LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 2
I. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 2
1.1.Khái niệm 2
1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 3
II. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 4
2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 4
2.2. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 7
2.3. Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 9
2.4. Xác định kỳ tính giá và đánh giá sản phẩm đở dang trong doanh nghiệp 14
2.5. Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 16
III. Quy trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp. 19
3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 19
3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 20
3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 21
3.4. Kế toán tổng hợp và tính giá thành. 22
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ NHÂN NGUYÊN HIỆU 25
I. Sự hình thành và phát triển của công ty 25
1.1. Sự hình thành. 25
1.2. Tình hình hoạt động của công ty. 26
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 30
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 30
2.2. Tổ chức sản xuất của công ty. 32
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 32
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY NGUYỄN HIỆU 53
I. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nguyễn Hiệu. 53
1. Đối với việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 54
2. Đối với việc hạch toán nguyên vật liệu. 54
3. Đối với quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung còn nảy sinh nhiều vấn đề. 55
4. Đối với việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 55
II. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Nguyễn Hiệu. 56
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện. 56
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty Nguyễn Hiệu. 56
2.1. Tổ chức nâng cao trình độ đội ngũ quản lý nói chung và nhân viên bộ phận kế toán nói riêng. 56
2.2. Thực hiện chế độ tiền lương theo luật định. 57
2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành. 58
2.4. Hoàn thiện hơn việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. 58
KẾT LUẬN 60
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nguyễn Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phân loại và tập hợp những chi phí sản xuất phát sinh, phục vụ cho việc quản lý chi phí và tính giá thành.
Việc mở sổ chi tiết và mở sổ tổng hợp phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Mỗi một hình thức có các biểu mẫu sổ khác nhau. Và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán tại doanh nghiệp.
Hiện nay có 4 hình thức kế toán đang được áp dụng:
- Hình thức Nhật ký chung (sổ tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chungvà Sổ Cái)
- Hình thức Nhật ký chứng từ (sổ tổng hợp gồm: Các bảng kê, Nhật ký chứng từ, sổ Cái)
- Hình thức Nhật ký sổ Cái (sổ tổng hợp là sổ Nhật ký sổ Cái)
- Hình thức Chứng từ ghi sổ (sổ tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái).
Các sổ chi tiết của các hình thức kế toán là như nhau đều được mở cho từng loại tài khoản.
III. Quy trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, tồn tại dưới những thành phần kinh tế khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất… Tuy nhiên về cơ bản thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất gồm các bước sau :
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo khoản mục
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Bước 2: Tập hợp các khoản chi phí trên, tiến hành phân bổ chi phí sản cuất chung cho các đối tượng có liên quan và kết chuyển các khoản chi phí này vào tài khoản tính giá thành.
Bước 3 : Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước 4 : Tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Hiện nay đang tồn tại hai phương pháp hạch toán : Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Thực tế cho thấy phương pháp kiểm kê định kỳ ít được các doanh nghiệp sử dụng… Do vậy, ở chuyên đề này chỉ đề cập phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán kiểm kê định kỳ chỉ giới hạn qua mô phỏng bằng sơ đồ hạch toán.
* Cách thức hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên được tiến hành như sau :
3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ… xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Với những vật liệu khi xuất liên quan đến một đối tượng riêng biệt thì sẽ được tập hợp và hạch toán trực tiếp cho đối tưọng đó.với vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tưọng tập hợp chi phí, thì cần phải phân bố chi phí cho từng đối tượg liên quan. Tiêu thức phân bổ có thể là dựa theo định mức tiêu hao, theo hệ số…
Cụ thể là:
*
Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
Tỉ lệ (hệ số) phân bổ
=
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Trong đó
Tỉ lệ (hệ số) phân bổ
Kế toán sử dụng tài khoản 621 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Quy trình hạch toán vào tài khoản này thể hiện qua sơ đồ sau :
TK621
TK152
TK111,112,331
TK152
Mua NVL nhập kho
Xuất NVLTT qua kho cho sản xuất
NVL dung không hết nhập lại kho
TK154
Mua NVL xuất thẳng cho sản xuất
Kết chuyển CPNVLTT
3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương cơ bản, lương phụ, các khoản phụ trợ và các khoản tính theo lương như : BHYT, BHXH, KPCĐ…
Về nguyên tắc việc hạch toán chi phí hạch toán CPNCTT cũng giống như với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nó cũng được tiến hành phân bổ theo các tiêu thức như định mức giờ công, ngày công…
Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau :
TK334
TK154
TK622
Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp
Các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ
TK335
Lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp.
