Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất tại chi nhánh Vissan được hiểu là: Toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà chi nhánh đã bỏ ra bằng tiền đề tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
Để tiện cho việc quản lý chi phí sản xuất cũng như đánh giá chính xác được giá thành trong kỳ, kế toán chi nhánh Vissan phân loại chi phí sản xuất phát sinh theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm: Chi phí NVL TT, chi phí nhân công TT, chi phí sản xuất chung.
Việc phân loại chi phí sản xuất này giúp cho Giám đốc và phòng ban liên quan lập định mức kế hoạch chi cụ thể như sau:
- Về chi phí NVL, ban lãnh đạo chi nhánh xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm và quản lý rất chặt chẽ chi phí NVL xuất dùng theo định mức bằng cách kiểm tra số lượng yêu cầu so với định mức nguyên vật liệu, sau đó giao định mức cho phân xưởng, phân xưởng giao cho các tổ. Nếu tổ nào sử dụng tiết kiệm thì được hưởng phần chênh lệch so với định mức còn nếu sử dụng vượt định mức thì phải bồi thường. Kế toán chỉ tính phần chi phí NVL vào giá thành sản phẩm theo định mức đã lập.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại chi nhánh Vissan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương án kinh doanh cho hiệu quả. Tổ chức, theo dõi các khoản thu, chi , công nợ, thực hiện báo cáo quyết toán và phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động trong từng tháng, quý để giám đốc có biện pháp chỉ đạo xử lý về tài chính được kịp thời.
. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, lập và phân tích kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đắc lực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chiến lược kinh doanh.
. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ làm công tác tổ chức của chi nhánh và làm thủ tục hành chính, bố trí sắp xếp lao động, giải quyết công tác chế độ, nghiên cứu chế độ và trả lương người lao động, ngoài ra còn thực hiện việc đón tiếp và giao dịch tiếp khách.
. Xưởng chế biến thực phẩm. Là một bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của giám đốc về công tác sản xuất và chế biến ra những thành phẩm đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng và mẫu mã...
. Phòng kiểm soát chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kỹ thuật của quy trình công nghệ.
Bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý của chi nhánh Vissan được thể hiện qua sơ đồ 6
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Xưởng CBTP
Phòng KT
KCS
Phòng bảo vệ
Tổ SX há cảo
Tổ SX chả giò
Tổ sản xuất TB bột
Tổ bánh đa
Tổ làm nhân
Sơ đồ 6: đặc điểm tổ chức và quản lý tại chi nhánh vissan
Sơ đồ : 1
2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ của chi nhánh Vissan.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại chi nhánh Vissan theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá, có kết hợp thủ công. Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất là đồ nguội nên khi kết thúc làm việc cũng là khi sản phẩm hoàn thành, không có sản phẩm dở dang.
Hiện nay, chi nhánh Vissan có 4 dây chuyền sản xuất, đặc điểm chủ yếu của từng dây chuyền như sau:
* Dây chuyền sản xuất Tôm Bao Bột (phụ lục 1)
* Dây chuyền SX Há cảo (phụ lục 2)
* Dây chuyền sản xuất Bánh đa (phụ lục 3)
2.1.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh Vissan:
2.1.4.1. Bộ máy kế toán và hình thức kế toán.
- Bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của chi nhánh phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán việc tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh Vissan theo kiểu tập trung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được tổ chức hạch toán tại phòng kế toán tài vụ của chi nhánh. Phòng kế toán Tài vụ bao gồm 4 nhân viên, mỗi nhân viên phụ trách một khâu kế toán chi tiết như sau:
+ Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng kế toán): Là người điều hành chung phòng kế toán và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính, công nợ, theo dõi tài sản cố định, kế toán tổng hợp. Trưởng phòng còn có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của chi nhánh, đồng thời là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc phân tích hoạt động kinh tế tài chính, xây dựng phương án sản xuất.
+ Kế toán NVL - CCDC: là người trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho NVL, CCDC, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày vào các sổ chi tiết liên quan.
+ Kế toán công nợ mua: Với nhiệm vụ là theo dõi về tình hình thanh toán với người bán, kiêm kế toán thu chi tiền mặt.
