*LỜI MỞ ĐẦU
*PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và hạch toán hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp thương mại
1.1 Những đặc điểm xuất khẩu hàng hoá và yêu cầu quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp .
1.1.1 Khái niệm và những đặc điểm xuất khẩu hàng hoá
a) Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
b) Những đặc điểm xuất khẩu hàng hoá
1.1.2 Những yêu cầu quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp .
1.2. Vai trò của kế toán và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá .
1.3. Những nội dung cơ bản và phương pháp kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp .
PHẦN II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN .
2.1Đặc điểm chung của công ty xuất nhập khẩu khoáng sản .
2.1.1Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
a)Cơ cấu bộ máy quản lý
b)Tình hình hoạt động kinh doanh cuả công ty trong hia năm 1998 và 1999.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
a)Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
b)Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.2 Thực tế công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty
2.2.1 Các phương thức xuất khẩu và trình tự , thủ tục xuất khẩu hàng hoá
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu .
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN
3.1 Nhận xét , đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1.1 Ưu điểm
3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục
3.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán xuất khẩu tại công ty
* PHẦN KẾT LUẬN
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua công tác kế toán. Công tác kế toán cung cấp các thông tin, phản ánh chính xác và khách quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết, nắm bắt một cách thường xuyên kịp thời và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, từ đó thúc đẩy quá trình kinh doanh, nâng cao khả năng sử dụng vốn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lí, từ tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán, đối với các doanh nghiệp kinh doanh muốn tổ chức tốt công tác kinh doanh của mình nhằm thu được nhiều lợi nhuận thì việc cải tiến , hoàn thiện hạch toán là một vấn đề cấp bách .
Thấy rõ được tình hình trên , sau quá trình nghiên cứu học tập tại trường và qua tìm hiểu các nghiệp vụ kinh tế trong thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản em đã lựa chọn đề tài :
“Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản”
Bản luận văn này sẽ đề cập những ý kiến phân tích so sánh các nguyên lý cơ bản về ngiệp vụ kế toán xuất khẩu với thực tiễn hoạt động tại công ty xuất khẩu khoáng sản và bước đầu thử tìm những nhận xét , kiến nghị hoàn thiện với ý nguyện góp một chút tâm huyết cho quá trình phát triển chuyên ngành cũng như nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu.
Nội dung chủ yếu của bài luận văn được trình bày theo bố cục :
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và hạch toán hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp thương mại hiện nay .
Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản .
Phần III : Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản.
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và hạch toán hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp thương mại
1.1 Những đặc điểm xuất khẩu hàng hoá và yêu cầu quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp.
1.1.1.Khái niệm và những đặc điểm xuất khẩu hàng hoá
a) Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá là quá trình bán hàng hoá ra nước ngoài căn cứ váo các hợp đồng kinh tế đã được ký kết .
b) Đặc điểm chung của xuất khẩu:
Vì xuất khẩu là việc bán hàng hoá ra nước ngoài nên có những đặc điểm riêng khác biệt và phức tạp hơn việc bán hàng trong nước:
-Thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước nên khó kiểm soát , mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn , việc thanh toán được tiến hành bằng nhiều hình thức phức tạp , đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có khả năng thanh toán trên thị trường quốc tế như USD, GBP, DEM, GPY, FRF...vì thế kinh doanh xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và thị trường ngoài nước .
-Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau nên ngôn ngữ, tôn giáo , phong tục tập quán , chính trị, pháp luật (chính sách ngoại thương), trình độ quản lý ở mỗi quốc gia cũng khác nhau . Do vậy ngôn ngữ ttrong hợp đồng cần phải thống nhất và dễ hiểu.
-Vì khoảng cách địa lý xa , hàng hoá phải vận chuyển trên quãng đường dài nên mọi phương tiện vận tải như vận tải đường không, đường biển , đường sắt và đường bộ đều có thể được sử dụng và hàng hoá xuất khẩu cũng cần phải được bảo quản tốt để đáp ứng với điều kiện khí hậu khác nhau nhằm tránh mất mát về số lượng và hỏng về chất lượng trong quá trình vận chuyển .
-Hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao , mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu tiêu dùng từng khu vực , từng quốc gia trong từng thời kỳ. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu là những hàng hoá thuộc lợi thế so sánh của mỗi nước .
-Ngoài yếu tố chính trị hoặc nghĩa vụ quốc tế thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu quan tâm đến những hàng hoá có giá trị thực hiện trên thị trường thế giới lớn hơn gía trị thực hiện trong thị trường nội địa .
1.1.2 Những yêu cầu quản lý hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp
-Yêu cầu đầu tiên là phải nắm chắc và kịp thời những thông tin về thị trường , về tình hình sản xuất trtong nước cũng như nhu cầu hàng hoá của phía nước ngoài.
-Yêu cầu tiếp theo là phải chọn đối tượng giao dịch phù hợp để ký kết hợp đồng .
-Một yêu cầu nữa đó là khi tham gia ký kết hợp đồng phải nắm vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, có kiến thức chuyên môn về hợp đồng ngoại thương , nắm vững những thông lệ quốc tế trong quan hệ ngoại thương .
-Yêu cầu tiếp theo là việc dự thảo và phân tích hợp đồng phải chặt chẽ chính xác đồng thời phải đảm bảo các điều khoản của hợp đồng được rõ ràng , đầy đủ và hợp pháp , đảm bảo quyền lợi tối đa cho công ty.
-Yêu cầu cuối cùng là đối với việc thực hiện hợp đồng phải luôn bám sát các điều khoản của hợp đồng, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng phù hợp với hợp đồng như việc giao hàng đúng thời hạn , hoàn thành các thủ tục hải quan và hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hoá để bên nhập khẩu có thể thanh toán đúng thời hạn .
1.2 Vai trò của kế toán và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá
Kế toán không chỉ làm công việc tính toán ghi chép thuần tuý về vốn , nguồn vốn và quá trình tuần hoàn của vốn mà là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin , là công cụ thiết yếu để quản lý vĩ mô.
Như vậy nếu nhấn mạnh về mặt sử dụng thông tin thì kế toán là một phương pháp thông tin cần thiết cho quản lý kinh doanh có hiệu quả và dùng để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức , mọi doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán không chỉ thể hiện việc thu nhận thông tin về các hoạt dộng tài chính trong đơn vị mà còn thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động đó .
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá vừa có ý nghĩa đối với công tác kế toán vừa có ý nghĩa đối với công tác quản lý. Trong công tác kế toán , việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu góp phần thực hiện triệt để hạch toán kinh doanh gắn liền với lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất của cá nhân ,đơn vị. Việc chi tiết hoá các tiểu khoản nhằm phản ánh một cách tỉ mỉ , cụ thể hơn tình hình biến động tài sản của đơn vị và giúp việc ghi chép vào sổ sách kế toán đơn giản , rõ ràng và mang tính thuyết phục hơn , giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc góp phần tăng năng suất lao động của nhân viên kế toán. Ngoài ra việc hoàn thiện này còn tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu giữa các sổ sách kế toán được thuận lợi hơn và tạo điều kiện cho việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán .
Như vậy việc hoàn thiện công tác kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong kinh doanh ,ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3 Những nội dung cơ bản và phương pháp kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp
1.3.1 Các giai đoạn của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
-Giai đoạn thu mua hàng trong nước để xuất khẩu :
-Giai đoạn bán hàng ra nước ngoài :
1.3.2 Các phương thức kinh doanh hàng xuất khẩu
-Xuất khẩu theo nghị định thư :
-Xuất khẩu tự cân đối :
1.3.3 Các hình thức xuất khẩu
-Xuất khẩu trực tiếp
-Xuất khẩu uỷ thác
1.3.4 Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu
-Phương thức nhờ thu :
+Nhờ thu phiếu trơn
+Nhờ thu kèm chứng từ
-Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
-Phương thức chuyển tiền .
-Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ hay mở tài khoản
-Phương thức thư đảm bảo trả tiền
-Séc
-Hối phiếu
1.3.5 Phương thức tính giá:
Hiện nay các loại giá giao hàng được sử dụng phổ biến theo quy định của INCOTERMS-90. Một trong các loại giá được áp dụng thường xuyên nhất là FOB , CIF, C&F, C&I.
* Cách thức quy định giá :
-Giá cố định
-Giá quy định sau
-Giá di động
-Giá linh hoạt
1.3.6 Phương pháp kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng trong hạch toán xuất khẩu:
-Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn thương mại, Vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận số lượng, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Bảng kê đóng gói, Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Ngoài ra kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sử dụng những chứng từ như phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho , các chứng từ vận chuyển bốc dỡ hàng hoá, giấy báo nợ , giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi...
Các tài khoán sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu
-Tài khoản 156, 151, 157, 131, 133, 331, 413, 511, 632, 521, 531, 532, 641, 642, 911, 111, 112, 3333.
c) Tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu.
- Khi vận chuyển hàng hoá đem đi xuất khẩu:
+ Xuất kho trực tiếp:
Nợ TK 157
Có TK 156 Giá xuất kho hàng xuất khẩu
+ Mua hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu
Nợ TK 157 Trị giá hàng xuất khẩu
Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131: Giá thực tế hàng xuất khẩu
- Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ kế toán ghi:
+ Phản ánh trị giá vốn hàng tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 157
+ Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu
Nợ TK 112 (1122), 131 : Giá bán (tỷ giá hạch toán)
Nợ (Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 511 : Doanh thu xuất khẩu (TGTT)
-Thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 333(3333) Thuế xuất khẩu phải nộp
-Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu , giảm giá, hàng bán bị trả lại
Nợ TK 521, 532 ,531 : Số bị giảm trừ
Nợ TK 333(3331) : Thuế VAT đầu ra
Có TK 112(1122), 131 : Giá thanh toán
+Phản ánh giá vốn của hàng bị trả lại nhập kho
Nợ TK 156
Có TK 632 Trị giá hàng bị trả lại
-Phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641, 642 : Các khoản chi phí
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112
-Khi báo cáo năm quyết toán được duyệt, căn cứ váo quyết định xử lý số chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên TK 413, kế toán ghi
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính Hoặc Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá
-Cuối kỳ tiến hành kết chuyển
+ Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 521, 531,532
+Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511
Có TK 911
+Kết chuyển gía vốn hàng tiêu thụ
Nợ TK 911
Có TK 632
+Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Nợ TK 911
Có TK 641,642
+Kết chuyển phần chênh lệch tỷ giá sau khi đã xử lý
Nợ TK 911
Có TK 811
Hoặc Nợ TK 711
Có TK 911
+Kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
+Kết chuyển lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911
-Hàng quý , căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế về số thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch
Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Khi nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước ghi:
Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111,112
*Hạch toán xuất khẩu uỷ thác:
*) Hạch toán nhận xuất khẩu uỷ thác:
Doanh nghiệp nhận xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác sẽ được hưởng phần hoa hồng xuất khẩu uỷ thác do hai bên thoả thuận. Số tiền hoa hồng được ghi doanh thu xuất khẩu
-Khi nhận hàng của bên nhờ xuất khẩu :
Nợ TK 003 ” Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”
-Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và thu được tiền hoặc được tính là hàng xuất khẩu
Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 331 : Phải trả người bán
-Xác định số hoa hồng xuất khẩu uỷ thác
Nợ TK 331 : Phải trả người bán
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (Hoa hồng)
-Tiền thuế xuất khẩu doanh nghiệp nộp hộ được hạch toán vào TK 138 “ Phải thu khác”
Nợ TK 138 (1388) : Phải thu khác
Có TK 111,112
-Thuế doanh thu tính trên hoa hồng được hưởng
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : Thuế nộp NSNN
-Chi phí xuất khẩu mà doanh nghiệp nộp hộ
Nợ TK 138 ( 1388): Phải thu khác
Hoặc Nợ TK 331 : Phải trả người bán ( trừ vào số tiền phải trả)
Có TK 111,112
-Khi kết thúc hợp đồng, tiến hành thanh lý hợp đồng:
Nợ TK 331 : Phải trả khách hàng
Có TK 138 : Phải thu khác
Có TK 111,112
-Chi phí xuất khẩu doanh nghiệp phải chịu ghi ( Chi phí trả lương)
Nợ TK 641
Có TK 111,112,141,331,334,338,...
