LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNGTIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 3
I/ Những vấn đề chung về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 3
1. Khái niệm, ý nghĩa của lao động và các khoản trích theo lương.
1.1. Lao động. 3
1.2. Tiền lương. 3
1.3. Các khoản trích theo lương. 4
2. Quỹ tiền lương và các hình thức trả lương. 5
2.1. Quỹ tiền lương. 5
2.2. Hình thức trả lương. 7
2.3. Một số hình thức trả lương khác 8
II/ Nội dung kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 8
1. Nội dung hạch toán lao động. 8
1.1. Phân loại lao động. 8
1.2. Hạch toán lao động về mặt số lượng thời gian. 9
1.3. Hạch toán kết quả lao động. 10
2. Nội dung kế toán tiền lương. 10
2.1. Chứng từ sử dụng. 10
2.2. Tài khoản kế toán sử dụng. 11
3. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương. 13
3.1. Chứng từ sử dụng. 13
3.2. Tài khoản sử dụng. 14
3.3. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương. 14
CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY KÍNH ĐÁP CẦU. 16
I/ Khái quát chung về Công ty Kính Đáp Cầu. 16
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16
2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh donh và quy trình công nghệ. 17
2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty. 17
56 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Kính Đáp Cầu Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghệ, trang thiết bị, mở rộng dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao và phức tạp của khách hàng.
Song song với việc đổi mới công nghệ công ty không ngừng nghiên cứu, mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm ký được các hợp đồng với các khách hàng lớn trên thế giới, với số lượng lớn, tạo công việc ổn định cho nhân viên trong công ty tăng thu nhập cải thiện đIều kiện làm việc, tăng nguồn kinh doanh trong Công ty
Vì vậy trong những năm gần đây Công ty đã dạt được một số kết quả đáng kể biểu hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
Kết quả hoạt động của Công ty qua các năm.
ĐVT: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu
95.025
119.291
130.919
Lợi nhuận
4.028
4.501
5.481
Thu nhập BQ người/tháng
1.100
1.250
1.450
Nộp ngân sách
51.363
5.917
7.358
Giá trị tổng sản lượng
85.694
85.175
124.242
Nhìn vào biểu kết quả đạt được của Công ty trong 3 năm gần đây đã phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, nộp ngân sách Nhà Nước và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đã tăng đáng kể.
2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ:
2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Kính Đáp Cầu( Sơ đồ 3).
Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Giám đốc, giữ vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Công ty, nên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, giữ vai trò chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo đến từng phòng ban, đơn vị
Giúp Giám Đốc còn có 2 phó Giám đốc:
- Phó Giám đốc hành chính tiêu thụ chịu trách nhiệm về bộ phận hành chính và công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Các phó Giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về mặt sản xuất.
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất.
Công ty Kính Đáp Cầu là doanh nghiệp đầu tiên ở trong nước sản xuất kinh doanh các sản phẩm kính và sản phẩm sau kính. Sản phẩm của Công ty gồm có nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu là sản phẩm kính trắng. Công nghệ sản xuất do Liên Xô chuyển giao từ năm 1978, sau đó năm 1995 được cải tạo nâng cấp theo công nghệ của Hàn Quốc công suất từ 2,3 triệu m2 sản phẩm lên 3,8 triệu m2 sản phẩm trên năm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kính tấm xây dựng( Sơ đồ 4 )
Qua đó ta thấy: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty trải qua nhiều giai đoạn, liên tục, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Kính Đáp Cầu.
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Cơ cấu bộ máy kế toán được phản ánh qua sơ đồ sau: ( Sơ đồ 5)
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi Công ty. Giúp đỡ Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận. Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu chế độ quản lý trong Công ty.
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận như sau:
- Kế toán trưởng: Với chức năng là người giúp việc cho giám đốc và phụ trách chung chỉ đạo công tác tài chính kế toán doanh nghiệp, đối ngoại.
- Kế toán chi phí và tính giá thành: Xác định chính xác đối tượng tính giá thành. Tính giá thành theo thành phẩm và phân xưởng.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. Theo dõi từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng, từng loại thành phẩm hàng hoá tiêu thụ.
- Kế toán tiền lương, BHXH: Có nhiệm vụ tính lương vào sổ lương của cán bộ công nhân viên kịp thời, hàng tháng quyết toán kịp thời các cơ quan BHXH, phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kịp thời, chính xác.