+ Kế toán công nợ bán: Là người theo dõi về tình hình công nợ phải thu của khách hàng, kiêm kế toán doanh thu và thủ quỹ.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán như trên, có thể nhận thấy mỗi nhân viên Phòng kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, thực hiện từng phần hành kế toán cụ thể nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hạch toán sản xuất của chi nhánh, được thể hiện qua
Sơ đồ 7: Bộ máy kế toán chi nhánh Vissan
Kế toán NVL CCDC
Kế toán công nợ
Mua, TM, TGNH
Kế toán công nợ
Bán DT, TQ
Kế toán NVL CCDC
Hình thức sổ kế toán.
Mặc dù là một đơn vị trực thuộc công ty Vissan - TPHCM nhưng chi nhánh Vissan - Hà nội lại đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. Hình thức kế toán mà đơn vị sử dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Sổ sách kế toán sử dụng chủ yếu.
- Sổ Nhật ký chứng từ số: 1,2,4,5,8,9 , 10.
- Sổ chi tiết số ,2, 5.
- Bảng kê số : 1,2,4,5 ,6, 9.
- Sổ cái, sổ quỹ.
Các báo cáo mà chi nhánh sử dụng.
Biểu 01 - Bảng CĐKT.
Biểu 02 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Biểu 03- Thuyết minh báo cáo tài chính.
( Hình thức kế toán tại chi nhánh Vissan thể hiện qua sơ đồ 7)
Sơ đồ 8:
hình thức ghi sổ kế toán theo phương pháp nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các
Bảng phân bổ
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kấ toán
chi tiết
NKCT số
1.2.5.7.8.9.10
Bảng kê
1.2.4.5.6.9
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cđ kế toán và các báo cáo Kế toán
Ghi chú : Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
đối chiếu, kiểm tra :
2.1.4.2. Hệ thống c.từ, sổ sách báo cáo kế toán tại chi nhách Vissan.
- Hệ thống chứng từ:
Chi nhánh Vissan sử dụng các mẫu chứng từ bắt buộc như các loại phiếu thu tiền mặt, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn GTGT, tuân thủ theo đúng mẫu biểu và phương pháp lập do nhà nhà nước quy định. Ngoài ra chi nhánh còn sử dụng chứng từ hướng dẫn như một số loại thẻ kho, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm... Chi nhánh áp dụng hình thức luân chuyển chứng từ khá hợp lý, đảm bảo khả năng cung cấp chứng từ kịp thời cho phòng kế toán-tài vụ. Phòng kinh doanh và kho là nơi cung cấp chứng từ chủ yếu cho phòng kế toán - tài vụ. Vì vậy phòng kinh doanh, kho, phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp việc tổ chức hạch toán có mối quan hệ chính xác, đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp về số liệu trong hoạt động tài chính của toàn chi nhánh.
- Chế độ báo cáo kế toán.
Chi nhánh thực hiện lập báo cáo kế toán hàng ngày, báo cáo định kỳ, báo cáo theo tháng nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra trong nội bộ chi nhánh cũng như toàn Công ty.
2.1.4.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại chi nhánh Vissan:
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất hoạt động của chi nhánh, cũng như khối lượng các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày và yêu cầu quản lý cụ thể, chi nhánh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng hệ thống tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán của Nhà nước. Do hoạt động chủ yếu của chi nhánh là sản xuất và kinh doanh nên không tiến hành một số hoạt động như: Đầu tư chứng khoán, thuê tài chính, cho thuê tài chính vậy không sử dụng các tài khoản như : TK121, TK128, TK 161, TK 212, TK 228, TK 229, TK 241, TK611. Ngoài ra, chi nhánh còn mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình biến động tài sản cũng như nguồn vốn của chi nhánh
2.1.4.4.Tổ chức trang bị và ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở công nghiệp Vissan.
