Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng số 19 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng

Lời nói đầu . 1

PHẦN 1: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây dựng cơ bản 3

I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản tác động đến công tác hạch toán kế toán. 3

1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp: 3

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp 4

3. Đặc điểm công tác kế toán trong đơn vị kinh doanh xây lắp 4

II. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây dựng cơ bản 4

1. Chi phí sản xuất trong đơn vị kinh doanh sản xuất cơ bản. 5

1.1- Khái ngiệm và bản chất. 5

1.2- Phân loại chi phí. 5

1.2.1- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: 6

1.2.2- Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí và quá trình sản xuất . 7

1.2.3- Phân tích chi phí theo khoản mục phí: 7

2. Giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây lắp xây dựng cơ bản. 9

2.1- Khái niệm và bản chất: 9

2.2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: 9

2.2.1.Căn cứ vào cơ sở tính số liệu và thời điểm tính giá thành: 11

2.2.2- Căn cứ vào phạm vi tính giá thành. 13

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây lắp xây dựng cơ bản: 14

4. Vai trò và nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây lắp xây dựng cơ bản. 15

4.1.Vai trò: 15

4.2.Nhiệm vụ. 15

III. Hạch toán chi phí sản xuất trong đơn vị kinh doanh xây dựng cơ bản. 17

1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 17

1.1- Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 17

1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 17

2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất . 18

3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. 19

3.1- Tài khoản sử dụng. 19

3.2. Trình tự hạch toán. 21

3.2.1. hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 21

3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 23

3.2.3. Hạch toán khoản mục chi phí máy thi công . 25

3.2.4- Hạch toán chi phí sản xuất chung. 28

IV. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. 29

1. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp. 29

2. Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong doanh nghiệp. 30

2.1- Đối tượng và kỳ tính giá thành: 30

2.2- Phương pháp tính giá thành. 32

3. Tổng chi phí sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành (Theo phương pháp thống kê thường xuyên). 33

4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn. 35

4.1- Trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán. 35

4.1.1- Tại đơn vị giao khoán. 35

4.1.2- Tại đơn vị nhận khoán. 36

4.2- Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy riêng. 37

4.2.1- Tại đơn vị giao khoán. 37

5. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, tổng hợp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 38

PHẦN 2: Tình hình công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng số 19 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. 44