- Kế toán TGNH: Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Kế toán tiền mặt ( thủ quỹ): Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, vốn bằng tiền khác, tổ chức thu nộp, thanh toán với ngân sách.
- Kế toán nguyên vật liệu: Tổ chức đánh giá phân loại vật liệu, CCDC, phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất kinh doanh. Định kỳ tiến hành kiểm kê.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi và phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác đầy đủ kịp thời số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tăng , giảm, phán ánh kịp thời giá trị hao mòn. Kiểm tra việc thực hiện khấu hao SCL và CPSCL phát sinh, tình hình kiểm kê đánh giá lại TSCĐ.
- Bộ phận vi tính: Quản lý, bảo dưỡng máy vi tính, lưu giữ dữ liệu phần mềm an toàn bí mật.
3.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại Công ty.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và việc áp dụng kế toán trên máy vi tính là một tất yếu. Mặt khác Công ty ngày càng phát triển quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, do đó khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều.Vì vậy hiện nay Công ty sử dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting. Hệ thống sổ sách kế toán Công ty đang sử dụng theo hình thức kế toán nhật ký chung.
Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ( Sơ đồ 6)
II. Thực trạng tổ chức kế toán lao động- tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty kính đáp cầu.
1. Tổ chức kế toán lao động- tiền lương tại Công ty.
1.1. Hạch toán lao động tại Công ty.
* Phân loại lao động.
Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có 910 người tạI các bộ phận và các phân xưởng.
Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Công ty đều tốt nghiệp Đại học và làm đúng chuyên môn của mình. Đội ngũ công nhân của Công ty phần lớn đều có tay nghề cao. Đây là điều kiện thuận lợi để tạo cho sự phát triển của Công ty. Công ty tổ chức quản lý người lao động tốt, xử lý vi phạm kỷ kuật nghiêm minh, có khen thưởng động viên những công nhân làm tốt công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ lao động của Công ty luôn hoàn thành kế hoạch được giao và đảm bảo chất lượng, cung cấp đầy đủ hàng hoá cho khách hàng.
* Hạch toán thời gian lao động.
Để ghi chép, theo dõi thời gian lao động, Công ty sử dụng “ Bảng chấm công” ( mẫu số 01-LĐTL). Thời gian lao động được phản ánh đầy đủ trên “ Bảng chấm công” của các dơn vị lập hàng ngày.
* Hạch toán kết quả lao động.
Kế toán sử dụng phiếu nghiệm thu thành phẩm, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành để hạch toán kết quả lao động.
1.2. Nội dung kế toán tiền lương tại Công ty.
1.2.1. Nội dung quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm:
- Tiền lương tính theo thời gian.
- Tiền lương tính theo sản phẩm.
- Tiềnlương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan.
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
- Tiền phụ cấp trách nhiệm.
1.2.2. Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương tại Công ty.
Hiện nay Công ty Kính Đáp Cầu áp dụng hai hình thức trả lương là: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho hầu hết tất cả cán bộ công nhân viên trong Công Ty, còn hình thức trả lương theo thời gian được tính, trả cho nhân viên trong những ngày nghỉ, phép, lễ tết.
a. Phương pháp tính lương theo thời gian.
Công ty tính lương thời gian cho cán bộ công nhân viên trả vào các ngày nghỉ phép theo chế độ.
- Công nhân trực tiếp sản xuất được nghỉ 14 ngày phép.
- Nhân viên hành chính được nghỉ 12 ngày phép ( Cứ 5 năm công tác được nghỉ thêm 2 ngày).
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc
Lương cơ bản
Lương thời gian = x số ngày nghỉ phép
Số ngày làm theo thời gian
Ví dụ 01: Anh Lê Quang Tuấn ở phòng Kế toán có:
Lương cơ bản = 290.000 x 1,92 = 556.800
Trong tháng 7 này anh Tuấn có 3 ngày nghỉ phép, vậy tiền lương thời gian của anh Tuấn sẽ được tính như sau:
Lương thời gian = x 3 = 64000
Chứng từ sử dụng để hạch toán lương thời gian là bảng chấm công và một số chứng từ khác như phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo làm thêm giờ.
b. Phương pháp tính lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng cho hầu hết cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Theo chỉ tiêu mà Tổng Công ty đưa ra: Cứ sản xuất được4.600.000 m2 kính/ năm( tương đương 383.000 m2 kính/ tháng theo kế hoạch thì được hưởng 1 hệ số lương = 600.000đ.
