LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 BẮC NAM 3
1.1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty số 2 Bắc Nam 3
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 4
1.2.1. Chức năng hoạt động của công ty 4
1.2.2. Nhiệm vụ chính của công ty 4
1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 5
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty số 2 Bắc Nam 5
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 7
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 7
1.4.2 . Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty: 8
PHẦN II: THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 BẮC NAM 14
2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực và các hình thức trả lương tại công ty 14
2.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty 14
2.1.2. Các hình thức tính lương và trả lương tại Công ty 14
2.1.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động. 16
2.2. Kế toán tiền lương tại công ty 18
2.2.1. Hạch toán lao động. 18
2.2.2 Hạch toán thời gian lao động. 19
2.2.3. Hạch toán kết quả lao động. 22
2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 2 Bắc Nam 24
2.3.1. Tài khoản sử dụng. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy trình hạch toán và phương pháp hạch toán tiền lương 27
2.4. Quy trình hạch toán và phương pháp tính các khoản trích theo lương. 34
PHẦN III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần xây dựng số 2 Bắc Nam 43
3.1 Nhận xét về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 43
3.1.1. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 43
3.1.2. Hạch toán tổng hợp. 44
3.2: Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 45
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 46
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Bắc Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo thời gian cho bộ phận quản lý. Nếu cuối năm, quỹ lương bộ phận gián tiếp còn thì sẽ bổ sung vào quỹ tiền thưởng
- 10% để chi phí thuê ngoài: thuê quảng cáo, thuê bán hàng tiếp thị,
- 5% để làm quỹ tiền thưởng, quỹ lương phép, lương bổ sung vào các dịp lễ, tết.
2.1.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động.
- Công trình nhận và thi công của các công ty xây dựng nhiều, khắp mọi nơi từ đồng bằng đến những vùng núi cao nguyên, lao động lao động trong danh sách thì có hạn không thể đáp ứng được hết nhu cầu, vì vậy đi đến đâu ban điều hành dự án sẽ tiến hành thuê lao động ngoài ở đó, hơn nữa một số đội trưởng, tổ trưởng còn tìm mọi cách thuê lao động ngoài nhằm mục đích sinh lợi bởi vì khi thuê lao động ngoài đội trưởng sẽ không phải đóng bảo hiểm cho họ, không phải chia lợi nhuận khi kết thúc công trình và không phải thực hiện các nghĩa vụ khác, hơn nữa mức tiền công thuê lao động ngoài thường thấp so với tiền công phải trả cho công nhân trong công ty.
- Các sản phẩm của Công ty thường có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa cho nên đòi hỏi người lao động làm việc phải cẩn thận không chạy theo số ngày công mà không chú ý đến chất lượng công trình. Vì vậy việc trả lương của Công ty không chỉ dựa theo số ngày công mà còn phải dựa vào chất lượng hiệu quả cao.
- Mỗi công trình có môt thời gian thi công riêng, có công trình thời gian thi công kéo dài hàng chục năm, mấy tháng nên công việc mang tính chất không ổn định, lao động mang tính thời vụ, lúc cần thuê nhiều lúc cần thuê ít.Mặt khác, chu kỳ thực hiện một công trình thường kéo dài và phụ thuộc vào yếu tố như thời tiết, tiền vốn, khẩ năng cung ứng các loại nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình đang thi công, tốc độ giải phóng mặt bằng Vì vậy đIều kiện lao động ở những vùng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến năng xuất lao động , do đó ảnh hưởng đến tiền lương của người công nhân trên các vùng đó, bên cạnh đó chính ngành nghề sản xuất của Công ty là xây dựng các công trình giao thông như cầu đường nên công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với vật liệu xây dựng, bê tông sắt thép và làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao nên thường có khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp như bệnh về đường hô hấp ,.