TK338
Kết chuyển CPNCTT
3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Nôị dung của chi phí sản xuất chung bao gồm :
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí công cụ, dụng cụ.
Chi phí về khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền
Mỗi một nội dung đựơc mở sổ chi tiết hạch toán riêng.
Các chi phí này thường được hạch toán theo từng thời điểm, địa điểm phát sinh sau đó được tập hợp và phân bổ theo những tiêu thức mà người quản lý lự chọn. Cách thức phân bổ cho từng đối tượng cũng giống như cách phân bổ chi phí NVLTT.
Kế toán sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung để tập hợp và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có kiên quan đến loại chi phí này. Cách hạch toán chi phí sản xuất chung được trình bày qua sơ đồ sau:
Sơ đồ khái quát hạch toán chi phí sản xuất chung.
TK334,338
TK152,153
TK627
(1)
(6)
TK152,153
TK154
(2)
TK335
(7)
(3)
TK111,331
(4)
TK214
(5)
(1)- Chi phí nhân viên phân xưởng thực tế phát sinh.
(2)- Xuất dùng vật tư cho sản xuất trong kỳ
(3)- Phân bỏ chi phí trả trước (ngắn hạn, dài hạn),chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất chung.
(4)- Trích khấu hao tài sản cố định.
(5)- Chi phí sản xuất chung khác phát sinh trong kỳ (tiền mặt, dịch vụ mua ngoài…)
(6)- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (phế liệu thu hồi, vật tư dùng không hết nhập kho…)
(7)- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành.
3.4. Kế toán tổng hợp và tính giá thành.
TK155
Đến kỳ tính giá (cuối tháng, quý, mùa, năm…), trên cơ sở số liệu các khoản chi phí sản xuất đã được tập hợp và kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chỉ đạo của người quản lý để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Kế toán sử dụng tài khoản TK154 để tổng hợp và tính giá thành sản phẩm. Nội dung và phương pháp hạch toán được trình bày qua sơ đồ như sau :
TK621
TK154
TK152,111
(1)
(4)
TK622
(2)
TK627
(5)
TK157
(3)
TK155
(6)
TK632
(7)
(1) Kết chuyển CPNVLTT
(2) Kết chuyển CPNCTT
(3) Kết chuyển CPSXC
(4) Các khoản làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(5) Giá trị thành phẩm nhập kho
(6) Hàng gửi bán không qua kho
(7) Xuất bán thành phẩm tực tiếp không qua kho
* Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Về cơ bản việc hạch toán và tập hợp chi phí tính giá thành giống với phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ khái quát quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK631
TK111,112,331…
TK621
TK611
TK154
(1)
(3)
(5a)
(6a)
(6b)
TK152
(2a)
TK632
TK622
(2b)
TK334,338
(4a)
(5b)
(7)
TK627
TK111,112,214,331…
(5c)
(4b)
(1) – Giá trị nguyên vật liệu tăng (nhập) trong kỳ.
(2a) – Kết chuyển vật liệu chưa dùng đầu kỳ.
(2b) – Kết chuyển giá trị còn lại chưa dùng cuối kỳ
(3) – Giá trị NVL dùng để sản xuất trong kỳ
(4a) – Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(4b) – Tập hợp chi phí sản xuất chung.