Các bút toán kết chuyển doanh thu, kết chuyển chi phí, xác định kết quả kinh doanh về hoạt động xuất khẩu uỷ thác hạch toán tương tự xuất khẩu trực tiếp
Phần II : Thực trạng tổ chức hạch toán các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản.
2.1 Đặc điểm chung của công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản ( MIMEXCO ) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty khoáng sản Việt Nam . công ty được thành lập theo quyết định số 359 QĐ/Bộ công nghiệp nặng TC ngày 08 tháng 12 năm 1990 của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng.
Hiện tại công ty hoạt động theo điều lệ của hội đồng quản trị Tổng công ty khoáng sản Việt Nam phê duyệt số 296 QĐ/HĐQT ngày 16 tháng 05 năm 1997.
Tên chính thức của công ty là “Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản”. Và trong giao dịch quốc tế có tên “MINERALS IMPORT- EXPORT COMPANY” được viết tắt là “MIMEXCO” .
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 6 Phạm Ngũ Lão Hà nội .
Trải qua quá trình 10 năm tồn tại và phát triển của công ty, có thể khái quát lại như sau: Từ một đơn vị được thành lập mới hoàn toàn, vốn ban đầu được nhà nước cấp rất ít ỏi , công ty đã phải vận dụng nhiều hình thức khác nhau để nhân tăng số vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động , để đạt được kết quả kinh doanh mỗi năm một tăng trưởng (bình quân xấp xỉ 25%/năm)
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Vốn cố định
Vốn lưu động
Doanh thu
Tổng nộp NS
1991
35,185
0
390,581
61,308
1999
354,016
3266,158
35570,363
14104,725
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các ngành nghề sau :
-Trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng chế biến từ các khoáng sản bao gồm các loại quặng, kim loại, phi kim loại, hợp kim, hoá chất và vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư ,phụ tùng thăm dò địa chất, khai thác tuyển khoáng, luyện kim, vận tải và các mặt hàng tiêu dùng khác.
-Liên kết sản xuất kinh doanh các loại khoáng sản trên cơ sở nhu cầu của thị trường.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty :
a) Cơ cấu bộ máy quản lý :
Công ty có bộ máy làm việc tương đối gọn nhẹ , chỉ bao gồm 12 người nhưng hoạt động khá hiệu quả .