Hiện nay, mặc dù chi nhánh có trang bị máy vi tính để áp dụng từng phần kế toán máy nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Các kế toán viên kết hợp vừa làm trên máy vừa làm thủ công. Kế toán sử dụng máy tính để hỗ trợ cho công việc được nhanh chóng và gọn nhẹ, chưa sử dụng các phần mềm kế toán mà ứng dụng máy tính tại chi nhánh chỉ dừng lại ở lưu trữ số liệu và công tác tính toán.
2.2. Thực tế công tác kế toán CFSX và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Vissan.
2.2.1 - Chi phí sản xuất, giá thành và quản lý CFSX giá thành của chi nhánh Vissan.
2.2.1.1. Chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất ở chi nhánh Vissan.
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất tại chi nhánh Vissan được hiểu là: Toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà chi nhánh đã bỏ ra bằng tiền đề tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
Để tiện cho việc quản lý chi phí sản xuất cũng như đánh giá chính xác được giá thành trong kỳ, kế toán chi nhánh Vissan phân loại chi phí sản xuất phát sinh theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm: Chi phí NVL TT, chi phí nhân công TT, chi phí sản xuất chung.
Việc phân loại chi phí sản xuất này giúp cho Giám đốc và phòng ban liên quan lập định mức kế hoạch chi cụ thể như sau:
- Về chi phí NVL, ban lãnh đạo chi nhánh xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm và quản lý rất chặt chẽ chi phí NVL xuất dùng theo định mức bằng cách kiểm tra số lượng yêu cầu so với định mức nguyên vật liệu, sau đó giao định mức cho phân xưởng, phân xưởng giao cho các tổ. Nếu tổ nào sử dụng tiết kiệm thì được hưởng phần chênh lệch so với định mức còn nếu sử dụng vượt định mức thì phải bồi thường. Kế toán chỉ tính phần chi phí NVL vào giá thành sản phẩm theo định mức đã lập.
- Đối với chi phí nhân công, chi nhánh trả theo lương khoán sản phẩm cho các tổ sản xuất, trích 17% lương cơ bản và 2% lương thực tế vào chi phí sản xuất.
- Chi nhánh thực hiện trích khấu hao theo đường thẳng theo QĐ 116-BTC, hàng tháng chi phí khấu hao tài sản cố định được được tính đều đặn vào giá thành sản phẩm theo kế hoạch do phòng kế toán lập từ cuối mỗi năm và được giám đốc thông qua.
- Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tính theo định mức đã lập.
- Chi phí khác bằng tiền cũng được lập định mức chi không vượt quá 0,5% được doanh thu trong tháng.
Còn các khoản không được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ như: Chi phí vật liệu tổ sản xuất sử dụng vượt định mức, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản , chi ủng hộ.
2.2.1.2. Giá thành sản xuất và việc quản lý giá thành sản xuất ở chi nhánh Vissan.
Giá thành sản xuất được hiểu là những biểu hiện bằng tiền của những chi phí sản xuất tính cho từng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Tại Chi nhánh Vissan, để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kế toán phân loại giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm: Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
Việc phân loại này giúp cho kế toán hạch toán được một cách chính xác, đồng thời giúp cho giám đốc biết được tình hình sản xuất của đơn vị, mà từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí ở khoản mục nào, và cần phải quản lý chặt chẽ hiệu quả hơn nữa chi phí sản xuất ra sao.
2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại chi nhánh Vissan:
2.2.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại chi nhánh Vissan.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại chi nhánh Vissan là từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng. Có thể thấy rõ khẳng định này như sau:
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm phù hợp với đối tượng tính giá thành bởi chính đặc điểm tổ chức sản xuất của chi nhánh, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ quản lý. Chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh ở phân xưởng cụ thể là ở các tổ sản xuất sản phẩm, do đó cần theo dõi một cách chặt chẽ chi phí phát sinh ở địa điểm nào, được sử dụng có đúng mục đích, có tiết kiệm hiệu quả hay không.
Với đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh kiểu tập trung nên phòng kế toán trực tiếp theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.
Đặc điểm dây chuyền công nghệ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Để đảm bảo yêu cầu của ngành sản xuất chế biến là an toàn vệ sinh thực phẩm, nên dây chuyền công nghệ sản xuất không có sản phẩm dở cuối kỳ. Nếu như đầu vào của quy trình sản xuất là nguyên liệu thì đầu ra là thành phẩm. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí của chi nhánh là từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng đó.
