Lời Nói đầu 1
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 phần chính 2
Chương 1 3
lý luận chung về Chi phí sản xuất và 3
tính giá thành sản phẩm Trong 3
doanh nghiệp sản xuất 3
I- Bản chất và nội dung kinh tế của Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất: 4
1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 8
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 8
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 9
3. Mối quan hệ giữa Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 11
II. Đối tượng hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành. 12
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 12
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 12
2.1. Khái niệm: 12
2.2. Kỳ tính giá thành: 13
3. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 13
III- Tổ chức kế toán chi phí sản xuất 14
1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX. 14
1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 14
1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 15
1.3Hạch toán chi phí sản xuất chung 17
1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 20
2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21
2.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu: 21
2.2 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 22
2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 22
2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm sản phẩm dở dang: 23
IV- Tổ chức tính giá thành sản phẩm 24
1- Các phương pháp tính giá thành. 24
1.1 Phương pháp trực tiếp ( Phương pháp giản đơn) 24
1.2 Phương pháp tổng cộng chi phí: 24
1.3 Phương pháp hệ số: 24
1.4 Phương pháp tỷ lệ chi phí: 25
1.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: 25
1.6 Phương pháp liên hợp: 26
2- Vận dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 26
2.1. Doanh nghiệp sản xuất đơn giản: 26
2.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 27
2.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ 27
2. 4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 28
2.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểm chế biến liên tục 29
V- Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 31
1-Đối với doanh nghiệp áp dụng theo hình thức nhật ký chung được hạch toán theo sơ đồ sau: 31
2-Đối với doanh nghiệp áp dụng theo hình thức theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 32
3- Đối với doanh nghiệp áp dụng theo hình thức Nhật ký – chứng từ. 33
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ. 33
Chương 2 34
Thực trạng công tác kế toán chi phí 34
sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở 34
nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu Nghị 34
I – Khái quát chung về Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị 34
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. 34
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy. 36
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 40
104 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chuyền sản xuất tiên tiến và trang thiết bị hiện đại với lò nướng được điều khiển bằng ga tự động. Sau một thời gian lắp đặt và chạy thử Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do giám đốc công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi “Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” thực hiện mục tiêu sản xuất các loại bánh kẹo, lương khô….và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.
Mặc dù thời gian đi vào hoạt động không dài nhưng với dây chuyền sản xuất hiện đại nhà máy đã cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, giá cả phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, Nhà máy còn được công ty đầu tư mạnh cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ: trong đó nhà máy được công ty đầu tư 4 trục lăn mới của Italia có thể tạo hình đồng thời nhiều loại hoa văn, nhiều loại bánh khác nhau làm cơ sở để thiết kế nhiều loại sản phẩm nhằm phát huy hết công suất thiết kế của Nhà máy nhằm mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra Nhà máy còn được công ty đầu tư các dây chuyền sản xuất bánh kem xốp thủ công và đã cho ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt tổng kho bánh kẹo với diện tích lên tới 6000 m2 đã được sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy trong quá trình sản xuất đặc biệt là trong mùa vụ cao điểm.
Cùng với việc thực hiện pháp lệnh mới về nhãn hiệu hàng hoá, việc áp dụng các luật thuế mới đã tạo ra thế cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Điều này đã giúp cho Nhà máy yên tâm sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy phát triển vững mạnh.
Về quy mô của Nhà máy: Với một vị thế tốt, cho đến nay Nhà máy đã phát triển thêm các loại sản phẩm mới như: Lương khô, Bánh kem xốp….Mặt khác, được sự quan tâm của công ty đến nay Nhà máy đã có tổng kho với diện tích chứa hàng lên đến 6000 m2 và diện tích đường bê tông vào Nhà máy là 2000 m2.
Sau hơn 5 năm hoạt động đến nay nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị đã đạt được những thành tựu:
Về mẫu mã sản phẩm: Tính cho đến nay Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã có hàng trăm loại sản phẩm với mẫu mã đẹp mà khách hàng ưa chuộng.