Số tiền của 1 hệ số lương thực tế
=
Sản lượng thực tế
x
600.000
Sản lượng kế hoạch
Lương sản phẩm = Số tiền thực tế của 1 hệ số lương x Hệ số chia lương
Ví dụ 02: Thực tế trong tháng 7 Công ty sản xuất được 383.000 m2 kính theo kế hoạch.
Suy ra: = = 600.000
Anh Nguyễn Khắc Nhượng ở tổ nấu ca A có hệ số chia lương là 2,56. Vậy tiền lương thực tế theo sản phẩm trong tháng 7 anh sẽ nhận được là:
600.000 x 2,56 = 1.591.000
c. Phương pháp tính thưởng.
Công ty Kính Đáp Cầu tính thưởng theo hệ số chia lương và hệ số hoàn thành công việc:
Loại A – Hệ số 1.
Loại B – Hệ số 0,95.
Loại C – Hệ số 0,9.
Loại 0 – Hệ số 0.
Quỹ lương còn lại trong năm( 18,5% ) = 1.745.000.000 sẽ được chia như sau:
= HSABC x HSCV x 12 = 29.084
Hệ số chia lương x Hệ số ABC x Số tháng làm việc trong năm
1.745.000.000
Tiền thưởng 1 hệ số = = 60.000
29.084
Vậy ta sẽ tính thưởng của từng người như sau:
Ví dụ: Cô Nguyễn Thị Chiến ở phòng kế toán sẽ có số tiền thưởng trong năm là:
Hệ số công việc x Hệ số ABC x Số tháng làm việc trong năm x Tiền thưởng
2,3 x 1 x 12 x 60.000 = 1.656.000
d. Phương pháp xác định tiền lương thực tế được hưởng của cán bộ công nhân viên.
Tiền lương
thực tế
=
Lương TG
(lương sp)
+
Tiền
thưởng
+
Lương ngừng
việc
+
Lương nghỉ
hưởng BHXH
+
phụ cấp
TN (nếu có)
Thu nhập thực lĩnh = Tiền lương thực tế - các khoản khấu trừ
(BHXH, BHYT, tạm ứng)
Ví dụ: Anh Nguyễn Quang Tuấn ở phòng kế toán có mức lương theo sản phẩm là 972.000, trong tháng 7 anh được hưởng 3 ngày với mức nghỉ là 100% lương
= x 3 = 64000
Tổng thu nhập của anh Tuấn được hưởng sẽ là:
972.000 + 64.000 = 1.036.000
Các khoản khấu trừ vào lương của anh Tuấn là:
BHXH, BHYT ( 6% ) = 33.000
Tạm ứng lương kỳ I trong tháng vào ngày 15/7/2003 là: 500.000đ
Lương ký II sẽ được lĩnh là:.
1.036.000 - 33.000 - 500.000 = 503.000
( Xem biểu 3 )
1.2.3. Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công (Biểu 1)
- Bảng phân bổ tiền luơng và BHXH (Biểu 2)
- Bảng thanh toán lương (Biểu 3)
1.2.4. Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 334: Phải trả CBCNV
- TK 111: Tiền mặt
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 641: Chi phí bán hàng
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Và một số tài khoản khác có liên quan
1.2.5. Sổ kế toán sử dụng tại Công ty.
Sổ tổng hợp: sổ cái TK 334, sổ cái tài khoản 338, sổ cái TK 111, sổ cái TK 622, sổ cái TK 627, sổ cái TK 641, sổ cái TK 642.