Hơn thế nữa, chi nhánh Vissan với phương châm quản lý chi phí sản xuất tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm nên đã có nhiều biện pháp như: Lập định mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, phân bổ chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung...) Đây cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi công ty trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở chi nhánh chỉ đáp ứng yêu cầu kế toán tài chính, nghiệp vụ phát sinh hàng ngày được ghi chép, tính toán để phục vụ lập báo cáo cuối tháng, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng liên quan như cơ quan thuế, kiểm toán, ngân hàng... mà chưa lập báo cáo kế toán, quản trị chi phí sản xuất cung cấp thông tin chi tiết cho lãnh đạo chi nhánh trong việc để ra các phương án mở rộng sản xuất.
2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành chi nhánh tại Vissan.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, dây chuyển công nghệ sản xuất liên tục, không có sản phẩm dở, đầu dây chuyền sản xuất là nguyên liệu cuối dây chuyền là thành phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành thành phẩm.
Đơn vị tính giá thành sản phẩm được sử dụng tại chi nhánh Vissan là đồng/kg.
2.2.2.3. Kỳ tính giá thành:
Với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày nên việc tập hợp chi phí sản xuất đúng, đủ là yếu tố rất cần thiết. Kỳ tính giá thành sản phẩm của chi nhánh phù hợp với kỳ lập báo cáo theo từng tháng, để đảm bảo cho việc tổ chức tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời trung thực, phát huy vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của chi nhánh.
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại chi nhánh Vissan.
2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
- Nội dung yêu cầu quản lý chi phí NVL Trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm và thực hiện lao vụ dịch vụ.
Chi nhánh Vissan sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 60% - 70% chi phí sản xuất của công ty. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, phòng kinh doanh lập định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm cụ thể căn cứ vào định mức NVL sử dụng để sản xuất, phòng KCS không những kiểm tra về kỹ thuật sản phẩm mà còn kiểm tra về số nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng để sản xuất ra sản phẩm có hợp lý và đúng qui định hay không, từ đó tìm ra lý do về việc tiết kiệm chi phí hay lãng phí để ghi vào báo cáo vật tư cuối tháng, nếu không kiểm tra chất lượng sản phẩm để tiết kiệm chi phí, công nhân bớt xém NVL gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xất thì doanh nghiệp sẽ mất uy tín đối với khách hàng và thị trường tiêu thụ thu hẹp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do vậy nhiệm vụ của phòng kế toán phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động chi phí NVL bằng cách ghi chép, tính toán chi phí thực tế phát sinh một cách chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời mỗi khi lãnh đạo yêu cầu.
- Tài khoản , chứng từ gốc và sổ sử dụng.
+ TK sử dụng: TK621 - CF NVL TT.
+ Chứng từ gốc: Phiếu xuất kho, báo cáo vật tư tháng...
- Sổ ghi hàng ngày, sổ chi tiết xuất NVL, BK8 – Báo cáo N-X-T.
- Sổ ghi cuối tháng, Bảng kê số 4, sổ cái TK, NK chứng từ số 7.
- Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
Chi nhánh Vissan sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí NVL trực tiếp chi phí NVL sử dụng sản xuất sản phẩm vào được tập hợp cho sản phẩm đó.
- Quy trình tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
Hàng ngày, khi các tổ sản xuất có nhu cầu về NVL ,CCDC để sản xuất sản phẩm, tổ trưởng viết đơn đề nghị xin cấp NVL, CCDC ghi rõ số lượng yêu cầu, rồi gửi lên bộ phận quản lý phân xưởng. Nhân viên kinh tế của phân xưởng dựa trên đơn đề nghị với định mức NVL kế hoạch sản xuất sản phẩm viết phiếu xuất kho NVL, CCDC. Phiếu xuất kho được viết làm 3 liên, liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 thủ kho giữ để ghi vào sổ theo dõi xuất NVL, CCDC sau đó chuyển lên phòng kinh doanh, liên 3 người nhận giữ để ghi sổ theo dõi sử dụng vật tư. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho VL, CCDC hợp lý hợp lệ, xuất NVL, CCDC theo yêu cầu cho từng tổ. Sau khi xuất kho thủ kho ghi rõ khối lượng thực tế xuất dùng của NVL, CCDC trên phiếu xuất không ghi đơn giá xuất của từng loại, Có thể thấy trên bảng Phiếu xuất kho NVL, CCDC của nhi nhánh Vissan.