(5a) – Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
(5b) – Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(5c) – Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(6a) – Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
(6b) – Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
(7) – Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho gửi bán hoặc tiêu thụ ngay.
Phần II
Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tư nhân Nguyên Hiệu
Tên công ty: Công ty tư nhân Nguyễn Hiệu.
Trụ sở chính: C17- Thanh Xương- H.Điện Biên- T.Điện Biên.
Điện thoại: 023926997
I. Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1. Sự hình thành.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu vật liệu xây dựng cho xây dựng cơ bản ngày một tăng cao. Việc tìm kiếm khai thác cung ứng vật tư gì, như thế nào cho ngành xây dựng là một vấn đề được đặt ra cho các nhà đầu tư.
Cùng với các loại vật liệu xây dựng khác, Đá cũng là một loại vật liệu xây dựng quan trọng đối với ngành xây dựng, là một thành phần quan trọng trong cơ cấu vật liệu xây dựng để kiên cố hoá các cơ sở hạ tầng.
Công ty Tư nhân Nguyễn Hiệu được thành lập từ tháng 8/2001, theo giấy phép kinh doanh số: 23010032 ngày 24/8/2001, do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai Châu cấp. Nay chịu sự quản lý S ở kế hoạch và đầu tư tỉnh Điện Biên theo số đăng ký kinh doanh cấp lại : 201000020 ngày 11/2/2004. Với nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh là: Khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng, trong đó khai thác đá là hoạt động sản xuất kinh doanh chính, ngoài ra hiện nay công ty có tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (quy mô nhỏ).
Sản phẩm chính của công ty là các loại đá dùng cho xây dựng nhà ở, cầu đường… ngoài ra công ty cũng nhận cung ứng các loại vật liệu xây dựng khác như : xi măng, các loại cát.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của các công trình tại địa phương, một phần phục vụ cho nhu cầu ở công ty (dùng cho xây dựng)
Thời gian đầu, do mới được thành lập nên hoạt động khai thác, kinh doanh còn hạn hẹp. Công ty tập chung chủ yếu vào việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, tìm kiếm thăm dò địa điểm khai thác, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Do vậy sản lượng khai thác trong thời gian này còn ít.
Sau hơn hai năm hoạt động số vốn của công ty đã có sự gia tăng, cơ sở vật chất cũng được trang bị đúng mức và phù hợp với điều kiện ban đầu của công ty.
1.2. Tình hình hoạt động của công ty.
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn.
Mới được thành lập nên trong quá trình hoạt động công ty đã gặp phải không ít những khó khăn, nhưng cũng không ít điều kiện thuận lợi đã tạo điều kiện cho công ty đạt được những kết quả kinh doanh nhất định.
a. Điều kiện thuận lợi.
Các công trường khai thác đá của công ty nằm gần với thành phố điều biên cách trung tâm thành phố hơn 23km về hướng cửa khẩu Tây Trang, địa điểm nằm gần với trung tâm thành phố Điện Biên, việc đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm nên nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn.
Là vùng có nhiều núi đá cao nên loại tài nguyên này không phải là hiếm, khó tìm kiếm và khai thác, có nhiều mỏ đá gần với trục đường giao thông, tạo thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
V.v…
b. Những điều kiện khó khăn.
Công ty nằm trong địa bàn của tỉnh điện Biên mới, một tỉnh bị bao bọc bởi đồi núi, nên việc sản xuất, khai thác đá và mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận gặp rất nhiều trở ngại. Chỉ tập chung cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
Mới được thành lập nên số vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm lẫn trình độ quản lý còn non kém, nên hiệu quả sản xuất còn chưa cao.
Nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất là chất liệu nổ đây là loại vật tư hạn chế trong lưu thông và rất nguy hiểm. Viếc lưu hành mua bán chất nổ phải có giấy phép lưu hành, nên việc cung ứng vật tư này cho sản xuất thường bị gián đoạn gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất và khai thác.
