DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp 3
1.1.2 Đặc điểm kế toán trong đơn vị xây lắp 4
1.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4
1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4
1.2.1.1 Khái niệm 4
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 5
1.2.1.2.1 Phân theo yếu tố chi phí 5
1.2.1.2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 5
1.2.1.2.3 Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc hoàn thành 6
1.2.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6
1.2.2 Giá thành và phân loại giá thành 7
1.2.2.1 Khái niệm 7
1.2.2.2 Phân lại giá thành 7
1.2.2.2.1 Phân theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành 7
1.2.2.2.2 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí 8
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 9
1.2.4 Yêu cầu của công tác quản lý và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.2.4.1 Yêu cầu và sự cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.2.4.2 Nhiệm vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.3 Hạch toán các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 11
1.3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11
1.3.1.1 Đối tượng hạch toán 11
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán 11
1.3.1.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình 11
1.3.1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng 11
1.3.1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo khối lượng công việc hoàn thành 11
1.3.1.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công 12
1.3.2 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12
1.3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
1.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 13
1.3.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 15
1.3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 16
1.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18
1.3.2.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất chung: 18
1.3.2.5.2 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19
1.4 Tính giá thành sản phẩm 20
1.4.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm 20
1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 20
1.4.2.1 Phương pháp trực tiếp 20
1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức 20
1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 21
1.5 Tổ chức sổ kế toán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 21
1.5.1 Hình thức nhật ký chung Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Hình thức Nhật ký sổ cái Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Hình thức Nhật ký chứng từ Error! Bookmark not defined.
1.6 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới 22
1.6.1 Kế toán Mỹ 22
1.6.2 Kế toán Pháp 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TỪ VÀ PHÁP TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ 25
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 26
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ 26
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất của Công ty 27
2.1.2.3. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 28
2.1.2.4 Thị trường của Công ty 29
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 29
2.1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý 29
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 31
2.1.3.2.1 Hội đồng quản trị, ban giám đốc và uỷ ban kiểm soát 31
2.1.3.2.2 Các phòng ban 31
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 33
2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 33
2.1.4.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 33
2.1.4.3 Phân công lao động kế toán 34
21.4.3.1 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp 34
2.1.4.3.2 Kế toán vật tư 34
2.1.4.3.3 Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền 35
2.1.4.3.4 Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ 35
2.1.4.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 35
2.1.4.4.1 Chính sách kế toán chung 35
2.1.4.4.2 Tổ chức vận dụng phương pháp kế toán 36
2.1.4.4.2.1 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ 36
2.1.4.4.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 37
2.1.4.4.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán 37
2.1.4.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 39
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị 39
2.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 39
2.2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 39
2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm 40
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất 40
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 48
2.2.2.3 Chi phí sử dụng máy thi công 56
2.2.2.3.1 Máy thi công của Công ty 57
2.2.2.3.2 Máy thi công thuê ngoài 59
2.2.2.4 Chi phí sản xuất chung 64
2.2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 69
2.2.2.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 69
2.2.2.5.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 73
2.2.3 Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 73
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ 75
3.1 Đánh giá chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 75
3.1.1 Những ưu điểm đạt được 75
3.1.1.1 Về bộ máy quản lý 75
3.1.1.2 Về bộ máy kế toán 75
3.1.1.3 Về tổ chức công tác kế toán 76
3.1.1.4 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp 76
3.1.2 Những tồn tại 78
3.1.2.1 Về tổ chức sản xuất, thi công 78
3.1.2.2 Về tổ chức nhân sự kế toán 78
3.1.2.3 Về tổ chức luân chuyển chứng từ 78
3.1.2.4 Về công tác kế toán hạch toán các khoản mục chi phí 78
3.1.2.5 Về kế toán quản trị 79
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 80
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 80
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 82
3.2.2.1 Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ 82
3.2.2.2 Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp: 82
3.2.2.3 Hoàn thiện chi phí sử dụng máy thi công: 83
3.2.2.4 Hoàn thiện chi phí sản xuất chung 84
3.2.2.5 Hoàn thiện kế toán chi phí bảo hành công trình 84
3.2.2.6 Hoàn thiện kế toán thiệt hại trong sản xuất 85
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
ản
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý.
* Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Ở Công ty cổ phần đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng Quảng Trị hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
Hệ thống sổ sách của Công ty tuân thủ theo quy định của Bộ Tài Chính:
+ Sổ chi tiết : Dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt như :Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng….
+ Sổ tổng hợp: Sổ cái, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Quy trình ghi sổ tại Công ty có thể được khái quát như sau:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi trong kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.4 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS
* Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Để cung cấp thông tin kế toán cho yêu cầu quản lý nội bộ và báo cáo cho các cơ quan chức năng nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của Công ty, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai, Công ty thiết lập hệ thống báo cáo bao gồm:
* Báo cáo tài chính năm : gồm 4 báo cáo lập theo mẫu và quy định của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
* Báo cáo nội bộ của Công ty:
- Định kỳ tháng : Lập báo cáo quỹ.
- Định kỳ quý :
+ Báo cáo lãi lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
+ Báo cáo tình hình thu chi tiền mặt.
+ Báo cáo công nợ
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
2.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Đặc điểm sản phẩm xây lắp là quá trình thi công lâu dài và phức tạp, sản phẩm có tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất…Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí được Công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục giá thành. Hiện nay, Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục sau :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp các chi phí trực tiếp phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình và phân bổ các chi phí gián tiếp phát sinh liên quan đến nhiều công trình.
Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết của từng tháng trong quý, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng quý làm cơ sở cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm sản phẩm của ngành xây dựng là mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị là theo từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành theo quý.
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất
Trong luận văn tốt nghiệp này, em xin lấy số liệu trong quý IV năm 2007 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị và chi tiết theo công trình Trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Trị để minh họa cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Công trình trung tâm hội nghị là công trình do Công ty trúng thầu với giá 9 215 749 000VNĐ (chín tỷ hai trăm mười lăm nghìn bảy trăm bốn mươi chín nghìn đồng). Đơn vị chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Công trình bắt đầu thi công từ ngày 01/04/2007 và kết thúc bàn giao vào ngày 01/01/2008. Công trình bao gồm một nhà hai tầng, một bể bơi và hàng rào bao quanh khu nhà.
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn. Tại Công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu là rất quan trọng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Khi Công ty trúng thầu công trình hay hạng mục công trình phòng kỹ thuật kết hợp với phòng kế hoạch - vật tư lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành, lập dự án, phương án thi công cho từng giai đoạn công việc cho các tổ, đội và kế hoạch cung ứng vật tư cho từng công trình hạng mục công trình. Việc mua vật tư để phục vụ cho các công trình, hạng mục công trình chủ yếu được thực hiện bởi nhân viên phòng kế hoạch - vật tư, các đội cũng có thể tự tổ chức thu mua với các vật liệu nhỏ lẻ, mang tính chất rời như cát, đá, vôi….dựa trên số liệu dự toán đã được duyệt và đặt dưới sự giám sát của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.
Đối với vật liệu nhập kho, giá thực thế vật liệu là giá mua vào chưa có thuế GTGT cộng với chi phí vận chuyển, thu mua (nếu có).
Đối với vật liệu xuất từ kho của Công ty thì giá thực tế vật liệu xuất được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
* Chứng từ sử dụng:
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư
+ Các hoá đơn mua vật tư (Hoá đơn giá trị gia tăng)
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Việc mua vật tư do cán bộ vật tư hay đội trưởng các đội đảm nhiệm đều cần phải viết “Giấy đề nghị tạm ứng” (Phụ lục 1). Sau khi giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng xét duyệt, kế toán vốn bằng tiền sẽ lập phiếu chi. Hợp đồng kinh tế giữa Công ty và nhà cung cấp do Giám đốc ký. Nguyên vật liệu được mua chủ yếu được chuyển thẳng đến chân công trình, cũng có thể để ở kho Công ty. Sau khi vật tư đã được vận chuyển đầy đủ, người giao nhận và thủ kho sẽ lập “Biên bản giao nhận” (Phụ lục 2).