Bảng 2
Đơn vị : … Phiếu xuất kho NVL, CCDC Mẫu số 02-VTQĐ
Địa chỉ: … Nợ :… số1141-TC/QĐ/CĐKT
Có:… ngày1-11-95 của BTC
Họ và tên nguời nhận : Tổ sản xuất tôm bao bột (Bùi Văn)
Lý do xuất : sản xuất tôm bao bột
Xuất tại kho :Thanh Xuân
STT
Tên nhãn hiệu
Mã số
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
4
5
Tôm nõn
Mì chính
Bột gạo
Dầu
Nhân tôm bb
…
Kg
Kg
Kg
Lít
Cá
16.2
0.5
8.5
13.3
200
Cộng(I)
Rổ,rá to
Dao
Than đốt
…
Cái
Cái
Kg
05
05
16.5
Cộng (II)
Tcộng (I+II)
Cộng thành tiền bằng chữ
Ngày xuất :02/12/2001
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận
Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất phát sinh hàng ngày, kế toán vật tư phản ánh vào sổ chi tiết vật tư bảng (xem phụ lục 4)
Căn cứ vào giá trị, khối lượng NVL, CCDC tồn kho đầu tháng và nhập trong tháng, kế toán tính đơn giá NVL, CCDC xuất của từng loại theo phương pháp bình quân gia quyền như sau :
Căn cứ vào giá trị, khối lượng nguyên vật liệu, CCDC tồn đầu tháng và nhập trong tháng, kế toán tính đơn giá nguyên vật liệu CCDC xuất của từng loại theo phương pháp bình quân gia quyền như sau :
Đơn giá vật tư i Giá trị thực tế vật tư i + Giá trị thực tế của vật tư i
xuất trong tháng =
tồn đầu tháng nhập trong tháng
Số lượng vật tư i + Số lượng vật tư i
tồn trong đầu tháng nhập trong tháng.
Sau đó kế toán vật tư tiến hành phân loại chi tiết NVL, CCDC xuất dùng trong tháng để theo dõi cho từng sản phẩm sản xuất.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất NVL , CCDC đã phân loại và tổng hợp, kế toán vật tư lập báo cáo Nhập - xuất - tồn vật tư trong tháng cho từng đối tượng sử dụng. Cột tồn đầu tháng lấy số liệu từ cột tồn cuối tháng báo cáo nhập - xuất- tồn của tháng trước chuyển sang, phần nhập trong tháng căn cứ vào hoá đơn mua hàng của bộ phận kinh doanh chuyển sang và các phiếu nhập vật tư, kế toán ghi rõ số lượng và số tiền. Đơn giá xuất từng loại vật tư được tính theo phương pháp bình quân như trên, cột thành tiền = KL x ĐG. Kế toán lập báo cáo nhập - xuất - tồn của NVL, CCDC sau khi tính được giá xuất kho NVL, CCDC trên Bảng Kê 8 Kế toán vật tư tiến hành cộng số tổng cộng, trị giá xuất dùng cho các đối tượng lại với nhau, số liệu này dùng để ghi Bảng kê số 4- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và NKCT số 7.