Về đội ngũ kỹ thuật viên: Hiện nay, Nhà máy có đội ngũ kỹ thuật trẻ, khoẻ đủ để làm chủ được dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại đó. Mặt khác, đội ngũ kỹ thuật này thường xuyên được đào tạo kỹ thuật bởi các chuyên gia cao cấp trên thế giới.
Về đội ngũ công nhân: Hiện nay, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã lên đến 150 người. Vào những mùa vụ cao điểm danh sách cán bộ công nhân viên lên đến 300 người.
Về quan hệ với các bạn hàng: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị có quan hệ bạn hàng trên khắp cả nước và một số bạn hàng nước ngoài như: Hà Lan, Singapore, Nga, Pháp, Nhật, úc….và các bạn hàng có tên tuổi trên thế giới.
Về mục tiêu lâu dài của Nhà máy: Không ngừng mở rộng và phát triển thêm các loại sản phẩm để làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và duy trì tốt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với Nhà máy cũng như đối với khách hàng.
Với khoảng thời gian không dài, Nhà máy đã đạt được những ưu thế thuận lợi như hiện nay. Mặt khác Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đến nay đã có tên tuổi trên thị trường, với tên tuổi và những thế mạnh đó chắc chắn Nhà máy còn vươn xa hơn nữa để hội nhập nền kinh tế trong cơ chế thị trường mở cửa.
Đến nay, Nhà máy có hơn 20 chi nhánh và 40 đại lý trên toàn quốc, sản phẩm của Nhà máy đang dần chiếm lĩnh thị trường và được khách hàng yêu thích.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy.
Nhà máy BKCC Hữu nghị là một đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty Thực phẩm Miền Bắc – Bộ Thương mại và là nhà máy thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Nhà máy có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học đảm bảo việc điều hành sản xuất kinh doanh của nhà máy một cách có hiệu quả, đưa nhà máy vững bước phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Ban giám đốc của nhà máy bao gồm:
Giám đốc nhà máy
Phó giám đốc phụ trách nhân sự
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Tại nhà máy gồm 06 phòng ban
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán, tài chính kế toán
Phòng thị trường
Nhà máy có 05 phân xưởng sản xuất chính
Xưởng bánh tươi
Xưởng bánh quy
Xưởng lương khô
Xưởng kẹo
Xưởng kem xốp
Phó GĐ kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc nhân sự
Phòng KHVT
Phòng TCKT
Phòng
TT
Phòng KT
Phòng KCS
Phòng HCTC
PX bánh quy
PX kem xốp
PX Lương khô
PX kẹo
PX bánh ngọt, trung thu, mứt
Giám đốc nhà máy
- Giám đốc Nhà máy: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân cùng kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Tổ chức thực hiện các phương án sản xuất. Nói chung giám đốc phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do ban giám đốc công ty giao cho. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất của Nhà máy, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hoá nhập kho.
- Phó giám đốc phụ trách nhân sự: Là người trực tiếp phụ tách công tác nhân sự và chế độ lương, thưởng cho toàn bộ Nhàa máy theo đúng quy định của Nhà nước.
* Các phòng ban chức năng của Nhà máy.
Theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh, để thực hiện đúng các quy chế quản lý, quản lý có hiệu quả, các văn phòng cần thiết thực hiện đúng các chức năng và nhiệm vụ được giao phó, cụ thể:
- Phòng tài chính kế toán: Trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc về các chế độ kế toán của Nhà nước, hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ về tình hình tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của Nhà máy, tính toán trích nộp đủ, đúng thời hạn các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên và trích lập các quỹ để tại Nhà máy.
Phòng tổ chức hành chính: Được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác tổ chức lao động tiền lương, thường xuyên làm tốt công tác lễ tân,tiếp khách, tổ chức hội nghị theo yều cầu của lãnh đạo nhà máy, xây dựng các nội quy, quy chế phục vụ cho quản lý và sản xuất; kết hợp thường xuyên với các phòng ban của nhà máy kiểm tra đôn đốc việc thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật trong các khâu sản xuất, báo cáo Ban giám đốc để chỉ đạo sản xuất; căn cứ vào kế hoặch sản xuất sản xuất, khả năng phát triển của công ty, năng lực, phẩm chất của công nhân viên, lên kế hoạch đào tạo, tuyển dụng công nhân…
Phòng kế hoạch vật tư : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý liên quan trong công ty, đồng thời đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đó.