Khi nguyên vật liệu được đưa đến chân công trình, nếu là xuất ra từ kho Công ty thì căn cứ vào phiếu xuất kho, nếu là được vận chuyển thẳng đến công trình thì căn cứ vào “Hoá đơn bán hàng” (Phụ lục 3) để lập “Phiếu nhập kho” (Phụ lục 4). Phiếu nhập kho được lập riêng cho mỗi lần nhập và được lập thành 2 liên (liên 1 thủ kho ghi thẻ kho sau đó giao cho kế toán NVL, liên 2 do người giao hàng giữ).
Khi xuất nguyên vật liệu để sử dụng cho thi công công trình, tiến hành lập “Phiếu xuất kho” (Phụ lục 5) làm 2 liên (1 liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán, 1 liên đưa cho người nhận vật tư giữ).
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán khoản mục chi phí NVLTT, Công ty sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này phản ánh giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây lắp. TK 621 không có số dư cuối kỳ và sổ chi tiết được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
+ VD : 621 - TTHN : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thi công công trình trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Trị
Kèm theo giấy đề nghị tạm ứng là Hợp đồng kinh tế hoặc Bảng báo giá nguyên vật liệu
Trích hợp đồng kinh tế:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
Số: 32
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ vào Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào nghị định 17/HĐTB ngày 16/01/1990 quy định thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thoả thuận, thống nhất của 2 bên
Hôm nay này 11 tháng 11 năm 2007. Chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Người đại diện: Hoàng Kim Thận Chức vụ : Giám đốc
Ông : Nguyễn Thuận Văn Chức vụ: Nhân viên vật tư
Địa chỉ : 53 Lê Lợi, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Bên B: Công ty cổ phần gạch ngói Quảng Trị
Người đại diện: Ngô Văn Tha Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Km 10, Quốc lộ 9, thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Sau khi bàn bạc thống nhất hai bên cùng thoả thuận ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán gạch như sau”
Điều 1: Hàng hoá - số lượng - giá cả:
Bên B nhận bán cho bên A loại gạch 4 lỗ và gạch chỉ cho bên A thi công công trình theo nội dung sau:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
đ/viên
Thành tiền
1
Gạch 4 lỗ
Viên
56 000
785,181
43 970 136
2
Gạch chỉ
Viên
39 000
821,256
32 028 984
Cộng
75 999 120
Điều 2: Trách nhiệm của các bên:
Bên A:
- Nhận và xác nhận khối lượng, chất lượng cho bên B tại nơi giao hàng
- 15 ngày sau khi nhận hàng thì phải đối chiếu công nợ với bên B và thanh toán cho bên B đủ số tiền theo biên bản đối chiếu công nợ đó.
Bên B:
- Cung cấp gạch đúng, đủ số lượng theo yêu cầu của bên B
- Có trách nhiệm giao tận chân công trình
- Cấp hoá đơn GTGT khi bên A thanh toán xong tiền hàng
Điều 3:
……….
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Bảng số 2.2: Hợp đồng kinh tế
Trích chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 212
Tháng 11
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
…
…
….
…
…
….
634
16/11
Xi măng Cosoco cho công trình TTHN
621
331
104 000 000
635
17/11
Gạch cho công trình TTHN
621
331
74 999 129
…
…
…..
…
…
….
Cộng
739 047 000
Kèm theo 07 chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Bảng 2.3: Chứng từ ghi sổ
Trích sổ cái TK 621
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
QUÝ IV NĂM 2007
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
……………..
179
31/10
Thép dùng cho công trình TTHN
331
102 089 000
…
…
………….
180
31/10
Đá dăm công trình trường Lê Duẩn
331
55 999 120
212
30/11
Xi măng cho công trình TTHN
331
104 000 000
212
30/11
Gạch dùng cho công trình TTHN
331
75 999 120
213
30/11
Gạch lát công trình trường Lê Duẩn
331
103 650 500
…
….
