Khi doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc mua hàng hoá về để kinh doanh thì cần phải tìm mọi biện pháp để tiêu thụ sản phẩm.Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh,được thực hiện thông qua việc bán hàng,nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền.Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thị doanh nghiệp mới có thu nhập,thu hồi lại vốn để trang trải chi phí,thực hiện lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước,với các bên tham gia liên doanh và với người lao động.Do đó,việc hạch toán chính xác, kịp thời các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá,thành phẩm rất quan trọng nhằm quản lý và cung cấp những số liệu đúng đắn, trung thực về hoạt động tiêu thụ.Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tìm cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán,phương pháp hạch toán hàng tồn kho,phương pháp tính giá thành,phương pháp xác định giá vốn.sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất.
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hàng hoá,thành phẩm cho người mua,đồng thời người mua phải thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp theo giá bán.Đối với sản phẩm,hàng hoá đã tiêu thụ và khi đã thực hiện được quá trình đó thì kế toán mới xác định được thời điểm tiêu thụ,mới được ghi nhận doanh thu.
Doanh thu thực hiện là khi doanh nghiệp giao quyền sở hữu sản phẩm,hàng hoá cho người mua và được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chi phí,doanh thu bán hàng là số chưa có thuế GTGT, đối vói những đối tượng không chịu thuế GTGT thì chi phí và doanh thu bán hàng bao gổm cả thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán:Đối với thành phẩm,hàng hoá,việc nhập xuất và xác định giá trị tồn kho phải tính theo giá thực tế.Tuỳ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý và cách đánh giá hàng hoá phản ánh trong tài khoản và sổ sách kế toán mà vận dụng cách tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho cho thích hợp nhằm tính đúng trị giá vốn của hàng hoá xuất kho.Khi có hàng hóa xuất kho kế toán căn cứ phiếu xuất và sử dụng một trong các phương pháp tính giá sau đây để xác định giá vốn của hàng hoá tiêu thụ,nhưng phải nhất quán với phương pháp đã chọn (trong ít nhất một kỳ).
- Phương pháp nhập trước xuất trước: Giá thực tế xuất của hàng hóa xuất mỗi lần bằng giá thực tế nhập của hàng hóa tồn kho đầu tiên tính đến thời điểm xuất đó.
Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ
=
Giá mua thực tế đơn vị hàng hoá nhập kho theo từng lần nhập kho trước
x
Số lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
+Ưu điểm: Kết quả tính chính xác, kịp thời cho từng lần xuất tiêu thụ hàng hoá.
+Nhược điểm: Công việc của kế toán nhiều, ghi chép phức tạp.
- Phương pháp nhập sau xuất trước: Giá thực tế xuất của hàng hóa xuất mỗi lần bằng giá trị thực tế nhập của hàng hóa tồn kho cuối cùng tính đến thời điểm xuất đó.
Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ
=
Giá mua thực tế đơn vị hàng hoá nhập kho theo từng lần nhập kho sau
x
Số lượng hàng hoá xuất kho trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
+Ưu điểm: Công việc kế toán ít hơn, đơn giản hơn.Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có kho hàng nhỏ.
+Nhược điểm: Kết quả kém chính xác hơn phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp giá bình quân.
Giá thực tế của hàng hoá xuất mỗi lần
=
Số lượng hàng hoá xuất mỗi lần
x
Giá đơn vị bình quân
Trong đó:
Giá đơn vị bình quân
=
Giá thực tế nhập của hàng hoá (tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ)
Số lượng hàng hoá (tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ)
+Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản,ít phức tạp.
+Nhược điểm: Kết quả không chính xác và có xu hướng che dấu sự biến động của giá. - Phương pháp giá hạch toán:chỉ dùng trong trường hợp hạch toán chi tiết thành phẩm,hàng hoá.