1.2.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm qua.
Mặc dù mới chỉ được thành lập từ năm 2001, hoạt động sản xuất mới được hơn hai năm trở lại đây, nhưng hoạt động của công ty bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của năm sau thường cao hơn năm trước. Uy tín của công ty được củng cố, góp phần vào việc ổn định và đáp ứng nhu cầu vật tư cho xây dựng cơ bản, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại địa phương.
Cũng chỉ với ba năm đầu hoạt động, nhưng hàng năm công ty vẫn thường xuyên tạo ra được lợi nhuận không có sự thua lỗ trong kinh doanh. Qui mô khai thác tăng: năm 2001 - 2002 công ty chỉ thực hiện khai thác tại công trường Tây Trang, đến năm 2003 do nhu cầu về đá xây dựng tăng, công ty đã mở rộng với hai công trường khai thác cung ứng vật liệu cho các nhà thầu xây dựng. Việc mở rộng qui mô đã tạo thêm được việc làm giúp giải quyết lao động không có việc làm ở địa phương.
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Bảng phân tích kết quả sản xuất – kinh doanh
Công ty tư nhân Nguyễn Hiệu
(2002-2003)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm2003
Chênh lệch
Vốn lưu động
1000
1968300
1804537
(-163763)
Vốn cố định
1000
1096700
1750692
+653992
Sản lượng khai thác
M3
35823
40156
+4333
Tổng doanh thu
1000
2686725
4276700
+1589975
Tổng chi phí
1000
2634850
4216427
+1581577
Tổng lợi nhuận
1000
5287575
60273
+7398
Tỉ suất VLĐ/DT
%
73.26
42.19
Tỉ suất VCĐ/DT
%
40.82
40.94
Tỉ suất LN/DT
%
2
1.4
CP/DT
%
98
98.6
Số vốn, sản lượng, doanh thu của công ty năm 2003 đều tăng so với năm 2002. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận không tăng mà còn giảm ở mức thấp. Nguyên nhân chính là do chi phí cũng tăng tỉ lệ thuận với doanh thu. Cụ thể Doanh thu năm 2003 tăng hơn 1,5 tỉ đồng so với năm 2002. Nhưng đồng thời khoản chi phí làm giảm Doanh thu năm 2003 cũng tăng hơn 1,5 tỉ đồng, một sự gia tăng không phù hợp trong quan hệ doanh thu – chi phí.
Công ty đã tích cực mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất nhằm tăng sản lượng khai thác, giảm chi phí tạo điều kiện để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Công ty luôn luôn tìm tòi những giải pháp nhằm ,ở rộng quy mô về vốn.
Bảng thể hiện tình hình cơ sở vật chất , máy móc, thiết bị của công ty
(Đầu năm 2002)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá(đồng)
Thiết bị văn phòng
- Nhà làm việc
- Máy tính văn phòng
Cái
Cái
01
03
50000000
29500000
Thiết bị sản xuất
- Máy khoan đá
- Máy xay đá
- Máy khoan tay
- Máy nén
- Đầu nổ đông phong
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
05
08
03
04
02
120000000
95000000
21000000
70000000
6200000
Thiết bị vận tải
-Xe IFA
- Xe DZ
Cái
Cái
03
01
450000000
27000000
Tổng cộng
***
***
868700000
Với quy mô chưa thực sự lớn và với số vốn hiện có thì tình hình trang thiết bị hiện có tại công ty đã đảm bảo được yêu cầu sản xuất của công ty năm 2003 doanh gnhiệp đã tích cực và mạnh dạn đầu tư trang thiết bị mới. Tính đến cuối năm 2003 trị giá thiết bị máy móc hơn 2 tỉ đồng. Cơ cấu tài sản cố định trong tổng tài sản hiện có chiếm tỉ lệ hơn 60%.
1.2.3 Tình hình lao động tại công ty.
Việc thành lập công ty đã tạo ra việc làm và thu hút được một số lao động tạI địa phương.