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch KD
Phòng kế toán TC
Văn phòng công ty
Nhận lệnh điều hành
Tác động qua lại
b) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 1998- 1999:
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
Đơn vị 1000 USD
Mặt hàng
1998
1999
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
Thiếc thỏi
5806,162
5431,531
-374,631
-6,4
Quặng Cromit
1039,100
250,230
-788,87
-75,9
Quặng sắt
1342,05
3089,680
1747,63
130,22
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường xuất khẩu
Đơn vị : 1000 USD
Nước
1998
1999
Malaisia
4303,887
3045,598
Trung quốc
3170,304
3727,300
Nhật bản
276,040
118,776
Lào
530,443
1429,366
Mỹ
549,897
Anh Quốc
102,931
320,110
Russia
317,472
Đài loan
421,935
Italia
206,344
Bảng kết quả kinh doanh của công ty năm 1998 - 1999
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
ĐVị
1998
1999
Chênh lệch
Tăng(giảm)
Tỷ lệ%
1. Tổng DThu
VNĐ
21388043127
35493890605
14105847478
65,9
Dthu hàng XK
VNĐ
985312696
1298242351
312929655
31,7
2.Tổng kim ngạch XNK
USD
9693729
10670138
976409
10,07
Kim ngạch xuất khẩu
USD
9355437
9458405
102968
1,1
3. Tổng lợi tức trước thuế
VNĐ
626897959
234295715
(392602244)
(62,6)
4. Thuế lợi tức
VNĐ
282104081,55
105433071,75
(176671009,8)
(62,6)
5. Lợi tức sau thuế
VNĐ
344793873.45
128862643,25
(215931230,2)
(62,6)
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán :
a) Tổ chức bộ máy kế toán của công ty :
Phòng kế toán tài chính của công ty được thành lập nhằm tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức tài chính công ty, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ hạch toán trong toàn công ty , thực hiện việc ghi sổ sách kế toán các hoạt động kinh tế phát sinh tại công ty . Đồng thời tiến hành kiểm tra và tổng hợp số liệu để lập báo cáo toàn công ty theo đúng pháp lệnh và chế độ kế toán cuả nhà nước ban hành . Tiến hành đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kế toán toàn công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vốn, vốn bằng tiền, tscđ, công nợ
Kế toán kho, mua bán hàng
b) Đặc điểm công tác kế toán tại công ty :
Xuất phát từ đặc điểm là một đơn vị kinh doanh thương mại theo mô hình hoạt động tập trung công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký sổ cái.
Trình tự hạch toán nhật ký sổ cái:
Chứng từ gốc
N.K sổ cái
Sổ chi tiết
Sổ NK quỹ
B.C kế toán
Bảng TH chi tiết
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối kỳ
2.2 Thực tế công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty :
2.2.1 Các phương thức xuất khẩu và trình tự, thủ tục xuất khẩu hàng hoá
Công ty thường xuất khẩu hàng hoá dưới hình thức xuất khẩu uỷ thác là chính . Bên cạnh đó hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng có nhưng không đáng kể .
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty
-Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp
+Khi mua hàng nhập kho để chuẩn bị xuất khẩu kế toán ghi:
Nợ TK 156
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331,141
+Khi xuất kho hàng hoá để gửi đi xuất khẩu : Nợ TK 632
Có TK 156
Đồng thời kết chuyển giá vốn
Nợ TK 911
Có TK 632
+Cuối kỳ xác định doanh thu hàng xuất khẩu cùng với thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 111,1121,1122,131
Có TK 511
Nợ TK 511
Có TK 333
-Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác
+Khi nhận hàng của bên giao uỷ thác kế toán ghi
Nợ TK 003: Tổng trị gía hàng nhận uỷ thác
+ Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và thu được tiền hàng về kế toán ghi:
Nợ TK 1122 Tổng trị giá hàng XK theo tỷ giá
Có TK 331 hạch toán
+ Khi tính doanh thu hoa hồng uỷ thác , kế toán trừ vào khoản phải trả bên giao uỷ thác
Nợ TK 331: Tổng trị giá hoa hồng được hưởng
Có TK 511: 90% trị giá hoa hồng uỷ thác
Có TK 333: 10% trị giá hoa hồng uỷ thác
Nợ (Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá
+ Chi phí xuất khẩu doanh nghiệp nộp hộ đơn vị nhờ uỷ thác
Nợ TK 131
Có TK 111,1121,1122
+ Thuế xuất khẩu doanh nghiệp nộp hộ cho đơn vị nhờ uỷ thác
Nợ TK 331
Có TK 333
+Khi thanh lý hợp đồng kế toán ghi
Nợ TK 331
Có TK 111,112,131
+Chi phí xuất khẩu doanh nghiệp phải chịu
Nợ TK 641
Có TK 111,112,141,331,334,338
Cả hai nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu uỷ thác , đén cuối kỳ công ty đều phải xác định doanh thu thuần để kết chuyển về tài khoản 911 nhằm xác định kết quả kinh doanh và đồng thời cũng tiến hành kết chuyển chi phí trong quá trình xuất khẩu .
