Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ

Mở đầu. 1

Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ. 4

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh . 6

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty . 6

1.4. Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty . 7

Phần 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Phú Thọ. 10

2.1. Đặc điểm và vấn đề quản lý lao động, tiền lương tại Công ty. 10

2.2. Hạch toán số lượng lao động, kết quả lao động và thời gian lao động tại Công ty . 21

2.3. Kế toán tiền lương tại Công ty . 28

2.4. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ . 35

Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ. 45

3.1. Đánh giá chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ 45

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ 49

3.3. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty . . 50

3.4. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ 51

3.5. Điều kiện thực hiện . 55

Kết luận. 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng thêm: Kđc = K1 + K2 = 1 + 0,3= 1,3 Trong đó: Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm. K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng. K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. * Công ty giao khoán định mức đối với các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa do vậy, tiền lương được chi trả định mức theo hợp đồng lao động đã ký. Các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa cố gắng tổ chức thêm dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho CBCNV, Công ty không khống chế thu nhập tối đa. - Thời gian xét nâng bậc: Người lao động phải có ít nhất là 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 xét duyệt một lần; phải có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1.78 trở lên kể từ thời điểm xếp lương hoặc nâng lương trước đó. Trong thời hạn này người lao động phải hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm pháp luật, kỷ luật lao động hay đạo đức nghề nghiệp Người thuộc diện nâng lương phải qua kỳ thi sát hạch theo thông tư 04 ngày 04/04/1998 của Bộ LĐTB-XH. Thi nâng bậc đối với công nhân là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc mà người đó đang đảm nhận. c. Một số chế độ khác: Chế độ tiền thưởng. Tại Công ty tiền thưởng thực chất là khoản tiền nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì vậy đây là khoản thu nhập thêm nhằm khuyến khích người lao động trong sản xuất kinh doanh cho nên Công ty đã xây dựng quy chế tiền thưởng gồm thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ. Thưởng thường xuyên gồm: Thưởng tiết kiệm vật tư và thưởng do tăng năng suất lao động. Thưởng định kỳ gồm: Thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng nhân dịp lễ tết. Việc áp dụng chế độ tiền thưởng một cách đúng đắn và hợp lý đã khuyến khích được cán bộ, công nhân trong công ty làm việc hăng say và có trách nhiệm mỗi khi có nhiệm vụ được giao. Chế độ trả lương làm thêm giờ: Khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì giờ làm thêm được trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường và được trả bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày nghỉ tuần hoặc ngày lễ. 2.1.3. Nội dung Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của Công ty Cổ phẩn Vận tải ô tô Phú Thọ là toàn bộ số tiền lương mà công ty trả cho tất cả lao động thuộc công ty quản lý, thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như: - Lương thời gian: Trả cho khối gián tiếp thuộc văn phòng Công ty như: Giám đốc, Bộ phận phòng hành chính, kế toán, kinh doanh, kỹ thuật. - Tiền lương trả theo sản phẩm: Dành cho bộ phận lái xe ô tô, công nhân làm ở xưởng, nhân viên bán hàng xăng dầu. - Tiền phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các phòng ban, Trưởng đơn vị sản xuất Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi phí sản xuất, chi phí lưu thông trên cơ sở đó để xác định và tính toán chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. 