Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT GSC 4

1.1.Khái quát chung về Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 4

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC: 4

1.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 6

1.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 6

1.1.2.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các phòng ban như sau: 6

1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 10

1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 10

1.1.3.2 Đánh giá sơ bộ kết cấu chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. 12

1.1.4 Lĩnh vực hoạt động và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC . 12

1.1.4.1 Lĩnh vực hoạt động: 12

1.1.4.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 13

1.1.4.3 Các báo cáo tài chính của công ty Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 14

1.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng. 15

1.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 15

1.1.5.2. Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng: 18

1.1.7. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. 24

CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT GSC 24

2.1. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. 25

2.1.1. Tình hình chung về quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. 25

2.1.2. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động trong Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 26

2.1.2.1. Tính tiền lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động trực tiếp lắp đặt thiết bị: 27

2.1.2.2. Tính lương cho lao động gián tiếp. 33

2.1.3. Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 34

2.1.4. Lập nhật ký chung và sổ cái TK 334, 338 42

CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT GSC 47

3.1. Sự cần thiết của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ Thuật GSC 47

3.2. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ Thuật GSC 48

3.2.1. Những điểm mạnh của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ Thuật GSC trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 48

3.2.2. Những hạn chế trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ Thuật GSC 49

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 50

3.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động. 50

3.3.2. Tạo nguồn tiền lương trong doanh nghiệp. 50

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 51

3.3.3.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. 51

3.3.3.2. Tổ chức sắp xếp lao động. 51

3.3.4.2. Điều chỉnh cách tính điểm đối với cán bộ quản lý 52

3.4 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 52

KẾT LUẬN 55

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc niên độ ). Lưu trữ các hợp đồng tín dụng và các hồ sơ liên quan đến vay mượn ngân hàng. Lên kế hoạch trả nợ ngân hàng một cách hợp lý nhằm đảm bảo việc thanh toán. Phải chú ý đến số dư của tài khoản tiền mặt, có số dư tiền mặt ngoại tệ thích hợp cho việc thanh toán của các hợp đồng với nghiệp vụ NK thiết bị. - Kế toán thanh toán, TSCĐ, tiền lương, BHXH, chi phí: Theo dõi tất cả các khoản công nợ phải thu, phải trả với khách hàng và nhà cung cấp. Đảm bảo cho việc thu hồi công nợ, thanh toán cho nhà cung cấp một cách hợp lý, kịp thời, đầy đủ. Tính đúng khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng, theo dõi bộ phận chi phí quản lý Công ty. Đảm bảo việc thanh toán tiền lương cho CNV đúng quy định của nhà nước và nội quy của Công ty, chi trả BHXH một cách nhanh chóng cho người lao động, - Kế toán tổng hợp: Tập hợp các nghiệp vụ phát sinh từ các phần hành kế toán để tổng hợp số liệu báo cáo cho Kế toán trưởng. Cuối tháng tổng hợp toàn bộ số liệu, cùng đối chiếu số liệu với kế toán trưởng vào ngày mùng 6 hàng tháng. - Thủ quỹ: Là người được giao nhiệm vụ bảo quản và theo dõi quản lý các loại tiền hiện có hàng ngày tại Công ty, thực hiện các công việc nhập, xuất tiền khi có lệnh của giám đốc qua các phiếu thu, chi. Lên sổ quỹ, lập báo cáo quỹ trình kế toán tiền mặt. Việc bố trí sắp xếp nhân sự ở phòng kế toán như vậy đã tạo cho bộ máy kế toán của Công ty hoạt động nhịp nhàng ăn khớp. Đảm bảo cho hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng biệt rõ ràng tránh được sự chồng chéo trong công việc, tiết kiệm được thời gian giải quyết các công việc chung, tiết kiệm được lao động, không có sự ỷ lại vào cấp trên, 1.1.5.2. Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng: Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung, với ưu điểm là có mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động, tiết kiệm được chi phí, thời gian, giảm được khối lượng kế toán thủ công rất phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty. Là một đơn vị kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có dấu và đặc điểm kế toán riêng, hoạt động dưới sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: +Chế độ kế toán: Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 theo năm dương lịch của năm đó. .+Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng VND, ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng TW quy định. Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. +Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước. +Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (theo QĐ/206/2003/QĐ-BTC). 1.1.5.3 Chế độ chứng từ Công ty sử dụng hệ thống chứng từ về lao động, tiền lương, hàng tồn kho, tiền tệ, TSCĐ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các chứng từ do Công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được sự cho phép của Bộ tài chính. Một số chứng từ chủ yếu được sử dụng tại công ty: Giấy giới thiệu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, bảng lương, hóa đơn. - Nghiệp vụ liên quan đến Hàng tồn kho: . Hóa đơn mua hàng . Biên bản bàn giao vật tư . Phiếu Nhập kho, phiếu Xuất kho . Thẻ kho * Một số nghiệp vụ chủ yếu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. a) Khi mua NVL về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị NVL nhập kho. Nợ TK 152: NVL (giá mua chưa có VAT) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tổng giá thanh toán b) Trường hợp NVL được hưởng chiết khấu thương mại, Kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 152: NVL Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ c) Trường hợp NVL mua về nhập kho nhưng công ty phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, Kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152: NVL (Giá mua chưa VAT) Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ - Nghiệp vụ về tiền lương . Thẻ chấm công . Bảng chấm công . Bảng tính và phân bổ tiền lương . Bảng trích và phân bổ tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn . Bảng thanh toán tiền lương . Phiếu chi * Một số nghiệp vụ chủ yếu hạch toán tiền lương: a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 642: Chi phí Quản lý doanh nghiệp Nợ TK 154: Chí phí SXK dở dang Có TK 334: Phải trả cho người lao động b) Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản. tai nạn..) phải trả cho CNV ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 334: Phải trả người lao động -. 1.1.5.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của công ty. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp trừ một số tài khoản như: TK 631 vì Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho. Tuy nhiên do đặc điểm của Công ty nên có một số tài khoản mà công ty không sử dụng như: Công ty không phải đơn vị sự nghiệp nên không sử dụng tài khoản 161, 008 Công ty không có bất động sản đầu tư: không sử dụng tài khoản 217 . Ngoài ra, Công ty còn mở chi tiết của một số tài khoản như : TK 111: Tiền mặt TK 331: Phải trả người bán TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 333:Thuế & các khoản phải nộp NN TK 131: Phải thu khách hàng TK 341: Vay dài hạn TK 138: Phải thu khác TK 342: Vay dài hạn TK 141: Tạm ứng TK 411: Nguồn vốn kinh doanh TK 156: Hàng hóa TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 211: TSCĐ hữu hình TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi TK 214: Hao mòn tài sản cố định TK 511: Doanh thu TK 311: Vay ngắn hạn TK 632: Giá vốn TK 341: Vay dài hạn TK 641: Chi phí bán hàng TK 411: Nguồn vốn kinh doanh TK 642: Chi phí quản lý DN .. 1.1.5.