Đề tài Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP 3

I.Vai trò của công tác kế hoạch hoá trong các doanh nghiệp 3

1. Kế hoạch hoá và công tác kế hoạch hoá. 3

1.1 Kế hoạch hoá 3

1.2 Kế hoạch hoá trong nền kinh tế. 4

1.3 Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 5

2 Nội dung của công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. 6

2.1 Soạn lập kế hoạch. 6

2.2 Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. 9

2.3 Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. 9

2.4 Điều chỉnh và đánh giá kế hoạch . 9

3. Vai trò của công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 10

II Chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 11

1. Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 11

2. Nguyên tắc của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 13

V. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. 15

1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp. 15

1.1 Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường: 15

1.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch trong doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. 16

1.3 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá tạo điều kiện cho các nhà quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp 18

2. Nội dung hoàn thiện công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp. 18

2.1 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch 18

2.2 Hoàn thiện căn cứ xây dựng kế hoạch. 19

2.3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BĐPNRĐ 22

I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần BĐPNRĐ. 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần BĐPNRĐ. 24

3 Đặc điểm Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 24

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty 24

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý. 25

II Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá của công ty 27

1. Đặc điểm thị trường đầu ra. 27

2 Đặc điểm thị trường cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 28

3. Tình hình quản lý vật tư. 29

3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu 29

3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu: 30

4. Đặc điểm về máy móc thiết bị (MMTB) 32

III Thực trạng công tác kế hoạch hoá tại công ty cổ phần BĐPNRĐ 33

1. Tổ chức thực hiện hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh 33

1.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động kế hoạch hoá tại công ty cổ phần BĐPNRĐ. 33

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công tác kế hoạch hoá 34

2. Công tác lập kế hoạch tại công ty. 36

2.1. Quy trình lập kế hoạch tại công ty. 36

2.2 Căn cứ để xây dựng kế hoạch 37

2.3. Nội dung công tác kế hoạch hoá của công ty. 39

3. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch 48

4. Công tác theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch tại công ty cp BĐPNRĐ 48

5. Công tác điều chỉnh kế hoạch tại công ty. 48

IV. Đánh giá về công tác kế hoạch hoá tại công ty cổ phần BĐPNRĐ. 49

1. Những mặt đã làm được trong công tác kế hoạch hoá. 49

1.1. Những mặt đã làm được 49

1.2. Nguyên nhân những mặt đã làm được 49

2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân . 49

2.1. Những mặt còn tồn tại 49

2.2. Nguyên nhân của tồn tại 50

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BĐPNRĐ 51

I. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch 51

1. Hoàn thiện căn cứ lập kế hoạch. 51

1.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty 51

1.2. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo 54

1.2.1 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 54

1.2.2 Đẩy mạnh công tác dự báo 55

2. Hoàn thiện công tác soạn lập hệ thống các kế hoạch tác nghiệp. 57

3. Công khai thảo luận góp ý 60

II Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch 61

1. Hoàn thiện công tác triển khai kế hoạch 61

2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ làm công tác kế hoạch. 61

3. Tăng cường điều kiện vật chất hỗ trợ cho công tác kế hoạch hoá 62

4. Tổ chức phòng kế hoạch tổng hợp nhằm tạo mối liên kết giữa các phòng ban chức năng trong công ty. 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