Phòng Kỹ thuật: Chức năng của Phòng là quản lý quy trình công nghệ sản xuất như nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới, xây dựng các tiêu chuẩn về NVL, bán thành phẩm, quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tham mưu cho Giám đốc về chuyên môn, giúp Giám đốc ra quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh.
Phòng thị trường:
Khảo sát thị trường giúp Giám đốc ra quyết định chính xác, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh; đàm phát, trao đổi với các đối tác, khách hàng để nắm bắt các yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ được giao. Phòng thị trường có vai trò lớn trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các kế hoạch về bán hàng, thu hồi vốn, công nợ.
Phòng KCS: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất bánh kẹo hàng năm của Công ty để lập kế hoạch, phương án có biện pháp thực hiện việc kiểm tra tiêu chuẩn định lượng, chất lượng sản phẩm của các phân xưởng sản xuất bánh kẹo tại nhà máy kể cả nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra.
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị chuyên sản xuất các mặt hàng bánh các loại, mứt, lương khô …..Sản phẩm chính của Nhà máy hiện nay đang chiếm lĩnh trên thị trường và được khách hàng ưa chuộng như: Bánh kem xốp, bánh quy, lương khô….
Mỗi nhóm sản phẩm có đặc trưng riêng do thành phần cấu tạo lên nhóm sản phẩm đó là khác nhau. Các loại sản phẩm này được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ tại ba phân xưởng chính: phân xưởng bánh quy, phân xưởng kem xốp, phân xưởng lương khô…
Quy trình công nghệ sản xuất được tổ chức theo kiểu chế biến liên tục, khép kín không gián đoạn về mặt thời gian, kỹ thuật. Mỗi sản phẩm ở các phân xưởng được sản xuất theo các công đoạn khác nhau với nhiều thao tác cụ thể được phân chia tỉ mỉ để phục vụ cho việc xác lập định mức công việc và định mức lao động cho mỗi loại sản phẩm. Cụ thể:
- Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp: Sản xuất các loại bánh kem xốp: kem xốp phủ Socola, kem xốp hộp, kem xốp thỏi…..
- Dây chuyền sản xuất lương khô: Sản xuất các loại bánh lương khô như: lương khô cacao, lương khô trứng, lương khô tổng hợp, lương khô đậu xanh…
- Dây chuyền sản xuất bánh quy: Chuyên sản xuất các loại bánh quy như: bánh hương cốm, bánh hương thảo, bánh vani trứng, bánh kẹp kem…
3.1 Hoạt động sản xuất tại phân xưởng bánh kem xốp:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Nguyên liệu
Kiểm tra
Trả lại kho
Trộn bột
Nướng bánh
Phết kem
Làm lạnh
Kiểm tra
Kiểm tra
Xay via
Đánh kem
Tạo hình
Đóng gói
Lưu kho
bảo quản
Nguyên liệu để sản xuất bánh kem xốp gồm; Bột mì, Đường, Bơ, Sữa bột, hương liệu, Dầu thực vật, phẩm màu…
3.2. Hoạt động sản xuất tại phân xưởng lương khô.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ
Phối trộn
ép bánh
Gói giấy
Bán thành phẩm
NVL đầu vào
Nghiền
Kiểm tra
Kiểm tra
Kiểm tra
Bao gói
Xếp thùng
Đóng thùng
Lưu kho bảo quản
Nguyên liệu để sản xuất lương khô gồm : Bột mì, Đường, Bơ, Sữa bột, hương liệu, dầu thực vật. …
3.3. Hoạt động sản xuất tại phân xưởng bánh quy.
Sơ đồ 1.3. : Sơ đồ quy trình công nghệ
Lưu kho
bảo quản
In date
Đóng thùng
Xếp khay
Đóng gói
Kiểm tra
Đánh kem
Phết kem
Kiểm tra
Nguyên liệu
Tạo hình
Nướng bánh
Làm nguội
Kiểm tra
Nhào trộn
Kiểm tra
Sản xuất lương khô
Nguyên liệu sản xuất bánh quy:
Nguyên liệu chính: Bột mì, Đường, Dầu thực vật, Sữa bột,…
Nguyên liệu phụ: Dầu bơ, Xiro, Lecithin, hương liệu, Phẩm màu, muối, chất làm nở, bao bì, thùng carton.
