nhưng tháng 11 đã giảm 500đ/lit. Giá nước sinh hoạt tăng từ tháng 3/2005 nên sản xuất kinh doanh chi phí sẽ tăng. Về kinh doanh gia cầm và thuỷ cầm cuối năm do bùng phát lại dịch cúm nên Nhà nước đã cấm buôn bán, nhập khẩu gia cầm và tiêu huỷ gia cầm chưa qua kiểm dịch..Về ngành chè rất khó khăn, giảm khối lượng xuất khẩu..Ngành sắt thép kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Một số ngành kinh doanh thuận lợi như ngành dệt may, bánh kẹo..
+ Từ tháng 10/2005, phòng đã chuyển 50 đơn vị có số thu lớn và chấp hành Luật thuế tốt sang phòng đầu tư nước ngoài của bộ phận thí điểm tự khai, tự tính tự nộp, và chuyển số thu chiếm 87% số thu của phòng đi, do đó số thu của phòng chỉ còn 13%. Tuy nhiên, số đối tượng quản lý của phòng vẫn còn 700 doanh nghiệp có số thu nhỏ và khó thu do nhiều doanh nghiệp bị lỗ và công nợ chưa thanh toán nên khó khăn, việc giải quyết hoàn thuế và miễn giảm thuế của phòng thường xuyên và số lượng nhiều, cả năm lên tới 172 hồ sơ.
- Kết quả thu 6 tháng cuối năm:
Do có sự thay đổi lớn về số thu nên nhiệm vụ kế hoạch năm 2005 chỉ căn cứ vào nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch quý 4/2005 để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm. Trong quý 4/2005, thu 94.816 triệu đạt 143% kế hoạch quý 4 Cục giao, trong đó các loại thu đạt vượt kế hoạch là:
+ Thu Trung Ương: 75.106 triệu đạt 156%
+ Thu địa phương: 14.957 triệu đạt 115%
+ Thu phí và lệ phí: 2.799 triệu đạt 147%
+ Riêng thuế thu nhập, Cục giao cao không có nguồn thu phát sinh nên chỉ thu 1.954 triệu đạt 65%
Thực hiện 6 tháng cuối năm đạt 530.919 triệu và cả năm 2005 đạt 1.527.686 triệu. Phòng đã kiểm tra quyết toán thuế cả năm 229 đơn vị, đạt kế hoạch 107%, đã có biên bản quyết toán thuế 234 đơn vị (năm 2004 chuyển sang), đạt 109% và so với cùng kỳ thì đạt 104%.
Trong 6 tháng cuối năm có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi như ngành dệt may, ngành sản xuất hàng tiêu dùng,..nên cũng góp phần làm tăng số thu, phòng đã bám sát thực tế phát sinh để đôn đốc nên có 1 số bộ ngành đã hoàn thành kế hoạch quý 4.
* Năm 2006:
+ Năm 2006, giá xăng dầu trên thế giới vẫn tăng, giá vàng thế giới tăng nên trong nước cũng ảnh hưởng: ngày 20/4 giá vàng là 1,4 triệu đồng /chỉ; đến tháng 10-11 đã giảm còn 1,1 - 1,2 triệu đồng/chỉ. Tình hình kinh doanh bất động sản 6 tháng đầu năm bị đóng băng, nhưng đến cuối năm lại nóng dần lên. Tiền lương tháng 10 đã tăng từ 350.000đ lên mức 450.000đ..Những ngành kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi và ngành dệt của phòng kinh doanh khó khăn nên đã ảnh hưởng tới nguồn thu của phòng.
- Đầu năm 2006 đã thực hiện ngay một số quy trình nợ đọng thuế (1123), quy trình thanh tra (1166), và năm 2006 được Cục thuế Hà Nội uỷ quyền cho các phòng ra thông báo thuế hàng tháng lần 1 và 2 (năm trước lãnh đạo Cục ký).