Giá thực tế của hàng hoá xuất mỗi lần
=
Số lượng hàng hoá xuất lần đó
x
Giá hạch toán đơn vị
Giá hạch toán đơn vị được kế toán chọn là giá kế hoạch hoặc là giá thực tế của hàng hóa đó tồn đâù kỳ để hạch toán trong suốt kỳ. Đến cuối kỳ kế toán cần xác định giá thực tế xuất cho hàng hóa xuất trong kỳ.
Hệ số giá
=
Tổng giá thực tế của hàng hoá (tồn đầu kỳ+nhập trong kỳ)
Tổng giá hạch toán của hàng hoá( tồn đầu kỳ +nhập trong kỳ)
Giá thực tế của hàng hoá xuất trong kỳ
=
Gía hạch toán của hàng hoá xuất trong kỳ
x
Hệ số giá
-Phương pháp đính danh: Tính giá xuất kho cho từng hàng hóa theo từng lần nhập kho.
Để áp dụng phương pháp này,yêu cầu kho hàng phải tương đối rộng rãi,công việc kế toán không quá bận.
2.Các chỉ tiêu liên quan đến tiêu thụ thành phẩm,hàng hoá:
-Doanh thu bán hàng:là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
-Tổng số doang thu: là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng,trên hợp đồng cung cấp lao vụ,dịch vụ(kể cả số doanh thu bị chiết khấu,doanh thu của hàng bán bị trả lại và phần giảm giá cho người mua đã chấp thuận trên hoá đơn).
-Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá,chiết khấu bán hàng,doanh thu của số hàng bán bị trả lại,thuế tiêu thụ đăc biệt,thuế xuất khẩu.
-Chiết khấu hàng bán: là số tiền thưởng tính trên tổng số doanh thu trả cho khách hàng do đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định(chiết khấu thanh toán).
-Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian,địa điểm trong hợp đồng...(do chủ quan của doanh nghiệp). Ngoài ra,tính vào khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm khoản thưởng khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá(hồi khấu) và khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hoá tron g một đợt(bớt giá).
Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ(đã chuyển giao quyền sở hữu,đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua từ chối trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như:hàng kém phẩm chất,không đúng chủng loại, không phù hợp yêu cầu,tiêu chuẩn,quy cách kỹ thuật...
-Giá vốn hàng bán:là trị giá vốn(giá thực tế)của hàng hoá,thành phẩm,lao vụ,dịch vụ bán ra.(Đối với hàng hoá,giá vốn là giá mua cộng chi phí mua; đối với thành phẩm,dich vụ,lao vụ,giá vốn là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh để tạo ra sản phẩm,dịch vụ,lao vụ).
II.Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1Chứng từ.
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm,hàng hoá trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng các chứng từ sau:
-Thẻ kho.
-Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn.
-Hoá đơn GTGT.
-Bảng kê nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
-Phiếu thu,phiếu chi,giấy báo Có của ngân hàng.
-Giấy chấp nhận thanh toán của bên mua...
2.Các tài khoản sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm,hàng hoá:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên,khi hạch toán tiêu thụ,kế toán sử dụng các tài khoản sau:
-TK155"Thành phẩm": phản ánh giá trị hiện có,tình hình biến động của các loại thành phẩm nhập kho của doanh nghiệp theo giá thành thực tế(giá thành công xưởng thực tế).
-TK156"Hàng hoá": phản ánh giá trị hiện có,tình hình biến động của các loại hàng hoá nhập kho của doanh nghiệp theo giá mua thực tế.
-TK157"Hàng gửi bán": theo dõi giá trị sản phẩm,hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng,nhờ bán đại lý,ký gửi hay giá trị lao vụ,dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng,người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
-TK511"Doanh thu bán hàng": phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu.
-TK512"Doanh thu bán hàng nội bộ": phản ánh doanh thu của số hàng hoá,lao vụ,dịch vụ,sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty,Tổng công ty,Tập đoàn,Liên hiệp XN...hạch toán toàn ngành.