………….
…
……..
249
31/12
Xi măng cho công trình TTHN
331
89 045 780
249
31/12
Thép cho công trình TTHN
152
74 057 890
….
….
……
…
…..
328
31/12
K/c CPNVLTT công trình TTHN
154
1 986 050 000
329
31/12
K/c CPNVLTT trường Lê Duẩn
154
754 965 000
…
….
……
…
……
Cộng
9 080 145 000
9 089 145 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bảng 2.4 Sổ cái TK 621
Trích sổ chi tiết TK 621:
SỔ CHI TIẾT TK 621
Tên công trình: Trung tâm hội nghị
Quý IV năm 2007
CT
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
567
7/10
Xi măng Bỉm Sơn
152
54 097 500
568
12/10
Thép phi 12, phi 6
331
102 089 000
…
…
………….
…
………
634
16/11
Xi măng COSCO
331
67 098 000
635
17/11
Gạch
331
104 000 000
….
…
………………
..
………
711
5/12
Gạch lát nền
331
125 000 670
…
…
…………
…
….
789
31/12
Xi măng Bỉm Sơn
331
135 089 000
31/12
K/c CP NVLTT quý IV
154
1 986 050 000
Cộng phát sinh quý IV
1 986 050 000
1 986 050 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.5 Sổ chi tiết TK 621
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, do đó lao động trong xí nghiệp chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất và các bộ kỹ thuật, còn cán bộ quản lý không nhiều. Ngoài ra, do nhu cầu của quá trình thi công mà các đội có thể thuê lao động ngoài.
Việc hạch toán đúng, đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc tính đúng lương, trả lương chính xác cho người lao động, khuyến khích người lao động hăng say làm việc cũng như góp phần vào việc tính toán chính xác, hợp lý giá thành công trình, quản lý tốt thời gian xây dựng và quỹ tiền lương của Công ty.
Hiện nay, lao động trong danh sách của Công ty gồm hai bộ phận:
Lao động trực tiếp tham gia sản xuất là công nhân trực tiếp xây dựng các công trình và cả công nhân điều khiển máy thi công. Những người này chủ yếu là kí hợp đồng dài hạn với Công ty và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động hiện có của Công ty. Bộ phận lao động trực tiếp thường được tổ chức thành các tổ như: tổ nề, tổ mộc, tổ sắt,… Đối với lực lượng lao động này Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm cho người lao động.
Theo hình thức này thì:
Tiền lương phải trả cho công nhân
=
Khối luợng công việc giao khoán hoàn thành
x
Đơn giá khoán
Đơn giá khoán là đơn giá nội bộ Công ty do phòng tổ chức và phòng kỹ thuật lập dựa trên cơ sở quy định của Nhà nước, sự biến động của thị trường hay điều kiện thi công của từng công trình cụ thể.
Lao động gián tiếp trong Công ty chủ yếu là nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội trưởng, tổ trưởng, thủ kho… các đội thi công. Tuy số lượng lao động này không nhiều nhưng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, là lực lượng nòng cốt tại Công ty. Công ty thường ký hợp đồng dài hạn với các đối tượng lao động này. Đối với đối tượng lao động này Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Theo hình thức này thì:
Tiền lương phải trả trong tháng
=
Mức lương cơ bản
x
Hệ số lương
x
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Số ngày công trong tháng
Đối với lao động thuê ngoài không nằm trong danh sách lao động của Công ty thi do các đội trưởng quản lý và trả lương theo hình thức khoán công việc.
* Chứng từ sử dụng:
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành
+ Bản thanh toán khối lượng hoàn thành
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương.
Chứng từ sử dụng đối với lao động thuê ngoài là :
+ Hợp đồng thuê nhân công
+ Các phiếu giao khoán
+ Biên bản nghiệm thu khối luợng thuê ngoài.