1.2.6. Trình tự kế toán tiền lương tại Công ty (Trích số liệu tháng 7/2003)
(1) Trong tháng 7 kế toán tính toán tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên và định khoản:
Nợ TK 622: 1.087.292.100
Nợ TK 627: 91.196.500
Nợ TK 641: 110.429.300
Nợ TK 642: 223.192.163
Có TK 334: 1.512.110.063
(2) Kế toán tính các khoản BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của người lao động và ghi sổ nhật ký chung theo định khoản:
(2a) Khối sản xuất:
Nợ TK 334: 17.971.000
Có TK 3383: 14.976.000
Có TK 3384: 2.995.000
(2b) Khối quản lý:
Nợ TK 334: 4.871.000
Có TK 3383: 4.058.000
Có TK 3384: 813.000
(3) Kế toán tính toán các khoản phải trả khác khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên như: các khoản tiền nhà, điện:
(3a) Khối sản xuất:
Nợ TK 334: 5.161.000
Có TK 1388(nhà): 1.794.000
Có TK 1388(điện): 3.367.000
(3b) Khối quản lý:
Nợ TK 334: 2.913.500
Có TK 1388(nhà): 925.500
Có TK 1388(điện): 1.988.000
(4) Trên cơ sổ bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán vào sổ nhật ký chung để trả tiền lương cho công nhân viên và định khoản:
(4a) Khối sản xuất:
Nợ TK 334: 660.593.000
Có TK 111: 660.593.000
(4b) Khối quản lý:
Nợ TK 334: 179.599.000
Có TK 111: 179.599.000
Sơ đồ hạch toán tiền lương tại Công ty( trích số liệu tháng 7/2003) (Xem sơ đồ 7)
2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty.
2.1. Nội dung các khoản trích theo lương tại Công ty:
- BHXH: Theo đúng quyết định của Nhà nước Công ty Kính Đáp Cầu trích nộp 20% trên quỹ lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn 5% trừ vào thu nhập của công nhân viên.
- BHYT: Công ty trích theo chế độ của Nhà nước là 3% trên quỹ lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ: Công ty trích 2% trên tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 05: Tháng 7/2003 quỹ lương cơ bản của Phòng kế toán tài chính là 6.983.200đồng, quỹ lương thực tế của phòng là 16.845.000đồng
BHXH phải nộp
- Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 6.983.200 x 15% = 1.047.480đ trừ vào lương của CBCNV: 6.983.200 x 5% = 349.160đ
Tổng số phải nộp : 1.396.640đ
BHYT phải nộp
- Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 6.983.200 x 2% = 139.664đ
- Trừ vào lương của CBCNV : 69.832đ
- Tổng số phải nộp : 209.496đ
Kinh phí công đoàn phải nộp: 16.845.000 x 2% = 336.900đ
Kế toán căn cứ vào các chứng từ chứng thực của bệnh viện để lập phiếu trợ cấp BHXH theo lương cơ bản và tỷ lệ % CBCNV được hưởng.
Lương cơ bản
+ Lương bình quân 1 ngày trợ cấp BHXH =
26
+ Số tiền hưởng
=
Lương bình quân
x
Tỷ lệ được
x
Số ngày nghỉ
BHXH
1 ngày trợ cấp BHXH
hưởng trợ cấp
hưởng BHXH
Ví dụ : Chị Vũ Minh Huệ ở phòng kế toán trong tháng 7 chị nghỉ ốm do thai sản 1 ngày và được hưởng 75% lương cơ bản (Biểu 5, 6)
Lương cơ bản là: 585.800
Lương bình quân 1 ngày là:
585.800
= 22.530đ
26
Số tiền nghỉ hưởng BHXH là : 22.530 x 1 x 75% = 16.898đ
2.2. Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH (biểu 4)
- Bảng thanh toán BHXH (biểu 5)
-Bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ (biểu 2)
2.3. Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
- TK 111: Tiền mặt.
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
- TK 138: Phải thu khác.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp khác.Và một số TK khác có liên quan.
2.4. Sổ kế toán sử dụng tại Công ty.
- Sổ cái TK 338, 334, 622, 627, 641, 642.
2.5. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty.
Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán vào sổ nhật ký chung theo định khoản:
(a) Nợ TK 622: 21.647.800
Nợ TK 627: 1.823.300
Nợ TK 641: 2.198.400
Nợ TK 642: 4.463.000
Có TK 3382: 30.133.343
(b) Nợ TK 622: 63.160.800
Nợ TK 627: 5.028.200
Nợ TK 641: 3.717.000
Nợ TK 642: 9.231.000
Có TK 3383: 81.137.600
(c) Nợ TK 622: 8.762.000
Nợ TK 627: 669.900
Nợ TK 641: 2.198.400
Nợ TK 642: 1.231.000
Có TK 3384: 11.158.500
Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tính toán các khoản
khấu trừ BHXH, BHYT vào lương của CBCNV, kế toán ghi:
(2a) Khối sản xuất:
Nợ TK 334: 17.971.000
Có TK 3383: 14.976.000
Có TK 3384: 2.995.000
(2b) Khối quản lý:
Nợ TK 334: 4.871.000
Có TK 3383: 4.058.000
Có TK 3384: 813.000
Kế toán thanh toán các khoản BHXH, BHYT, kế toán ghi:
(3a) Khối sản xuất:
Nợ TK 334: 17.971.000
Có TK 111: 17.971.000
(3b) Khối quản lý:
Nợ TK 334: 4.781.000
Có TK 111: 4.781.000
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương (trích số liệu tháng 7/2003) (Xem sơ đồ 8)
Chương III
Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện
công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Kính Đáp cầu.