2.2. HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, KẾT QUẢ LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY. Hạch toán số người lao động. Khi người lao động vào làm việc tại Công ty phải nộp hồ sơ xin việc, nếu được tuyển dụng thì giữa Giám đốc Công ty và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động. Khi lao động được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Công ty thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định bố trí công việc phù hợp với tay nghề và trình độ chuyên môn của người được tuyển dụng. Trong quá trình làm việc khi có sự thay đổi giảm lao động do bất cứ lý do nào thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định thôi, nghỉ việc đối với từng lao động cụ thể. Căn cứ vào các Quyết định của Giám đốc Phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành ghi vào "Sổ danh sách lao động" để quản lý về số lượng từng loại lao động theo tính chất công việc và theo trình độ kỹ thuật cấp bậc của công nhân viên. Bảng 2.3. Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ SỔ DANH SÁCH LAO ĐỘNG TT Họ tên ngày, tháng, năm sinh Thường trú TP gia đìnhbản thân ĐV Văn hoá, C/môn Tôn giáo Ngày, tháng, năm vào công ty NT năm chuyển đi Số CMND Họ tên cha, mẹ Họ tên, vợ chồng Ghi chú 1 Lê Văn Bách 05/06/1956 Vân Cơ - Việt Trì -Phú Thọ Đảng viên Cử nhân K.Tế Kinh 20/6/1982 131225567 Lê Hữu Bích, Trần Thị Mỹ Cao Thị Duyên 2 Nguyễn Văn Hùng 26/03/1962 TT Hưng Hoá - Tam Nông - Phú Thọ Đảng viên Kỹ sư Kinh 02/02/1990 131565223 Nguyễn Văn Toàn Trần Thị Hạnh 3 Trần Hồng Lam 15/8/1975 Cao Xá - Lâm Thao - Phú Thọ Đảng viên Trung cấp K. toán Kinh 03/04/1996 131323532 Trần Anh Khoa Nguyễn Thị Hanh Nguyễn Văn Thành 4 Lê Hồng Phương 10/10/1982 Gia Cẩm-Việt Trì -Phú Thọ Kỹ sư Kinh 10/01/2006 131345666 Lê Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc 5 Trần Thị Bảo 20/5/1984 TT Lâm Thao -Lâm Thao -Phú Thọ Cử nhân K.tế Kinh 20/05/2006 131322546 Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Anh .. . .. . . . .. .. .. Ban Giám đốc Trưởng phòng TCHC Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Hạch toán thời gian lao động: Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ, phòng ban trong Công ty nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là "Bảng chấm công" Mẫu số 01-LĐ-TL. Bảng này được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động và mỗi tháng được lập một tờ theo dõi từng ngày làm việc. Bảng chấm công được dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt của công nhân viên trong tổ đội theo từng nguyên nhân. Trong bảng chấm công ghi rõ ngày được nghỉ theo quy định những ngày lễ, tết, chủ nhật. Mọi sự vắng mặt của người lao động được ghi rõ ràng. Cuối tháng, tổ trưởng (trưởng phòng) tổng hợp tình hình sử dụng lao động số có mặt, số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó chuyển cho phòng Tổ chức hành chính xác nhận sau đó chuyển cho phòng kế toán để tính toán các khoản phải trả cho người lao động, tương ứng với bảng chấm công, bảng tính phụ trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán lập "Bảng Thanh Toán Lương", sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập Phiếu chi và phát lương. Bảng 2.4: Công ty CP vận tải ô tô Phú Thọ BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Văn Phòng Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Ngày trong tháng Qui ra công 1 2 3 4 5 6 7 CN 8 9 10 11 12 13 14 CN 15 16 17 18 19 20 21 CN 22 23 24 25 26 27 28 CN 29 30 31 Lương sản phẩm Lương thời gian Lương lễ phép 1 Nguyễn Văn Ba + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 2 Nguyễn Thị Hải + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 3 Trần Ngọc Bích + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 4 Ngô Thu Phương + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 5 Nguyễn Thị Mai + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 6 Nguyễn Văn Minh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 7 Trần Duy Nam + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 