Chỉ tiêu đánh giá sản xuất của nhà máy năm 2002,2003 và năm 2004
ĐVT: tấn
Sản lượng sản xuất
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
3.012
4.503
5.500
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán tại Nhà máy.
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị được tổ chức hạch toán theo hình thức hạch toán độc lập. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh định kỳ và toàn bộ chứng từ đã thu thập kiểm tra phải tổ chức ghi chép chứng từ sổ sách kịp thời chính xác, trung thực đầy đủ diễn biến hàng ngày về hoạt động cả nhà máy.
Thực hiện thống kê, kế toán về số liệu, tài chính trong các hoạt động sản xuất và quản lý của Nhà máy theo hướng dẫn quy chế của Công ty.
Tính toán và trích nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp cho Ngân sách nhà nước, các khoản khác. Thanh toán đúng hạn các khoản nợ, đồng thời thu đầy đủ các khoản nợ của nhà máy ( sau khi báo cáo Phòng tài chính Công ty và được tổng giám đốc công ty uỷ quyền).
Báo cáo Ban giám đốc nhà máy và công ty theo các chỉ tiêu hệ thống kế toán sản xuất. Bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu, chứng từ số sách thuộc lĩnh vực phòng quản lý giữ gìn bí mật tài liệu kế toán theo quy định của Công ty và pháp luật nhà nước.
* Quyền hạn của phòng tài chính kế toán:
Phòng TCKT có quyền yêu cầu các đơn vị thành viên của Nhà máy cung cấp thông số, số liệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất của Nhà máy theo chức năng của phòng. Xác nhận việc hoàn thành hoặc không hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trực thuộc Nhà máy. Quản lý sử dụng tốt đội ngũ nhân viên trong phòng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng.
Sơ đồ 1.4. : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Nhà máy
trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Bộ phận kế toán theo
dõi sản xuất
Bộ phận kế toán theo
dõi bán hàng
KT theo dõi mua hàng+ thống kê
KT cho NL bao bì, thành phẩm
KT theo dõi quỹ, bán hàng
Thủ quỹ
KT theo dõi thành phẩm
Trưởng phòng kế toán:
Chức năng và nhiệm vụ:
Tính giá thành kế hoạch các loại bánh và sản phẩm mới
Theo dõi hợp đồng mua hàng
Thanh toán với khách hàng, tổng hợp số liệu trên nhật ký chứng từ
Lập báo cáo tổng hợp tình hình tài chính
Theo dõi công nợ đối với nguyên vật liệu
Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
Tổng hợp số liệu, kết quả sản xuất, quyết toán các phần việc theo tháng, quý năm của Nhà máy, trình lên Ban giám đốc của Công ty và Phòng tài chính kế toán Công ty vào các ngày đầu của tháng, quý, năm sau.
Phó phòng kế toán:
Chức năng nhiệm vụ:
- Lập báo cáo tổng hợp bán hàng
- Theo dõi công nợ khách hàng
- Quản lý sử dụng tốt lao động
Bộ phận kế toán kho, công cụ dụng cụ, kế toán chi phí, thống kế tổng hợp
Chức năng và nhiệm vụ:
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp đối với các công cụ dụng cụ xuất dùng….
Viết phiếu nhập, xuất các công cụ dụng cụ, đồng thời căn cứ phiếu nhập, xuất kho để kiểm tra lại tính chính xác trung thực đối với thủ kho, mặt khác luôn đảm bảo hàng nhập trước, xuất trước và xuất mới thu cũ…
Cuối tháng rút số dư tài tồn kho trên số sách, kiểm kê thực tế tại kho và các phân xưởng trong ca và các phân xưởng trong ca sản xuất.