Lao động của công ty được tổ chức thành hai bộ phận:
- Bộ phậngián tiếp : là những nhân viên thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, họ không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm.
- Bộ phận trực tiếp : là toàn bộ những lao công tham gia trực tiếp vào việc khai thác, tạo sản phẩm. Do tính chất của công việc nên lao động trực tiếp chủ yếu là những lao động nam có độ tuổi dưới 45 tuổi và có sức khoẻ tốt. Là công việc nặng nhọc nên rất ít lao động nữ. Việc tuyển chọn lao động, vấn đề sức khoẻ của lao động được đặt lên hàng đầu.
Tiền công của lao động trực tiếp được tính dựa trên kết quả khối lượng sản phẩm làm ra.
Lương của bộ phận gián tiếp được chi trả hàng tháng trên cơ sở thoả thuật trong hợp đồng lao động.
Thu nhập bình quân của lao động trực tiếp hàng tháng trên 1000000 đồng/1LĐ (theo số liệu 2003).
Bảng phân tích tình hình lao động 2002- 2003
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỉ lệ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2002
Năm 2003
Tổng số lao động
45
73
100%
100%
* Phân loại lao động theo tính chất
- Lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp
7
38
10
63
15.5%
84.5%
13.69%
86.31%
* Phân loại lao động theo giới tính
- Lao động nam
- Lao động nữ
41
4
67
6
91.1%
8.9%
91.7%
8.3%
* Phân loại theo trình độ
- Đại học, cao đẳng.
- Trung cấp, phổ thông,…
3
42
3
70
6.7%
93.3%
4.1%
95.9%
Hợp đồng lao động chủ yếu là những hợp đồng ngắn hạn, việc khai thác phụ thuộc vào thời tiết và nhu cầu ngành xây dựng nên lượng lao động của công ty luôn biến động, vào thời điểm mùa mưa, nhu cầu vật liệu xây dựng giảm, khai thác khó khăn nên lượng lao động thường giảm xuống mức thấp nhất ( 30- 40 lao động), thời điểm mùa khô khai thác rễ ràng hơn, nhu cầu xây dựng cũng lớn hơn, lượng lao động có thể lên tới 60-70 lao động. ở từng thời điểm như vậy doanh nghiệp có sự đIều chỉnh kế hoạch khai thác phù hợp. Lượng lao động theo bảng trên được doanh nghiệp thống kê vào cuối các năm 2002- 2003. Bảng tình hình lao động cho thấy số lao động quản lý có trình độ còn rất ít. Điều đó phản ánh đúng tình hình quản lý hiện tại ở công ty.
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Do đòi hỏi của cơ chế thị trường, lại là một công ty Tư nhân với qui mô chưa lớn và số vốn còn nhỏ. Việc tìm ra phương án tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp là một việc làm cần thiết của chủ đầu tư ( chủ doanh nghiệp ). Xuất phát từ đặc điểm của công ty, công ty đã vận dụng mô hình tổ chức điều hành theo cơ chế trực tuyến. Cách tổ chức này nó phù hợp với qui mô số vốn hiện tại của công ty. Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp mở rộng; trong những năm tới doanh nghiệp hướng hoạt động sang lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì mô hình hiện tại của công ty sẽ khó mà đáp ứng được.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Tư Nhân Nguyễn Hiệu
Giám đốc
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ thuật
Các đội khai thác, vận chuyển trực tiếp
Đội khai thác
2
Đội vận chuyển 1
Đội khai thác
1
Đội vận chuyển 2
Với mô hình này:
Giám đốc : là người điều hành, lãnh đạo công ty, là chủ đầu tư và là người chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài chính. Mọi bộ phận đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
Bộ phận kỹ thuật : có nhiệm vụ thực thi nhiệm vụ của giám đốc giao. Thăm dò tìm kiếm địa điểm khai thác, kiểm tra chất lượng, kỹ thuật, đo đạc… độ an toàn đảm bảo cho việc khai thác an toàn và hiệu quả.