Phần III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ
xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
3.1. Nhận xét, đánh giá về hoạt động xuất khẩu kinh doanh
3.1.1 Ưu điểm:
- Công tác kế toán của công ty được tổ chức khá quy củ , có kế hoạch sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới nên đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ và chính xác . Công ty đã lựa chọn, tinh giảm đảm bảo đội ngũ nhân viên kế toán của công ty có đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ của mình .
-Việc tổ chức sổ sách kế toán là hình thức nhật ký sổ cái và phòng kế toán của công ty đã sử dụng máy vi tính vào việc ghi chép phản ánh số liệu trên sổ kế toán .
Chứng từ ban đầu mà công ty sử dụng đúng với biểu mẫu của bộ tài chính ban hành từ phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn , phiếu xuất, nhập kho .. Điều này đã góp phần quan trọng cho công việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và số liệu trên sổ kế toán .
3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục:
Do đội ngũ cán bộ công nhân viên gọn nhẹ nên trong công tác cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu người. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của bộ máy kế toán . Nghiệp vụ hạch toán của công ty thường được đơn giản hoá , rút gọn. Chính vì thế mà dễ gây nhầm lẫn , khó hiểu:
VD: Khi gửi hàng đi xuất khẩu , kế toán hạch toán :
Nợ TK 632
Có TK 156
Đồng thời ghi: Nợ TK 911
Có TK 632
Như vậy khi nhìn vào bút toán trên ta dễ lầm tưởng là hàng gửi đi xuất khẩu đã được tiêu thụ rồi vậy thì nếu xảy ra trường hợp hàng bị trả lại thì sẽ rất rắc rối do phải liên quan đến tài khoản “ Giá vốn hàng bán 632” tiếp thêm đó lại phải xác định lại kết quả hoạt động kinh doanh ở TK 911.
-Trong nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác nếu phát sinh chi phí trả hộ bên giao uỷ thác kế toán ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111,112...
Bút toán này là chưa hợp lý vì TK 131 phản ánh khoản phải thu của khách hàng , nếu kế toán hạch toán như vậy sẽ không phân biệt đâu là khoản phải thu của người mua hàng, đâu là khoản phải thu ở người giao uỷ thác . Như vậy sẽ rất dễ gây ra nhầm lẫn giữa khoản phải thu của người giao uỷ thác với khoản phải thu của khách hàng và ngược lại .
-Khi hạch toán doanh thu uỷ thác kế toán ghi:
Nợ TK 111,1122
Có TK 511
Lại một thiếu sót nữa là doanh thu bán hàng ghi chung cùng với doanh thu uỷ thác trên cùng một taì khoản . Như vậy sẽ rất khó khăn để xác định được lỗ hay lãi trong hoạt động kinh doanh đối với từng nghiệp vụ riêng rẽ, sẽ không biết được chính xác hàng hoá nào thu được nhiều lợi nhuận và hàng hoá nào không hoặc ít lãi để có chiến lược kinh doanh phù hợp
-Khi nộp thuế xuất khẩu hộ đơn vị nhờ uỷ thác kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 333
Sau đó nếu đi nộp thuế kế toán ghi
Nợ TK 333
Có TK 111,112
Rồi chuyển lại hoá đơn cho đơn vị nhờ uỷ thác để cuối năm họ xác định thuế đầu ra với thuế đầu vào . Bút toán 2 này dễ hiểu nhầm là đơn vị nộp thuế xuất khẩu trực tiếp khi xuất hàng chứ không phải là nộp hộ thuế .
