Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 9

I. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 9

1. Chi phí sản xuất 9

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 9

1.2 Phân loại chi phí sản xuất 10

2. Giá thành sản phẩm 13

2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 13

2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 14

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15

II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16

1. Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ và trình tự của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16

2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18

2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18

2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19

3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 22

3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22

3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 23

3.3 Hạch toán chi phí trả trước 24

3.4 Hạch toán chi phí phải trả 27

3.5 Hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng 29

3.6 Hạch toán chi phí sản xuất chung 31

3.7 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 33

4. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 36

4.1 Tài khoản sử dụng 36

4.2 Trình tự hạch toán 37

5. Tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp 38

5.1 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 38

5.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 39

5.3 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 39

5.4 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục 39

5.5 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ 41

6. Tổ chức hệ thống sổ sách phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 41

PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI 47

I. Tổng quan về công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 47

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 47

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 49

3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 52

a. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ 52

b. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình sản xuất 52

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 54

a. Tổ chức bộ máy kế toán: 54

b. Chế độ kế toán áp dụng 56

II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 58

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 58

1.1 Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CPDP Hà Nội 58

1.2 Hạch toán chi phí sản xuất 61

2. Tính giá thành sản phẩm 96

2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 96

2.2 Quy trình tính giá thành 96

PHẦN III - HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI 101

I. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội 101

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội 108

1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện 108

1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện 108

1.2 Nguyên tắc hoàn thiện 109

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội 110

3. Điều kiện thực hiện 117

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

 

