Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm điện tại công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1. Những vấn đề chung về chi giá thành sản phẩm 3

1.1.1. Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp 3

1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất 3

1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất. 4

1.1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: 5

1.1.1.2.2. Phân tích chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí: 6

1.1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm đã sản xuất: 7

1.1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí: 7

1.1.2.Giá thành sản phẩm 8

1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của giá thành: 8

1.1.2.2. Phân loại giá thành: 9

1.1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và theo nguồn số liệu để tính giá thành: 9

1.1.2.2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: 10

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.11

1.1.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán CPSX , giá thành sản phẩm: 12

1.1.4.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và gí thành sản phẩm: 12

1.1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 13

1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14

1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp 14

1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 14

1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 15

1.2.1.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp: 15

1.2.1.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp: 16

1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 17

1.2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: 17

1.2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí phân công trực tiếp 20

1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: 25

1.2.3.1. Kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên: 25

1.2.3.1.1. Tài khoản sử dụng 25

1.2.3.1.2. Trình tự hạch toán: 25

1.2.3.1.3. Sổ kế toán 26

1.2.3.2. Kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 26

1.2.3.2.1. Tài khoản sử dụng: 26

1.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 28

1.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: 28

1.3.2. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính: 29

1.3.3. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức: 30

1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 30

1.4.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: 30

1.4.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 31

1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp. 32

1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: 32

1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ: 33

1.4.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: 34

1.4.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước: 35

1.4.3.4.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: 35

1.4.3.4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: 37

1.4.3.5. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức 38

1.4.3.6. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH 41

2.1. Đặc điểm tình hình chung về Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Thượng Đình 41