-TK521"Chiết khấu bán hàng": phản ánh toàn bộ doanh thu bán hàng bị chiết khấu trong kỳ của đơn vị.
-TK531"Hàng bán bị trả lại": theo dõi doanh thu của số hàng hoá,thành phẩm,lao vụ,dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
-TK532"Giảm giá hàng bán": theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận.
-TK632"Giá vốn hàng bán": theo dõi trị giá vốn của hàng hoá,sản phẩm,lao vụ,dịch vụ xuất bán trong kỳ.
-TK641"Chi phí bán hàng": dùng để tập hợp và phân bổ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm,hàng hoá,lao vụ,dịch vụ.Bao gồm các chi phí bảo quản,đóng gói,vận chuyển,giới thiệu,bảo hánh sản phẩm hàng hoá,hoa hồng đại lý...
3. Phương pháp hạch toán.
3.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo hình thức giao hàng trực tiếp
Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến doanh nghiệp sản xuất để nhận hàng. Sau khi giao hàng tại kho hoặc tại xưởng sản xuất, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng và đã trả tiền hoặc chấp nhận nợ thì thành phẩm được xác định là tiêu thụ.
* Phản ánh doanh thu:
+ Đối với sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
Nợ 111, 112, 131: Tổng số tiền theo giá thanh toán ( gồm cả thuế VAT)
Có 5112: Doanh thu theo giá chưa có thuế VAT
Có 33311: Thuế VAT đầu ra
+ Đối với sản phẩm không chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ 111, 112, 113: Doanh thu theo giá hàng bán
Có 511 Doanh thu theo giá hàng bán
* Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ 632: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ
Có 154, 155: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ
3.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo hình thức chuyển hàng.
Theo hình thức này, doanh nghiệp sản xuất bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chở hàng đến cho bên mua, giao ở địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Thành phẩm đã xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
- Chuyển thành phẩm cho bên mua.
Nợ 157:Giá thành phẩm chuyển bán
Có 154, 155 : Giá thành phẩm chuyển bán.
- Khi thành phẩm được xác định tiêu thụ
+ Phản ánh doanh thu( Tương tự như trên )
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Nợ 632: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ
Có 157: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ.
3.3.Trường hợp tiêu thụ thành phẩm chưa thu được tiền sau đó thu được tiền, bên mua tră tiền sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp cho bên mua được hưởng chiết khấu bán hàng ( chiết khấu thanh toán)
Nợ 811: Chiết khấu bán hàng
Có 111, 112, 131: Chiết khấu bán hàng
Trước đây, khi nói về chiết khấu, người ta sử dụng tài khoản 521 và ghi giảm trừ doanh thu. Nhưng hiện nay tính vào chi phí hoạt động tài chính, vì vậy tài khoản 531 không còn nữa.
3.4.Trường hợp tiêu thụ thành phẩm có giảm giá, bớt giá và hàng bán bị trả lại
Giảm giá là giảm trừ cho bên mua vì hàng bán sai quy cách phẩm chất, không đúng hợp đồng, bên mua yêu cầu giảm giá, bên bán chấp nhận.
Bớt giá là số tiền giảm trừ cho bên mua vì mua nhiều trong một lần. Hiện nay, cả hai hiện tượng này đều gọi chung là giảm giá và hạch toán vào tài khoản 532.
- Khi phát sinh giảm giá hàng bán:
+Đối với thành phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế
Nợ 532: Số tiền giảm giá chưa có thuế VAT.
Nợ 33311: Thuế VAT tính theo số tiền giảm gía
Có 111, 112,131:Tổng số tiền giảm trừ cho bên mua.
+ Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ 532:Số tiền giảm giá cho bên mua
Có 111, 112: Số tiền giảm giá cho bên mua
- Hàng bị trả lại là hàng sai quy cách phẩm chất không đúng hợp đồng bị bên mua từ chối, doanh nghiệp đã chấp nhận. Doanh thu hàng bị trả lại được phản ánh trên tài khoản531.