docx75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc(kiêm chủ tịch HĐQT): điều hành HĐQT của công ty. - Phó tổng giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất kinh doanh và nội chính. - Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật và đầu tư phát triển. - Phòng tổ chức điều hành sản xuất: được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và duy nhất của Phó giám đốc tổ chức và điều hành sản xuất, có thể nói phòng TCĐHSX là một trong những phòng quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Với nhân sự hiện tại là 20 người gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 16 nhân viên, phòng TCĐHSX được chia thành ba bộ phận là bộ phận vật tư, bộ phận điều hành-phụ trách nhân sự, tổ mộc. Với chức năng tổ chức và điều hành sản xuất, phòng TCĐHSX có nhiệm vụ triển khai kế hoạch do Phó giám đốc phụ trách sản xuất lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra; căn cứ kế hoạch sản xuất tính toán kế hoạch xuất nhập khẩu vật tư đảm bảo sản xuất ổn định; chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, lên kế hoạch lao động-tiền lương; quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động. - Phòng quản lý kho: Quản lý luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban. - Phòng bảo vệ: bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung quản lý trật tự trong công ty. - Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo khám chữa bệnh và dịch vụ ăn uống cho công nhân viên( khám chữa bệnh thông thường và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên). - Phòng thị trường: phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm. - Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán thực hiện các chế độ của nhà nước quy định và tập hợp số liệu, cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoạt động trong công ty. - Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển bao gồm hai bộ phận: +Văn thư: chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ. +Tư vấn đầu tư: thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới. - Phòng KCS: kiểm tra giám sát các công đoạn sản xuất và chất lượng sản phẩm là chính, ngoài ra kiểm tra chất lượng dây chuyền công nghệ mua về. II ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm thị trường đầu ra. Công ty BĐPNRĐ ra đời và phát triển như ngày hôm nay đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước. Qua nghiên cứu thực tế, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những thị trường chưa được khai thác mạnh, điện mới về các làng, các xã trong mấy năm gần đây nên nhu cầu bóng đèn là rất lớn. Nắm bắt được điều đó, công ty đã có nhiều chiến dịch xâm nhập thị trường này, hiện nay thì hệ thống tiêu thụ đã phủ kín toàn quốc. Ngoài việc liên tục củng cố, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cũng không ngừng chú trọng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới. Sau 5 năm tiến hành CNH-HĐH công ty, các dây chuyền sản xuất hiện đại lần lượt được đưa vào sử dụng, thay thế cho hàng loạt dây chuyền thủ công, sản lượng và chất lượng sản xuất tăng nhanh, việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển, mở rộng, đảm bảo đầu ra cho sản xuất là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động xuất khẩu càng phải được chú trọng.Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, đã có uy tín trên thị trường như: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và một số sản phẩm phích. Hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang 1 số nước: Hàn Quốc, Nam Triều Tiên, Srilanka, úc, Ai Cập, ấn Độ, Hungary, Đông Âu, Cuba. Tuy nhiên hầu hết các thị trường xuất khẩu này đều rất bấp bênh, khó dự đoán. Công ty cũng cần tìm hiểu thị hiếu, yêu cầu của các thị trường này để có thể hợp tác lâu dài. 2 Đặc điểm thị trường cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Trong xu thế chung của thế giới là hội nhập kinh tế quốc tế, phân công lao động, để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần BĐPNRĐ đã phải nhập khẩu khá nhiều các loại vật tư, linh kiện, hầu hết các vật tư nhập khẩu của công ty là các loại nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất mà hiện trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được đủ nhu cầu. Để thực hiện tốt việc sản xuất các loại bóng đèn, phích nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cả nước, hơn nữa là tăng thêm năng suất hướng vào xuất khẩu, công ty đã nhập khẩu ở một số thị trường chính là Hungary, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapor, Đài Loan. Nhìn chung thị trường đầu vào cho sản xuất các sản phẩm tại công ty là tương đối ổn định, đảm bảo đủ vật tư cho hoạt động sản xuất phát triển. 