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty, thực hiện đầy đủ công việc ghi chép, hạch toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Trong đó: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành Kế toán tiền mặt và tạm ứng, vay CBCNV Kế toán TGNH kiêm kế toán một phân xưởng Kế toán phân xưởng Kế toán kho kiêm công nợ phải trả và TSCĐ Kế toán thuế kiêm công nợ phải thu Thủ quỹ Sơ đồ 13: Mô hình bộ máy kế toán công ty CPDP Hà Nội Kế toán trưởng: là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất phòng kế toán. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán chi phí – giá thành, có nhiệm vụ tổ chức, phân công công việc cho các nhân viên kế toán phù hợp với năng lực và yêu cầu, theo dõi giám sát công việc của các kế toán viên, lập sổ tổng hợp, báo cáo tài chính xác định kết quả kinh doanh của công ty, giúp giám đốc và giải trình các báo cáo kế toán với hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và các cơ quan quản lý cấp trên. Kế toán tiền mặt, tạm ứng và vay cán bộ công nhân viên: có nhiệm vụ cập nhật mọi phát sinh thu chi bằng tiền mặt, lập các báo cáo thống kê, lập bảng kê chi lãi hàng tháng, theo dõi tiền tạm ứng, tiền vay và lập hợp đồng vay. Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán phân xưởng Đông Dược: theo dõi các khoản tiền gửi tại các ngân hàng mà công ty mở tài khoản, lập và quản lý các sổ chi tiết liên quan, thực hiện các giao dịch thanh toán, các khoản phát sinh qua ngân hàng, làm thủ tục mở thư tín dụng và thanh toán thư tín dụng sau khi đã kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, thường xuyên đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng, kiểm tra các khoản nợ ngân sách để có kế hoach chi trả kịp thời và đúng hạn. Tập hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng đông dược, cuối tháng chuyển số liệu để tính giá thành sản phẩm. Kế toán phân xưởng: chịu trách nhiệm theo dõi mọi phát sinh về sản phẩm sản xuất ra của phân xưởng Viên và phân xưởng Mắt, quản lý tiền lương, tài sản cố định cũng như vật rẻ tiền của hai phân xưởng, xác định chính xác số sản phẩm nhập kho và dở dang tại phân xưởng, cuối tháng chuyển số liệu để tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán kho kiêm công nợ phải trả, tài sản cố định: theo dõi toàn bộ nguyên vật liệu, bao bì của công ty, theo dõi thành phẩm nhập kho. Theo dõi và nhập xuất toàn bộ tài sản cố định, vật rẻ tiền, công cụ dụng cụ. Chịu trách nhiệm toán bộ các khoản phải trả của công ty với khách hàng về ủy thác xuất nhập khẩu cũng như khách hàng nội địa. Hàng tháng đối chiếu số liệu với các thủ kho của công ty và lên báo cáo xuất nhập tồn về giá trị của kho toàn công ty. Kế toán thuế kiêm công nợ phải thu: theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty Vĩnh Tâm, cập nhật các hóa đơn bán hàng ký gửi, nhập khẩu ủy thác, theo dõi tiền trả cho các hợp đồng ngoại, hóa đơn nội, theo dõi chi tiết công nợ từng khách hàng, chịu trách nhiệm lập bảng kê thanh toán tiền với Vĩnh Tâm, lập bảng kê chi tiết thuế hàng mua và hàng bán, quyết toán toàn bộ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản trị mạng, lưu trữ số liệu trên máy chủ Thủ quỹ: quản lý số tiền mặt thực tế tại công ty, thu và chi tiền khi có các nghiệp vụ phát sinh như chi lương, thưởng, chi mua hàng, nộp tiền vào ngân hàng, thu tiền hàng, tiền đặt cọc của khách hàng,… theo dõi tiền mặt trên sổ quỹ, cuối tháng đối chiếu với kế toán tiền mặt. Công ty CPDP Hà Nội hiện nay đang thực hiện công tác tổ chức hạch toán kế toán một cách tương đối chuẩn theo quy định của Nhà nước. b. Chế độ kế toán áp dụng Về chứng từ kế toán: Công ty áp dùng chế độ chứng từ theo quyết định 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ bắt buộc như chứng từ lao động tiền lương, bán hàng, hàng tồn kho, tiền tệ , tài sản cố định. Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ mang tính chất hướng dẫn như giấy đề nghị tạm ứng,… Về hệ thống tài khoản: công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định 1141TC/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết phù hợp với yêu cầu, đặc điểm sản xuất kinh doanh. Về tổ chức hệ thống sổ sách: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đây là hình thức sổ đơn giản nhưng đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán và quản lý của công ty. Về tổ chức hệ thống báo cáo: công ty đang sử dụng hai hệ thống báo cáo là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính được lập định kỳ vào cuối quý, cuối năm. Hệ thống báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho mục đích quản lý như Báo cáo chi phí giá thành, Báo cáo về chi phí lãi vay, Báo cáo hàng tồn kho… được lập vào cuối tháng hoặc khi có nhu