Bộ phận kế toán : có nhiệm vụ hạch toán kế toán, thống kê theo sự chỉ đạo và giám sát của kế toán trưởng và giám đốc công ty.
Bộ phận sản xuất: bao gồm các đội khai thác và các đội vận chuyển tại các công trường.
2.2. Tổ chức sản xuất của công ty.
Các tổ, đội khai thác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và chịu sự giám sát của các quản đốc tại các công trường.
Các đội khai thác bao gồm toàn bộ công nhân tham gia trực tiếp vào công việc khai thác:bốc xếp, phá đá…
Đội vận chuyển là đội có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ hoặc về bến bãi của công ty. Do số vốn còn nhỏ nên phương tiện vận chuyển còn ít chỉ có 4 đầu xe vận chuyển, trọng tải nhỏ. Việc vận chuyển chủ yếu được thực hiện thông qua các hợp đồng thuê ngoài, bởi vậy mà chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí giảm trừ doanh thu.
Tổ kỹ thuật tại các đội sản xuất bao gồm các công nhân kĩ thuật đo lường, kĩ thuật nổ. Phục vụ những yêu cầu kỹ thuật tại công trường để việc khai thác hoạt động được liên tục.
Việc khai thác đá dựa trên nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng, hoá đơn đặt hàng của các đơn vị xây dựng, nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này tránh việc khai thác làng phí tài nguyên. Bởi vậy công tác lập kế hoạch luôn được quan tâm của chủ đầu tư và bộ phận kế toán (kế toán trưởng ). Do đặc điểm của nghành nghề liên quan đến chất nổ mang vác nặng, khả năng xảy ra tai nạn lao động là rất cao, nên trong quá trình khai thác vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trường được đặt ra một cách nghiêm túc và có những biện pháp, qui định cụ thể trong lao động.
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Bộ phận kế toán của doanh nghiệp bao gồm 4 nhân viên : 1 kế toán trưởng (tự danh) - kiêm kế toán tổng hợp, 2 nhân viên kế toán (kế toán vật tư, thành phẩm và kế toán thanh toán), 1 thủ kho.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Thủ kho
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư thành phẩm
Do tính chất đặc điểm, qui mô của doanh nghiệp mà lãnh đạo công ty đã quyết định chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức tập trung.
Theo mô hình này toàn bộ công ty chỉ tổ chức một bộ phận kế toán tại văn phòng của doanh nghiệp với nhiệm vụ hạch toán kế toán mọi ngiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động ở doanh nghiệp. Một số nghiệp vụ phát sinh tại các công trường thì thủ kho tại công trường đồng thời là nhân viên kinh tế xử lý sau đó chuyển cho phòng kế toán xử lý.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, trình độ nhân viên kế toán, tổ chức quản lý, doanh nghiệp đã quyết định sử dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung trong quá trình hạch toán với hệ thống sổ sách đầy đủ, công tác kế toán được tổ chức tương đối phù hợp với hoạt động khai thác.
Mô hình tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ở công ty
Chứng từ gốc
Nhật ký đặcbiệt
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân dối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Chú thích:
Quan hệ đối chiếu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (năm)
Trình tự ghi sổ kế toán áp dụng theo hình thức Nhật ký chung cụ thể là hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt (đối với các nghiệp vụ gặp nhiều lần ).
Căn cứ vào Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ Cái. Việc ghi sổ quỹ và sổ chi tiết được căn cứ trực tiếp qua chứng từ gốc. Cuối tháng kế toán khoá sổ tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái để làm căn cứ lập bảng cân đối tài khoản phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán cuối năm
III. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nguyễn Hiệu.
3.1. Đối tượng và phân loại chi phí sản xuất tại công ty Nguyễn Hiệu.