3. Tình hình quản lý vật tư. 3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu Xuất phát từ cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty đa dạng, nhiều chủng loại sản phẩm nên nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng, có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau nên để thuận lợi cho công tác quản lý thì nguyên vật liệu của công ty được phân chia thành 6 loại: + Nguyên vật liệu chính: Đây là những nguyên vật liệu quan trọng nhất cấu thành nên thực thể sản phẩm như: Cát vân hải, trường thạch, bạch vân, sôđa, nhựa hạt, nhôm thỏi, phụ tùng nhựa phích, thân phích, dây tóc, thép inox… bao gồm rất nhiều chủng loại ( khoảng 140 quy cách) và chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% tổng chi phí về nguyên vật liệu. + Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu này cũng gồm rất nhiều loại ( trên 180 quy cách chủng loại) kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo máy móc hoạt động bình thường. Những vật liệu phụ như: Cacbonat canxi, magie, silian, nhựa thông, bột miang, băng dính điện… + Nhiên liệu: Công ty có phân xưởng cơ động chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho toàn công ty. Hiện nay, công ty đang sử dụng các loại nhiên liệu như: khí gas hoá lỏng, gas, dầu đốt lò FO và ĐO, than đúc vành ranh. Chi phí nhiên liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí về nguyên vật liệu. + Phụ tùng thay thế: Những phụ tùng quan trọng là: băng tải, dây curoa, cầu dao… +Bao bì ngoài: là những vật liệu để đóng gói sản phẩm tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm như: hộp ngoài bóng đèn, hòm gỗ… + Phế liệu thu hồi: những phế liệu này chủ yếu thu được từ hoạt động sản xuất như: bã nhôm, xỉ kho, mảng bóng, mảng phích…Những phế liệu thu hồi này sẽ được cho vào tái sản xuất ra các sản phẩm hoặc sẽ bán ra ngoài. Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần BĐPNRĐ có đặc điểm phong phú về chủng loại, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để giữ vững được thị trường trong nước và trên thế giới công ty phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng của sản phẩm làm ra và làm sao để chi phí cho sản xuất sản phẩm là thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm. Một trong ba yếu tố quyết định đến hạ thấp chi phí và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố nguyên vật liệu. 3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu: Về cách thức xây dựng định mức nguyên vật liệu Công ty chia ra làm hai loại, đó là dây chuyền thiết bị đồng bộ (mới nhập về) và loại dây truyền thủ công có nghĩa là cũ hoặc ít mang tính tự động. - Dây chuyền đồng bộ: Đối với loại dây chuyền này khi Công ty nhập thiết bị máy móc từ nhà sản xuất thì đã có kèm theo bản chỉ dẫn cách thức vận hành máy và định mức hao phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm đã có sẵn. Công ty khi mua máy về có khảo sát thực tế thì thấy hầu như các dây chuyền sản xuất này tiêu hao nguyên vật liệu đúng như bảng thiết kế của nhà sản xuất nên không cần phải điều chỉnh lại mà đưa vào vận hành luôn. Bảng1: Định mức sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất đầu đèn huỳnh quang (Do nhà sản xuất xây dựng sẵn) STT Loại vật liệu Đơn vị tính Định mức (1000SP) Giá hạch toán Thành tiền 1 Nhôm lá cuộn 0,31 x 97 kg 215 45.000 9.675.000 Đề xê thu hồi kg 0,07 2 Chân đồng cái 2060 3 6.180 3 Bakêlit tấm làm đệm (HQ) Tấm 1,84 15.000 27.600 Bakêlit tấm làm cầu VN kg 0,45 40.000 18.000 Hoá chất đánh bóng kg 0,035 4.000 140 Tổng cộng đồng 104.003 9.726.920 (Nguồn: phòng tổ chức và điều hành sản xuất) Dựa vào bảng số liệu ta thấy cứ sản xuất 1000 đầu đèn huỳnh quang thì phải tốn một lượng nguyên vật liệu đầu vào như trên, giá tiền từng mục nguyên vật liệu được tính theo đơn giá thị trường mức trung bình, tổng công theo