cầu Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2004 phục vụ cho công tác kế toán của mình. Đây là phần mềm được viết phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác của thông tin. Kế toán viên chỉ việc cập nhật các chứng từ hạch toán đầu vào của các phần hành liên quan, dữ liệu kế toán sẽ được lưu giữ trên máy tính dưới dạng tệp dữ liệu và tự động kết xuất thông tin theo nhu cầu của kế toán viên cũng như nhu cầu quản lý. Chứng từ gốc Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty CPDP Hà Nội Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ Nhật ký chung tại công ty CPDP Hà Nội II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 1.1 Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CPDP Hà Nội a. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là một bộ phận được tính vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó quản lý chi phí sản xuất là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã có những biện pháp cụ thể nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của mình. Về cơ bản chi phí sản xuất của công ty bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các nguyên vật liệu, dược liệu là thành phần chính để tạo nên các sản phẩm như paracetaniol, clophenoramin, cloroxide, tetracyclin, vitamin B1, codein photphat, epphedrin hydroclorid… - Chi phí nguyên vật liệu phụ và động lực: bao gồm các tá dược cần thiết như amidon, tinh bột sắn, canxi cacbonat, magie cacrbonat…để sản xuất sản phẩm, các loại bao bì, chai lọ… và chi phí điện, hơi, nước phục vụ sản xuất. - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm tiền lương khoán tính theo sản phẩm, tiền lương theo chế độ, các khoản tiền mang tính chất lương như phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp ca ba, các khoản chi phí lương liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất thử sản phẩm mới. - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích lập chiếm 25% tổng số lương và phụ cấp lương. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh số khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ của các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất của công ty. - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí như chi phí dịch vụ điện thoại, điện tín, chi các khoản liên quan đến sản xuất được chi bằng tiền như văn phòng phẩm, các khoản bồi dưỡng vận chuyển… Tuy nhiên, nếu căn cứ vào vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục ứng với các khoản mục trong giá thành sản phẩm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp trong đó gồm chi phí lương và chi phí khác - Chi phí sản xuất chung b. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông dược, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm có tính chất tương tự nhau, quy trình sản xuất thuốc khá đơn giản, các loại thuốc được sản xuất theo công thức có sẵn, sử dụng vật tư theo định mức kỹ thuật do phòng kỹ thuật quy định do đó chi phí sản xuất được theo dõi, tập hợp theo từng sản phẩm, cuối tháng kế toán chi phí giá thành tập hợp, phân bổ các chi phí để tính giá thành. Các bộ phận thuộc đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các sản phẩm do phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông Dược hoàn thành và một số ít các sản phẩm được sản xuất thử của phòng nghiên cứu sản xuất nhỏ. c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Để phù hợp với đối tượng tập hợp, công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, với kỳ hạch toán là hàng tháng, do đó đã đáp ứng được nhu cầu theo dõi phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất. d. Khái quát quy trình tập hợp chi phí sản xuất Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, công ty sử dụng các tài khoản - TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622: chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: chi phí sản xuất chung - TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng và phiếu nhập để tính khối lượng nguyên vật liệu thừa nhập trở lại kho, kế toán lập phiếu sản xuất đồng thời nhập thành phẩm hoàn thành từ phân xưởng vào kho và lập phiếu nhập kho. Cuối tháng, dựa vào phiếu sản xuất và sản phẩm dở dang đầu kỳ, kế toán phân xưởng tính ra sản phẩm dở dang cuối kỳ, giá trị sản phẩm dở dang được tính dựa trên giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất. Dựa trên bảng thanh toán tiền lương của các phòng ban phân xưởng do phòng tổ chức hành chính lập, kế toán chi phí và giá thành tập hợp và tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm. Đồng thời tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức đã định. Sau đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành thực hiện tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất dở dang cho thành phẩm và bán thành phẩm. Bước thực hiện cuối cùng là nhập vào bảng tính giá thành và lên thẻ tính giá thành, báo cáo giá thành. Với việc sử dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2004, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất được hỗ trợ rất nhiều, giảm nhẹ khối lượng công việc của các kế toán viên. Cụ thể là: - Căn cứ vào phiếu sản xuất, phần mềm kế toán sẽ tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mặt hàng. - Dựa vào định mức tiền lương và số lượng sản phẩm nhập kho (lấy từ phiếu nhập) phần mềm sẽ tự động tính ra chi phí lương cho mỗi sản phẩm. - Sau khi có phân bổ chi phí sản xuất chung theo phân xưởng và định mức tiền lương cho từng sản phẩm máy tính sẽ hỗ trợ công tác lên bảng tính giá thành trên cơ sở các số liệu đã tập hợp từ các tài khoản tương ứng. - Khi đã tính được giá thành các sản phẩm, với câu lệnh có sẵn máy tính sẽ tự động áp giá lên các phiếu nhập, xuất thành phẩm. Sơ đồ quy trình: Phiếu xuất NVL, phiếu sản xuất, phiếu nhập kho thành phẩm, nguyên vật liệu thừa, báo cáo dở dang cuối kỳ, các bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao… Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154, 155 Nhật ký chung Báo cáo tài chính Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 155 Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Kế toán viên thực hiện Máy tính thực hiện Sơ đồ 15: Quy trình tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2 Hạch toán chi phí sản xuất 1.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Đặc điểm và phương pháp tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng cho việc chế tạo sản phẩm. Tùy vào đặc điểm cụ thể về sản xuất mà mỗi doanh nghiệp có cơ cấu, chủng loại cũng như nhu cầu về nguyên vật liệu khác nhau. Công ty CPDP Hà Nội với đặc trưng là sản xuất các loại dược phẩm nên nguyên vật liệu chủ yếu là các loại tá dược, hóa chất, phụ liệu,…được chia thành hai nhóm chính là: nguyên vật liệu chính và phụ liệu Nguyên vật liệu chính là các dược liệu là thành phần cơ bản cấu thành sản phẩm, phần lớn là quý hiếm, có loại phải nhập từ nước ngoài như paracetaniol, clophenoramin, cloroxide,… rất nhiều nguyên liệu có hoạt tính sử dụng trong thời gian nhất định. Phụ liệu là các thành phần phụ, được pha chế theo tỉ lệ quy định để tạo ra các tác dụng phụ như thay đổi mùi vị, màu sắc, độ tan. Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu: công ty sử dụng nguyên tắc giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu. Theo đó, giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức: Giá nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua + Chi phí thu mua, bảo quản + Thuế nhập khẩu (1) Vì công ty thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên giá mua không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp đơn vị bình quân trên cơ sở giá thực tế nhập kho: Giá NVL xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân (2) Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân Giá trị nguyên vật liệu (tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ) = (3) Số lượng nguyên vật liệu (tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ) Cuối kỳ giá trị nguyên vật liệu tồn kho được tính bằng cách lấy giá trị tồn đầu kỳ cộng (+) với giá trị nguyên vật liệu nhập trong kỳ trừ (-) giá trị xuất trong kỳ. Giá trị nguyên vật liệu xuất trong kỳ phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được kế toán phân xưởng theo dõi hàng ngày qua phiếu sản xuất và tập hợp cuối tháng cho từng loại sản phẩm của từng phân xưởng. Từ đó kế toán chi phí và giá thành thực hiện tập hợp chung cho toàn công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp từ các phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông Dược và phòng nghiên cứu sản xuất nhỏ (đối với những sản phẩm đang nghiên cứu và được sản xuất thử thành công). b. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan. Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực tế dùng để sản xuất sản phẩm. Tài khoản có kết cấu: - Bên Nợ: phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ - Bên Có: phản ánh chi phí nguyên vật liệu thừa nhập trở lại kho, và kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. c. Quy trình hạch toán Phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lên kế hoạch cho sản xuất, quyết định định mức sản xuất cho từng phân xưởng, từng sản phẩm, phát lệnh sản xuất. Khi có lệnh xuất kho, phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Biểu số 02: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội LỆNH XUẤT KHO Số phiếu: 696 Số lệnh: PV0696 Ngày 10 tháng 3 năm 2006 Người nhận hàng: Đơn vị: PX 001 – Phân xưởng