Cuối tháng bộ phận sản xuất gửi báo cáo vật tư tháng lên phòng tài vụ trong dó ghi rõ khối lượng thực tế sử dụng để sản xuất từng loại sản phẩm và định mức NVL, CCDC cho mỗi loại sản phẩm. Dưới đây là báo cáo vật tư tháng của tổ sản xuất Há cảo. Bảng 3
báo cáo Vt - tháng 12 năm 2001. (SX tôm bao bột)
STT
Tên vật tư
ĐV
VTSD
ĐM
TT
CL
Lý do
1
2
3
4
5
6
7
Tôm nõn
Mì chính
Bột mì
Trứng
Bột cào
Dầu
Nhân tôm bb
…
kg
kgkgquảkglítcái
1.027
9,9
52,9
105
60.3
9.7
983
899,7
8,7
51
100
56,3
7,0
973
895,2
7,7
50
103
57
7,2
975
-4,5
-1
-1
3
-0,7
0,2
2
Bảng 4 Báo cáo vt - tháng 12 năm 2001 sản xuất tôm bao bột
STT
Tên vật tư
ĐV
VTSD
ĐM
TT
CL
Lý do
1
2
3
Rổ to
Dao
-
cái
cái
-
15
25
-
10
15
10
15
-
-
-
-
Trên báo cáo vật tư đã tính được khối lượng NVL, CCDC chênh lệch giữa thực tế và định mức. Nếu thực tế lớn hơn định mức thì chênh lệch mang dấu dương chứng tỏ tổ SX sử dụng lãng phí NVL và ngược lại. Khoản chi phí thực tế tính vào giá thành sản phẩm, phần chênh lệch mà tổ SX tiết kiệm được thưởng cho tổ SX theo mức qui định, khoản chi phí lãng phí thì tổ SX sản phẩm đó phải chịu.
Căn cứ vào số thực tế vật tư sử dụng trên báo cáo vật tư tháng bảng (4) của tổ sản xuấtTôm bao bột, kế toán vật tư xác định giá trị NVL, CCDC trên báo cáo nhập xuất tồn vật tư để tính được chi phí cụ thể sản xuất sản phẩm Tôm bao bột được thể hiện qua bảng (5)-Bảng tính chi phí tiêu hao.
Bảng 5
Bảng tính chi phí tiêu hao để sản xuất tôm bao bột
Số lượng: 163,5
Tên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá(đ)
Thành tiền
Tôm nõn
Kg
895,2
23.893,3
21.389.282
Mì chính
Kg
7,7
10.113
77.870,1
Bột mì
Kg
50
4.325
216.250
Trứng
Quả
103
831,2
85.613,6
Bột cào
Kg
57,5
10.000
575.000
…
…
Tổng
34.906.305
Bảng 6 Tiêu hao CCDC
Số lượng: 163,5
Tên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Rổ to
Cái
10
2.394
23.940
Dao
Cái
15
5.927
88.905
…
…
Tổng
3.370.185
Các sản phẩm như: tôm bao bột, bánh đa…, kế toán vật tư cũng dựa vào báo cáo vật tư tháng do tổ sản xuất gửi lên và tính tương tự như sản phẩm há cảo
Cuối tháng căn cứ vào tài liệu ghi trên bảng phân bổ NVL, CCDC kế toán tổng hợp số liệu vào bảng kê 4 - bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và NKCT 7, sau đó kế toán mở sổ cái TK 621
Bảng 7
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Tháng 12/2001
STT
Ghi có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 152
TK 153
Tổng cộng
HT
TT
HT
TT
HT
TT
I
II
III
IV
TK : 621
+ Tôm bao bột
+ Há cảo
+ Bánh đa
…
TK : 627
+Tôm bao bột
+Há cảo
+Bánh đa
…
TK : 641
TK : 642
163.234.794
34.906.304
52.463.821
75.975.533
2.301.222
952.340
763.214
585.668
509.083
432.561
13.166.926
3.370.186
4.486.713
5.310.027
3.370.185
1.568.323
952.732
849.130
5.469.919
10.222.000
176.401.794
38.275.490
56.950.534
81.285.560
5.671.407
2.520.663
1.715.946
1.434.796
5.979.002
10.654.561
2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Nội dung và nguyên tắc hạch toán.
Chi phí nhân công trực tiếp là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm hay lao vụ... Chi nhánh Vissan áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo lương khoán sản phẩm và lương công nhân quản lý theo thời gian, điều này không những khuyến khích người lao động mà còn phản ánh đúng giá trị công sức của người lao động bỏ ra.
- Tài khoản, chứng từ gốc, sử dụng.
+ Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại chi nhánh Vissan là TK 627 - chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chứng từ gốc: Phiếu tính lương theo sản phẩm, phiếu chấm công, bảng thanh toán lương....
+ Sổ sử dụng: Bảng tổng hợp tính toán lương, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng kê số 4, sổ chi tiết nợ TK 622, NK chứng từ số 7.
- Quy trình tính lương và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Cuối mỗi ngày, căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm của các tổ sản xuất gửi lên, nhân viên kinh tế của phân xưởng ghi làm 2 liên xác nhận, 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên cuối tháng gửi lên phòng tổ chức -lao động để làm thủ tục tính lương. Phòng tổ chức- Lao động căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành với đơn giá tiền lương khoán cho từng sản phẩm tính lương và lập bảng thanh toán lương theo công thức.
Lsp = S x Đz
S: là khối lượng sản phẩm
Đz: là đơn giá lương của từng sản phẩm
Và phòng tổ chức-Lao động lập Bảng tổng hợp sản xuất cho bộ phận hưởng lương theo sản phẩm như sau:
Bảng 7
bảng tổng hợp sản xuất
(Xưởng chế biến thực phẩm ) T12/2001.
Tên danh mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá khoán
Thành tiền
Ghi chú
Tôm bao bột
Há cảo
Bánh đa
kg
kgkg
163,5
462,0
2.150,6
2.000
1.200
2.700
327.000
554.400
5.806.620
Tổng cộng
2.676,1
6.688.020
Căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày do các bộ phận phòng ban gửi sang, phòng Tổ chức-lao động tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian theo Công thức:
Lcb
Ltg = x Tlv
26 ngày
Ltg: là lương thời gian
Lcb: là lương cơ bản
Tlv: số ngày làm việc thực tế
Theo chế độ về chế chính sách tiền lương của Nhà nước, phòng Tổ chức -lao động tính lương cơ bản cho từng công nhân .
Lcb = Lt x Cb
Lt: là lương cơ bản tối thiểu
Cb: là hệ số cấp bậc
Sau khi tính lương cho bộ phận hưởng lương theo thời gian và theo sản phẩm, phòng Tổ chức - lao động lên bảng thanh toán lương cho từng công nhân, rồi chuyển bảng thanh toán lương sang phòng Kế toán .Kế toán tiền lương có trách nhiệm hoàn tất bảng thanh toán lương bằng cách tính toán cụ thể số luương thực tế và số còn thực lĩnh của từng công nhân là bao nhiêu :
Lg = Lt( Lsp) + phụ cấp
Lg: là lương thực tế
Lt (Lsp): là lương thời gian hoặc lương sản phẩm
Kế toán tiền lương căn cứ vào mức độ trách nhiệm của từng người rồi tính khoản phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp trách nhiệm = Lt x Hệ số phụ cấp trách nhiệm
Ngoài ra kế toán tiền lương còn căn cứ vào các giấy tờ xác minh mức độ, tính chất công việc để tính các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp xăng xe...
Trên cơ sở tính được thu nhập của công nhân trong tháng, kế toán tiền lương tính các khoản khấu trừ theo chế độ quy định. Đối với BHXH là 5%, BHYT là 1% tính trên lương cơ bản, và các khoản khấu trừ khác như tiền điện, nước, tiền đã tạm ứng...
Sau khi tính đủ các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân, kế toán tiền lương lập cột lương thực lĩnh
Ll = Lg - Các khoản khấu trừ
Trên cơ sở bảng thanh toán lương của từng công nhân trong chi nhánh ,Kế toán tiền lương Tổng hợp thanh toán lương toàn chi nhánh, qua bảng 8).
Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Các khoản trích được tính như sau : Kinh phí công đoàn = 2%xLương thực tế .
Bảo hiểm xã hội = 15%xLương cơ bản .
Bảo hiểm y tế = 2% x Lương cơ bản .
Cuối tháng,sau khi các tổ lĩnh lương phải ký nhận vào bảng chi lương sản phẩm, bộ phận hưởng lương theo thời gian phòng Tổ chức- lao động chia lương theo số ngày công làm thực tế. Còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20006.DOC