+ Đối với thành phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ 531: Doanh thu hàng bị trả lại chưa có VAT.
Nợ 33311Thuế VAT đầu ra của hàng bị trả lại
Có 131,111,112: Tổng số tiền trả lại bên mua
+Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp
Nợ 531: Doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá thanh toán
Có 111, 112,131:Doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá thanh toán
- Khi đưa hàng bị tră lại về nhập kho
Nợ 155: Giá thành sản phẩm bị trả lại
Có 632: Giá thành sản phẩm bị trả lại
- Cuối kỳ( cuối tháng) kết chuyển các khoản giảm giá và doanh thu hàng bán bị trả lại sang tài khoản 111.
Nợ 511: Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
Có 531,532: Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
3.5. Đối với sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt( rượu, bia, thuốc lá, hàng mã...) nhưng chỉ doanh nghiệp sản xuất bán mới chịu, còn cửa hàng thương mại bán thì lại chịu thuế VAT.
Nợ 511: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Có 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Khi chuyển tiền nộp thuế tiêu thu đặc biệt:
Nợ 3332: Số tiền đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Có 111,112: Số tiền đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo tỷ lệ % của doânh thu và bị trừ vào doanh thu.
3.6.Tính và kết chuyển doanh thu thuần của sản phẩm đã tiêu thụ.
Doanh thu thuần là phần doanh thu còn lại sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp (nếu có)
Doanh thu thuần
=
Doanh thu theo giá bán ghi theo hoá đơn
-
Giảm giá hàng bán
-
Doanh thu hàng bị trả lại
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu (nếu có)
Nợ 511: Doanh thu thuần.
Có 911:Doanh thu thuần
3.7. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo hình thức gửi đại lý.
Theo hình thức này, doanh nghiệp sản xuất giao thành phẩm cho bên nhận đại l, bên nhận đại lý trực tiếp bán hàng và được hưởng hoa hồng. Hàng gửi đại lý được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên đại lý hoặc chấp nhận thanh toán.
* Khi giao hàng cho bên nhận đại lý.
Nợ 157: Giá thành phẩm gửi đại lý
Có 911: Giá thành phẩm gửi đại lý
* Khi hàng gửi đại lý đựoc xác nhận là tiêu thụ
- Phản ánh doanh thu:
+Đối với sản phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấú trừ thuế
Nợ 111,112: Số tiền đã trừ hoa hồng
Nợ 641: Hoa hồng gửi đại lý
Có 511(5112): Doanh thu theo giá bán chưa có thuế
Có 33311: Thưế VAT đầu ra
+ Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp;
Nợ 111,112: Số tiền đã trừ hoa hồng
Nợ 641: Hoa hồng gửi đại lý
Có 512: Doanh thu theo giá bán
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ 632: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ
Có 157: Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ
Hoa hồng gửi đại lý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng( không tính trên tổng số tiền bán hàng cả thuế)
3.8. Kế toán các trường hợp xuất khác coi là tiêu thụ
* Trường hợp xuất thành phẩm sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phản ánh doanh thu của thành phẩm xuất dùng
Nợ 627,641,642: Doanh thu theo giá bán
Có 511(5112) : Doanh thu theo giá bán
- Phản ánh thuế VAT đối với sản phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ 133: Thuế VAT được khấu trừ phải nộp
Có 33311: Thuế VAT được khấu trừ phải nộp
- Kết chuyển giá thành sản phẩm xuất dùng
Nợ 632: Giá thành sản phẩm xuất dùng
Có 155,154: Giá thành sản phẩm xuất dùng
* Trường hợp xuất sản phẩm thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân.
- Phản ánh doanh thu sản phẩm xuất thanh toán.