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 41

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 42

2.1.2.1. Chức năng của Công ty 42

2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty: 42

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 43

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 44

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất 44

2.1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất 45

2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 46

2.1.5.1. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán: 46

2.1.5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 47

2.1.5.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: 47

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình 48

2.2.1. Thực trạng công tác kế toán CPSX 48

2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 48

2.2.1.2. Kế toán chi phí NVL trực tiếp: 49

2.2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 56

2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: 60

2.2.1.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty: 65

2.2.1.6. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở: 68

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm điện tại công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nội dung phản ánh của TK 631: Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm. Bên Có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất. TK 631 cuối kỳ không có số dư. 1.2.3.2.2. Trình tự kế toán: Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang: Nợ TK 631 (chi tiết từng đối tượng) Có TK 154 Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ .... Nợ TK 631 Có TK 621: chi phí NVL trực tiếp Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627: phân bổ chi phí sản xuất chung Phản ánh các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có): Nợ TK 111, 112, 138... Có TK 631 Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán ghi bút toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang: Nợ TK 154 Có TK 631 Phản ánh tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành: Nợ TK 632 Có TK 631: Tổng giá trị sản phẩm (*) Để tính giá thành của số sản phẩm hoàn thành trong kỳ, ta có công thức sau: Giá thành SXSP hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ - Chi phí SX dở dang cuối kỳ 1.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất, muốn tính được giá thành của số sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách chính xác ta phải đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Đến cuối kỳ, kế toán phải xác định được mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm này ở từng giai đoạn chế biến, từ đó sử dụng phương pháp thích hợp để tính giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm dở dang phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng. Căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành để quy đổi số sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương, làm cơ sở xác định chi phí. Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong giá thành sản phẩm, các chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối đồng đều và đáng kể. - Đối với các khoản chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất thì được phân bổ đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ (ví dụ NVL trực tiếp): Chi phí của SPDD cuối kỳ = CP của SPDD đầu kỳ + CPSX PS trong kỳ SL SP đã SX hoàn thành + SL SPDD ckỳ x Slượng SPDD cuối kỳ - Đối với các khoản chi phí chi dần theo tiến độ sản xuất thì phân bổ cho số sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ đã quy đổi về sản phẩm hoàn thành tương đương: SL SP hoàn thành tương đương của số SPDD cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành CPSX SP dở dang cuối kỳ = CPSX SPDD đầu kỳ (kmục phí tương ứng SLSP SX hoàn thành trong kỳ + + CPSX SP trong kỳ (kmục phí tương ứng SLSP hoàn thành TĐ của SPDD ckỳ x SL SP hoàn thành TĐ của SPDD ckỳ Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác cao nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều, phức tạp hơn các phương pháp khác. Do việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian, chi phí nên phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không đều giữa các kỳ. 1.3.2. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang, còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho số sản phẩm hoàn thành: CPSX SP dở dang cuối kỳ = CPSX sản phẩm dở dang đầu kỳ Số lượng SP SX hoàn thành trong kỳ + + CP NVL trực tiếp (chính) SP trong kỳ Số lượng SP dở dang cuối kỳ x Số lượng SP dở dang cuối kỳ Nếu quy trình sản xuất của doanh nghiệp là phức tạp, chế biến kiểu liên tục, qua nhiều giai đoạn thì giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu sẽ tính theo chi phí NVL trực tiếp, còn ở các giai đoạn sau sẽ tính theo giá trị bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít, tuy nhiên độ chính xác sẽ không cao. 1.3.3. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp đã có hệ thống định mức về chi phí cho các khâu công việc (khoản mục phí) hoặc các công đoạn. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, tỷ lệ hoàn thành của nó và giá thành kế hoạch để tính giá trị sản phẩm dở dang: Giá thành sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang x Tỷ lệ hoàn thành của SP dở dang x Giá thành kế hoạch Phương pháp này cho phép doanh nghiệp phát hiện được những khoản chi phí vượt định mức, từ đó có thể đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc để lựa chọn một phương pháp phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. 1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 1.4.