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC áp dụng hình thức chứng từ - ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi trình tự thời gian trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Sổ chứng từ Ghi sổ – Sổ nhật ký tài khoản - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Nhật ký tổng quát - Sổ cái tài khoản - Sổ tổng hợp cho từng tài khoản - Các sổ, Thẻ Kế toán chi tiết. Sơ đồ 05: Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ Sổ quỹ và sổ tài sản Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết theo đối tượng Chứng từ ghi sổ (theo phần hành) Sổ cái tài khoản Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu 1.1.5.6 Đặc điểm báo cáo tài chính tại công ty. Công tác kế toán tại Công ty đang vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15: QĐ 15/ 2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006. Công ty áp dụng các quy định về việc lập báo cáo tài chính: hình thức, mẫu loại, thời điểm lập, thời hạn lập và nội dung công khai. Việc công khai báo cáo tài chính do công ty cấp trên quyết định sau khi tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính của các thành viên. Hiện nay công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC đang sử dụng các loại báo cáo là: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả kinh doanh - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. - Bảng cân đối tài khoản. Hàng quý, khi công việc lập các báo cáo tài chính phải tiến hành, các kế toán viên phần hành lập báo cáo tổng hợp chi tiết của phần hành và bảng cân đối số phát sinh các tài khoản do mình phụ trách rồi giao lại cho kế toán tổng hợp , thông qua việc xem xét, đối chiếu với sổ tổng hợp các loại kế toán tổng hợp lên các báo cáo tài chính. Các phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính được nộp lên cấp trên được tính vài kỳ sau đối với báo cáo tài chính tại thời điểm cuối kỳ. Công việc lập báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp đảm nhiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính. CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT GSC 2.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. Được thành lập trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, sự cạnh tranh cao, khi mà sự giao lưu kinh tế văn hoá với nước ngoài phát triển,... trình độ của đội ngũ cán bộ luôn được nâng cao CNV giỏi về chuyên môn, và được đào tạo chuyên sâu. Hàng năm đã thường xuyên tuyển dụng lao động một cách kỹ lưỡng, mở không ít lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho công nhân bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, cử cán bộ đi học tập, có chế độ khen thưởng hợp lý, luôn có sự khuyến khích học tập lẫn nhau trong công ty về trình độ,Chính vì vậy mà cơ cấu lao động được thay đổi rõ rệt, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tăng chứng tỏ trình độ quản lý đã được nâng lên thể hiện trong biểu dưới đây: Bảng 0.1 . Bảng cơ cấu lao động của Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Lao động theo khu vực sản xuất Trực tiếp 320 329 440 Gián tiếp 30 46 60 2 Theo cơ cấu quản lý hành chính Lao động quản lý 35 50 55 Nhân viên gián tiếp 15 20 23 Công nhân sản xuất 300 305 422 3 Theo trình độ Trên đại học 3 3 5 Đại học 20 30 35 Cao đẳng 7 13 20 THCN 81 78 69 Lao động phổ thông 239 251 371 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. 2.2.1. Tình hình chung về quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC. * Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC áp dụng chế độ trả lương sản phẩm và lương thời gian cho từng bộ phận cán bộ CNV trong công ty. + Lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tại xí nghiệp nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. + Lương thời gian áp dụng cho khối văn phòng công ty, CNV, kỹ thuật viên trong công tác lắp đặt Căn cứ vào nguyên tắc trả lương và dựa vào bảng thanh toán tiền lương thì người lao động sẽ được trả lương qua các tổ trưởng, các trưởng phòng ban. Đến kỳ lĩnh lương bảng lương được gửi kèm theo số tiền trong bảng lương đến các trưởng phòng ban bộ phận và người lao động trực tiếp đến lĩnh. Khi có ý kiến về tiền lương thì lao động có thể trực tiếp lên phòng kế toán để đóng góp ý kiến của mình hoặc có thể phản ánh với cấp trên ngay tại phòng ban của mình để cán bộ có thể đưa ra ý kiến trong các cuộc họp nội bộ. Điều này đã giúp cho công tác kế toán tiền lương ngày càng hoàn thiện hơn tránh được những sai sót. Hàng tháng, Công ty tạm ứng lương cho công nhân viên số tạm ứng được tính theo số tiền lương bình quân nhận được của công nhân viên ở những tháng trước đó. *Công ty đã áp dụng phương pháp ghi sổ theo hình thức Nhật Ký chung . Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động tiền lương là: - Bảng chấm công: được lập riêng cho từng bộ phận, tổ lao động sản xuất trong đó ghi rõ từng ngày làm việc, nghỉ việc, khối lượng sản phẩm hoàn thành, của người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng các tổ, phòng ban trực tiếp ghi và công khai để người lao động có thể tự giám sát thời gian lao động của họ. Là căn cứ để tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất. - Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu báo làm thêm giờ, bảng kê khối lượng công việc: dùng phản ánh khối lượng công việc mà lao động hoàn thành làm căn cứ tính lương cũng như xét thưởng cho lao động, được theo dõi một cách chặt chẽ cho từng lao động. Ngoài ra, căn cứ vào giấy báo ốm, biên bản điều tra tai nạn lao động để kế toán tính trợ cấp BHXH cho người lao động. - Bảng thanh toán lương: Sau khi đã tập hợp và kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tính trợ cấp phải trả cho người lao động, được lập cho từng bộ phận, phòng ban, tương ứng với bảng chấm công. Trên cơ sở các bảng thanh toán lương chi tiết, kế toán lập bảng tính lương của toàn doanh nghiệp và tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng theo đối tượng sử dụng, lập bảng phân bổ tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Các phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị và giấy thanh toán tiền tạm ứng được lập và theo dõi cho từng đối tượng lao động. 2.2.2. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động trong Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC Khoản thu nhập mà mỗi công nhân nhận được sẽ bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo quy định trừ đi các khoản khấu trừ (bao gồm BHXH, BHYT và các khoản khác). Sau đây là cách tính lương cụ thể cho lực lượng lao động trong Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC: 2.2.2.1. Tính tiền lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động trực tiếp lắp đặt thiết bị: - Hình thức trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn chặt năng xuất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động góp phần tăng thêm sản phẩm cho xí nghiệp. + Căn cứ vào bảng chấm công và khối lượng sản phẩm hoàn thành mà các tổ trưởng ghi chép hàng ngày đã tập hợp được kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng. Từ bảng tính lương của các tổ kế toán lập bảng thanh toán lương cho toàn xí nghiệp, sau đó nộp lên cho kế toán tổng hợp làm căn cứ lập bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp và phân bổ chi phí cho hợp lý. - Công thức xác định tiền lương sản phẩm cho một công nhân TL = x Trong đó: TL : tiền lương thực tế mà công nhân nhận được : đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm : số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành - Ngoài tiền lương sản phẩm thì công nhân còn có chế độ tiền thưởng, tiền lương phép,..Nên tiền lương mà một công nhân nhận được trong tháng: Thu nhập = TL + Khoản thu nhập khác( nếu có) - Các khoản khấu trừ. Ví dụ: Ông Phạm Quốc Trung là công nhân tổ chế biến thuỷ sản trong tháng hoàn thành 2000 sản phẩm, được hưởng tiền trách nhiệm là 36.000 đồng, đơn giá tiền công của một sản phẩm là 400 đồng. Kế toán tính lương cho ông Trung như sau: Tiền lương sản phẩm = 2.000 x 400 = 800.000 (đồng). BHYT, BHXH khấu trừ vào lương: Số khấu trừ = 2.000 x 400 x 6% = 48.000 (đồng). Tiền lương và phụ cấp mà ông Trung nhận được trong tháng là: 800.000 + 36.000 - 48.000 = 788.000 (đồng) Tương tự như trên kế toán lần lượt tính lương cho các công nhân còn lại trong tổ 1 và lập bảng thanh toán lương cho tổ chế biến thuỷ sản. + Căn cứ vào bảng chấm công khi thực hiện các hợp đồng lắp đặt thiết bị đã tập hợp được, cấp bậc tay nghề của nhân viên đó là hệ số lương của mối nhân viên, kỹ thuật viên sau đó lên bảng lương cho phòng kỹ thuật để tính lương toàn doanh nghiệp. - Công thức xác định tiền lương cho một nhân viên: TL = x T Trong đó: : tiền lương theo cấp bậc công việc TL : tiền lương trả theo thời gian T : thời gian thực tế đã làm việc của người lao động Ví dụ: Ông Nguyễn Huy Hùng là kỹ thuật viên của phòng kỹ thuật có hệ số lương là 2.5 trong tháng ông đi làm 20 ngày, và tham gia cuộc họp nâng cao chất lượng thiết bị 5 ngày tại Công ty được hưởng số tiền là 37.500 đồng. Kế toán tính lương cho ông như sau: Tiền lương tham gia lắp đặt: Tiền lương = 540.000 x 2.5 = 1.350.000 (đồng) BHYT, BHXH khấu trừ vào lương: Số khấu trừ = 540.000 x 2.5 x 6% = 81.000 (đồng) Số thực lĩnh trong tháng: Thu nhập = 1.350.000 + 37.500 – 81.000 = 1.306.500 (đồng) Tương tự tính tiền lương cho những nhân viên khác trong phòng kỹ thuật và lập bảng tính lương cho phòng kỹ thuật. Bảng chấm công và bảng tính lương theo sản phẩm phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất được thể hiện qua các biểu dưới đây: Biểu 0.1 Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 112 D4 – Giảng Võ –Ba Đình – Hà Nội Bảng chấm công Phòng kỹ thuật Tháng 01 năm 2008 Tổ 1 TT Họ tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tổng 1 Huy Hùng X X N X X X N X X N N X N X X X N N N X N X X N X N X X X X X 20 2 Tiến Bình X X N X X X X X X N X X X X X X N X X X X X X N X X X X X X X 27 3 Mai Hoàng X X N X X N X X X N X X X X X X N X X X X X X N X X X X X X X 26 4 Thanh Sơn X X N X X X X X X N N X X X X X N X X X X X X N X X X X X X X 26 . . .. .. ... .. Cộng 96 Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Phụ trách lao động Ghi chú: N : Nghỉ Người chấm công (Ký, họ tên) X : Đi làm (Ký, họ tên) Biểu 0.2 Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 112 D4 – Giảng Võ –Ba Đình – Hà Nội Bảng thanh toán lương Phòng kỹ thuật Tháng 01 năm 2008 Tổ 1 TT Họ và tên Tiền lương và các khoản thu nhập Các khoản khấu trừ lương Lương kỳ II Sản phẩm Thời gian Phép Hội họp Trách nhiệm BHXH Cộng Lương kỳ I Điện nước BHXH BHYT Cộng 1 Huy Hùng 1.350.000 0 0 37.500 0 0 1.387.500 0 0 23.250 34.847 58.097 1.445.597 2 Tiến Bình 1.350.000 46.000 16.300 23.200 30.000 0 1.570.000 700.000 100.000 54.000 27.000 881.000 584.500 3 Mai hoàng 1.404.000 38.000 18.000 0 30.000 80.000 1.418.000 800.000 100.000 56.160 28.080 984.240 585.760 4 Thanh Sơn 1.300.000 50.000 16.700 0 0 25.000 1.391.700 500.000 100.000 52.000 26.000 678.000 713.700 5 Văn Việt 1.242.000 12.000 8.200 0 0 20.000 1.282.200 500.000 100.000 55.250 24.840 674.520 607.860 .. .. .. .. .. .. .. .. . . . Cộng 6.646.000 146.000 59.200 60.700 60.000 125.000 6.996.900 2.500.000 400.000 261.840 130.920 3.741.760 3.937.417 Biểu 0.3 Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 112 D4 – Giảng Võ –Ba Đình – Hà Nội Bảng thanh toán tiền lương Tháng 01 năm 2008 Phòng kỹ thuật Stt Tên tổ Tiền lương và các khoản thu nhập Khấu trừ Lương kỳ II Sản phẩm Thời gian Phép Hội họp Trách nhiệm BHXH Cộng Lương kỳ I Điện nước BHXH BHYT Cộng 01 Tổ 1 5.550.000 146.000 59.200 60.700 60.000 125.000 6.105.900 2.500.000 400.000 284.800 56.960 3.741.760 2.364.140 02 Tổ 2 4.000.000 324.000 58.700 88.900 60.000 68.000 4.673.100 2.000.000 150.000 216.200 43.240 2.509.400 2.163.700 03 Tổ 3 4.080.000 121.200 130.700 58.600 60.000 42.000 4.591.500 2.350.000 250.000 210.060 42.012 3.052.072 1.539.428 Cộng tổ trực tiếp sản xuất 13.630.000 591.200 2.486.000 208.200 180.000 235.000 15.370.500 6.850.000 800.000 711.060 142.212 9.303.232 6.067.268 Tổ gián tiếp sản xuất _ 4.460.000 320.000 _ 60.000 _ 4.840.000 _ _ 44.600 223.000 267.600 4.572.400 Tổng cộng 13.630.000 5.051.200 2.806.000 208.200 240.000 235.000 19.962.000 13.700.000 1.600.000 755.660 365.212 9.570.832 10.639.668 Tổng số tiền(viết bằng chữ). 2.2.2.2. Tính lương cho lao động gián tiếp. Lương gián tiếp sẽ được áp dụng đối với nhân viên hỗ trợ sản xuất như: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo Chứng từ hạch toán gồm có: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ. ở những bộ phận này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm theo dõi thời gian làm việc của công nhân viên trong phòng để lập bảng chấm công và các chứng từ có liên quan cho trưởng phòng tổ chức xem xét ký duyệt. Sau khi ký duyệt trưởng phòng tổ chức chuyển bảng chấm công và các giấy tờ khác về phòng kế toán để kế toán tiền lương lập bảng tính trả lương cho từng phòng, ban và từng công nhân viên. Công thức tính lương cho khối quản lý doanh nghiệp: TL = 540.000 x HSP x HSP : Hệ số lương và phụ cấp mà công nhân viên nhận được. Ctt : Tổng số ngày công thực tế của công nhân viên trong tháng. Cbq : Số ngày công bình quân của toàn công ty. Ví dụ: Bà Nguyễn Hà Thu là cán bộ phòng dự án có hệ số lương là 3.0 trong tháng đã đi làm 25 ngày, tiền trách nhiệm được nhận là 300.000 đồng. Lương được tính như sau: Số ngày bình quân đi làm của Công ty là 23 ngày. Tiền lương mà bà Thu nhận được là: TL = 