+ Đối vơi sản phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế
Nợ 334: Tổng số tiền theo giá thanh toán
Có 511: Doanh thu theo giá bán chưa có thuế VAT
Có 33311: Thuế VAT đầu ra
+ Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ 334: Doanh thu theo giá thanh toán
Có 511: Doanh thu theo giá thanh toán
- Kết chuyển giá thành sản phẩm xuất thanh toán
Nợ 632: Giá thành sản phẩm xuất thanh toán
Có 155, 154: Giá thành sản phẩm xuất thanh toán
* Trường hợp xuất sản phẩm là quà biếu tặng, thưởng được trang trải bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
- Phản ánh doanh thu sản phẩm xuất sử dụng
+Đối với sản phẩm chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ 4311,4312: Số tiền theo giá thanh toán gồm cả VAT.
Có 511: Doanh thu theo giá bán chưa có thuế VAT
Có 33311: Thuế VAT đầu ra
+ Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp
Nợ 4311,4312: Doanh thu theo giá thanh toán
Có 511: Doanh thu theo giá thanh toán.
- Kết chuyển giá thành sản phẩm xuất sử dụng
Nợ 632: Giá thành sản phẩm xuất sủ dụng
Có 155,154: Giá thành sản phẩm xuất sử dụng
4.Sổ sách kế toán:
Nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá,thành phẩm sử dụng các sổ sách như:
-Nhật ký bán hàng.
-Nhật ký sổ cái.
-Sổ chi tiết tài khoản 154,155,157...
-Sổ kho.
-Sổ chi tiết doanh thu.
-Sổ quỹ tiền mặt...
Chương II:Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp sản xuất và một số ý kiến đề xuất
I.Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tồn tại một số lượng rất lớn các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm với quy mô vừa và nhỏ. Tại các doanh nghiệp này, công tác tiêu thụ thành phẩm là một khâu cực kỳ quan trọng vì có tiêu thụ được thành phẩm doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiếp tục quay vòng sản xuất. Điều này đòi hỏi nghiệp vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm phải được phản ánh một cách chính xác, kịp thời và khoa học, giúp cho công tác quản lý, sản xuất được hiệu quả hơn.
Nhưng thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng tổ chức được công tác kế toán hợp lý do tính chất và đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp. Trong phạm vi chuyên đề này, em xin đi sâu, tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dâù.
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu được thành lập và có tên giao dịch quốc tế là Pêtro Việt Nam Oil Processing and Distribution Company viết tắt là PVPDC. Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PetroViệt Nam)và có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
Trong công tác kế toán, Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK111,TK112, TK131, TK136, TK 138, TK 152, TK 153, TK154, TK 155, TK156, TK141, TK142, TK144, TK211, TK214, TK222, TK241, TK311, TK315, TK331, TK333, TK133, TK334, TK336, TK138, TK338, TK411, TK412, TK413, TK414, TK421, TK431, TK441, TK511, TK531, TK632, TK711, TK721, TK811, TK821, TK911.
Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm.
- Các bảng kê:Bảng kê doanh thu, bảng kê thu, chi tiền mặt, TGNH, bảng kê xuất kho thành phẩm hàng hóa, bảng kê chi tiết vật liệu.
- Các sổ hạch toán chi tiết: sổ quỹ, sổ chi tiết TGNH, sổ chi tiết thành phẩm hàng hóa, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết chi phí. ....
- Sổ cái: Sổ cái được mở theo từng tài khoản và được phản ánh theo dõi theo từng quý.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Sổ này được lập vào quỹ căn cứ trên chứng từ ghi sổ. Cuối qúy kế toán tổng hợp lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh trong quý. Đến cuối năm kế toán tổng hợp lập bốn báo cáo tài chính: gồm bảng cần đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh, bổ sung báo cáo tài chính.
1. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá tại công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu (PVPDC).
1.1Tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm hàng hoá tại công ty PVPDC
- Tài khoản 511 "doanh thu bán hàng" tài khoản 511 được chia thành hai tài khoản cấp 2.
+ TK 5111"doanh thu tiêu thụ máy móc thiết bị" phản ánh doanh thu của thiết bị mà công ty nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.