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: Để phục vụ cho việc quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành là một công việc quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra, doanh nghiệp cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng đối tượng. Việc xác định này phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp: - Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công việc. - Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. - Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở cuôí quy trình sản xuất. - Nếu quy trình sản xuất là phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng đó là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Cùng với việc xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng. Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm: - Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt, chu kỳ ngắn thì kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng. - Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc, chu kỳ dài thì kỳ tính giá thành là vào cuối kỳ sản xuất, cuối quý hoặc cuối năm.... 1.4.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đều có đặc điểm chung ở phạm vi, giới hạn tập hợp, cả hai đều phục vụ cho công tác quản lý, công tác phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau thể hiện trên các mặt sau: - Xác định đối tượng tập hợp chi phí và xác định phạm vi phát sinh chi phí để từ đó tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, còn xác định đối tượng tính giá thành là xác định kết quả của quá trình sản xuất. - Trong đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm một hay nhiều đối tượng tính giá thành. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để thực hiện việc ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu về chi phí sản xuất, phục vụ cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Còn đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để lập bảng chi tiết giá thành và tổ chức công tác tính giá thành. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc xác định đúng và phân biệt chúng một cách rõ ràng có ý nghĩa lớn trong công tác kế toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm. 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp. Chi phí sản xuất đã tập hợp là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, việc tính chính xác giá thành của từng loại sản phẩm sẽ giúp cho việc xác định và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đưa ra được những quyết định hợp lý cho chiến lược kinh doanh trong tương lai. Vì lý do trên, kế toán phải lựa chọn một phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có đối tượng tập hợp chi phí khác nhau, do đó sẽ có phương pháp tính giá thành khác nhau. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là kỹ thuật sử dụng số liệu về SPSX đã tập hợp, cùng với các tài liệu có liên quan đến tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo đối tượng đã xác định. Giá thành sản phẩm hoàn thành phải được tính theo các khoản mục chi phí tương ứng, đó là: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Số liệu kết quả tính toán phải được phản ánh trên các bảng biểu, thể hiện được nội dung, phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp tính Z cơ bản: 1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: Đây là phương pháp đơn giản nhất, thường áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào sản xuất cho tới khi thành sản phẩm hoàn chỉnh, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và thông thường kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Quy trình tính toán như sau: Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá thành sản phẩm làm dở cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm Khối lợng sản phẩm hoàn thành Sau khi tính được giá trị của sản phẩm làm dở đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Số lượng: Đơn vị tính: Khoản mục phí Giá trị SP làm dở đầu kỳ SPSX ps trong kỳ Giá trị SP làm dở ckỳ Tổng giá thành SP Z đơn vị 1. CPNVL trực tiếp 2. CPNC trực tiếp 3. CP SXC Tổng cộng 1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ: Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ. Trong đó giá trị sản phẩm phụ thường được xác định theo giá thành kế hoạch hoặc theo giá bán bên ngoài, còn sản phẩm chính sẽ là đối tượng tính giá thành. Từ sổ tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm phụ, kế toán tính được tổng giá thành sản phẩm chính. Công thức như sau: Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP LDĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SP LDCK - CPSX sp Phụ thu hồi Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Số lượng: Đơn vị tính: Khoản mục phí Giá trị SP LD ĐK CPSX PS trong kỳ Giá trị SP LDCK Tổng giá thành SP Giá thành đơn vị 1. CPNVL trực tiếp 2. CPNC trực tiếp 3. CP SXC Tổng cộng 1.4.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc theo các đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, kế toán mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành hàng tháng, cuối mỗi tháng căn cứ vào chi phí đã tập hợp được tính giá thành sản phẩm. Nếu cuối tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì kế toán phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí cho tới khi đơn đặt hàng được hoàn thành mới tiến hành tính giá thành. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán chi phí trực tiếp được hạch toán thẳng vào đơn đặt hàng, còn các chi phí chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Bảng tính giá thành sản phẩm - đơn đặt hàng... Ngày bắt đầu sản xuất: Ngày hoàn thành: Số lượng: Đơn vị tính: Tháng PXSX CPNVL tt CPNC tt Chi phí SXC Tổng cộng 1 PX 1 Tổng giá thành PX 2 Giá thành đơn vị ... 1.4.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, chế biến một loại sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ liên tục, kế tiếp nhau. Bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau, cứ tiếp tục như thế cho đến giai đoạn cuối cùng mới tạo thành sản phẩm. Như vậy, ở những doanh nghiệp này đối tượng tập hợp chi phí là theo từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành thì tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có thể chỉ là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. 