Qua phân tích trên lao động thuê ngoài tưởng rằng có thể thuê một cách dễ dàng với mức tiền công như thế nào thì họ vẫn chấp nhận, trong thực tế thì không phải vậy, giả sử ở một vùng như cao bằng (dân số ít nạn thất nghiệp nhiều...) ở đó có nhiều công trình thuộc các công ty xây dựng khác nhau đang thi công do vậy nhu câù thuê lao động là cao, người lao động sẽ lựa chọn ở đâu có mức tiền công cao hơn xứng đáng với sức mình bỏ ra (còn các chế độ trợ cấp thì họ hiểu là không thể đòi hỏi), tiền công đối với họ gần như là thu nhập chủ yếu để nuôi sống họ và gia đình. Vì vậy Công ty cần phải tính được mức tiền công không những giảm được chi phí sản xuất kinh doanh mà còn khuyến khích người lao động, tạo được lực hấp dẫn với họ để thu hút nguồn lực lao động vào công trình mình, đó là một trong những công việc của nhà kinh tế lao động.
2.2. Kế toán tiền lương tại công ty
2.2.1. Hạch toán lao động.
Để quản lý về mặt số lượng lao động trong Công ty chỉ tiêu này được phản ánh trên sổ danh sách lao động của Công ty do cán bộ phụ trách lao động tiền lương, thuộc phòng Tổ chức Hành chính lập. Căn cứ vào số lượng lao động hiện có của Công ty bao gồm cả số lao động dài hạn và lao động tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác ngoài sản xuất. Sổ này không chỉ lập chung cho toàn Công ty mà còn được lập riêng cho từng bộ phận sản xuất nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của Công ty, của từng bộ phận. Cơ sỏ ghi sổ này là các chứng từ ban đầu do phòng Tổ chức Hành chính lập khi tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc. Mọi biến động về lao động phải được ghi chép kịp thời vào sổ sách lao đọng để làm cơ sở căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời.
2.2.2 Hạch toán thời gian lao động.
Là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số ngày, số công, số giờ làm việc thực tế, cũng như ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong Công ty. Trên cơ sở này để tính lương phải trả cho từng người.
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp là Bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt trong tháng của CBCNV trong tổ đội, phòng ban Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùng trong 01 tháng. Danh sách người lao động ghi trong sổ danh sách lao động của từng bộ phận được ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau. Tổ trưởng sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. Trong bảng chấm công những ngày nghỉ theo quy định, ngày lễ tết, chủ nhật đều phải ghi rõ ràng.
Cuối tháng, trưởng các tổ sản xuất, bộ phận tập hợp tình hình sử dụng lao động, số có mặt, vắng mặt theo từng nguyên nhân; sau đó cung cấp số liệu cho cán bộ Thống kê của Công ty . Cán bộ thống kê kiểm tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công; sau đó tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp cho cán bộ tiền lương để tiến hành tính lương. Những trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động.. thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnh viện, cơ sở y tế cấp và xác nhận. Còn đối với những trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ lý do gì đều phải được phản ánh vào biên bản ngừng việc; trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này được chuyển lên phòng Tài chính Kế toán làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH, sau khi đã được tổ trưởng căn cứ vào chứng từ đó ghi vào Bảng chấm công theo những ký hiệu quy định.
Chứng từ kế toán sử dụng ở công ty:
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng với hoạt động của công ty. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chứng từ đã ban hành trong chế độ quy định mẫu chứng từ, nội dung ghi chép; từ đó quy định trình tự lập, xử lý và luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận kế toán để phản ánh kịp thời đầy đủ có hệ thống vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết. Kế toán trưởng đơn vị phải chỉ đạo tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng các loại chứng từ ban đầu. Tổ chức luân chuyển chứng từ nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện kiểm tra giám sát của đơn vị kế toán.
Để phản ánh ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
Phiếu thu
Phiếu chi
Căn cứ vào chứng từ trên, kế toán kiểm tra tính hợp lý của chứng từ, căn cứ vào chế độ lương, chế độ phụ cấp để tính lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Trên cơ sở đó, lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các tổ chức, bộ phận sản xuất, kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp thanh toán BHXH cho toàn doanh nghiệp
Bảng chấm công:
Mục đích: Được lập riêng cho từng bộ phận, đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của từng lao động, và do trưởng các phong ban trực tiếp ghi và để ở nơi công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của họ.