+ TK 5112 "doanh thu thành phẩm" phản ánh doanh thu thành phẩm do công ty sản xuất và nhận gia công. Doanh thu thành phẩm bao gồm: Doanh thu thành phẩm PDC, doanh thu thành phẩm TOTAL, doanh thu thành phẩm Mobil .
- TK 131 "phải thu của khách hàng".
- TK 133 "thuế VAT đầu vào" doanh nghiệp chịu thuế mất 10%.
- Tk 632 " giá vốn thành phẩm hàng hóa đã tiêu thụ"
- TK 156 "hàng hóa"
- TK 155 " thành phẩm"
- TK 333 " thuế VAT đầu ra" doanh nghiệp chịu thuế mất 10%
- TK 531 " hàng bán bị trả lại"
- TK 111, 112,641,642, 141,331, 413, 911.
*Phương pháp xác định giá vốn của thành phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ của công ty: Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền.
1.2. Quy trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu trong hoạt động tiêu thụ thành phẩm hàng hoá tại công ty PVPDC.
a. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu.
* Xuất kho thành phẩm giao cho bên mua theo hợp đồng đã ký kết.
- Căn cứ vào hóa đơn kiêm phiếu xuất kho số 8704 ngày 8/1/2000 xuất kho thành phẩm tiêu thụ kế toán định khoản.
Nợ TK 131 : 55.601. 155,5.
Có TK 3331: 50.54.650,5.
Có TK 511: 50.546.505.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ phát sinh theo phiếu chi số 160 ngày 8/1/2000.
Nợ TK 641: 300.000
Có TK 111: 3000.000
- Khách chuyển trả tiền qua tài khoản TGNH theogiấy báo có nhận được ngày 20/2/2000.
Nợ TK 112: 55.601.155,5
Có TK 131: 55.601.155,5
- Trường hợp phát sinh hàng trả lại. Căn cứ biên bản kiêm nhận hàng và phiếu nhập kho số 105 ngày 28/2/2000 về lô hàng trả lại kế toán ghi:
Nợ TK 531: 8914.268.
Nợ TK 3331: 891.426,8
Có TK 131: 9.805.694,8
* Cuối kỳ căn cứ vào từng hóa đơn bán hàng kế toán tính giá vốn cho mỗi lô hàng xuất bán.
Giá vốn của lô hàng xuất bán theo hóa đơn kiểm phiếu xuất kho số 8704 ngày 8/1/2000.
Nợ TK 632: 46.387.000
Có TK 155: 46.387.000
* Cuối kỳ kế toán xác định lương phải trả cho công nhân viên bán hàng trong quý một.
Nợ TK641: 605.156.085
Có TK 334: 605.156.085
* Các bút toán kết chuyển được thực hiện vào cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu hàng trả lại quý I .
Nợ TK 511: 8.997.868.
Có TK 531: 8.997.868.
- Kết chuyển doanh thu quýI
Nợ TK 511: 28.795.716.890
Có TK 911: 28.795.716.890
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hóa tiêu thụ.
Nợ TK 911: 15.585.984.544
Có TK 632: 15.585.984.544
- Kết chuyển chi phí bán hàng.
Nợ TK 911: 1.587.534.294
Có TK641: 1.587.534.294
- Kết chuyển chi phí quản lý.
Nợ TK 911: 1.705.419.685
Có TK 641: 1.705.419.685
- Cuối quý kế tóan xác định lãi gộp từ hoạt động kinh doanh và phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911: 9.916.778.367
Có TK: 4212: 9.916.778.367
b.Hệ thống sổ kế toán.
- Các bảng kê: bảng kê doanh thu, bảng kê xuất kho tiêu thụ
- Sổ chi tiết tài khoảnTK131, TK 641.
- Các bảng tổng hợp : doanh thu, suất tiêu thụ.
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản: TK 131, TK 511.