I. Đánh giá chung về công tác kế toán lao động - Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
Bộ máy kế toán Công ty là lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao (100% trình độ Đại học), nhiệt tình năng động do vậy trong công tác kế toán của Công ty thể hiện rất nhiều mặt mạnh.
1. Những ưu điểm:
Thứ nhất: Công ty đã xây dựng được mô hình hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong việc sản xuất kinh doanh va tự tháo gỡ những vướng mắc tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự tháo gỡ những vướng mắc tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ công tác nhân sự cho đến công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty đều được chỉ đạo thông suốt và nhịp nhàng. Cán bộ có chuyên môn cao được sắp xếp làm việc phù hợp với khả năng, chuyên môn. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại, khai thác tối đa hiệu quả của máy móc và trình độ kỹ thuật của nhân viên nên sản phẩm của Công ty ra chất lượng ngày càng cao được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Thứ hai: Bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Các cán bộ kế tóan của Công ty đều có trình độ cao làm đúng chuyên môn và không ngừng được trang bị thêm kiến thức để đáp ứng kịp thời của phòng kế toán. Các cán bộ trong bộ máy kế toán được phối hợp với nhau có hiệu quả. Trong đó, kế toán tiền lương luôn nhận thấy được tầm quan trọng của mình, đã phân công trách nhiệm và hướng dẫn các tổ trưởng, phụ trách các tổ, đội sản xuất quản lý tốt các chứng từ hạch toán ban đầu về tiền lương như bảng chấm công, phiếu giao việc và bảng xác định khối lượng sản phẩm được hoàn thành.
Thứ ba: Công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản đúng quy định của chế độ, kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành đảm bảo đúng nguyên tắc về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép đầy đủ đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán đúng tiến bộ.
Bên cạnh để đạt được những thành tựu trên, em nhận thấy trong công tác kế toán tiền lương còn một vài tồn tại nhỏ sau:
2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
Thứ nhất: Về hạch toán tiền thưởng:
Hiện nay, cuối năm ngoài tiền lương, CBCNV vẫn được Công ty trả thêm một khoản tiền thưởng. Khoản tiền thưởng được tính theo hệ số thưởng (như đã trình bày ở phần II thực trạng). Vì vậy đây chỉ là hệ số lương bổ sung được phân phối dựa vào phần còn lại của quỹ lương sau khi thanh toán cho CBCNV mà vẫn thừa.
Cách tính này dựa trên quỹ lương theo sản phẩm nhập kho, tức là có liên quan đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của công nhân mà kế toán tiền lương và BHXH phân bổ song nó vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và công bằng cho tất cả người lao động trong toàn bộ Công ty.
Như vậy, nó làm mất đi ý nghĩ của tiền thưởng và không tạo được động lực kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản phẩm làm lợi nhất cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa bản chất của khoản tiền này là một khoản lương mà CBCNV được trả bổ sung, nó không có ý nghĩa như một khoản tiền thưởng như Công ty vẫn gọi.
Thứ hai: Về hệ thống sổ kế toán.
Theo chế độ kế toán hiện hành thì các doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ phải mở sổ chi tiết tài khoản TK 3382, TK 3383, TK 3384 để theo dõi riêng từng khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Kính Đáp Cầu Bắc Ninh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn nêu một số ý kiến để góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
* ý kiến thứ nhất: Về hạch toán tiền thưởng.