- Năm 2006 là năm chuẩn bị thực hiện cho cải cách thuế để Luật quản lý thuế được thực hiện vào tháng 7/2007 nên cán bộ được tham gia các khoá học theo mô hình quản lý mới, nắm vững thêm kê khai thuế trên máy…
Từ đặc điểm trên kinh tế trên ta thấy, tuy cũng có nhiều ngành còn gặp khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo thống nhất, đoàn kết tập trung của lãnh đạo Cục, kết quả thu 6 tháng cuối năm 2006 đã đạt như sau:
- Nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 của toàn Cục ước thu: 400.602 triệu đồng. Đến ngày 24/11/2006 đã hoàn thành kế hoạch pháp lệnh năm đạt 100,53% và đến ngày 15/12/20006 đã hoàn thành kế hoạch phấn đấu năm đạt 100,26% thu 372.273 triệu. Các năm từ 2004, 2005 phòng đều không hoàn thành kế hoạch phấn đấu, nhưng năm 2006 đã hoàn thành kế hoạch pháp lệnh 115%, kế hoạch phấn đấu 107% và so với cùng kỳ 123% do phòng đã có nhiều biện pháp tích cực đốc thu nên đã hoàn thành theo đúng cam kết thi đua đầu năm đăng ký, nổi trội là việc đôn đốc động quyết toán về thuế TNDN: 75.873 triệu đã đôn đốc doanh nghiệp nộp hết đọng trong tháng 10/2006.
- Phòng đã kiểm tra quyết toán thuế cả năm 230 đơn vị, đạt 90% kế hoạch Cục giao, so với cùng kỳ đạt 100,43%, đã có biên bản quyết toán thuế 180 đơn vị đạt 70%. Cả năm tăng thu: 12.545 triệu, đã nộp vào Ngân sách 10.000 triệu. Truy thu của một số đơn vị lớn như sau:
+ Tổng công ty hoá chất VN truy thu: 2.972 triệu
+ Công ty VL nổ CN truy thu: 2.552 triệu
+ Công ty CP xây lắp điện 1 truy thu: 2.021 triệu
+ Nhà máy chế tạo thiết bị điện truy thu: 1.967 triệu…
- Phòng bám sát nguồn thu do phòng thanh tra 3 và phòng ấn chỉ xử lý đã đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế vào TK tạm giữ 6 tháng cuối năm: 7.806 triệu (truy thu 7.224 triệu, phạt thuế 352,5 triệu; phạt hành chính 59,95 triệu; truy hoàn 184,676 triệu) và cả năm 9.742 triệu ( truy thu 9.098 triệu; phạt thuế 370 triệu; phạt hành chính 87,95 triệu; truy hoàn 185,233 triệu).
2.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế:
Hiện nay Cục thuế thành phố Hà Nội đang quản lý thu thuế đối với các đối tượng trên địa bàn:
- Doanh nghiệp Nhà nước 2.580 doanh nghiệp
Trong đó DNNN địa phương 443 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 811 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 32.866 doanh nghiệp
Trong đó: + Văn phòng Cục quản lý 1.833 doanh nghiệp
+ Các Chi cục quản lý 31.033 doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh cá thể 80.950 hộ
- Đối tượng thu thuế nhà đất 532.754 hộ
Thông qua việc cấp mã số, ngành thuế kịp thời quản lý ĐTNT, tránh tình trạng bỏ sót đối tượng, đồng thời cũng tránh được tình trạng trốn lậu thuế. Tuy nhiên công tác này cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa để góp phần tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước.