I. Những đặc điểm cơ bản của công ty xây dựng số 19. 44

1. Lịch sử hình thành và phát triển. 44

2. Chức năng và nhiệm vụ. 44

2.1- Chức năng. 45

2.2- Nhiệm vụ. 45

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xây dựng số 19. 45

4. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty. 48

5. Tổ chức sổ kế toán sử dụng: 50

II. Tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 19.

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây dựng số 19 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hình thức sổ kế toán như: nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ hạch toán chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán mà có thể lựa chọn một trong các hình thức sổ trên. Nếu doanh nghiệp (có quy mô vừa và nhỏ, có nhu cầu phân công lao động kế toán, trình độ quản lý và kế toán không cao, kết hợp cả lao động kế toán thủ công và kế toán máy) chọn hình thức sổ nhật ký chung thì quy trình hạch toán như sau: Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí theo hình thức nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ NKC Sổ cái TK Bảng CĐPS Báo cáo TC Sổ chi tiết Sổ NKĐB TH chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ nhật ký chung sẽ tạo điều kiện chuyên môn hóa cao, tăng cường tính tự kiểm tra, kiểm soát kế toán và tránh độcquyền ghi sổ nên dễ phát hiện ra sai sót. Nhưng lại ghi chép trùng nhiều. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ chi tiết liên quan và sổ nhật ký đặc biệt sau đó lấy sổ nhật ký chung và sổ chi tiết làm căn cứ để ghi sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp sau khi đã loại trừ một số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái được dùng để lập các báo cáo tài chính. Nguyên tắc tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên bảng cân đối sổ phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt sau khi loại trừ những trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Doanh nghiệp mở ba loại sổ sau: nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ cái. - Nhật ký chung: chỉ có một quyển lưu gữ ít nhất 10 năm. Sổ cái nhật ký chung được mở để đăng ký các chứng từ gốc cho mọi đối tượng ghi sổ. Bảng 1.1: Sổ: nhật ký chung. Năm…. Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Cộng: Đã ghi sổ cái ngày … tháng … năm…. Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhật ký đặc biệt: số lượng sổ không xác định, dùng để theo dõi một số đối tượng cần kiêm tra thường xuyên, doanh nghiệp mở tối thiểu 4 loại sổ sau: nhật ký thu tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Bảng 1.2: Sổ: nhật ký thu tiền TK “Quỹ tiền mặt” SH 111 Tháng … năm… Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền ghi TK111 TK ĐƯ Ghi có các tài khoản SH NT 511 112 131 … SDĐK ……. Cộng: SDCK Bảng 1.3: Sổ: nhật ký CHI tiền TK “Qũy tiền mặt” SH 111 Tháng … năm… Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền ghi có TK111 TK ĐƯ Ghi nợ các tài khoản SH NT 112 331 141 … Cộng tháng: Nhật ký mua hàng: Chỉ phản ánh các loại vật tư, nhiên liệu, dịch vụ…, được ghi trên cơ sở các hóa đơn do người bán hàng lập gửi cho đơn vị. Nhật ký mua hàng chỉ theo dõi lượng hàng mau chịu hoặc mua bằng phương pháp tạm ứng khác. Bảng 1.4: Sổ: nhật ký mua hàng Tháng … năm… Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải Phải trả người bán Các loại hàng mua Ghi chú SH NT Vật tư Nhiên liệu Sổ cái: Số lượng sổ không hạn chế tùy thuộc vào số tài khoản doanh nghiệp đăng ký sử dụng sổ cái theo tài khoản tổng hợp, sổ cái được ghi vào ngày cuối kỳ và cơ sở để ghi dổ là các nhật ký như nhật ký chung, nhật ký đặc biệt theo nguyên tắc không trùng lặp. Sổ cái do kế toán tổng hợp ghi để làm báo cáo: Bảng 1.5: Sổ cái TK : … SH: … Năm … Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải Đối chiếu Số tiền Ghi chú SH NT Trang NK TKĐƯ Nợ Có Số trang trước chuyển sang. Chuyển sang Ngày … tháng … năm…. Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ chi tiết: số lượng sổ chi tiết được mở theo yêu cầu quản lý cảu từng doanh nghiệp. Thông thường tại các doanh nghiệp xây dựng mở sổ chi tiết cho những tài khoản sau đây: TK621, 622, 623, 627. Mỗi sổ chi tiết này được mở riêng cho từng công trình, hạng mục công trình. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan ở cột phù hợp. Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu và khóa các sổ kế toán chi tiết, sau đó căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên các bảng tổng hợp chi tiết được kiểm tra đối chiếu với số phát sinh. Nợ, số phát sinh Có số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ cái. Bảng 1.6: sổ chi tiết TK: … SH: … Năm…. Ngày tháng ghi số Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền ghi nợ Chi tiết các TK Ghi chú TK SH NT TK TK Số dư đầu kỳ …. ………………… Cộng phát sinh Kết chuyển cuối kỳ Ngày … tháng … năm…. Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Các sổ chi tiết cho các TK 622, 623, 627, 154… được mở tương tự như sổ chi tiết tài khoản 621. Phần 2 Tình hình công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng số 19 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. I. Những đặc điểm cơ bản của công ty xây dựng số 19. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Từ năm 1984 đến năm đến năm 1996 công ty xây dựng số 19 là xí nghiệp xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 01/BXD – TCLĐ ngày 02/1/1996 công ty xây dựng số 19 ra đời. Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) xây lắp chuyên ngành được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa hai đơn vị là xí nghiệp xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và xí nghiệp 101 của công ty xây dựng số 18 Bộ xây dựng. Trụ sở chính: Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty xây dựng số 19 là một đơn vị trực thuộc Tổng LICOGI, là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo pháp luật, theo phân cấp và điều lệ của Tổng công ty: vừa có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty: vừa có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách là pháp nhân kinh tế độc lập. Là đơn vị xây lắp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm riêng biệt, khi công ty trúng thầu công trình sẽ giao khoán từng phần việc hoặc toàn bộ công trình đó cho mỗi đội sản xuất (phụ thuộc vào khối lượng, quy mô của công trình) hoặc cho xí nghiệp (những đơn vị trực thuộc) theo hình thức khoán sản phẩm, các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ, hóa đơn ... để nộp cho bộ máy kế toán của công ty. Công ty bao gồm hai xí nghiệp trực thuộc và 13 đội sản xuất, mỗi xí nghiệp (hoặc đội sản xuất) đều có đội trưởng để điều hành đội sản xuất. Một trong hai xí nghiệp trực thuộc được phép hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng nhưng chỉ là tài khoản chuyên chi. Các đơn vị trực thuộc vẫn phải gửi hóađơn lên để công ty hạch toán. 2. Chức năng và nhiệm vụ. 2.1- Chức năng. Chúng ta đang thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là tự sản xuất kinh doanh có sự quản lý của nhà nước. Chức năng chính của công ty xây dựng số 19 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng là: - Xây dựng nhà ở - Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng - Sản xuất gia công chế tạo lắp đặt các kết cấu kim loại và sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn. Đối với vốn nhà nước và vốn tự có, công ty cùng với nhà nước thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường. 2.2- Nhiệm vụ. Với những chức năng cơ bản trên, nhiệm vụ của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh là: - Xây dựng nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch giao thầu của ngành và của nhà nước. - Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và công cộng. - Đào đắp nền và xây dựng các công trình thủy lợi như kênh, mương, đê, kè, trạm bơm thủy lợi. - Xây dựng các công trình kỹ thuật như khoan cọc nhồi, làm đường giao thông. - Các công trình xây dựng gồm san lấp nền móng, san lấp gia cố nền móng. - Sản xuất gia công chế tạo lắp đặt các kết cấu kim loại và sản xuất các cấu kiện đúc sẵn. - Có tư cách pháp nhân đầy đủ, được liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế khác và chuyên môn ngành nghề xây dựng cơ bản để làm tổng thầu các công trình lớn do nhà nước xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xây dựng số 19. * Cơ cấu lãnh đạo: Bao gồm giám đốc công ty: Phó giám đốc công ty phụ trách kinh doanh: phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. * Các phòng chức năng: gồm 5 phòng ban với biên chế với biên chế tại công ty là 60 người. - Phòng hành chính tổng hợp : gồm 18 người, có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty: lập kế hoạch làm việc của lãnh đạo và các phòng công ty: đôn đốc thực hiện các chủ chương, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên và công ty, tham mưu cho công ty về công tác pháp chế, tuyên truyền phụ trách công tác hành chính văn thư và phục vụ các điều kiện làm việc, đời sống quản trị cho cơ quan công ty. Phòng kế hoạch: gồm 7 người; là cơ quan chức năng của công ty về công tác kế hoạch hóa sản xuất và đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế hoạch của toàn công ty. Tổ chức tiếp nhận và thu thập các thông tin cần thiết, dự báo khả năng và nhu cầu thị