Viên Mặt hàng: 9061 Vitamin B1 06 100v Số lô 11 Số lượng 7800000 Nội dung: Stt Mã kho Tên vật tư Hàm lượng Đvt S.l đmvt 7800000 S.lượng 7800000 Ngày xuất Ghi chú 1 021 2094 – Thiamine mononitrat 98.56 Kg 78 79,14 10/03/06 2 03 3004 – Tinh bột sắn Kg 330 330 10/03/06 3 03 3003 – Bột talc DD Kg 240 240 10/03/06 4 021 2057 – Magnesi stearat Kg 3,5 3,5 10/03/06 5 04 4154 – Nước RO Lít 225 225 10/03/06 6 021 2056 – Lactoza Kg 32 32 10/03/06 7 021 2045 – Gelatin Kg 9 9 10/03/06 8 03 3032 – Parafin Kg 12 12 10/03/06 9 04 4003 – Bông mỡ Kg 12 12 10/03/06 10 04 4052 – Lọ nhựa 15ml Bộ 77064 77064 10/03/06 11 03 3081 – Nhãn Vitamin B1 100 06 Cái 77064 77064 10/03/06 12 04 4145 – Hòm Vitamin B1 06 Cái 193 193 10/03/06 13 03 3089 – Băng đảm bảo Cái 386 386 10/03/06 14 04 4002 – Băng dính to Cuộn 4 4 10/03/06 15 04 4197 – Túi PE80x100cm kg 4 4 10/03/06 Đặc điểm kỹ thuật PHÂN XƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH Phiếu xuất kho nguyên vật liệu được lập thành 03 liên, một liên giao cho phân xưởng, một liên giao cho thủ kho, một liên dùng để lưu. Khi xuất, trên phiếu xuất chỉ ghi số lượng vật tư xuất dùng, cột đơn giá và thành tiền được tính vào cuối kỳ sau khi đã tính đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất kho theo công thức (3). Việc áp giá xuất cho nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện vào cuối kỳ với sự hỗ trợ của phần mềm tự động áp giá theo câu lệnh đã được lập trình sẵn. Biểu số 03: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội Số phiếu: 696 Số lệnh: PV0696 Số lô: 11 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 03 năm 2006 Người nhận hàng: Đơn vị: PX001 – Phân xưởng Viên Địa chỉ: Nội dung: Stt Mã kho Tên vật tư Hàm lượng Đvt Sl đmvt 7800000 Sl 7800000 Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 021 2094 – Thiamine mononitrat 98.56 Kg 78,00 79,14 2 021 2057 – Magnesi stearat Kg 3,50 3,50 3 021 2056 – Lactoza Kg 32,00 32,00 4 021 2045 – Gelatin Kg 9,00 9,00 122,50 123,64 Xuất ngày….tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Trong đó: cột 8,9 đến cuối tháng mới tính ra đơn giá, thành tiền Thủ kho dựa trên lệnh xuất kho và phiếu xuất kho để xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng theo định mức, nguyên vật liệu được sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Hàng ngày dựa vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu và phiếu nhập vật tư thừa vào kho, kế toán phân xưởng lập phiếu sản xuất cho từng sản phẩm. Phiếu sản xuất dùng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho sản xuất. Do mỗi sản phẩm của công ty có một công thức sản xuất riêng, quy định sản phẩm được cấu thành bởi những nguyên vật liệu chính riêng biệt, nên mỗi sản phẩm có một mẫu phiếu sản xuất cố định, trên đó ghi rõ các thành phần cấu thành và đơn vị tính tương ứng. Biểu số 04: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội PHIẾU SẢN XUẤT Từ ngày đến ngày Sản phẩm: Vitamin B1 06 100v – 9061 Kiểm soát:11 Sl kế hoạch: 7.800.000 Sl nhập kho: Tên hàng Đơn vị Số lượng Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 2045 – Gelatin Kg 9,00 2056 – Lactoza Kg 32,00 2057 – Magnesi stearat Kg 3,50 2094 – Thiamine mononitrat Kg 79,14 3003 – Bột talc DD Kg 240,00 3004 – Tinh bột sắn Kg 330,00 3032 – Parafin Kg 12,00 3081 – Nhãn Vitamin B1 100 06 Cái 77.064,00 3089 – Băng đảm bảo Cái 386,00 4002 – Băng dính to Cuộn 4,00 4003 – Bông mỡ Kg 12,00 4145 – Hòm Vitamin B1 06 Bộ 77.064,00 4052 – Lọ nhựa 15ml Cái 193,00 4154 – Nước RO Lít 225,00 4197 – Túi PE80x100cm kg 4,00 Z nl KH BQ: 3.90 Tổng cộng: Z nl Thực tế BQ: Ngày …tháng…năm… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) Trong đó: cột 4,5 đến cuối tháng mới tính đơn giá và thành tiền. Nguyên vật liệu được kế toán viên phân xưởng theo dõi trên các phiếu xuất, được đối chiếu qua sổ chi tiết vật tư và thẻ kho và thông qua các bảng kê phiếu sản xuất Mỗi khi các tổ trong phân xưởng tiêu dùng nguyên vật liệu chính cho sản xuất, tổ trưởng tổ pha chế của phân xưởng đó phải theo dõi chi tiết trên các “Hồ sơ luân chuyển sản phẩm theo lô mẻ” hay “Hồ sơ lô”. Hồ sơ này phải được quản đốc kỹ thuật kiểm tra trước khi sản xuất để đảm bảo các tỷ lệ chuẩn theo kỹ thuật, chất lượng. Cuối tháng, sau khi đã có giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ta tính được cột thành tiền của các nguyên vật liệu trên phiếu xuất, phiếu sản xuất. Sau đó căn cứ vào phiếu sản xuất, kế toán chi phí và giá thành tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng sản phẩm. Khi đó: Chi phí NVL xuất cho sản xuất = Số lượng NVL xuất dùng x Giá xuất NVL (4) Ví dụ: Với sản phẩm Vitamin B1 06 100v, ngày 10/03 xuất nguyên vật liệu để sản xuất, lập phiếu xuất kho số 696 trên đó