Dựa vào “Hợp đồng giao khoán” để tính tiền lương phải trả cho công nhân. Hợp đồng giao khoán được lập thành 2 bản: 1 bản giao cho bên giao khoán để theo dõi tình hình thực hiện công việc của bên nhận khoán và một bản cho bên nhận khoán
Trích hợp đồng giao khoán:
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Số: 57
Tên công trình: Trung tâm hội nghị
Hạng mục: Hàng rào
Tháng 11 năm 2007
Đại diện bên khoán: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Họ và tên: Lê Văn Tư Chức vụ: PGĐ thi công
Đại diện bên nhận khoán:
Họ và tên: Nguyễn Văn Rành Chức vụ: Tổ trưởng tổ nề
Phương thức giao khoán : khoán theo công việc
Điều 1: Nội dung công việc giao khoán
TT
Nội dung công việc
Đơn vị
Khối lượng
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Đào đât
m3
59
1,32
52 000
4 049 760
2
Xây móng bằng bờ lô
m3
74
1,02
39 000
2 943 720
3
Đổ bê tông giằng móng
m3
21
1,86
53 000
2 070 180
4
Xây hàng rào
m3
87
1,20
45 000
4 698 000
5
Quét sơn hàng rào
m3
97,5
0,98
58 000
5 541 900
Tổng cộng
19 303 560
Bảng 2.6: Hợp đồng giao khoán
Kết thúc tháng sản xuất nhân viên kỹ thuật cùng đội trưởng thi công tiến hành kiểm tra khối lượng công việc và lập Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (Phụ lục 6). Sau khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành của tháng thi công lập Bảng thanh toán khối lượng (Phụ lục 7).
Dựa vào công việc nhận khoán, đội trưởng, tổ trưởng tiến hành giao công việc và đôn đốc lao động trong tổ, đội thực hiện phần công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời để đảm bảo công bằng vào theo dõi sát sao tình hình lao động của từng công nhân tổ trưởng của từng đội tiến hành chấm công từng ngày trong tháng để tính lương.
Căn cứ vào Bảng thanh toán khối lượng và Bảng chấm công của từng tổ (Phụ lục 8), đội để tính lương cho người lao động.
Lương khoán từng nhân viên
=
Tổng số lương khoán
x
Hệ số lương
cơ bản
x
Số ngày công khoán
Hệ số chia lương
Trong đó :
Hệ số chia lương = a1b1 + a2b2 + …+anbn
ai: Hệ số lương cơ bản của người thứ i
bi: Số ngày công khoán của người thứ i
Trích bảng thanh toán tiền lương trực tiếp:
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TRỰC TIẾP
Tháng 11 năm 2007
Công trình: Trung tâm hội nghị
TT
Họ và tên
Hệ số LCB
Số ngày công
Tiền lương khoán
BH 6%
Thực lĩnh
1
Lê Văn Ánh
1,98
27
1 597 000
95 820
1 501 180
2
Nguyễn Viết Hào
2,12
28
1 773 380
106 400
1 666 980
3
Nguyễn Văn Lanh
2,08
24
1 491 360
89 480
1 401 880
…
………..
…
..
…….
…….
……..
…
……..
….
…
…..
……
……
11
Nguyễn Văn Vinh
2,18
30
1 953 825
117 230
1 836 595
Tổng cộng
38 021 730
2 281 303
35 740 427
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.7: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp
* Tài khoản sử dụng
TK 622: tài khoản chi phí nhân công trực tiếp. TK này được chi tiết cho từng công trình mà Công ty tiến hành thi công.
Đối với công nhân viên thuộc đối tượng quản lý và nằm trong danh sách lao động của Công ty thì Công ty sử dụng tài khoản 334 (TK tiền lương phải trả người lao động) để hạch toán tiền lương. Còn đối với lao động thuê ngoài thì Công ty sử dụng tài khoản 331 (TK phải trả người bán) để hạch toán. Điều này giúp phân loại được các khoản thanh toán cho lao động trong Công ty với lao động thuê ngoài. Sử dụng TK 334 để theo dõi tiền lương cho nhân viên Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán và trích BHXH, BHYT và KPCĐ. Còn đối với lao động thuê ngoài Công ty không tiến hành trích các khoản này mà tất cả đã được tính toán trong hợp đồng thuê nhân công.
* Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ về tiền lương (Bảng chấm công, Hợp đồng giao khoán, Bảng thanh toán khối lượng….) kê toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc và ghi chép, tính toán trên các bảng thanh toán lương sau đó làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết TK 622
Trích chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 215
Tháng 11
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
687
30/11
NCTT xây hàng rào công trình TTHN
662
334
19 303 560
688
30/11
NCTT lát nền TTHN
662
334
98 640 000
689
30/11
NCTT điện nướcTTHN
662
334
108 450 000
700
30/11
NCTT thuê ngoài TTHN
622
331
52 570 000
Cộng
278 963 560
Kèm theo 4 chứng từ gốc.
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Bảng 2.8: Chứng từ ghi sổ
SỔ CÁI TK 622
Quý IV năm 2007
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
GC
SH
NT
Nợ
Có
205
31/10
Lương tổ sắt công trình trung tâm hội nghị
334
92 090 600
205
31/10
Lương tổ nề công trình trung tâm hội nghị
334
175 896 000
…
..
………
….
…
215
30/11
Lương công nhân tổ lát nền công trình TTHN
334
98 640 000
216
30/11
Lương công nhân thuê ngoài công trình trường chính trị Lê Duẩn
331
54 980 000
…
…
…
..
..
262
31/12
Lương công nhân tổ nề công trình TTHN
334
143 904 000
328
31/12
K/c CP NCTT trường chính trị Lê Duẩn
154
482 876 000
329
31/12
K/c CP NCTT trung tâm hội nghị
154
526 680 000
…
…
…
…
…
Cộng quý IV
6 456 380 000
6 456 380 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bảng 2.9: Sổ cái TK 622
Trích sổ chi tiết TK 622
SỔ CHI TIẾT TK 622
Tên công trình: Trung tâm hội nghị
Quý IV năm 2007
CT
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
NT
SH
Nợ
Có
572
31/10
Lương CN tổ sắt
334
32 078 000
573
31/10
Lương CN thuê ngoài
331
67 580 000
…
…
………….
…
…..
687
30/11
Lương CN xây hàng rào
334
19 303 560
688
30/11
Lương CN lát nền
334
98 640 000
689
30/11
Lương CN điện nước
334
108 450 000
700
30/11
Lương CN thuê ngoài
331
52 570 000
…
…
…..
…
….
792
31/12
Lương CN tổ nề
334
97 967 000
793
31/12
Lương CN tổ mộc
334
33 450 900
…
…
…..
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí NCTT quý IV
154
526 680 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng 2.10: Sổ chi tiết TK 622
2.2.2.3 Chi phí sử dụng máy thi công
Trong sản xuất xây lắp khối lượng công việc rất lớn và diễn ra với cường độ cao vì vậy việc áp dụng máy móc thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Sử dụng máy thi công trong quá trình sản xuất có ý nghĩa kinh tế cao. Nó không những làm giảm bớt lao động trực tiếp mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm.
Tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị có rất nhiều loại máy thi công. Các loại máy thi công lớn như máy đào, máy xúc, máy ủi,… do phòng kế hoạch - vật tư của Công ty quản lý. Các loại máy thi công nhỏ như: máy đầm, máy trộn bê tông, máy khoan,… do các đội thi công tự quản lý. Khi các đội có nhu cầu sử dụng máy để phục vụ thi công công trình thì sẽ thông qua phòng Kế hoạch - vật tư và Ban giám đốc phê duyệt. Chi phí máy thi công liên quan đến công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó.
Hiện nay, tại Công ty có hai hình thức sử dụng máy thi công là sử dụng máy thi công của Công ty và máy thi công thuê ngoài.
* Tài khoản sử dụng
TK 623: tài khoản chi phí sử dụng tài khoản máy thi công. TK này được chi tiết thành các tiểu khoản như:
TK 6231: Chi phí nhân công.
TK 6232: Chi phí vật liệu.