Như đã nói ở trên, cách tính thưởng như vậy không có tác dụng khuyến khích người lao động mấy, nó làm mất đi ý nghĩa của tiền thưởng. Thực chất của khoản tiền này là tiền lương chưa trả hết, vì vậy nó làm một khoản tiền lương phụ. Theo em Công ty nên thay đổi tên khoản lương thưởng này là khoản tiền phụ cấp lương để đúng với bản chất của khoản chi trả tiền và phù hợp với phương pháp hạch toán hiện nay của Công ty.
Còn khoản tiền thưởng của người lao động vẫn có người lao động được thưởng với điều kiện họ làm thừa sản phẩm quy định và có sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, khoản tiền này được trích ra từ quỹ khen thưởng.
*ý kiến thứ hai:
Công ty cũng nên mở sổ chi tiết các tài khoản 3382, 3383, 3384 để theo dõi riêng từng khoản phải thanh toán với các cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ.
Đó là toàn bộ ý kiến đóng góp của em, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty, đặc biệt tìm hiểu thực tế về công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Nhằm hoàn thiện hơn về kế toán theo hình thức và Công ty áp dụng.
Kết luận
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi công tác quản lý kế toán doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tế để tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, phát huy hết vai trò của kế toán trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau 2 tháng thực tập tại Công ty Kính Đáp Cầu Hà Nội vì điều kiện thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết có hạn. Luận văn này mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Từ đó thấy được những mặt cố gắng, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời cũng xin nêu ra một số ý kiến cá nhân của bản thân nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S : Đỗ Thị Phương, các thầy cô trong khoa kết toán trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội và các cán bộ công tác tại Công ty Kính Đáp Cầu đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2004.
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán lao độngtiền lương và các khoản trích theo lương. 3
I/ Những vấn đề chung về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 3
Khái niệm, ý nghĩa của lao động và các khoản trích theo lương.
Lao động. 3
Tiền lương. 3
Các khoản trích theo lương. 4
Quỹ tiền lương và các hình thức trả lương. 5
Quỹ tiền lương. 5
Hình thức trả lương. 7
Một số hình thức trả lương khác 8
II/ Nội dung kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 8
Nội dung hạch toán lao động. 8
Phân loại lao động. 8
Hạch toán lao động về mặt số lượng thời gian. 9
Hạch toán kết quả lao động. 10
Nội dung kế toán tiền lương. 10
Chứng từ sử dụng. 10
Tài khoản kế toán sử dụng. 11
Nội dung kế toán các khoản trích theo lương. 13
Chứng từ sử dụng. 13
Tài khoản sử dụng. 14
Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương. 14
Chương II: Thưc trạng kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Kính Đáp Cầu. 16
I/ Khái quát chung về Công ty Kính Đáp Cầu. 16
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16
Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh donh và quy trình công nghệ. 17
Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty. 17
Quy trình công nghệ. 18
Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Kính Đáp Cầu. 18
Tổ chức bộ máy kế toán. 18
Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại Công ty. 19
II/ Thực trạng tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Kính Đáp Cầu. 20
Tổ chức kế toán lao động tiền lương tại Công ty. 20
Hạch toán lao động tại Công ty. 20
Nội dung kế toán tiền lương tại Công ty. 21
Nội dung quỹ tiền lương. 21
Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương tại Công ty. 24
Chứng từ kế toán sử dụng. 24
Tài khoản kế toán sử dụng. 24
Sổ kế toán sử dụng tại Công ty. 24
Trình tự kế toán tiền lương tại Công ty. 24
Nội dung kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty. 26
Nội dung kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty. 26
Chứng từ kế toán sử dụng. 27
Tài khoản kế toán sử dụng. 27
Sổ kế toán sử dụng tại Công ty. 28
Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty. 28
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty kính Đáp Cầu. 30
I/ Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 30
Những ưu điểm. 30
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán 31
lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
II/ Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Kính Đáp Cầu Bắc Ninh. 32
Kết luận. 33
Sơ đồ 7: hạch toán tiền lương tại công ty
(trích số liệu tháng 7/2003)
TK111 tk334 tk 622,627,641,642
(4) (1)
tk 338
(2)
tk 138
(3)
Sơ đồ 8: hạch toán toán các khoản trích theo lương
(trích số liệu tháng 7/2003)
tk 338 tk 334 tk111
(2) (3)
tk 622,627,641,642
(1)
Biểu 8:
Công ty kính Đáp Cầu Bắc Ninh
Bộ phận: Phòng Tài chính - Kế to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT542.doc