chỉ có số lượng, cột giá và thành tiền cuối tháng mới tính được nhờ công thức (2). Phiếu xuất kho gồm ba phiếu xuất nhỏ chi tiết cho từng kho nguyên vật liệu, mỗi kho tương ứng với một tài khoản chi tiết về nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện dễ dàng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu xuất kho là nguyên vật liệu hóa chất hay là hòm, nhãn, hộp giấy… Biểu số 05: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội Số phiếu: 696 Số lệnh: PV0696 Số lô: 11 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 03 năm 2006 Người nhận hàng: Đơn vị: PX001 – Phân xưởng Viên Địa chỉ: Nội dung: Stt Mã kho Tên vật tư Hàm lượng Đvt Sl đmvt 7800000 Slượng 7800000 Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 021 2094 – Thiamine mononitrat 98.56 Kg 78,00 79,14 253.609,1 20.070.620 2 021 2057 – Magnesi stearat Kg 3,50 3,50 36.866,05 129.031 3 021 2056 – Lactoza Kg 32,00 32,00 13.726,54 439.249 4 021 2045 – Gelatin Kg 9,00 9,00 65.627,82 590.650 21.229.551 Xuất ngày….tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Biểu số 06: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 03 năm 2006 Số phiếu: 696 Số lệnh: PV0696 Số lô: 11 Người nhận hàng: Đơn vị: PX001 – Phân xưởng Viên Địa chỉ: Nội dung Stt Mã kho Tên vật tư H.lượng Đvt Sl đmvt 7800000 Slượng 7800000 Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 04 4154 – Nước RO Lít 225 225 596,73 134.264 2 04 4003 – Bông mỡ Kg 12 12 25.551,68 306.620 3 04 4052 – Lọ nhựa 15ml Bộ 77.064 77.064 83,55 6.438.697 4 04 4145 – Hòm Vitamin B1 06 Cái 193 193 3.020 582.860 5 04 4002 – Băng dính to Cuộn 4 4 5.093,57 20.374 6 04 4197 – Túi PE80x100cm Kg 4 4 31.041,69 124.167 7.606.893 Xuất ngày….tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Biểu số 07: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội Số phiếu: 696 Số lệnh: PV0696 Số lô: 11 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 03 năm 2006 Người nhận hàng: Đơn vị: PX001 – Phân xưởng Viên Địa chỉ: Nội dung: Stt Mã kho Tên vật tư Hàm lượng Đvt Sl đmvt 7800000 Slượng 7800000 Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 03 3004 – Tinh bột sắn 98.56 Kg 330 330 5.687,16 1.876.763 2 03 3003 – Bột talc DD Kg 240 240 4.886,69 1.172.806 3 03 3032 – Parafin Kg 12 12 12.314,98 147.780 4 03 3081 – Nhãn Vitamin B1 Kg 77.064 77.064 5,17 398.421 5 03 3089 – Băng bảo đảm Cái 386 386 5,55 2.142 3.597.911 Xuất ngày….tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Các phiếu xuất kho trên là cơ sở để lập phiếu sản xuất dưới đây và là cơ sở ghi sổ đồng thời vào sổ chi tiết TK 621 (dòng 1,2,3) và Nhật ký chung. Trên phiếu sản xuất đồng thời sẽ ghi số lượng kế hoạch và số lượng sản phẩm nhập kho. Biếu số 08: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội PHIẾU SẢN XUẤT Từ ngày 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006 Sản phẩm: Vitamin B1 06 100v – 9061 Kiểm soát:11 Sl kế hoạch: 7.800.000 Sl nhập kho: Tên hàng Đơn vị Số lượng Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 2045 – Gelatin Kg 9,00 65.627,82 590.650 2056 – Lactoza Kg 32,00 13.726,54 439.249 2057 – Magnesi stearat Kg 3,50 36.866,05 129.631 2094 – Thiamine mononitrat Kg 79,14 253.609,1 20.070.620 3003 – Bột talc DD Kg 240,00 4.886,69 1.172.806 3004 – Tinh bột sắn Kg 330,00 5.687,16 1.876.763 3032 – Parafin Kg 12,00 12.314,98 147.780 3081 – Nhãn Vitamin B1 100 06 Cái 77.064,00 5,17 398.421 3089 – Băng đảm bảo Cái 386,00 5,55 2.142 4002 – Băng dính to Cuộn 4.,00 5.093,57 20.374 4003 – Bông mỡ Kg 12,00 23.551,68 306.620 4145 – Hòm Vitamin B1 06 Cái 193,00 3.020 582.860 4052 – Lọ nhựa 15ml Bộ 77.064,00 83,55 6.438.697 4154 – Nước RO Lít 225,00 596,73 134.264 4197 – Túi PE80x100cm kg 4,00 31.041,69 124.167 Z nl KH BQ: 3.90 Tổng cộng: 32.434.445 Z nl Thực tế BQ: Ngày …tháng…năm… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) Ngoài ra trong tháng 03 còn có một phiếu sản xuất, xuất nguyên vật liệu để hoàn thành lô sản xuất số 10 bắt đầu vào tháng trước. Phiếu sản xuất này được lập trên cơ sở phiếu xuất kho số 695 xuất các nguyên vật liệu ở kho 03 và kho 04. Biếu số 09 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội PHIẾU SẢN XUẤT Từ ngày 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006 Sản phẩm: Vitamin B1 06 100v – 9061 Kiểm soát:10 Sl kế hoạch: Sl nhập kho: 7.816.800 Tên hàng Đơn vị Số lượng Giá Thành tiền 1 2 3 4 5 3032 – Parafin Kg 12,00 12.314,98 147.780 3081 – Nhãn Vitamin B1 Cái 77.064,00 5,17 398.421 3088 – Phiếu kiểm tra Cái 193,00 15,67 3.025 3089 – Băng đảm bảo Cái 386,00 5,55 2.142 4002 – Băng dính to Cuộn 4,00 5.093,57 20.374 4003 – Bông mỡ Kg 12,00 25.551,68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36430.doc
Tài liệu liên quan