TK 6234: Chi phí khấu hao
TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6237: Chi phí dịch vụ thuê ngoài
TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
* Chứng từ sử dụng
Đối với máy thi công của Công ty có những chứng từ sau:
Phiếu theo dõi hoạt động máy thi công
Bảng chấm công
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Hoá đơn mua nhiên liệu
Đối với máy thi công của Công ty thuê ngoài có những chứng từ sau:
Hợp đồng kinh tế
Bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
Hoá đơn giá trị gia tăng
2.2.2.3.1 Máy thi công của Công ty
Xe, máy thi công của Công ty khi phục vụ cho các công trình sẽ được
kiểm soát chặt chẽ bởi phòng kế hoạch - vật tư của Công ty. Chi phí sử dụng xe, máy thi công trong trường hợp này gồm: chi phí nhân công điều khiển máy thi công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số chi phí bằng tiền khác.
Chi phí nhân công điều khiển máy: được hạch toán dựa vào chứng từ ban đầu là Bảng chấm công do chính đội trưởng của công trình chấm cho công nhân điều khiển máy thi công và Phiếu theo dõi ca máy thi công. Kết thúc tháng, đội trưởng sẽ gửi các chứng từ này lên phòng kế toán. Kế toán dựa vào Bảng chấm công, Phiếu theo dõi ca máy thi công từ các đội thi công để tổng hợp thời gian và khối lượng công việc của công nhân điều khiển máy từ đó tính lương, các khoản trích BHYT, BHXH và KPCĐ của công nhân điều kiển máy thi công và được định khoản:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 – Các khoản trích theo lương
Chi phí nguyên vật liệu: dùng cho máy thi công chủ yếu là các nhiên liệu phục vụ cho việc vận hành máy như xăng, dầu….giá trị của chi phí này là giá mua không có thuế GTGT. Chứng từ dùng để hạch toán chi phí này là Phiếu xuất kho, Hoá đơn mua hàng…Chi phí này được tập hợp theo nguyên tắc chi phí phát sinh cho công trình nào, xe máy nào thì hạch toán vào công trình đó, xe máy đó và được định khoản:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 152,153,111 – Nguyên vật liệu phục vụ máy thi công
Chi phí khấu hao MTC: trong các loại máy thi công tại Công ty có những loại đủ tiêu chuẩn để xếp vào TSCĐ nhưng cũng có những loại không đủ điều kiện. Đối với những máy thi công là TSCĐ thì được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, hàng tháng kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao vào cuối tháng. Đối với những máy thi công không đủ điều kiện để xếp vào TSCĐ thì được phân bổ vào TK 242 (thực hiện phân bổ dần căn cứ vào thời gian dự định sử dụng).
Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì tính cho công trình đó theo tiêu thức phân bổ sau:
CPKH MTC phân bổ cho công trình TTHN
=
Tổng CPKH MTC
x
Số giờ máy tại công trình TTHN
Tổng số giờ máy chạy trong tháng
Hàng tháng tiến hành lập Bảng phân bổ khấu hao MTC (Phụ lục 9).
Trích phiếu theo dõi ca máy thi công:
PHIẾU THEO DÕI CA MÁY THI CÔNG
Từ này 1/11/2007 đến ngày 30/11/2007
Tên công trình: Trung tâm hội nghị tỉnh
Ngày
Người điều khiển
Máy thi công
Số giờ máy thực tế hoạt động
1/11
Nguyễn Văn Phương
Máy đào
8
9/11
Lê Hữu Thước
Máy xúc
6
…
…
….
..
22/11
Văn Hải Hoà
Máy đầm
12
….
…
…
…….
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Bảng 2.11: Phiếu theo dõi ca máy thi công
2.2.2.3.2 Máy thi công thuê ngoài
Trong trường hợp tại Công ty không có máy phù hợp để tiến hành thi công công trình thì Công ty thuê ngoài máy thi công. Máy thi công thuê ngoài thường thuê trọn gói cả máy móc và người điều khiển máy. Tổ, đội xác định công việc cần dùng đến máy thi công rồi chuyển lên phòng kế hoạch - vậ