kế hoạch để sản xuất 1000 đầu đèn thì bỏ ra một khoản chi phí là 9.726.920 đồng. Để tiết kiệm chi phí so với định mức thì công ty khuyến khích thu hồi lại các phế liệu trong quá trình sản xuất chẳng hạn như là đề xê, giá thu hồi mỗi kg phế liệu này là 200 đồng, biết rằng theo định mức cứ 1000 đầu đèn sẽ thu hồi được 0,07kg đề xê phế liệu. Đối với các dây chuyền sản xuất vỏ bóng đèn huỳnh quang, bình phích… đều có những định mức sẵn có do nhà cung cấp thiết kế. Chính dựa vào các định mức mà Công ty có thể kiểm soát được lượng nguyên vật liệu cung cấp một cách tối ưu nhất, tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. - Đối với các thiết bị thủ công (hoặc các dây chuyền cũ không còn đúng với định mức) thì bằng phương pháp khảo sát thực tế để Công ty biết đựơc tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu là bao nhiêu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Cách khảo sát đựơc Công ty tiến hành như sau. Công ty để cho dây truyền hoạt động thí điểm trong một giờ xem cho ra bao nhiêu sản phẩm với điều kiện làm việc bình thường nguyên vật liệu có đủ. Sau ba lần khảo sát Công ty lấy trung bình của cả ba lần đó sẽ cho ra một định mức dựa vào định mức đó Công ty sẽ cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Số lượng nguyên vật liệu của Công ty rất nhiều , đối với mỗi loại nguyên vật liệu thì Công ty xây dựng một mức dự trữ riêng. Đối với các vật liệu mà không thể bảo quản được lâu thì Công ty dự trữ ít, còn đối với những nguyên vật liệu mà có thể bảo quản lâu hoặc có thể nhập lúc mà giá nó xuống (mùa vụ) thì Công ty dự trữ nhiều. Thông thường Công ty có hai chế độ dự trữ đó là dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm, tuỳ từng loại sẽ có hệ số dự trữ riêng thông thường là 1 tháng. Có nghĩa là lúc nào trong kho của Công ty cũng đủ nguyên vật liệu cho công nhân sản xuất trong 1 tháng. Mức dự trữ bảo hiểm thường Công ty dự trữ cho những mặt hàng quan trọng, thường là nhập từ nước ngoài, không sẵn có trên thị trường để dự phòng cho sản xuất thông thường mức dự trữ này là 1 tháng. Đối với mỗi năm kinh doanh thì mức dự báo về sản lượng tiêu thụ trong năm tới cũng tăng lên Công ty lại có kế hoạch điều chỉnh lại mức dự trữ để đảm bảo đơn hàng. 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị (MMTB) MMTB là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nếu MMTB tốt, đầy đủ sẽ cho công suất tối đa, sản phẩm sản xuất ra được nhiều hơn với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, năm1999-2000 công ty đã đưa hàng loạt dây chuyền sản xuất, các MMTB như: Tháng 1/1999, đưa máy thổi P25 của Hungary vào sản xuất. Tháng 8/1999, đưa dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 2 vào hoạt động. Ngày 1/4/2000 đưa các máy hàn dây dẫn Hàn Quốc vào sản xuất, không phải nhập khẩu dây dẫn. Ngày 15/6/2000 dây chuyền đèn trang trí Hàn Quốc vào hoạt động phục vụ đơn hàng xuất khâu. Ngày 1/8/2000 lò thuỷ tinh và hai máy thổi phích tự động đi vào hoạt động. Ngày 15/8/2000 Dây chuyền sản xuất đầu đèn huỳnh quang Hàn Quốc đi vào hoạt động , không còn phải nhập khẩu lượng đầu đèn ngày một lớn. Ngày 25/8/2000 Dây chuyền ruột phích mới liên hoàn đi vào hoạt động. Ngày 3/9/2000 Dây chuyền đèn thường số 3 của Tungsram Hungary, dây chuyền cuối cùng của công trình Hung được khôi phục đi vào hoạt động hoàn toàn bằng tài năng, trí tuệ Việt Nam. Ngày 20/9/2000 Dây chuyền sản xuất máng đèn hoạt động. Ngày 25/10/2000 Dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang Compact đi vào hoạt động, ở Việt Nam đây là cơ sở đầu tiên sản xuất một “loại nguồn sáng thế kỷ 21”. Tuy đã có nhiều dây chuyền mới được đưa vào sản xuất nhưng vẫn còn những dây chuyền, MMTB cũ lạc hậu. Vì vậy lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới MMTB nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhất là trong thời đại hội nhập, các công nghệ mới thay đổi hàng ngày, nếu không tìm cách đổi mới công nghệ thì sản phẩm của công ty sẽ không theo kịp các nước khác và khó cạnh tranh được trên thị trường. III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BĐPNRĐ 1. Tổ chức thực hiện hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh 1.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động kế hoạch hoá tại công ty cổ phần BĐPNRĐ. Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Các phòng ban Các phân xưởng Phòng KCS Phòng quản lý kho Phòng thị trường Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế hoạch tại công ty cổ phần BĐPNRĐ Theo sơ đồ, hoạt động kế hoạch hoá tại công ty cổ phần BĐPNRĐ có sự tham gia của tất cả các bộ phận trong công ty. Trong đó, ban giám đốc là cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt các kế hoạch cũng như đánh giá tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch của công ty. Các phòng ban và các phân xưởng có trách nhiệm triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của công ty. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công tác kế hoạch hoá *Lập kế hoạch: -Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và 3 phó giám đốc do hội đồng quản trị của công ty bầu ra, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc, trong đó Tổng giám đốc căn cứ vào nhu cầu thị trường để ra quyết định sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc tổ chức và điều hành sản xuất lập kế hoạch sản xuất. Đồng thời, Ban giám đốc có trách nhiệm xem xét điều chỉnh kế hoạch nếu có những phát sinh ngoài dự kiến. * Chuẩn bị sản xuất: -Phòng TCĐHSX: có nhiệm vụ triển khai kế hoạch sản xuất cho các xưởng và chuẩn bị nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra. Một số kế hoạch từng tháng phục vụ cho sản xuất: +Kế hoạch chi tiết chấn lưu+starter. +Kế hoạch đèn huỳnh quang compact. +Kế hoạch chi tiết máng đèn huỳnh quang và chao máng đèn. +Kế hoạch chi tiết khâu ép nhựa các loại và lắp ráp đèn bàn. +Kế hoạch chi tiết phích hoàn chỉnh và ruột các loại. +Kế hoạch chi tiết chủng loại đèn huỳnh quang. +Kế hoạch chi tiết chủng loại đèn tròn. +Kế hoạch cung ứng vật tư. +Kế hoạch xuất nhập khẩu. -Phòng thống kê- kế toán- tài chính: hàng tháng, quý, năm, bộ phận này có nhiệm vụ tổng hợp số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và chuẩn bị kế hoạch tài chính. -Phân xưởng: căn cứ kế hoạch được giao, tổ chức triển khai thực hiện, lĩnh vật tư theo định mức hạch toán và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết ở phạm vi phân xưởng. -Phòng kỹ thuật công nghệ: phối hợp cùng phòng TCĐHSX rà soát sự phù hợp của các tiêu chuẩn kỹ thuật. -Phòng KCS: lập kế hoạch kiểm tra, giám sát vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm trước khi lưu kho. -Phòng quản lý kho: chuẩn bị kế hoạch kho tàng để tiếp nhận vật tư, sản phẩm. -Phòng thị trường: chuẩn bị kế hoạch bán hàng, (giao hàng nếu là đơn đặt hàng) và các dịch vụ kèm theo. *Triển khai sản xuất: -Phân xưởng: thực hiện sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn ban hành. * Kiểm tra, giám sát: - Phòng TCĐHSX , phòng KCS, phòng kỹ thuật công nghệ phối hợp giám sát thực hiện các quy định theo chức năng nhiệm vụ. -Phòng KCS : kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và xác nhận sản phẩm nhập kho. Với cách thức tổ chức xây dựng kế hoạch như trên, xét theo mối quan hệ dọc công ty- phân xưởng và mối quan hệ ngang giữa các phòng ban là tương đối hợp lý. 2. Công tác lập kế hoạch tại công ty. 2.1. Quy trình lập kế hoạch tại công ty. Sơ đồ 5: Quy trình lập kế hoạch Tổng hợp số liệu Xây dựng kế hoạch Kế hoạch dự kiến Kế hoạch chính thức +Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty: Vào cuối quý 4 hàng năm, công ty sẽ dựa vào những căn cứ của mình để tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch năm. Để lập được kế hoạch, trước hết công ty cần phải đưa ra được hệ thống các căn cứ để xây dựng kế hoạch. Những căn cứ được công ty dựa vào bao gồm: kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh giai đoạn trước, những hợp đồng được ký kết và năng lực sản xuất. Từ những căn cứ trên, ban giám đốc sẽ tiến hành xây dựng mục tiêu cơ bản về sản xuất kinh doanh của công ty năm tiếp theo. Kế hoạch này sẽ được chuyển tới các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng sẽ dựa vào đó để xây dựng các kế hoạch chức năng mà bộ phận mình phụ trách như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch doanh thu bán hàng…Từ các phòng thì các kế hoạch chức năng sẽ được chuyển lên cho ban giám đốc xem xét để phê duyệt. Sau khi trình và có những lập luận bảo vệ kế hoạch trước Hội đồng Quản