8 Nguyễn Tiến Sơn + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 9 Phan Văn Công + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 10 Nguyễn Hoàng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 Cộng: KÝ HIỆU CHẤM CÔNG Người chấm công Người duyệt Lương sản phẩm: K Lương nghỉ phép: P (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Lương thời gian: + Lương học tập: H Lương nghỉ lễ: L Lương ốm: Ô Bảng 2.5: Công ty CP vận tải ô tô Phú Thọ BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Sản xuất Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Ngày trong tháng Qui ra công 1 2 3 4 5 6 7 CN 8 9 10 11 12 13 14 CN 15 16 17 18 19 20 21 CN 22 23 24 25 26 27 28 CN 29 30 Lương sản phẩm Lương thời gian Lương lễ phép 1 Nguyễn Văn An + + + + + + + + 0 + + + + + + + 0 + + + + + + + + + 24 2 Nguyễn Thị Bình + + + 0 0 + + 0 0 + + + + + + + + + 0 + + + + + + + 21 3 Trần Ngọc + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 0 25 4 Lê Anh Linh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 5 Phạm Thu Hằng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 6 Lê Thị Loan + + + + + + + + + + + + + + + + + + 0 0 0 + + + + + 23 7 Trần Anh Tuân + + + 0 0 0 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 23 8 Nguyễn Thị Thuỷ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 Cộng: KÝ HIỆU CHẤM CÔNG Người chấm công Người duyệt Lương sản phẩm: K Lương nghỉ phép: P (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Lương thời gian: + Lương học tập: H Lương nghỉ lễ: L Lương ốm: Ô Bảng 2.6: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Công ty CP vận tải ô tô Phú Thọ BỘ PHẬN: QUẢN LÝ Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng STT Họ tên Hệ số Công Tiền Phụ cấp chức vụ Tổng cộng Tạm ứng tiền Kỳ 1 (ký nhận) BHXH (5%) BHYT (1%) Kỳ 2 được lĩnh Ký nhận 1 Nguyễn Văn Ba 5,34 26 2.883.600 200.000 3.083.600 1.000.000 154.180 30.836 1.898.584 2 Nguyễn Thị Hải 5,2 26 2.808.000 150.000 2.958.000 1.000.000 147.900 29.580 1.780.520 3 Trần Ngọc Bích 4,6 26 2.483.999 2.483.999 900.000 124.199 24.839 1.434.961 4 Ngô Thu Phương 4,6 26 2.483.999 2.483.999 900.000 124.199 24.839 1.434.961 5 Nguyễn Thị Mai 3,95 26 2.132.900 2.132.900 800.000 106.645 21.329 1.204.926 6 Nguyễn Văn Minh 3,4 26 1.835.999 1.835.999 750.000 91.799 18.359 975.841 7 Trần Duy Nam 3,2 26 1.728.000 1.728.000 700.000 86.400 17.280 924.320 8 Nguyễn Tiến Sơn 2,8 26 1.511.999 1.511.999 600.000 75.599 15.119 821.281 9 Phan Văn Công 2,34 26 1.263.600 1.263.600 500.000 63.180 12.636 687.784 10 Nguyễn Hoàng 2,34 26 1.263.600 1.263.600 500.000 63.180 12.636 687.784 ........................ Tæng 26.550.000 14.500.000 1.250.000 450.000 10.350.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.7: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Công ty CP vận tải ô tô Phú Thọ Bộ phận: Trực tiếp sản xuất Tháng 12 năm 2007 ĐVT: đồng VN STT Họ và tên Tổng công Mức lương Tổng lương Thưởng BHXH 5% BHYT 1% Tiền ăn Tạm ứng Còn lại Ký nhận 1 Nguyễn Văn An 24 40.000 960.000 100.000 48.000 9.600 165.000 837.400 2 Nguyễn Thị Bình 21 40.000 840.000 42.000 8.400 165.000 624.600 3 Trần Ngọc 25 40.000 1.000.000 100.000 50.000 10.000 165.000 500.000 375.000 4 Lê Anh Linh 26 40.000 1.040.000 100.000 52.000 11.400 165.000 911.600 5 Phạm Thu Loan 26 40.000 1.040.000 52.000 11.400 165.000 811.600 6 Lê Thị Loan 23 40.000 920.000 46.000 9.200 165.000 699.800 7 Trần Anh Tuân 23 40.000 920.000 46.000 9.200 165.000 699.800 8 Nguyễn Thị Thuỷ 26 40.000 1.040.000 100.000 52.000 11.400 165.000 911.600 ...................... Tổng 25.450.000 2.500.000 110.000 550.000 3.300.000 3.500.000 20.490.