Hàng tháng phân bổ khấu hao vậy tư dụng cụ theo đúng tỷ lệ Công ty quy định và lên cân đối kho.
Và làm các công việc khác theo yêu cầu cầu lãnh đạo
* Bộ phận kế toán theo dõi hàng mua
Chức năng và nhiệm vụ:
Cân đối hàng nhập, theo dõi thanh toán công nợ với khách hàng
- Hàng tháng tổng hợp lượng hàng nhập đối chiếu kho và lên bảng cân đối báo cáo tới trưởng phòng.
Kê khai thuế vào đầu tháng, lên nhật ký chứng từ số 10 theo mẫu của Bộ Tài Chính.
Làm các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo
Kế toán theo dõi nguyên vật liệu bao bì
Chức năng và nhiệm vụ
Kiểm tra tình hợp lý của hoá đơn.
Căn cứ hoá đơn để viết phiếu xuất nguyên vật liệu, bao bì cho các phân xưởng trong ca sản xuất
Hàng tháng, đối chiếu số liệu với thủ kho, kiểm kê kho nguyên liệu
- Hàng ngày tập hợp phiếu kiểm nghiệm thu các sản phẩm, hàng tuần có báo cáo thống kê.
Làm các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo
Kế toán theo dõi thành phẩm
Dựa vào bảng kê xuất nhập tồn các loại sản phẩm để viết phiếu xuất kho có khách hàng
Cuối tháng rút số dư trên sổ sách, kiểm kê thực tế kho và lập bảng kê chênh lệch thừa thiếu báo cáo với trưởng, phó phòng
Hàng ngày đối chiếu thành phẩm, lập bảng cân đối và bảng kê kho thành phẩm theo số liệu nhập và xuất của thủ kho thị trường
Làm các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo
4.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại Nhà máy
* Hình thức kế toán
Mỗi một doanh nghiệp cần lựa chọn một hình thức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một đơn vị trực thuộc công ty thực phẩm Miền Bắc. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ cũng như yêu cầu quản lý, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Từ khi có thông tư mới về thuế ra đời Nhà máy đã nắm bắt và lựa chọn hình thức tính thuế thích hợp cho mình đó là phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này Nhà máy sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dựa trên hoá hơn GTGT
Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra
x
Thuế suất
Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoặc chứng từ nộp thuế GTGT.
Nhà máy tính trị giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
Kỳ hạch toán: Nhà máy hạch toán theo tháng hoặc có thể theo quý
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 của năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép kế toán là VND
Phương pháp quy đổi ngoại tệ: Quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng công bố
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tính theo phương pháp đường thẳng.
Hệ thống tài khoản nhà máy đang áp dụng:
Tên tài khoản
Mã TK
Tên tài khoản
Mã TK
Tiền mặt
111
Lợi nhuận chưa phân phối
421
Tiền Việt Nam
1111
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
511
Tiền nước ngoài
11112
Doanh thu nội bộ
512
Phải thu của khách hàng
131
Hàng bán bị trả lại
531
Thuế GTGT được khấu trừ
133
Giảm giá hàng bán
532
Phải thu nội bộ
136
Chi phí NVL trực tiếp
621
Phải thu khác
138
Chi phí nhân công trực tiếp
622
Tạm ứng
141
Chi phí sản xuất chung
627
Chi phí trả trước
142
Giá vốn hàng bán
632
Nguyên liệ, vật liệu
152
Chi phí tài chính
635
Công cụ dụng cụ
153
Chi phí bán hàng
641
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
154
Chi phí QLDN
642
Thành phẩm
155
Thu nhập khác
711
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
333
Chi phí khác
811
Phải trả công nhân viên
334
Xác định kết quả kinh doanh
911
Các khoản phải trả, phải nộp khác
338
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy bánh kẹo Cao cấp
Hữu Nghị theo hình thức Nhật ký chứng từ
Bảng cân đối kế toán
và báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
1, 2, 3
Nhật ký chứng từ
1, 5, 7
Sổ cái TK
621,622,627,154
Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
số 4
Sổ quỹ
Ghi chú: Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
II- Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
1. Đặc điểm chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý và đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí của Nhà máy.
a) Đặc điểm chi phí sản xuất của Nhà máy.