2.2. Công tác hoàn thuế:
BÁO CÁO HOÀN THUẾ PHÒNG QUẢN LÝ DNNN SỐ 2
GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số hồ sơ
Số tiền
Số hồ sơ
Số tiền
Số hồ sơ
Số tiền
- Số đề nghị hoàn
143
602.739.585.261
194
1.122.275.738.572
167
245.730.099.236
- Hồ sơ hợp lệ
144
604.537.972.904
177
1.075.972.275.138
155
242.381.475.778
- Hồ sơ đã có quyết định hoàn
144
604.537.972.904
174
1.075.408.762.107
155
242.381.475.778
- Số tiền thuế đã hoàn
144
604.537.972.904
174
1.075.408.762.107
155
242.381.475.778
2.2.1. Quản lý hồ sơ hoàn thuế:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Năm 2005 số hồ sơ giải quyết hoàn là 174 hồ sơ với số tiền giải quyết là gần 1.075.409 triệu đồng, trong khi đó năm 2006 chỉ có 155 hồ sơ với số tiền giải quyết là 245.703 triệu. Sở dĩ số tiền hoàn giảm đi như vậy là do từ tháng 10/2005 phòng đã chuyển 50 đơn vị có số thu lớn và chấp hành luật thuế tốt như: Tổng công ty Điện lực Việt Nam,…lên phòng đầu tư nước ngoài của bộ phận thí điểm tự khai, tự tính, tự nộp. Tuy nhiên, tổng số hoàn vẫn ở mức cao, và phần lớn rơi vào trường hợp hoàn do xuất khẩu.
Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng đối với các đơn vị xuất khẩu, số hoàn thuế lớn chứng tỏ sản lượng hàng hoá sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ngày càng tăng và các đơn vị này làm ăn có lãi. Mặt khác, chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là khuyến khích những ngành nghề , lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, cho nên chính sách hoàn thuế của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, nó đã góp phần không nhỏ trong mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu tại Hà Nội trong hai năm qua. Ngoài trường hợp hoàn thuế do xuất khẩu, các trường hợp khác được hoàn là do một số đơn vị có hoạt động nhập khẩu với số lượng lớn, hoạt động uỷ thác nhập khẩu và đầu tư tài sản cố định.
Số hồ sơ đề nghị hoàn năm 2005 là 194 hồ sơ, đã giải quyết 177 hồ sơ, trong đó chỉ có 3 hồ sơ phải trả lại doanh nghiệp vì không đủ điều kiện hoàn thuế, nguyên nhân chủ yếu là do không đầy đủ tờ khai hải quan, hợp đồng xuất khẩu, biên lai nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu,..
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Doanh nghiệp lập đầy đủ hồ sơ nhưng đến thời điểm xin hoàn thì số dư thuế GTGT phải nộp là dương hoặc số thuế hoàn còn quá ít nên rút đơn không xin hoàn nữa.
- Các số liệu kê khai giữa tờ khai và công văn xin hoàn không khớp: trong công văn có xin đề nghị hoàn, nhưng trong tờ khai lại không có đề nghị hoàn..
- Do trong hồ sơ đơn vị đã kê cả số thuế đã nộp ở kỳ sau vào đầu vào của kỳ trước..
Đến cuối năm 2005, số hồ sơ tồn là 3 hồ sơ với số tiền là gần 1 tỷ đồng, chủ yếu những hồ sơ này đang trong quá trình giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc thiếu hồ sơ chờ bổ sung, hoặc hồ sơ đã hoàn chỉnh đang chờ quyết định hoàn của lãnh đạo Cục. Cho đến nay nhìn chung công tác hoàn thuế đã đảm bảo đúng tiến độ, đa số hồ sơ xin hoàn đều được giải quyết kịp thời đảm bảo không ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể là trong năm 2006, toàn bộ số hồ sơ hợp lệ đều đã có quyết định hoàn.
Điều này cho thấy:
- Sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ thuế Phòng quản lý DNNN số 2 trong việc hướng dẫn, giải thích cho các doanh nghiệp về quy trình hoàn thuế, cách lập hồ sơ hoàn thuế đúng với chế độ, chính sách hiện hành.
- Các doanh nghiệp (ĐTNT) đã quen với công tác hoàn thuế nên việc lập hồ sơ không còn quá nhiều sai sót, vô lý..