Bảng chấm công được tính từ ngày 01 đến ngày 31 cuối tháng (trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ được nghỉ trong năm)
Cuối tháng Bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động tính lương cho từng bộ phận, đơn vị sản xuất kinh doanh khi các bộ phận đó hưởng lương theo thời gian. Các bộ phận phụ trách xem xét, ký duyệt, rồi chuyển các chứng từ liên quan sang phòng kế toán. Để tính trả lương: số công trong tháng tính theo ngày, trong ngày tính theo giờ (8 giờ)
Bảng thanh toán tiền lương
Căn cứ vào bảng chấm công, Bảng thanh toán tạm ứng lương, kế toán tiến hành lập Bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý, phục vụ và bộ phận sản xuất.
Mục đích của bảng này là chứng từ căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động trong công ty.
Kế hoạch trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Phụ biểu 1: Bảng chấm công
Phụ biểu 2: Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu thu: là chứng từ kế toán được lập khi có nghiệp vụ thu tiền mặt vào quỹ. Phiếu thu tiền mặt là căn cứ để ghi vào sổ quỹ và ghi vào sổ kế toán tổng hợp có liên quan. Phiếu thu được lập thành 3 liên: Một liên lưu tại phòng kế toán, một liên giao cho người nộp tiền, một liên giao cho thủ quỹ.
Phiếu chi: Là chứng từ do kế toán tiền mặt lập khi có nghiệp vụ xuất quỹ tiền mặt để thanh toán với công nhân viên hoặc mua vật tư, tài sản, nguyên vật liệu, được lập thành quyển trong một năm, gồm 2 liên: Một liên lưu tại phòng kế toán, một liên giao cho thủ quỹ để thực hiện xuất quỹ và ghi sổ.
2.2.3. Hạch toán kết quả lao động.
Là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lượng và chất lượng sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác.
Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, người ta sử dụng chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động là Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán
Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số lượng hay công việc hoàn thành của đơn vị hay cá nhân người lao động Phiếu này do người giao việc lập và có đầy đủ chữ ký của người giao việc và người nhận việc, người kiểm tra chất lượng công việc và người duyệt. Sau đó những chứng từ này được chuyển cho phòng kế toán để tính lương.
Đối với trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là Hợp đồng giao khoán. Đó là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán với khối lượng, thời gian làm việc , trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sai phạm thì cán bộ kiểm tra chất lượng công việc cùng với người phụ trách bộ phận lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành được nghiệm thu và ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng và sau khi được ký duyệt; sau đó được chuyển cho cán bộ tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân.
Hạch toán thanh toán lương với người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động ( Bảng chấm công), kết quả lao động ( Biên bản nghiệm thu) và các chứng từ khác có liên quan ( như giấy nghỉ ốm, biên bản xử phạt ) cán bộ tiền lương tiến hành tính lương sau khi đã kiểm tra tất cả các chứng từ trên. Việc tính lương, thưởng và các khoản thu nhập khác của người lao động được tiến hành theo hình thức thanh toán tiền lương hiện đang được áp dụng tại doanh nghiệp. Cán bộ lao động tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương ( gồm tiền lương cơ bản, lương sản phẩm, các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng )
Bảng thanh toán tiền lương được lập cho từng bộ phận tương ứng với Bảng chấm công ; trong Bảng thanh toán tiền lương, mỗi Công nhân viên được ghi một dòng, căn cứ vào bậc lương, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người. Sau đó, cán bộ lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp cho toàn doanh nghiệp, bộ phận mỗi tháng 01 tờ.
Bảng thanh toán tiền lương cho toàn doanh nghiệp sẽ được chuyển sang cho kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thu chi viết phiếu chi và thanh toán tiền lương cho từng bộ phận.
Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 02 kỳ trong một tháng; Kỳ 1 ( vào ngày 22 hàng tháng) tạm ứng, kỳ 2 (vào ngày 07 tháng sau) thanh toán nốt phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tiền lương được thủ quỹ trả tận tay người lao động hoặc đại diện cho các bộ phận, tổ sản xuất. Khi lĩnh được tiền , người nhận phải ký nhận vào Bảng thanh toán tiền lương
2.2.4. Luân chuyển chứng từ, hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Bắc Nam
Để thanh toán tiền lương và phụ cấp cho người lao động hàng tháng các phòng, tổ, đội nộp bảng chấm công phiếu nghỉ BHXH lên phòng lao động tiền lương trên cơ sở đó kế toán tiến hành tính lương và phụ cấp cho từng người và lập bảng thanh toán tiền lương cho tong tổ, đội, phòng ban. Căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người trên bảng thanh toán tiền lương cần ghi rõ trong khoản lương (lương chính, lương phụ) các khoản trợ cấp, phụ cấp, các khoản khấu trừ vào lương và số tiền người lao động thực lĩnh. Sau khi tính song chuyển cho kế toán tiền lương kiểm tra, Giám đốc ký duyệt, kế toán thanh toán tiền lương kiểm tra lập phiếu chi thanh toán lương cho các phòng ban, kế toán tổng hợp vào phiếu chi tiết để lập nhật ký chung, vào sổ cái và lên báo cáo kế toán. Đối với bảo hiểm xã hội ở Công ty thường có 2 loại trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản cuối tháng cũng như tiền lương kế toán căn cứ vào phiếu nghỉ bảo hiểm xã hội để tính số ngày thực tế nghỉ và tính % được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương cho người lao động lập báo cáo quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội. Kế toán ghi theo từng trường hợp ốm đau, thai sản. Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp trong tháng. Luỹ kế từ đầu năm đến tháng báo cáo cho từng người trong đơn vị, sau đó thủ trưởng ký duyệt và chuyển cho kế toán bảo hiểm xã hội duyệt chi sau. Khi cơ quan bảo hiểm duyệt chi kế toán đơn vị nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội về lập phiếu thu về quỹ, phiếu chi để thanh toán cho từng người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trả thay lương
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng chấm
công
Bảng tổng hợp tiền lương
Bảng
phân bổ tiền lương
2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại C«ng ty Cæ PhÇn X©y Dùng Sè 2 B¾c Nam
2.4.Quy trình hạch toán tiền lương và thanh toán với công nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 26.
* Bảng chấm công là cơ sở để tính lương. Bộ phận kế toán lập bảng lương trên có cơ sở chấm công và quyết định mức lương sản xuất của công ty, các đơn vị thành viên, ban quản lý dự án xác nhận và gửi về phòng tài chính - lao động tiền lương và trình Ban Giám đốc công ty phê duyệt.
Hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành cho khối cơ quan đoàn thể của công ty. Nói cách khác cạnh tranh đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty là cán bộ công nhân viên ở các bộ phận phòng ban văn phòng công ty và công nhân ở các đội.
Ở mỗi bộ phận văn phòng, các phòng ban có người theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên và ghi vào bảng chấm công.
Ở mỗi đội xây dựng có sự phân chia nhóm công nhân làm việc theo yêu cầu của từng công việc cụ thể được công ty giao ở từng công trình. Mỗi nhóm lập ra một người lập Bảng chấm công và theo dõi ngày làm việc thực tế của các thành viên trong nhóm.
Hàng ngày, căn cứ vào sự có mặt của từng người trong danh sách theo dõi Bảng chấm công, người phụ trách việc chấm công đánh dấu lên bảng chấm công và ghi nhận thời gian làm việc của từng người tương ứng từ cột 1 -cột 31. Bảng chấm công được công khai cho mọi người biết và người chấm công là người chịu trách nhiệm về sự chính xác của Bảng chấm công.