trị, dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, ban giám đốc sẽ tiến hành chỉnh sửa bản kế hoạch. Sau đó công ty sẽ trình bản kế hoạch chính thức lên Hội đồng Quản trị phê duyệt. + Công tác xây dựng kế hoạch tháng, quý của công ty: Sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch năm, công ty sẽ tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch bằng việc triển khai kế hoạch đó thành các kế hoạch quý, tháng. Dựa vào các số liệu lịch sử cũng như tình hình thực tế, công ty sẽ dự báo được tình hình sản xuất kinh doanh của các tháng, quý theo những biến động mùa vụ. Từ đó, công ty sẽ tiến hành phân chia kế hoạch năm thành các kế hoạch quý, tháng đảm bảo tính khả thi và thực hiện thành công kế hoạch năm. 2.2 Căn cứ để xây dựng kế hoạch Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc xây dựng một kế hoạch thể hiện được tham vọng của doanh nghiệp và đảm bảo cho kế hoạch có tính khả thi chính là đích trong hoạt động lập kế hoạch của doanh nghiệp. Một hệ thống các căn cứ với số liệu chính xác, phản ánh đúng hiện trạng của doanh nghiệp sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm kế hoạch có được những cơ sở khoa học để xây dựng các bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả. Để có thể xây dựng được các bản kế hoạch mang tính khả thi, công ty cổ phần BĐPNRĐ cũng xây dựng cho mình một hệ thống các căn cứ gồm: Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước: Đây là căn cứ quan trọng nhất trong công tác xây dựng kế hoạch của công ty. Do đặc điểm của sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, thông qua số liệu lịch sử người làm kế hoạch có thể dự đoán mức tiêu thụ của hàng hoá theo từng tháng, mùa trong năm. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trước năm kế hoạch, người làm kế hoạch có thể biết được thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó, những nhân tố mang tính ngắn hạn hay dài hạn để có thể đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp. Căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký được: công ty sản xuất sản phẩm với số lượng nhiều và chủ yếu phục vụ cho các khách hàng là những người kinh doanh, do đó thường thông qua các đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng để làm căn cứ cho việc sản xuất kỳ kế hoạch. Công ty cổ phần BĐPNRĐ là công ty có uy tín trong việc sản xuất và kinh doanh các loại bóng đèn và phích nước, chính vì thế ngoài các đơn đặt hàng có được từ các khách hàng truyền thống thì công ty cũng ký kết được các hợp đồng với các nhà kinh doanh nước ngoài. Do đó căn cứ này cũng rất quan trọng đối với công tác lập kế hoạch của công ty. Căn cứ vào năng lực sản xuất: + về nhân công và đội ngũ lãnh đạo:Nội lực to lớn nhất, trung tâm nhất là nhân tố con người, đây là nhân tố quan trọng nhất, năng động nhất trong sự nghiệp CNH-HĐH công ty. Tính đến đầu năm 2007, tổng số cán bộ nhân viên trong Công ty là 1620 người. Trong đó, số người có trình độ đại học là 120 người, chiếm 7,4% tổng số cán bộ công nhân viên. Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp là1270 người, chiếm tỷ lệ khá cao là 78,40% tổng số cán bộ công nhân viên. Số công nhân viên kỹ thuật là 161 người, chiếm 9,94%. Số lao động chưa qua đào tạo là 69 người, chiếm 4,26% tổng số nhân viên toàn công ty. Người lao động là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, là nhân tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Xác định vị trí to lớn này của Công ty BĐPNRĐ đã tuyển chọn, tuyển dụng đội ngũ lao động nhiệt tình, có năng lực, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy trình độ cấp bậc công việc của công nhân chưa cao nhưng Công ty BĐPNRĐ đã sử dụng lao động tương đối đúng ngành nghề, đúng bậc thợ, phân công lao động hợp lý, lao động thường xuyên được đào tạo lại để phù hợp với dây chuyền, công nghệ cao nên hiệu quả làm việc của người lao động cao. Công ty đã đạt nhiều thành tích trong quá trình hoạt động sản xuất thời gian qua chứng tỏ đội ngũ lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Nguồn nhân lực là một thế mạnh mà công ty luôn biết tận dụng và phát huy. +Về thiết bị công nghệ: trong thời gian qua công ty đã đầu tư đổi mới các dây chuyền sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn, phục vụ với năng suất tối