trường để tham mưu cho giám đốc. Nghiên cứu và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ. Phòng kỹ thuật: gồm 15 người; chịu trách nhiệm giúp giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật của công ty như lập kế hoạch công tác về quản lý của các công trình theo đúng tiến độ kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán: gồm 6 người; chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc quản lý công tác tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của toàn công ty. Phòng cơ giới và vật tư: gồm 14 người, chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc quản lý các lĩnh vực vật tư, máy móc thiết bị, tài sản cố định của toàn công ty ... Ngoài ra mỗi đội sản xuất, xí nghiệp cũng có những phần hành chính tương ứng như kế toán, kỹ thuật, tổ chức hành chính riêng biệt của từng đội sản xuất, xí nghiệp. Quan hệ công tác giữa các phòng ban trong công ty là quan hệ hợp tác, chương trình công tác và mọi hoạt động của các phòng phải bảo đảm hợp đồng ăn khớp và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với nhau nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch chung của công ty, đảm bảo cho công tác điều hành quản lý của công ty được đồng bộ thông suốt và có hiệu quả cao. Khi gặp các nhiệm vụ, công việc phân công chưa rõ hoặc phải phối hợp với nhiều bộ phận mới giải quyết được, các phòng phải chủ động gặp nhau để bàn bạc giải quyết với tinh thần hợp tác tích cực. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty xây dựng số 19. Phòng kế toán Phòng HC-TH Phòng kế hoạch P. cơ giới và vật tư Phòng kỹ thuật Xí nghiệp 101 Xí nghiệp 191 Phòng kỹ thuật Phòng HC-TH Đội SX số … Đội SX số 1 Đội SX số 2 Đội SX số 13 Phòng kế toán Giám đốc Kế toán trưởng PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Nền kinh tế bước sang kinh tế thị trường do vậy các doanh nghiệp nói chung đều cần phải nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, giá đấu thầu thấp nên doanh thu cũng như lợi nhuận của các công ty xây lắp gặp nhiều khó khăn. Công ty xây dựng số 19 cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. Mặc dù vậy, nhưng công ty xây dựng số 19 đã tích cực kiện toàn tổ chức quản lý sản xuất, tìm kiếm hợp đồng nhận thầu thi công, xây lắp ... nhờ đó mà lượng công trình cũng như tổng doanh thu của công ty được cải thiện. Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu của năm 1998, 1999, 2000 (Đv: %) (Tính đến thời cuối mỗi năm) Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Bố trí cơ cấu vốn: - TSCĐ (không có ĐTDH)/ồtài chính - TSLĐ/ồtài chính 13,6 86,4 14,08 85,92 10,7 89,3 Tỷ suất lợi nhuận: - ồLợi nhuận /Doanh thu - ồLợi nhuận /Vốn 17 13,76 0,30 2,36 0,56 4,2 3. Tỷ suất CPSXKD so với doanh thu 93,7 94,5 91,6 4. Tình hình tài chính: - Nợ phải trả/ồTS - Khả năng thanh toán + TSLĐ/Nợ ngắn hạn + Tiền mặt/Nợ ngắn hạn 86,4 99,7 1,96 87,03 97,9 -3,3 86,4 100 6,6 5. Tình hình thực hiện NSNN (đ) - Số năm trước chuyển sang - Số năm phaỉ nộp - Số đã nộp trong năm - Số còn lại chuyển sang năm sau -359.559.495 2.188.356.453 2.596.308.429 -48.352.481 -48.352.481 1.708.123.355 999.558.491 -756.917.345 -756.917.345 4.826.586 3.609.185.488 -1.974.458.443 4. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống kê theo quy định chung của Nhà nước và Tổng công ty. Được mở tài khoản tại ngân hàng thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Công ty hoàn thành kế toán theo mô hình hỗn hợp nửa tập trung, nửa phân tán. Các đơn vị trực thuộc công ty hạch toán phụ thuộc theo phân cấp cụ thể của công ty. Tố chức kế toán ở cơ quan công ty xây dựng số 19 gồm 6 người: Hầu hết có trình độ đại học, có trách nhiệm, gắn bó với công việc của mình. Đứng đầu phòng kế toán tài chính là kế toán trưởng với sự phân công các phần hành cho từng cá nhân cụ thể, đó là: 1 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty. Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức nhân viên phân công trách nhiệm cho từng người. Giúp Giám đốc công ty chấp hành các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động tiền lương, tín dụng và các chính sách tài chính khác. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán. 1 Phó phòng phụ trách theo dõi thanh toán, quyết toán các công trình, tài sản cố định. 1 Kế toán theo dõi qua ngân hàng (tiền gửi, tiền vay, thanh toán ) 1 Kế toán tổng hợp: công nợ, chi phí giá thành. 1 Kế toán thuế: theo dõi các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước. 1 Thủ quỹ, kế toán tiền lương, bảo hiếm xã hội. Ngoài ra, còn có một số kế toán thuộc các xí nghiệp, đội sản xuất. Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty xây dựng số 19. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp CPSX giá thành công nợ Phòng TT, quyết toán công trình, TSCĐ Kế toán thanh toán với ngân hàng Kế toán thuế Thủ quỹ, kế toán tiền lương, BHXH Một số kế toán của đơn vị trực thuộc Chế độ kế toán áp dụng tại công ty, theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và theo QĐ 1864/QĐ/BXD của Bộ xây dựng về việc ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, chế độ kế toán được áp dụng tại công ty như sau: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Thu chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá thực tế của ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội công bố. Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ của Bộ tài chính ban hành, Tổng công ty hướng dẫn và cụ thể hóa thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp. Đồng thời Tổng công ty quy định thêm những mã số máy tính cần thiết cho một số tài khoản. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. 5. Tổ chức sổ kế toán sử dụng: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chung” hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như hóa đơn mua nguyên vật liệu, bản đối chiếu công nợ kế toán ghi đồng thời vào các sổ chi tiết có liên quan và sổ nhật ký chung. Sau đó ghi vào sổ cái các TK và sổ cái đặc biệt. Cuối tháng tổng từng loại sổ lấy số liệu ghi vào các TK phù hợp trên sổ cái, sau đó lập bảng cân đối phát sinh, kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái TK Bảng cân đối số PS Báo cáo tài chính Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: - Ghi hàng ngày: - Ghi định kỳ: - Quan hệ đối chiếu: Hàng ngày các chứng từ tại công ty được kế toán tổng hợp phân loại và ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và nhật ký đặc biệt. Với các chứng từ tại đội sản xuất, kế toán thống kê đội tập hợp lại, lên các bảng chứng từ gốc cuối kỳ hạch toán chuyển lên cho phòng kế toán tại công ty để ghi sổ. Chứng từ hạch toán: Là hóa đơn mua hàng, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao, UNC, UNT, séc, đơn xin tạm ứng… Hệ thống sổ chi tiết: Công ty xây dựng số 19 mở sổ chi tiết cho các TK 621, 622, 623, 627, 154, 141...Để theo dõi chi phí sản xuất. Hệ thống sổ tổng hợp: Công ty mở hai loại sổ tổng hợp là sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154, 141...sổ nhật ký đặc biệt TK 111, 112 và sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo tài khoản kế toán (TK 621, 622, 623, 627, 154, 141...). Căn cứ vào sổ chi tiết, nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, kế toán tổng hợp lên sổ cái và tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh tài khoản để kiểm tra theo dõi phát sinh, số dư các tài khoản đồng thời tiến hành ghi các bút toán điều chỉnh từ đó lấy số liệu để lập các báo cáo kế toán. II. Tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 19. 1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ giới xây lắp, Công ty xây dựng số 19 luôn luôn sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình thi công. Tại công ty, bất kỳ một công trình nào trước khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để các cấp xét duyệt và làm hợp đồng kinh tế. Các dự toán công trình được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo từng mục phí. Toàn bộ chi phí của công trình bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc hoàn thiện công trình). Tuy nhiên không kể đến chi phí phục vụ cho máy thi công. Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Là các khoản lương cho người lao động. Bao gồm tiền lương trả cho công nhân trong biên chế chi phí nhân công trực tiếp của công ty và tiền lương trả cho lao động thuê ngoài. Tuy nhiên, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp này không bao gồm chi phí nhân công phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC): Là những khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm của công ty bao gồm: Khấu hao máy, tiền lương nhân công vận hành máy, chi phí động lực chạy máy, chi phí thuê ngoài. Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cấu tạo nên thực thể công trình. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động, dịch vụ mua ngoài, bảo hiểm công trình... Các khoản chi phí trên đây được tập hợp theo từng đối tượng để tính giá thành. Thông thường đối tượng hạch toán của công ty là từng công trình riêng biệt. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất được tập hợp tại các bộ phận, kế toán tổng hợp chi phí cho từng công trình. 2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 19. 