- Bảng cân đối số phát sinh
2. Ưu điểm trong công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm hàng hóa ở công ty PVPDC.
- Với hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán hình thức này có ưu điểm giúp kế toán đầy đủ thông tin về hoạt động tiêu thụ của toàn đơn vị cũng như mỗi chi nhánh. Việc phản ánh doanh thu thành phẩm, hàng hóa tiêu thụ trên bảng kê theo từng chứng từ, từng loại hàng thuận tiện cho việc theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ trong tháng, bảng kê doanh thu lập theo từng chi nhánh giúp công ty quản lý tốt được hàng hóa xuất bán và thu hồi công nợ kịp thời.
- Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm hàng hóa luôn phát huy các khoản chi phí như về vận chuyển hàng hóa, lương nhân viên bán hàng, chi phí quản lý... kế toán lập các sổ chi tiết TK 641, TK642 trên sổ chi tiết, chi phí được theo dõi và phản ánh theo từng khoản mục. Việc theo dõi chi tiết từng loại chi phí đặc biệt là chi phí bán hàng có ý nghĩa quan trọng công tác tiêu thụ vì nếu hạ thấp được chi phí thì giá thành sản phẩm hàng hóa sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại.
- Cuối mỗi năm công ty đều lập báo cáo tổng hợp về chi phí, doanh thu và giá vốn hàng bán để cung cấp các số liệu tổng quát nhất về hoạt động tiêu thụ phục vụ cho công tác quản lý.
3. Một số nhược điểm trong công tác kế tóan tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá tại công ty PVPDC.
- Kế toán theo hình chứng từ ghi sổ có một nhược điểm chung là số lượng công việc ghi chép nhiều và dễ bị trùng lặp. Đặc biệt trong kế toán tiêu thụ, các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh nhiều nên khi áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ làm khối lượng công việc kế toán trong công ty PVPDC rất lớn,do đó,việc mắc phải những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán của công ty là không tránh khỏi.
- Hiện tại giá thành thực tế của sản phẩm, hàng xuất bán trong quý của công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo giá và lượng hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Phương pháp này chưa phản ánh sát với giá thực tế của thành phẩm hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay giá cả luôn biến động. Việc tính giá xuất như vậy làm cho công việc sẽ dồn vào cuối quý. Có thể dẫn tới việc lập các báo cáo tài chính chậm.
- Hiện nay tình hình thu hồi công nợ ở công ty là một vấn đề bức xúc. Do có sự cạnh tranh của các công ty dầu nhờn nước ngoài nên để tiêu thụ được sản phẩm của mình công ty thường phải bán chịu cho khách hàng. Dẫn đến một phần vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng, khi đó kế toán phải theo dõi và đôn đốc việc thanh toán như vậy phải bỏ ra một khoản chi phí dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa tại công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu.
-Thứ nhất: về thời gian lập chứng từ ghi sổ và vào sổ cái tài khoản do nghiệp vụ tiêu thụ ở công ty PVPDC phát sinh nhiều và thường xuyên nên để theo dõi và quản lý quá trình tiêu thụ tốt hơn kế toán có thể lập chứng từ ghi sổ vào mỗi cuối tháng. Việc này làm cho thông tin được phản ánh sát hơn tình hình thực tế. Nó giúp công việc tổng hợp sẽ được dàn đều trong cả quý, giúp cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo mỗi tài khoản được chi tiết hơn, chặt chẽ hơn.Điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình hình của công ty để đưa ra những giải pháp,quyết định đúng đắn.
-Thứ hai: Về phương pháp tính giá vốn của thành phẩm hàng hóa. Công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá vốn cho thành phẩm hàng hoá xuất bán. Khi sử dụng các phương pháp này các đơn vị thành phẩm, hàng hóa tồn đầu kỳ sẽ được xuất đúng theo thứ tự chúng được nhập vào. Kế toán xác định giá vốn của h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1294.doc