Đối với loại hình sản xuất bánh kẹo của Nhà máy, giá thành sản xuất sản phẩm gồm các khoản mục chi phí sau.
- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm những chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mua ngoài phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. NVL trực tiếp thường chiếm khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.
NVL chính bao gồm: Bột mì, đường, dầu thực vật, sữa….
NVL phụ sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm như: Bơ, trứng, hương liệu tổng hợp, chất tạo xốp…..
Nhiên liệu: gar…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 15% - 20% trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng bộ phận như: chi phí NVL, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Đây là các khoản chi phí gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm. Do vậy đối tượng chính của các khoản mục này là tất cả các phân xưởng. Chính vì vậy để xác định lượng chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp.
b) Yêu cầu quản lý chi phí của Nhà máy.
Để tính được giá thành sản phẩm chính xác đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí phải quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm. Từ đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Nhà máy được tổ chức hạch toán rất chặt chẽ từ lúc bắt đầu đưa vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh thì bộ phận tập hợp chi phí sản xuất mở riêng cho từng phân xưởng, từng bộ phận và theo dõi trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh từ đó kế toán tập hợp số liệu về chi phí sản xuất của từng sản phẩm.
1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng tới thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Nhà máy có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản , sổ chi tiết…
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy với đặc điểm sản xuất hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có trong ca, trong ngày, mỗi loại sản phẩm cũng như mỗi nhóm sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ riêng biệt thuộc một phân xưởng. Vì vậy các loại sản phẩm của phân xưởng cũng chính là sản phẩm của Nhà máy. ở Nhà máy các phân xưởng hoạt động độc lập nhau, có hình thành tổ đội để đảm nhiệm một khâu công việc trong toàn bộ quá trình sản xuất. NVL đươc đưa vào chế biến liên tục theo quy trình công nghệ đã ban hành, không có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật và thời gian.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, công tác tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm theo từng phân xưởng.
b) Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
* Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do Nhà máy sản xuất ra và cần phải tính được giá thành nhằm xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã được hoàn thành.
Xác định được đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Đối tượng tính giá thành của Nhà máy là từng loại sản phẩm như bánh quy, bánh kem xốp, lương khô…
* Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành ở Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là hàng tháng. Đây là thời điểm thích hợp để Nhà máy tính giá thành bởi đặc điểm tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục.
Cuối tháng kế toán giá thành sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đối tượng liên quan (đó là từng loại sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất) trong tháng rồi áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để từ đó tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm.
2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Việc hoạc toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã sử dụng những chứng từ sổ sách đó là:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ cái tìa khoản 621 –“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”..
Đối với chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng: Bảng thanh toán tiền tạm ứng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ cái tài khoản 622 –“Chi phí nhân công trực tiếp”….
Đối với chi phí sản xuất chung: Kế toán sử dụng các sổ sách kế toán như Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, sổ cái tài khoản 627 –“Chi phí sản xuất chung’...
Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc cập nhật hàng ngày kế toán tiến hành kiểm tra xác minh và ghi vào sổ, thẻ kế toán và vào các sổ kế toán liên quan. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ, sổ sách liên quan kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ để tính giá thành từng loại sản phẩm khác nhau.
2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Nội dung:
Để có được một sản phẩm bánh kẹo hoàn chỉnh cả về chất lượng và hương vị như đã quy định, màu sắc đúng tiêu chuẩn thơm ngon hấp dẫn người tiêu dùng thì cần rất nhiều NVL khác nhau. Do đó để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí NVL trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy đã chia khoản này thành các loại
- Chi phí NVL chính: bột mì, đường, dầu thực vật, sữa..
- Chi phí NVL phụ: bơ, hương liệu…., bao bì…
Số NVL được chuyển đến Nhà máy được tính trên cơ sở số lượng đặt hàng và từng loại NVL cho từng loại sản phẩm (định mức này được Nhà máy và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên).
NVL dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng phân xưởng, từng loại sản phẩm do đó Nhà máy tổ chức tập hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0091.doc