2.1- Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng những TK sau để tiến hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: TK 621, TKM 622, TK 623, TK 154... Các TK loại 6 dùng để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng công trình. TK 627 bao gồm các tiểu khoản theo quy định. TK 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK này ở công ty được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cùng với TK 154, TK 632 được dùng để phản ánh “giá vốn hàng bán” của công trình hoàn thành bàn giao. 2.2- Trình tự hạch toán các khoản mục chi phí. Với đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình riêng biệt, công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp theo từng đơn vị thi công và theo từng công trình. Các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Với hàng tồn kho công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Điều này chi phối đến toàn bộ các hoạt động hạch toán kế toán của công ty đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.2.1- Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Là những chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu, thiết bị kèm theo, vật kiến trúc... cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Trong đó không kể đến vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho máy thi công. Chi phí NVLTT là khoản mục chi phí cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty. Năm 2000 tổng chi phí NVLTT của công ty là 46.806.774.351 đồng chiếm 76,24% trong tổng số chi phí là 61.395.197.157 đồng ở công ty nguyên vật liệu được sử dụng gồm nhiều chủng loại khác nhau, có tính năng công dụng khác nhau và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, đòi hỏi công tác hạch toán nguyên vật liệu phải có độ chính xác cao. Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu mua ngoài, NVL xuất từ kho của công ty, NVL tự sản xuất. Do các công trình thi công được phân bố ở nhiều nơi, xa công ty nên để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời công việc cung ứng vật liệu công ty giao cho các đội thi công tự tìm các nguồn cung ứng vật liệu bên ngoài dựa trên định mức đã ra. Chính do đặc điểm này mà nhuồn cung cấp vật liệu chủ yếu là mua ngoài. Phòng kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật của công ty lên kế hoạch mua nguyên vật liệu để phục vụ tiến độ thi công hợp lý tránh lãng phí và gây ứ đọng vốn của công ty. Kế hoạch mua nguyên vật liệu được lập từng tháng. Để tiến hành mua NVL bên ngoài theo kế hoạch đã được lập, đội trưởng thi công hoặc nhân viên quản lý tiến hành viết đơn xin tạm ứng. Sau khi được kế toán trưởng và Giám đốc xét duyệt, nhận tiền tạm ứng đội trưởng hoặc nhân viên quản lý chủ động mua NVL chuyển tới công trình. Tại các đội xây dựng: Thủ kho đội sản xuất tiến hành lập phiếu nhập kho vật tư, sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho việc thi công công trình. Phiếu xuất kho lập thành 3 liên: 1 liên giao cho người lĩnh, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng, 1 liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán ghi sổ. Bảng 2.2: Phiếu xuất kho. Số 175 Ngày 01 tháng 9 năm 2000 Họ tên người nhận: Đoàn Bá Phước Lý do xuất: Xuất NVL cho công trình Nhà máy nước Nghĩa Lộ Xuất tại kho: Nhà máy nước Nghĩa Lộ – Yên Bái Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 Xi măng P40 Xi măng chịu axit Họng cứu hỏa Tấn Tấn Cái 10 5 8 10 5 8 840.909 2.727.000 9.000.000 8.409.090 13.635.000 72.000.000 Cộng x x x 94.044.090 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín tư triệu bốn mươi bốn nghìn chín mươi đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phiếu xuất kho phải ghi đầy đủ số lượng thực xuất và có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận, thủ kho. Định kỳ từ 5á10 ngày kế toán đội sản xuất tiến hành phân loại chứng từ, lập tờ kê chi tiết kèm theo các phiếu xuất nhập vật tư sau đó gửi về phòng kế toán công ty. Các báo cáo gửi về phòng kế toán như sử dụng sau: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư (Bảng 2- 3), bảng kê hóa đơn GTGT (Bảng 2- 4) bảng kê các chi phí bằng tiền khác kèm theo các chứng từ gốc. Bảng 2.3. Báo cáo nhập xuất tồn vật tư. Đội xây dựng số 5 Tháng 9năm 2000. Công ty xây dựng số 19 Công trình: Nhà máy nước Nghĩa Lộ. STT Nội dung Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền 1 Xi măng P40 Tấn 5 4.204.545 15 12.613.635 10 8.409.090 10 8.409.090 2 Họng cứu hoả Cái 8 7.200.000 13 117.000.000 8 7.200.000 13 117.000.000 .. Cộng x x 17.548.800 x 150.091.840 x 134.044.090 33.596.550 Bảng 2.4. Công ty xây dựng số 19 Bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0320.doc
Tài liệu liên quan