Cũng giống như các đơn vị sản xuất khác việc hạch toán chi phí sản xuất cũng rất quan trọng. để hạch toán đầy đủ, hợp lý người kế toán cần phải xác định rõ đối tượng tính chi phí và phải phân loại chi phí hợp lý và rõ ràng. Việc hạch toán kế toán được sử lý tập trung ở bộ phận kế toán tại văn phòng của công ty thông qua chứng từ thu thập được trực tiếp của nhân viên kế toán hoặc nhân viên kinh tế tại công trường khai thác.
3.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp là khối lượng sản phẩm khai thác hoàn thành. Mọi khoản chi phí được mở tờ kê chi tiết, được tập hợp chuyển qua bộ phận kế toán để sử lý.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được tập hợp theo khoản mục để tiện cho việc tính giá thành. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp hàng tháng. Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ gián tiếp cho từng tháng.
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu sử dụng cho việc khai thác bao gồm :Vật liệu nổ, nhiên liệu…
- Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền công của nhân công trực tiếp sẩn xuất
- Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh từ các công trường, không liên quan trực tiếp đến sản xuất nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất như : chi phí cho quản lý công trường, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước mua ngoài, chi phí bằng tiền cho sản xuất…
3.2. Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Tại doanh nghiệp việc hạch toán hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Các tài khoản mà công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm :
TK621- Chi phí nguyên-nhiên- vật lệu trực tiếp
TK622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK627- Chi phí sản xuất chung tài khoản này được mở chi tiết theo nội dung
TK154- Chi phí kinh doanh dở dang
TK155- Trị giá sản phẩm hoàn thành.
Và một số tài khoản khác có liên quan
Việc hạch toán cụ thể có thể khái quát quy trình hạch toán như sau.
3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là một đơn vị kinh doanh khai thác đá, chi phí nguyên vật liệu chính trong công ty bao gồm vật liệu nổ và nhiên liệu dùng cho máy mọc thiết bị khai thác.
Lượng vật tư được mua về sẽ được nhập và bảo quản tại kho ở các công trường. Do đặc thù của vật liệu, thông thường vật liệu được mua về sẽ đem xuất dùng ngay cho nhu cầu sản xuất. Số liệu được mua dựa trên số liệu dự toán và định mức đã định và chịu sự giám sát của bộ phận kế toán và giám đốc. Vật liệu được mua về khi nhập kho bảo quản tại các công trường thì kế toán vật tư cùng bộ phận kỹ thuật và thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, quy cách theo hợp đồng đã ký, đã thoả thuận. Sau đó lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho vật liệu nổ được tiến hành 2 liên; liên 1 thủ kho giữ để theo dõi trên thẻ kho sau đó chuyển cho bộ phận kế toán kèm theo chứng từ gốc của người bán (hoá đơn bán hàng).
Khi có nhu cầu mua vật tư để phục vụ sản xuất khai thác thì người giám sát tại các công trường viết đề nghị tạm ứng gửi lên bộ phận kế toán của công ty.
Biểu số1:
Đơn vị : Công ty Nguyễn Hiệu
Địa chỉ: H.Điện Biên
Giấy đề nghị tạm ứng.
Ngày 05 Tháng 02 Năm 2003
Kính gửi : Ông giám đốc công ty Nguyễn Hiệu.
Tên tôi là: Hà Văn Công Đơn vị : Công trường khai thác đá Tây Trang
Địa chỉ:
Người nhận thay:
Đề nghị tạm ứng số tiền: 3000000 (Viết bằng chữ):(Ba triệu đồng chẵn)
Lý do tạm ứng: mua vật liệu nổ dùng để phục vụ khai thác đá tại công trường Tây Trang.
Thời hạn thanh toán : ***
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Người tạm ứng
(Ký, họ tên)
Khi xét thấy lý do tạm ứng là hợp lý thì kế toán trưởng và thủ trưởng (Giám đốc) ký xác nhận, căn cứ vào đó kế toán lập phiếu chi, viết phiếu chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0038.doc