Cuối tháng, Bảng chấm công ở các văn phòng được gửi về phòng kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty.Bảng chấm công ở các nhóm thuộc các đội ở các công trình được theo dõi cũng như theo tháng nhưng phải đến khi hoàn thành công việc được giao thì Bảng chấm công mới được tập hợp để tính ngày lao động của từng người. Số tiền lương khoán sau đó sẽ được chia cho mọi người căn cứ vào số ngày thực tế của công nhân thể hiện trên bảng chấm công (biểu số 2.2).
Bộ phận nhân viên hưởng lương khoán công việc thì mức khoán đã được tính cho tháng làm việc nên công ty theo dõi thời gian sử dụng lao động của số nhân viên này.
Các cột "quy đổi" gồm 3 cột lương - Lương 100% -Nghỉ không lương tuy có được thể hiện trên Bảng chấm công nhưng người phụ trách chấm công không có trách nhiệm phải ghi chép vào các cột này. Chỉ khi tính lương, các Bảng chấm công mới được quy đổi ra thành số ngày tính lương thực tế, số ngày nghỉ tính lương theo chế độ 100% lương cơ bản nghiên cứu số ngày nghỉ không được tính lương cho mỗi người lao động ứng với mỗi dòng trên bảng chấm công.
Chế độ lương của cán bộ công nhân viên công ty thì do Giám đốc công ty quyết định.
BIỂU 1
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 8 năm 2008
S TT
Họ và tên
Ngày
Số công hưởng lương thời gian
1
2
3
29
30
31
1
Đỗ Thị Minh
X
X
X
21
2
Lưu Hải Hậu
X
X
X
21
3
Phạm Thị Hương
X
X
X
21
..
..
.
.
.
.
.
.
.
..
* Đối với khối văn phòng lao động gián tiếp.
Nhìn vào bảng lương tháng 8 năm 2008, ta lấy chị Đỗ Thị Minh làm ví dụ:
Chị Minh là kế toán trưởng, hệ sẽ lương là 5.33. Trong tháng 5 năm 2008 chị Minh làm 21 công. Lương của chị được tính như sau:
=
5,33 x 540.000
X 21 = 2.747.372
22
Số ngày nghỉ lễ của chị Minh là 3 ngày do đó mức lương nghỉ lễ chị Minh được tính như sau:
=
5,33 x 540.000
X 3 = 392.482
22
Khoản tiền ngày nghỉ lễ: 392.482
Mức lương thực tế = 2.747.372 + 392.482 = 3.139.584
BHXH: 5% x 2.747.372 = 137.370
BHYT: 1% x 2.747.372 = 27.473
Tiền lương chị Minh thực lĩnh là : 3.304.427
2.3.2. Quy trình hạch toán và phương pháp hạch toán tiền lương
Các phòng ban quản lý có trách nhiệm theo dõi ghi chép số lương lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ phép nghỉ ốm vào bảng chấm công. Bảng chấm công được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và được treo tại phòng Kế toán. Kế toán tiến hành tổng hợp tính ra số công đi làm, công nghỉ phép của từng người trong các phòng ban. Dựa vào số công tổng hợp được trừ vào số công tổng hợp được từ bảng chấm công Kế toán và thống kê tính lương cho từng người từ đó lập bảng thanh toán lương.
Đối với hình thức trả lương khoán.
Công ty khi giao việc cho Xưởng sẽ ký một Hợp đồng giao khoán nội bộ với Quản đốc (hoặc đội trưởng). Trong Hợp đồng giao khoán nêu rõ tỷ lệ khoán cho sản phẩm là bao nhiêu và bao gồm các mục chi phí nào. Nếu là 35% thì: 25% là lương; 10% là chi công tác phí, tiếp khách
Hiện tại tỷ lệ lương khoán cho Xưởng là 25% trên doanh thu.