1.4.3.4.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng giai đoạn và giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang để tính giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn sau: Trình tự kết chuyển chi phí để tính giá thành của bán thành phẩm và thành phẩm: CP NVL trực tiếp gđ 1 CP NCTT, CPSXC gđ 1 Z bán thành phẩm gđ 1 Giai đoạn 1 + Chi phí ps giai đoạn 2 Z bán thành phẩm gđ 2 ZBTP gđ1 chuyển sang Giai đoạn 2 + Z bán thành phẩm gđ n CP NCTT, CPSXC gđ n ZBTPgđn - 1 chuyển sang Giai đoạn n: + Trình tự tính giá thành gồm các bước sau: - Lập bảng tính Z bán thành phẩm giai đoạn 1 - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1 - Lập bảng tính Z bán thành phẩm giai đoạn 2 - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 2... - Cứ như vậy cho đến khi lập bảng tính giá thành thành phẩm giai đoạn n. Ta có bảng tính giá thành sau: Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Số lượng sản phẩm: Đơn vị tính: Khoản mục ZBTP gđ i chuyển sang Chi phí ps trong kỳ Giá trị SP DD cuối kỳ Tổng giá thành SP Giá thành đơn vị 1. CP NVL TT 2. CPNC TT 3. CPSXC Tổng cộng 1.4.3.4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ vào chi phí SX thực tế đã tập hợp được ở từng giai đoạn, từng phân xưởng để tính phần chi phí sản xuất ở giai đoạn đó trong thành phẩm cho từng khoản mục phí theo nguyên tắc sau: + Đối với khoản mục phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất: CPSX SP ở gđi có trong thành phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ gđ 1 Số lượng BTP hoàn thành gđ i + + CPSX phát sinh trong kỳ gđ 1 Số lượng SPDD cuối kỳ gđ 1 x Số lượng thành phẩm gđ n + Đối với khoản mục phí bỏ dần theo tiến độ sản xuất: CPSX ở gđ i có trong thành phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ gđ 1 Số lượng BTP hoàn thành gđ i + + CPSX phát sinh trong kỳ gđ i Số lượng SPDD cuối kỳ gđ i đã quy đổi x Số lượng thành phẩm gđ n Trình tự tính giá thành: CPSX gđ 1 có trong tphẩm CPSX ps ở giai đoạn 1 Giai đoạn 1: Tổng giá thành SP CPSX gđ 2 có trong tphẩm CPSX ps ở giai đoạn 2 Giai đoạn 2: CPSX gđ n có trong tphẩm CPSX ps ở giai đoạn n Giai đoạn n: Như vậy, theo sơ đồ trên ta có: Tổng giá thành sản phẩm = ồ CPSX gđ i có trong thành phẩm Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Số lượng: Đơn vị tính: Khoản mục CPSX thành phẩm trong kỳ Tổng giá thành SP Giá thành đơn vị GĐ1 GĐ 2 .... GĐn 1. CP NVL TT 2. CP NC TT 3. CP SXC Tổng cộng 1.4.3.5. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, ổn định, doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hợp lý và có hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ. Trình tự tính toán gồm các bước: - Tính tổng giá thành định mức theo sản lượng thực tế: căn cứ vào các định mức, dự toán chi phí, tuỳ thuộc vào quy trình CNSX và yêu cầu quản lý, giá thành định mức được tính riêng cho từng chi tiết, bộ phận, sau đó được tổng hợp lại để tính tổng giá thành định mức sản phẩm. - Xác định chênh lệch do thay đổi định mức: do việc thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc xác định số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần tính cho số sản phẩm dở dang đầu kỳ. - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: đây là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Việc xác định số chênh lệch phải được tiến hành theo những phương pháp nhất định, tuỳ thuộc vào từng khoản chi phí: Chênh lệch ĐM chi phí = Chi phí thực tế (từng khoản mục) - Chi phí định mức (từng khoản mục) - Tính giá thành thực tế của sản phẩm: sau khi đã xác định được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, ta tiến hành tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế SP = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thoát ly ĐM 1.4.3.6. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ, cùng sử dụng các yếu tố chi phí nhưng kết quả thu được là nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp cho toàn quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Trình tự tính toán như sau: - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất có hệ số là 1: - Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn: Tổng sản lượng quy đổi = ồ sản lượng thực tế SP i x hệ số quy đổi SP i - Căn cứ vào số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp cho cả nhóm SP để tính giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn: Tổng giá thành nhóm SP = Chi phí SPDD đầu kỳ + Chi phí SX ps trong kỳ - Chi phí SPDD cuối kỳ - Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại SP: Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i = Sản lượng quy đổi sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm: Tổng giá thành SP i = Tổng giá thành nhóm SP x Hệ số phân bổ CPSPi - Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm i = Tổng giá thành sản phẩm i Sản lượng thực tế SPi Sau đó kế toán lập bảng tính giá thành SP: Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm: Số lượng: Đơn vị tính: Khoản mục Chi phí DD đkỳ Chi phí ps trong kỳ Chi phí DD ckỳ Tổng Z nhóm SP Sản phẩm thứ i Tổng Z Z đơn vị 1. CP NVL TT 2. CP NC TT 3. CP SXC Tổng cộng Chương II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Thượng Đình 2.1. Đặc điểm tình hình chung về Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Thượng Đình 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình được thành lập với tên thương mại là CADI - SUN, trụ sở chính đặt tại số 324 đường Khương Đình - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Được thành lập ngày 13/4/1999 do UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép số 4218 và sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh số 071253 ngày 20/3/1999 với tư cách là một Công ty tư nhân. Tiền thân của công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình là một cơ sở sản suất quy mô nhỏ. Từ năm 1988 đến năm 1999 mới chỉ có 160 công nhân trong đó có 40 nhân viên quản lý . Sau nhiều lần sát nhập , mở rộng địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đến nay công ty đã có 250 cán bộ công nhân viên công tác tại văn phòng công ty. Ngoài ra trụ sở chính đặt tại quận Thanh Xuân- Hà Nội Công ty đã mở rộng một số chi nhánh của mình ở Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn... Sản phẩm của Công ty trong những năm qua đã có mặt ở hầu hết các công trình cải tạo và xây dựng mạng lưới điện của các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, các công trình công nghiệp và dân dụng khác. Sản lượng sản phẩm hiện nay Công ty đã cung cấp ra thị trường khoảng 2500 tấn đồng cho các loại cáp đồng trần, cáp nhôm trần.... Nguồn vật tư như đồng, nhôm, nhựa.... hầu hết được nhập khẩu từ các nước như KOKEA, JAPAN, INDIA, AUSTRALIA... Công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình có một đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề, có nhiều kinh nghiệm và lòng nhiệt tình trong công việc. Các sản phẩm mà Công ty sản xuất đã được thị hiếu người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng, đặc biệt các sản phẩm này được Nhà nước cấp chứng chỉ về chất lượng và đăng ký nhãn hiệu bản quyền. Những Thành tựu đó đã góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển mới về chất, đưa Công ty vững bước đi lên trong tương lai. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình hoạt động với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh dây và cáp Điện nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Đặc biệt là giải quyết được công ăn việc làm nhiều lao động, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho công nhân viên của Công ty. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty: Công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình thuộc loại hình Công ty tư nhân được UBND thành phố Hà Nội và Sở kế hoạch đầu tư công nhận tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Công ty hoạt động theo pháp luật, hoạt động tài chính với tư cách là pháp nhân kinh tế độc lập. Công ty phải kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký, tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán đúng chế độ. Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn, không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển làm tròn nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Công ty phải thường xuyên cải tiến thiết bị công nghệ và công tác quản lý để không ngừng tăng năng xuất lao động; giảm giá thành sản phẩm. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dây & Cáp điện Thượng Đình Giám đốc Phân xưởng SX (đúc cán kéo đồng nhôm) Phòng tổ chức hành chính, kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng kinh doanh Phân xưởng kéo tinh và bện cáp đồng nhôm Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phân xưởng điện Phân xưởng bọc cáp vặn, xoắn Công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình tổ chức quản lý theo hình thức tập trung. Đứng đầu là giám đốc, giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty. + Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của Công ty. Ngoài ra giám đốc với tư cách là người điều hành hệ thống chất lượng của Công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong hệ thống chất lượng về các mặt. - Lựa chọn phương án vật tư, thiết bị kỹ thuật, công nghệ.... - Phê duyệt chính sách chất lượng sản phẩm và hệ thống đồng bộ chất lượng. + Phòng kỹ thuật chất lượng: Tham gia xây dựng chiến lược về chất lượng, tổ chức việc quan sát thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, tham mưu cho Giám đốc trong việc nhập thiết bị, kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến thành phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng được cấp. + Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động đầu tư, lập kế hoạch, lập định mức vật tư sản xuất, tham gia giám định, kiểm tra vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm. Xử lý các thiếu sót vật tư và tư liệu cho các bộ phận liên quan; sắp đặt vị trí các nguyên liệu sản xuất và kiểm tra kế hoạch sản xuất, kiểm tra tiến độ giao hàng; xây dựng chiến lược kinh tế và tổ chức tiêu thụ sản phẩm; tham gia xây dựng giá thành. + Phòng tổ chức hành chính kế toán, tài vụ.... có trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý và thiết lập bộ máy nhân sự của Công ty. Đồng thời việc tuyển chọn, sắp xếp kết hợp với đào tạo và huấn luyện nhân viên cho đội ngũ kỹ thuật; xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và phương án đầu tư của Công ty, theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện chế độ kế toán tài vụ theo đúng quy định quản lý tài chính của Nhà nước. + Bộ phận phân xưởng sản xuất chính gồm: - Phân xưởng sản xuất đúc, cán, kéo đồng nhôm. - Phân xưởng kéo tinh và bện cáp đồng nhôm - Phân xưởng bọc cáp vặn, xoắn . 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Sản phẩm dây và cáp điện CADISUN được sản xuất với quy trình công nghệ cao, trên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Sản phẩm của Công ty gồm nhiều chủng loại, trong đó những sản phẩm chủ yếu gồm: Dây cáp trần, dây dận dụng, dây cáp bọc, cáp vặn xoắn đồng và nhôm. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại gồm 4 dây chuyền ủ liên hoàn, xe bện korca, 4 dây chuyền bọc Korea chuyên sản xuất dây và cáp điện lực, 2 dây chuyền sản xuất dây dân dụng Taiwan; máy bọc f 120; máy bện Rem..... Đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo kế hoạch của Công ty hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng nếu có khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0459.doc