-Về sổ kế toán , có một số loại sổ phản ánh chưa được đầy đủ , rõ ràng, dễ hiểu các nội dung cần phản ánh và bố cục của sổ vẫn chưa khoa học lắm.
Trong công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu , sau khi áp dụng thuế GTGT, công ty có một số bút toán thay đổi :
-Khi mua hàng để xuất khẩu đưa về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 156: Trị giá hàng hoá
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331...
-Khi mua hàng để xuất khẩu rồi chuyển thẳng xuất khẩu kế toán ghi :
Nợ TK 632: Trị giá hàng hoá
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331...
3.2 ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện
-Khi mua hàng gửi bán thẳng không qua kho hay gửi đi xuất khẩu kế toán ghi vào TK 157 vì tài khoản 632 chỉ dùng để phản ánh hàng giao thẳng tay ba hoặc giá vốn khi đã xác định tiêu thụ :
Nợ TK 157
Nợ TK 133
Có TK 111,112,113
-Khi xuất kho gửi hàng đi xuất khẩu kế toán hạch toán
Nợ TK 157
Có TK 156
- Khi nào nhận được tiền thanh toán, hạch toán
Nợ TK 632
Có TK 157
- Nếu nộp hộ các chi phí cho đơn vị giao uỷ thác ghi:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
Không thông qua TK 331 và TK này để phản ánh trị giá hàng nhận uỷ thác phải trả lại cho đơn vị giao uỷ thác và TK 333 vì TK 333 phản ánh số thuế mà DN phải nộp.
- TK 511 nên chia thành TK cấp hai để phản ánh chi tiết
TK 5111: Doanh thu bán hàng
TK 5113: Doanh thu uỷ thác (Hoa hồng uỷ thác)
Trong đó doanh thu bán hàng nên tách thành hai tài khoản cấp ba.
TK 5111: Doanh thu bán hàng trong nước
TK 51113: Doanh thu bán hàng xuất khẩu
- TK 333 nên tách thành hai TK cấp hai.
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
TK 3333: Thuế XK phải nộp.
- TK 131 tách thành hai TK cấp hai
TK 1311: Phải thu của khách hàng trong nước
TK 1312: Phải thu của khách hàng ngoài nước.
- TK 632 nên mở thành hai TK cấp hai để theo dõi cụ thể giá vốn của từng hoạt động:
TK 6321: Giá vốn hàng XK
TK 6322: Giá vốn hàng tiêu thụ trong nước
Tổ chức công tác hạch toán kế toán là một vấn đề cấp bách có tính thời sự trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế đặc biệt trong điều kiện đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta .Cùng với quá trình phát triển kinh tế , hệ thống kế toán Việt Nam đã được thay đổi để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và các thông lệ quốc tế . Song với sự đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý kinh tế , công tác tổ chức hạch toán kế toán phải ngày càng hoàn thiện hơn nhằm tăng hiệu lực của thông tin kế toán , tăng cường vai trò của hạch toán kế toán trong quản lý kinh tế của đơn vị.
Chính vì vậy để tổ chức và quản lý hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại là phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán hoạt động xuất khẩu. Chúng ta có thể nói rằng việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán hoạt động xuất khẩu là một đòi hỏi tất yếu nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của đơn vị đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân .
Qua sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận cơ bản được học ở nhà trường với thực tế khách quan về hoạt động kế toán xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản em đã cơ bản hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài :
"Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản"
Do phạm vi nghiên cứu đề tài rộng , thời gian và trình độ có hạn hơn nữa xuất khẩu lại là một lĩnh vực mới mẻ đối với bản thân nên luận văn tuy hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những sai sót , em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn .
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Thế Dũng - người đã rất nhiệt tình hướng dẫn em, cùng với các cô chú trong phòng kế toán công ty xuất nhập khâủ khoáng sản, đặc biệt là chú Nguyễn Duy Dương - kế toán trưởng công ty đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này .
Mục lục
*Lời mở đầu
*Phần nội dung
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0416.doc