540.000 x 3.0 x = 1.761.000 (đồng) BHYT, BHXH khấu trừ vào lương: Số khấu trừ = 540.000 x 3.0 x 6% = 97.200 (đồng) Tiền lương và phụ cấp thực lĩnh của bà Thu là: 1.761.000 + 300.000 - 97.200 = 1.963.800 (đồng) Tương tự kế toán tính lương cho cán bộ khác ở phòng hành chính và lập bảng thanh toán lương. Biểu 0.4 Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 112 D4 – Giảng Võ –Ba Đình – Hà Nội Bộ phận : Phòng dự án Bảng thanh toán lương tháng 02 năm 2008 Tháng 01 năm 2008 TT Họ tên Lương CB Lương và các khoản khác Các khoản khấu trừ TL được lĩnh Lương thực tế TL khác Tổng BHXH, BHYT Tổng 1 nguyễn hà Thu 1350000 1761000 300000 2061000 81000 97200 1963800 2 Lê Văn An 1200000 1485000 150000 1635000 81000 81000 1554000 Văn Hiệp 725000 1155000 100000 1255000 60262 60262 1194736 Trần Bình 684400 1088000 80000 1168000 58230 58230 1109680 Trần Hoàng 829400 1281000 120000 1401000 68040 68040 1332960 Cộng 4788800 6770000 750000 7520000 364824 364824 7155176 2.2.3. Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Đối với BHXH: Quỹ bảo hiểm xã hội của Công ty được dùng để chi trả tiền lương hưu cho những cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu và những cán bộ công nhân viên không còn khả năng lao động trong thời gian tham gia đóng bảo hiểm. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ là 20% trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động và 5% người lao động phải phải đóng góp. BHXH phải trích tính theo công thức sau: Bảo hiểm xã hội phải trích = Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cán bộ công nhân viên x 20% Trong đó : BHXH khấu trừ vào lương của CNV = Tổng lương cơ bản x 5% BHXH phải trích tính vào chi phí = Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp x 15% - Đối với BHYT: Quỹ bảo hiểm y tế của công ty được nộp toàn bộ cho cơ quan chuyên môn phụ trách để thanh toán các khoản tiền chữa bệnh thuốc thang cho người lao động trong thời gian đau ốm, sinh đẻ Theo chế độ hiện hành, Công ty phải trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ quy định là 3% trên tổng quỹ tiền lương cơ bản của doanh nghiệp. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% khấu trừ vào lương của người lao động. Bảo hiểm y tế phải trích tính theo công thức sau: BHYT phải trích = Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên toàn doanh nghiệp x 3% BHYT khấu trừ vào lương của CNV = Tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp x 1% BHYT tính vào chi phí của doanh nghiệp = Tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp x 2% - Đối với KPCĐ: Theo chế độ hiện hành Công ty phải trích lập quỹ KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 2% trên tổng số tiền lương phải trả công cho công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh , trong đó 1% kinh phí công đoàn nộp lên cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, còn 1% Công ty giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp như: thăm hỏi công nhân viên khi đau ốm, bệnh tật hay tổ chức cho công nhân viên đi thăm quan du lịch, kỷ niệm những ngày lễ tết KPCĐ được tính theo công thức sau: KPCĐ phải trích = Tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp x 2% Sau khi kế toán tính toán xong BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương và mức lương cơ bản để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Biểu 0.5 Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật GSC 112 D4 – Giảng Võ –Ba Đình – Hà Nội Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương Tháng 01 năm 2008 Stt Tổng quỹ lương Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Kinh phí công đoàn Tổng Số Trong đó Tổng số Trong đó Số phải nộp công đoàn cấp trên Số giữ lại đơn vị Trích vào CF Trừ vào lương Trích vào CF Trừ vào lương A B 1 2 3 4 5 6 7 8 01 653.000.000 150.190.000 111.010.000 39.180.000 13.060.000 13.060.000 0 6.530.000 6.530.000 . .. .. . . . .. Cộng 653.000.000 150.190.000 111.010.000 39.180.000 13.060.000 13.060.000 0 6.530.000 6.530.000 * Hàng tháng, sau khi đã tính toán chính xác các khoản trích theo lương, kế toán căn cứ vào bảng kê trích nộp các khoản trích nộp theo lương nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho Nhà nước. Kế toán ghi: Nợ TK 3382 6.530.000 Nợ TK 3383 130.600.000 Nợ TK 3384 19.590.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6484.doc
Tài liệu liên quan