BÁO CÁO HOÀN THUẾ GTGT
(từ ngày 1/12/2006 đến ngày 31/12/2006)
Số ĐTNT
Số thuế hoàn
Số thuế thu hồi hoàn
Trong kỳ
Luỹ kế tháng
Luỹ kế năm
Trong kỳ
Luỹ kế tháng
Luỹ kế năm
66
47.976.155.639
47.976.155.639
245.730.099.236
33.155.000
33.155.000
917.919.125
2.2.2. Quản lý đối tượng hoàn thuế:
KẾT QUẢ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG HOÀN THUẾ
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng số đơn vị xin hoàn
trong đó:
+ Xuất khẩu
+ Nội địa
86
55
31
92
57
35
2
Tổng số đơn vị đã hoàn
trong đó:
+ Xuất khẩu
+ Nội địa
76
53
23
87
56
31
Năm 2005, Phòng quản lý DNNN số 2 đã tiến hành hoàn thuế cho 76 doanh nghiệp (trong đó có 46 doanh nghiệp công nghiệp), trong đó trường hợp hoàn do xuất khẩu là 53 doanh nghiệp (trong đó có 27 DN công nghiệp), trường hợp khác là 14 doanh nghiệp (trong đó có 19 DN công nghiệp) so với tổng số đơn vị xin hoàn là 86 đơn vị (trong đó có 49 DN công nghiệp) . Còn lại 10 đơn vị (trong đó có 3 DN công nghiệp) không được hoàn do không đủ điều kiện hoàn.
CÔNG VĂN TRẢ LỜI VỀ HOÀN THUẾ KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN 2005
STT
Tên doanh nghiệp
Thời gian trả lời
Lý do
1
Cty XNK cà phê I
26/4
Hồ sơ 20/4, công văn không số, tgian hoàn sai hoàn của 2005 ghi 2004
2
Tổng công ty muối
24/6
Ghi sai thời gian, thông báo kiểm tra trước hoàn thuế
3
Cty CP đầu tư và XD than NĐ
8/6
Hồ sơ 7/7, công văn không số, đơn chưa đúng mẫu (10/VAT), bảng kê sai
4
CN Tổng cty thuỷ sản Hạ Long
9/6
Tiền xin hoàn kê không rõ với kê khai
5
Tổng cty thép VN
1/7
Đơn xin hoàn không đúng, còn thiếu QĐ dự án
6
Tổng cty vật tư NN
14/7
Đơn xin hoàn căn cứ TT122, CV xin hoàn 1 tháng, Thông tư đã hết hiệu lực từ lâu
7
Tổng cty vật tư NN
15/8
Bảng kê mua vào sai thuế suất, cần bổ sung
8
CN cty dệt may Thành Công
5/9
Đơn xin hoàn thời gian không có
9
Cty CP may NN
23/11
Bổ xung hồ sơ bản chính, cam kết tiền về của XK chưa có
10
Cty XD thuỷ lợi
28/12
Tờ trình hoàn không có căn cứ, không có bảng kê
Sang năm 2006 công tác hoàn thuế đã được thực hiện tốt hơn, các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ và chấp hành tốt luật thuế. Số lượng đơn vị không được hoàn thuế do không đủ điều kiện ít hơn so với năm 2005. Tuy nhiên, bất kỳ một chính sách nào cũng đều có kẽ hở, nếu doanh nghiệp tìm được kẽ hở đó thì sẽ gây không ít những khó khăn đối với ngành thuế nói chung và Phòng quản lý DNNN số 2 tại Cục thuế Hà Nội nói riêng.
2.2.3. Công tác thực hiện quy trình hoàn thuế:
Quy trình hoàn thuế GTGT như đã giới thiệu ở chương I đã được Tổng Cục thuế ban hành ngày 16/12/1998. Việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này sẽ giúp cho công tác hoàn thuế đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính chính xác kịp thời về đối tượng được hoàn thuế, thời gian hoàn thuế và số tiền hoàn thuế.