Quản đốc hoặc đội trưởng sẽ chia lương cho các thành viên tham gia:
- 10% cho Quản đốc, đội trưởng
- 5% cho bộ phận kiểm tra
- 30% cho Tổ hoàn thiện
- 55% cho Công nhân sản xuất
Hàng tháng, Công ty ứng lương cho các bộ phận trực tiếp với mức lương bình quân 800.000đ/người. Khi lô sản phẩm nào đó hoàn thành, Phòng Tài chính và kinh doanh xác định với Quản đốc (đội trưởng) về khối lượng nghiệm thu bàn giao, từ đó xác định sản lượng của từng thành viên trong một Xưởng (dựa vào Bảng thanh toán lương khoán). Cuối năm, quyết toán một lần, chi nốt cho người lao động tiền sản lượng sau khi đã trừ đi số tiền ứng hàng tháng theo tỷ lệ tiền thu về
Biểu số 2
Bảng ứng lương tháng 5/2008 – Xưởng sản xuất
ĐVT: đồng
STT
Họ và tên
Chức vụ
Số lương đề nghị ứng
Ký nhận
1
Nguyễn Mạnh Cầu
Quản đốc
1.200.000
2
Phạm Xuân Trường
Đội phó
1.000.000
3
Thái Ngọc Diệp
Đội phó
1.000.000
4
Nguyễn Xuân Hùng
Đội phó
1.000.000
5
Trần Văn Tuấn
Kỹ sư
800.000
6
Lê Anh Tuấn
Kỹ sư
800.000
.
.
38
Nguyễn Đăng Khoa
Công nhân
500.000
39
Nguyễn Khắc Sơn
Công nhân
600.000
40
Trần Thị Thu
Công nhân
600.000
Tổng cộng
28.000.000
Người lập Trưởng phòng Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu số 3
Bảng thanh toán lương khoán
Xưởng sản xuất
Tên sản phẩm: Công tắc đơn, Công tắc kép, ổ cắm, bảng điện
Giá trị sản lượng: 28.000.000đ
Giá trị được hưởng theo tỷ lệ khoán: 28.000.000 x 25% = 7.000.000đ
Danh sách những người tham gia:
STT
Họ và tên
Công việc
%
Thành tiền
Ký nhận
1
Nguyễn Mạnh Cầu
Quản đốc
10
700.000
2
Phạm Xuân Trường
Kiểm tra
5
350.000
3
Nguyễn Tuấn Tú
Hoàn thiện
30
2.100.000
4
Nguyễn Đăng Khoa
Công nhân sản xuất
55
3.850.000
Cộng
7.000.000
Số tiền bằng chữ: Bảy triệu đồng chẵn
Ngày 30 tháng 5 năm 2008
Quản đốc
Đối với hình thức trả lương theo thời gian.
Từ số công ghi nhận được trong Bảng chấm công, Kế toán tính ra số lương mà người lao động nhận được trong tháng và lập bảng thanh toán lương cho từng phòng.
Cách tính như sau:
Lương thời gian
Mức lương theo quy định của NN
x
Số công theo bảng chấm công
x
Hệ số công ty
22 ngày
=
Hệ số Công ty được tính như sau:
- Hệ số bình quân: 2.160.000/540.000đ = 4
- Hệ số áp dụng với Trưởng phòng: 5
- Hệ số Phó phòng: 4,5
- Hệ số cán bộ có trình độ Đại học thuộc các Phòng Tổ chức, Kế toán, Kinh doanh: từ 3 - 4
Hệ số đối với nhân viên (Thủ quỹ, Bảo vệ, Hành chính, Tạp vụ) : 2,5
Cách tính lương thời gian đối với:
- Phan Văn Nghệ: 540.000 x 4,5 x 22/22 = 2.430.000
- Đào Trương Tuấn: 540.000 x 4 x 21/22 = 2.061.818 đ
Do Đào Trương Tuấn nghỉ 01 ngày để đi học không hưởng lương thời gian, hệ số bậc đại học với công việc chính trong phòng, đã làm việc cho Công ty 4 năm: hệ số 4
Bảng thanh toán lương là chứng từ để Kế toán ghi sổ. Sau khi thanh toán xong Kế toán tập hợp các bảng thanh toán lương của từng bộ phận trong xưởng, tính tổng các số liệu ở các bảng thanh toán lương đó, lập bảng quyết toán lương cho xưởng. Qua số liệu bảng quyết toán của xưởng, bảng thanh toán lương từng phòng ban, bảng tổng hợp tiền thưởng Kế toán ghi sổ chi lương. Sổ chi lương được mở từng tháng trên một tờ sổ nhằm theo dõi số tiền lương, thưởng, phụ cấp, các khoản trích nộp của xưởng, phòng ban, toàn Công ty.