đa đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất. Năng suất sản xuất của máy móc thiết bị chủ yếu trong dây chuyền công nghệ được tính theo công thức: N= trong đó: N - năng lực sản xuất của công đoạn hay phân xưởng. S – số máy hay thiết bị chính của phân xưởng hay công đoạn. n – số chủng loại máy móc thiết bị khác nhau trong bộ phận. Nhi - năng suất giờ định mức của máy hay thiết bị chính. Tki - thời gian dự tính hoạt động của máy móc, thiết bị trong năm. Tính đến giai đoạn hiện nay thì công suất hoạt động = thực tế/ thiết kế đã đạt 100% đảm bảo thực hiện được đúng tiến độ mọi kế hoạch đề ra. + Về năng lực tài chính: khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty đã căn cứ vào năng lực hiện có để đưa ra một kế hoạch khả thi, sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch lập ra quá thấp thì sẽ không khai thác hết tiềm năng, năng lực của công ty dẫn đến lãng phí nguồn lực. Ngược lại, kế hoạch đặt ra quá cao dẫn đến việc công ty không hoàn thành được kế hoạch đề ra. 2.3. Nội dung công tác kế hoạch hoá của công ty. + Kế hoạch sản xuất kinh doanh Bảng 2: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 Đơn vị tính Kế hoạch năm 2007 I. Tiêu thụ * Doanh số tiêu thụ Tỷ đồng 609,6 Trong đó: Xuất khẩu 1000 USD 4.277,7 * Sản phẩm tiêu thụ 1. Phích nước 1000 cái 5.692 2. Đèn 1000 cái 39.669 II. Sản xuất * Giá trị sản xuất công nghiệp sản phẩm sản xuất Tỷ đồng 809,5 1. Huỳnh quang 1000 cái 21.967 2. Ruột phích 1000 cái 6.215 + Lắp ráp phích 1000 cái 3.960 3. Đèn compact 1000 cái 8.328 4. Đèn tròn 1000 cái 34.813 5. Máng đèn 1000 cái 1.660 6. Chấn lưu 1000 cái 1.922 III. Nộp ngân sách Tỷ đồng 29,74 IV. Lợi nhuận Tỷ đồng 45,50 (Nguồn: Phòng Tổ chức và điều hành sản xuất) Đây chính là tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Tuy nhiên, trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, bảng này thể hiện dưới hình thức là tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất của công ty. Thông qua đó, Ban giám đốc có cái nhìn tổng quát nhất về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn tới. Hệ thống chỉ tiêu của bảng kế hoạch tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu hiện vật như số lượng sản phẩm sản xuất, sản phẩm tiêu thụ, các chỉ tiêu giá trị như chỉ tiêu về doanh số tiêu thụ, giá trị sản xuất công nghiệp, nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận. Việc tính toán các chỉ tiêu này được phòng tổ chức và điều hành sản xuất phối hợp cùng một số phòng ban chức năng khác thực hiện. Trước hết, các chỉ tiêu hiện vật sẽ được xác định về chủng loại và số lượng trên cơ sở cân đối khả năng và kế hoạch của công ty. Thông qua chỉ tiêu này, cùng với những dự báo về thị trường, công ty sẽ tính toán các chỉ tiêu giá trị như doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp, lợi nhuận... + Kế hoạch cơ cấu tiêu thụ sản phẩm Bảng 3: Kế hoạch tiêu thụ năm 2007 Đơn vị tính Kế hoạch năm 2007 I. Tiêu thụ * Doanh số tiêu thụ Tỷ đồng 609,6 Trong đó: Xuất khẩu 1000 USD 4.277,7 * Sản phẩm tiêu thụ 1. Huỳnh quang 1000 cái 2. Phích nước 1000 cái 5.692 3. Đèn compact 1000 cái 4.085 Trong đó: Xuất khẩu 1000 cái 2.690 4. Đèn tròn 1000 cái 35.220 Trong đó: Xuất khẩu 1000 cái 1.449 5. Máng đèn 1000 cái 0.3868 6. Chấn lưu 1000 cái 0.5349 7. Chao đèn 1000 cái 73 8. Starter (cả bóng, phụ kiện) 1000 cái 5.137 9. Đèn bàn 1000 cái 0.364 (Nguồn: Phòng Tổ chức và điều hành sản xuất) Đây là bảng kế hoạch chỉ tiêu hiện vật. Thông qua bảng này, chúng ta có thể thấy được nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của công ty đối với từng loại sản phẩm cụ thể, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm đó trong công ty. Qua đó, cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất thực tế, công ty sẽ xây dựng các kế hoạch khác như kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp mà các con số mục tiêu được lấy từ bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp với việc phân tích số liệu tiêu thụ giai đoạn trước, công ty sẽ có được kế hoạch tiêu thụ cụ thể của từng loại hàng hóa, dịch vụ. + Kế hoạch sản xuất của công ty Đây là kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác kế hoạch hoá tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.docx
Tài liệu liên quan