Bước 2 của cuộc cải cách hành chính thuế có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế và ĐTNT. Trong đó doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác giữa hồ sơ kê khai và thực tế hoạt động kinh doanh. Cơ quan thuế dựa trên các số liệu trên hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ, nhanh chóng giải quyết hoàn thuế cho ĐTNT. Nếu có nghi vấn lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp tại cơ sở có sự chấp nhận bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan thuế. Chính quy trình này nếu được thực hiện tốt sẽ tạo sự gọn nhẹ, linh hoạt trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác hoàn thuế nói riêng. Nhưng nếu không được thực hiện tốt sẽ tạo kẽ hở để ĐTNT moi tiền của Nhà nước.
Qua quá trình kiểm tra, nhìn chung ĐTNT chấp hành tốt các yêu cầu của cơ quan thuế, các công đoạn trong quá trình hoàn thuế, tính hợp lý, hợp lệ trong số liệu kê khai, đặc biệt là đối với khối quốc doanh trung ương. Tuy nhiên do vô tình hay cố ý, một số ĐTNT tại một số địa phương đã vi phạm chế độ về hoàn thuế làm thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước, có một số trường hợp bị phát hiện ngay, có trường hợp đợi đến khi kiểm tra sau hoàn thuế mới phát hiện, và chắc chắn sẽ có những trường hợp không thể phát hiện được. Để xem xét, đánh giá một cách cụ thể những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm ấy chúng ta hãy chuyển qua phần 2.3: Một số vấn đề tồn tại trong việc giải quyết hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
2.3. Một số vấn đề tồn tại trong việc giải quyết hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội:
2.3.1. Về hồ sơ hoàn thuế:
Chúng ta vẫn duy trì phương pháp " tiền hoàn, hậu kiểm". Công tác xem xét hồ sơ hoàn thuế bước đầu chỉ là thẩm định sơ bộ đối với các số liệu kê khai còn tính chính xác, thực hư hay không thì vẫn chưa thể biết được. Đây chính là điều kiện để doanh nghiệp lợi dụng kê bừa nhằm chiếm dụng vốn của Nhà nước.
Qua thực tiễn xem xét hồ sơ hoàn thuế, một số cán bộ trực tiếp thụ lý đã phải nhận xét rằng đầu ra thì doanh nghiệp thường kê khai rất chuẩn, nhưng trong kê khai đầu vào thì còn rất nhiều tồn tại như:
- Nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc kê khai mã số thuế, tên đơn vị, tính toán số học, ngày tháng, thuế suất dù đã được cán bộ nhắc nhở nhiều lần.
- Doanh nghiệp còn nhiều sai sót trong việc kê khai biên lai và giấy nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu như: không trùng tên người nộp, thiếu chứng từ bán ra,..thậm chí có đơn vị chỉ gửi công văn xin hoàn thuế chứ không gửi hồ sơ.
- Cộng số thuế phải nộp tháng sau để xét hoàn thuế GTGT cho các tháng trước.
- Kê trùng đầu vào trên cùng một bộ hồ sơ, điển hình như Công ty Dệt Hà Nội qua kiểm tra hồ sơ phát hiện kê trùng đầu vào 3 tháng số tiền 578 triệu đồng do sự chênh lệch về số lượng hàng xuất khẩu giữa tờ khai hải quan và hoá đơn GTGT.
- Kê thiếu doanh thu
- Bảng kê hàng hoá mua vào của đơn vị không kê theo hoá đơn mà kê theo phiếu chi của đơn vị, đơn vị còn kê đầu vào theo thông báo nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, không phải theo số thực nộp.
- Đối với những bộ hồ sơ mà riêng bảng kê đầu vào, đầu ra lên tới hàng chục tờ thì việc phát hiện được toàn bộ hoá đơn kê trùng giữa bộ hồ sơ hoàn thuế này với bộ hoàn thuế trước là không thể chắc chắn.
2.3.2. Về đối tượng hoàn thuế:
Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 quy định có 8 trường hợp được hoàn thuế, trong đó có 2 trường hợp đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản cố định mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn đầu vào theo từng năm. Số thuế hoàn đầu vào được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn theo quý. Tính ưu việt của quy định này sẽ khuyến kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36627.doc