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Hạch toán kết quả lao động: Hạch toán kết quả lao động là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên chức, biểu hiện bằng số lượng công việc, khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Chứng từ được sử dụng để hạch toán kết quả lao động là: "Hợp đồng giao khoán" - Theo mẫu hướng dẫn. Bảng 2.8. Công ty Cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Tháng 12 năm 2007 TT Đơn vị Nội dụng công việc ĐVT Giao khoán Ghi chú Thành tiền Thời gian Bắt đầu Kết thúc 1 Đội xe 1 Vận chuyển khách đ 415.000.000 01/12/07 30/12/07 2 Đội xe 2 Vận chuyển khách đ 392.000.000 01/12/07 30/12/07 3 Đội xe 3 Vận chuyển khách đ 403.000.000 01/12/07 30/12/07 4 Đội xe liên kết Vận chuyển khách đ 425.000.000 01/12/07 30/12/07 Tổng cộng 1.635.000.000 Lãnh đạo duyệt Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.3. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY. a. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 334 phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản trả cho công nhân viên của Doanh nghiệp và các khoản thu khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu: Bên Nợ: Các khoản tiền lương, thưởng và các khoản khấu trừ vào lương. Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên. Số dư bên Nợ: Số tiền trả thừa cho công nhân viên. Số dư bên Có: Tiền lương và các khoản còn phải trả công nhân viên. Và các tài khoản khác có liên quan như TK 111, 112, 136, 138 2.3.1. Kế toán chi tiết tiền lương Để theo dõi quản lý tình hình sử dụng lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như tiền lương, Công ty gồm những biểu mẫu chứng từ : Bảng Chấm công: (Bảng 2.4; bảng 2.5) Theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH đó là căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Phương pháp và trách nhiệm ghi: - Trách nhiệm mỗi bộ phận (Phòng, Ban tổ chức, nhóm) phải lập bảng chấm công hàng tháng, ghi đúng đủ vào các hàng cột trên mẫu có sẵn. - Hàng ngày tổ trưởng (Phòng, Ban tổ nhóm) phải lập bảng chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột của Bảng. - Cuối tháng người chấm công chuyển nó cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. - Phương pháp chấm công: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, dùng phương pháp chấm công ngày, mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội họp thì ngày nào chấm công theo ngày đó theo quy định trong biểu chấm công. Bảng thanh toán lương: (Bảng 2.6; bảng 2.7) Được lập hàng tháng theo từng bộ phận (Phòng, ban, tổ.) tương ứng với Bảng chấm công. Cơ sở để lập các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương, bảng này được lưu tại phòng kế toán. Bảng phân bổ tiền lương: Được phân bổ trích lập cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý dựa vào bảng thanh toán lương. Bảng 2.9. Công ty cổ phần BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC vận tải ô tô Phú Thọ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 12 năm 2007 TT Đối tượng Lương Phải trả, phải nộp khác TK 338 Tổng cộng phải nộp BHXH 15% BHYT 2% KPCĐ 2% TK 338.3 KT338.4 KT 338.2 TK 338 1 Chi phí quản lý DN (642) 26.550.000 3.982.500 531.000 531.000 5.044.500 2 Chi phí nhân công trực tiếp (622) 25.450.000 3.817.500 509.000 509.000 4.835.500 3 Chi phí nhân viên Phân xưởng (627) 8.500.000 1.275.000 170.000 170.000 1.615.000 Cộng 60.500.000 9.075.000 1.210.000 1.210.000 11.495.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Luân chuyển chứng từ tiền lương. Chứng từ sau khi có đầy đủ chữ ký của các bộ phận được chuyển đến kế toán thanh toán viết Phiếu chi, viết 1 lần được 2 liên giao cho người nhận cùng với chứng từ gốc sang thủ quỹ lĩnh tiền. Căn cứ vào phiếu chi kèm theo chứng từ gốc thủ quỹ chi tiền và ghi chép sổ sách và được lưu trữ. PHIẾU CHI Số: 655 Ngày 01 tháng 12 năm 2007 Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Mai Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Tạm ứng tiền lương kỳ 1.T12/07 cho khối văn phòng Số tiền: 14.500.000đ Bằng chữ: Mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền bằng chữ. Ngày 01 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký) (Ký, ghi rõ họ tên) PHIẾU CHI Số: 776 Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Nợ TK 334: 10.350.000 Có TK 111: 10.350.000 Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Mai Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Chi trả lương kỳ 2 cho cán bộ công nhân viên Số tiền: 10.350.000đ Bằng chữ: Mười triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo chứng từ gốc. Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.3.2. Kế toán tổng hợp tiền lương 2.3.2.1. Kế toán trên sổ Từ các chứng từ gốc kế toán lập các chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán phản ánh vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời phản ánh vào sổ cái tài khoản: Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương cho khối văn phòng kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ như sau: Bảng 2.10. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Phú Thọ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 06 Tháng 12/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi tạm ứng lương kỳ 1 cho CBCNV 334 111 14.500.000 14.500.000 Chi trả lương kỳ 2 cho CBCNV 334 111 10.350.000 10.350.000 Cộng 24.850.000 24.850.000 Kèm theo bảng thanh toán lương Kế toán trưởng Người lập biểu (K ý, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) * Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương cho bộ phận như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý và bảng thanh toán tiền lương. Kế toán lên chứng từ ghi sổ: Bảng 2.11. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Phú Thọ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 07 Tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 622 334 25.450.000 25.450.000 Tiền lương nhân viên phân xưởng 627 334 8.500.000 8.500.000 Tiền lương nhân viên quản lý 642 334 26.550.000 26.550.000 Cộng 60.500.000 60.500.000 (Kèm theo bảng thanh toán lương) Kế toán trưởng Người lập biểu (K ý, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 2.12. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Phú Thọ SỔ CÁI TK 334 Tháng 12 năm 2007 Tên TK: Phải trả công nhân viên Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 0 0 02 20/12 -Tiền lương phải trả bộ phận văn phòng. 642 24.850.000 01 20/12 - Chi tiền mặt trả lương cho bộ phận văn phòng 111 24.850.000 Cộng phát sinh 24.850.000 24.850.000 Số dư cuối kỳ 0 Người lập Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô T Ô PHÚ THỌ. 2.4.1. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác cho cơ quan pháp luật, cho cơ quan đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định, các khoản ký mượn dài hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ. Bên Nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ, các khoản chi về kinh phí công đoàn, xử lý giá trị tài sản thừa và các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên Có: Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp. Số dư bên Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa vượt chi chưa được thanh toán. Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 Chi tiết tài khoản cấp 2: + TK 3381: Tài sản thừa chờ sử lý. + TK 3382: Kinh phí công đoàn. Tài khoản 3382. Bên Nợ: Chi kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp Kinh phí công đoàn đã nộp. Bên Có: Trích kinh phí công đoàn vào chi phí kinh doanh Dư Có: Kinh phí công đoàn chưa nộp, chưa chi Dư Nợ: Kinh phí công đoàn vượt thu + TK 338.3: Bảo hiểm xã hội * TK 3383: Bảo hiểm xã hội Bên Nợ: BHXH phải trả cho người lao động BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH Bên Có: - Trích BHXH vào chi phí thu nhập người lao động - Trích BHXH trừ vào thu nhập người lao động. Dư Có: BHXH chưa nộp; Dư Nợ: BHXH vượt thu + TK 338.4: Bảo hiểm y tế * TK 3384: Bảo hiểm y tế Bên Nợ: Nộp bảo hiểm Bên Có: Trích bảo hiểm tính trừ vào thu nhập của người lao động. - Trích BHYT vào chi phí kinh doanh Dư Có: Bảo hiểm y tế chưa nộp TK 338.7: Doanh thu nhận trước TK 3388: Phải trả phải nộp khác * Trình tự hạch toán - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 622, 627, 642: Tính vào chi phí doanh nghiệp 19%. Nợ TK 334 Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4): Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích. - Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên Nợ TK 338 (338.3) Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 333 (3338): Thuế thu nhập phải nộp Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất thiệt hại. 2.4.2. Nội dung các khoản trích theo lương. Bảo hiểm xã hội: BHXH và các khoản phụ trợ tiền thưởng theo thời gian và kết quả lao động. Là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết BHXH là một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động và gia đình. Hiện nay BHXH tại việt Nam bao gồm: + Trợ cấp ốm đau + Trợ cấp thai sản + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật. Quỹ BHXH luôn đi đôi với quỹ tiền lương, quỹ BHXH dùng đãi thọ cán bộ, công nhân viên có đóng góp vào quỹ trong trường hợp. - Người lao động mất khả năng lao động: Hưu trí, trợ cấp thôi việc tiền tuất. - Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quỹ BHXH được hình thành 15% doanh nghiệp phải chịu, tính vào chi phí 5% người lao động phải chịu trừ vào lương. Quỹ BHXH do cơ quan BHXH thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích được BHXH theo quy định phải nộp hết cho cơ quan BHXH. Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH trong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quan Bảo hiểm cấp trên duyệt. Bảo hiểm y tế: Là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh tiền viện phí thuốc tháng. Mục đích của Bảo hiểm y tế (BHYT) là tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng, bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp. Quỹ BHYT được hình thành trích 3% trên số thu nhập trả cho người lao động, trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động nộp 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Kinh phí công đoàn. Đây là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công đoàn (trả lương cho công đoàn chuyên trách chi tiêu hội họp). Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% theo lương thực lĩnh. Khi trích kinh phí công đoàn (KPCĐ) trong kỳ, một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công tác công đoàn. 2.4.3. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương. Số trích nộp trên lương cơ bản, Bảo hiểm xã hội (BHXH) được công ty nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm. Cuối tháng lập bảng trợ cấp BHXH theo bảng tổng hợp trợ cấp BHXH của toàn Công ty khi cơ quan bảo hiểm thanh toán với công ty, kế toán tiến hành trả nợ cấp BHXH cho công nhân viên (CNV). Chứng từ sử dụng để thanh toán BHXH: Giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của Bác sĩ khám bệnh sau đó đưa lên phòng kế toán của Công ty để thanh toán. Việc trợ cấp Bảo hiểm y tế (BHYT) được tiến hành thông qua hệ thống Y tế. Số tiền trích BHYT sau khi để lại một phần để mua thuốc, dụng cụ y tế tại công ty, phần còn lại nộp cơ quan BHXH. Công ty chi BHYT chủ yếu vào việc mua thuốc, mua BHYT. Chứng từ dùng để hạch toán là các hoá đơn thẻ BHYT. Dựa trên số tiền hàng tháng mà công nhân viên đóng góp hàng tháng kế toán thanh toán cho CNV khi họ ốm đau, thai sản Căn cứ vào phiếu nghỉ BHXH kế toán ghi kế toán tổng hợp ghi chép tính toán số tiền trợ cấp BHXH phải trả thay lương theo chế độ quy định sau đó lập bảng thanh toán trợ cấp BHXH cho những công nhân được hưởng trợ cấp BHXH theo mẫu. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH Quyển số: 500 Số: 100 Họ và tên: Nguyễn Văn Dũng Tuổi: 40 Đơn vị: Công nhân xưởng sửa chữa Lý do: Ốm Số ngày cho nghỉ: 3 ngày (từ ngày 03/12 đến 05/12) Xác nhận của phụ trách đơn vị: Ngày 05 tháng 12 năm 2007 Số ngày thực nghỉ 3 ngày Y bác sĩ KCB (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHẦN BHXH Số sổ BHXH: 1052 1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 3 ngày 2. Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ 3. Lương tháng đóng BHXH: 1.431.000 đồng 4. Lương bình quân ngày: 55.038 5. Tỷ lệ hưởng BHXH: 75% 6. Số tiền hưởng BHXH: 123.835 đồng. Ngày 20/12/2007 Cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.4.4. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6379.doc
Tài liệu liên quan