Việc hạch toán lương liên quan đến nhiều Kế toán phần hành như Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kế toán tiền mặt, Kế toán tập hợp chi phí, giá thành, Do vậy các Kế toán phần hành phải thưởng xuyên đối chiếu so sánh với nhau trong việc hạch toán. Kế toán dựa vào bảng chi lương, lập các sổ cái liên quan và lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình Tây Đô áp dụng chia việc ghi sổ sách, chứng từ làm 3 kỳ; kỳ 1 từ ngày 1 đến ngày 10, kỳ 2 từ 11 đến 20, kỳ 3 từ 21 đến hết tháng.
Biểu số 4
Đơn vị: C«ng ty Cæ PhÇn X©y Dùng Sè 2 B¾c Nam.
Chứng Từ Ghi Sổ
Số 20
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Đơn vị: 1.000đ.
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
31/12
31/12
Chi trả lương tháng 12- khối quản lý
334
111
6.580.636
6.287.308
3383
244.440
3384
48.888
Cộng
6.433.636
6.433.636
Kèm 29 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 5
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
đơn vị: 1.000đ.
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
.
20
30
..
31/12
31/12
Cộng
.
6.433.636
2.742.673
75.672.642
Sau khi Kế toán lập chứng từ ghi sổ, và vào sổ đăng ký chứng từ ghí sổ, tiếp tục lập sổ cái là tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế được quy định trong hệ thống tài khoản Kế toán nhằm kiểm tra sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị.
Biểu số 6:
Đơn vị: C«ng ty Cæ PhÇn X©y Dùng Sè 2 B¾c Nam.
Sổ Cái
Tài khoản 334
Đơn vị: 1.000đ.
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
.
31/12
.
.
20
.
.
31/12
.
Số dư đầu kỳ
.
Chi trả lương tháng 12 – 2007
.
Cộng
Dư cuối kỳ
.
111
3383
3384
..
.
6.287.308
244.440
48.888
6.433.636
18.014.272
6.500.000
.
.
11.580.635
66.363
.
.
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
2.4. Quy trình hạch toán và phương pháp tính các khoản trích theo lương.
Hiện nay ở công ty, BHXH, BHYT, KPCĐ được tính bằng 25% tiền lương phải trả cho công nhân viên
Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương
Tổng số tiền lương phải trả
X 25%
=
Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH: )
Công thức tính:
Tổng số tiền lương phải trả cho CNV
Tổng số tiền luơng phải trả trích cho CNV
X 20%
=
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ 2 nguồn:
- Công ty trích vào chi phí 15% tiền lương cơ bản của người lao động.
- Người lao động đóng góp 5% tiền lương cơ bản của mình.
Nếu công nhân viên có số năm công tác tại Công ty nhỏ hơn 15 năm thì số ngày nghỉ hưởng BHXH là 40 ngày/năm.
Nếu số năm công tác lớn hơn 30 năm được hưởng 60 ngày/năm.
BL x 540.000 x NN
Mức BHXH
=
75%
26
x
Trong đó:
BL: Bậc lương
NN: Số ngày nghỉ
Ngày lễ tết không tính BHXH, công nhân mắc bệnh hiểm nghèo (một trong 13 bệnh do Bộ y tế quy định) được nghỉ 180 ngày/năm với mức lương trợ cấp 75%. Ngoài 180 ngày công nhân được hưởng 65%.
Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT):
Công thức tính:
Tổng số tiền lương phải trả cho CNV
Tổng số BHYT phải trích theo lương của CNV
X 3%
=
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6540.doc