Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những lý luận chung về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 3

1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong doanh doanh nghiệp sản xuất 3

1.1. ý nghĩa, vai trò của quá trình tiêu thụ thành phẩm 3

1.2. Yêu cầu quản lý đối với hoạt động tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh 5

1.3. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh 6

2. Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm, cung cấp dịch vụ và chi phí, thu nhập, kết quả kinh doanh 7

2.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp sản xuất 7

2.2. Các phương thức thanh toán 9

2.3. Khái niệm và nội dung doanh thu, chi phí và xác điịnh kết quả kinh doanh 9

2.4. Nguyên tắc kế toán tiêu thụ thành phẩm, cung cấp dịch vụ, chi phí, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh 11

2.5. Chứng từ và tài khoản sử dụng 13

3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và cung cấp dịch vụ theo phương thức kê khai thường xuyên 21

3.1. Kế toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp 21

3.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận 24

3.3. Kế toán tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi 26

3.3.1. Kế toán tại đơn vị đại lý 27

3.3.2 Kế toán tại đơn vị nhận đại lý 28

3.4. Kế toán bán hàng trả góp, trả chậm 30

3.5. Kế toán tiêu thụ nội bộ 31

3.5.1. Kế toán tại đơn vị giao hàng 31

3.5.2. Kế toán tại đơn vị phụ thuộc 33

3.6. Kế toán các trường hợp tiêu thụ nội bộ khác 34

3.7. Kế toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng 36

3.8. Kế toán trường hợp doanh nghiệp nhận gia công vật tư hàng hoá cho khách hàng 38

4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc với các đối tượng không chịu thuế GTGT 39

5. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác đinh kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 41

6. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ 42

6.1. Kế toán chi phí bán hàng 43

6.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 45

6.3. Kế toán xác định kết tiêu thụ và cung cấp dịch vụ 46

7. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động tài chính và hoạt động khác 47

7.1. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động tài chính 47

7.2. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động khác 48

8. Hình thức kế toán 51

8.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung 52

8.2. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 53

8.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 53

8.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 55

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 57

1.Tổng quan về tổ chức và hoạt động của công ty 57

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 57

1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 59

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 61

1.4. Đặc đỉêm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 64

2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 69

2.1. Hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán tiền hàng 69

2.2. Các đối tượng cần quản lý liên quan 70

2.3. Kế toán Giá vốn hàng bán 71

2.4. Kế toán doanh thu tiêu thụ 76

2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 90

2.6. Kế toán thuế GTGT phải nộp 93

2.7. Kế toán chi phí bán hàng 98

2.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 105

2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 108

Chương 3: một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 113

1. Nhận xét 113

1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán 113

1.2. Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 114

1.2.1. Ưu điểm 114

1.2.2. Những vấn đề còn tồn tại 115

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú 115

KẾT LUẬN 127

 

 

doc140 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng chi phí tài chính. Có TK liên quan (121, 128, 221, 228, 214,) Phản ánh các khoản doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 131, 138, ) Có TK 515 (chi tiết hoạt động ) Trích lập dự phòng cho năm sau: Nợ TK 635: ghi tăng chi phí tài chính Có TK 129, 229: trích lập dự phòng giảm giá đầu tư. Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư: Nợ TK 129, 229: hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư. Có TK 635: ghi giảm chi phí tài chính Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và doanh thu hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động tài chính (nếu có): Nợ TK 515: giá trị thuần trừ vào doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 3331 (33311): thuế GTGT trả lại tương ứng. Có TK liên quan (111, 112, 3388,): tổng số giảm giá, chiết khấu thương mại và doanh thu hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động tài chính. Giá vốn hàng bán bị trả lại: Nợ TK liên quan (121, 221, 228,) Có TK 635: ghi giảm chi phí tài chính Số chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng: Nợ TK liên quan (111, 112, 331, 336, 1388,) Có TK 515: ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 911: (hoạt động tài chính) Có TK 635: kết chuyển chi phí hoạt động tài chính. Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về hoạt động tài chính: Nợ TK 515: kết chuyển doanh thu thuần về hoạt động tài chính. Có TK 911 (hoạt động tài chính) Kết chuyển lợi nhuận hoạt động tài chính: Nợ TK 911: (hoạt động tài chính) Có TK 421: ghi tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Trường hợp lỗ kế toán ghi ngược lại. 7.2 kế toán chi phí, thu nhập và kết quả của các hoạt động khác Ngoài thu về thanh lý và nhượng bán TSCĐ, các khoản thu khác còn bao gồm những khoản thu như thu hồi Nợ khó đòi đã xử lý, thu hồi Nợ không ai đòikế toán các khoản này như sau: Thu hồi Nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ trước đây: Nợ TK liên quan (111, 112, 152, ) Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 Thu hồi các khoản Nợ không ai đòi: Nợ TK 331, 338, 131,: ghi giảm Nợ không ai đòi Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Các khoản thu nhập của năm trước bị bỏ sót, bị lãng quên, chưa ghi sổ, nay phát hiện ra, ghi: Nợ TK 111, 112, 131, 138: Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Xử lý số tài sản thừa không rõ nguyên nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nợ TK 338 (3381): Xử lý tài sản thừa Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Các khoản thuế được miễn giảm hoàn lại Nợ TK liên quan (111, 112, 138, 333) Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Các khoản thu nhập khác (thu được từ phạt, bồi thường) Nợ TK liên quan (111, 112, 3388, 344,) Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc hoạt động khác (nếu có ): Nợ TK 711: ghi giảm thu nhập khác Có TK liên quan (111, 112, 131,) Đối với các khoản chi phí khác, kế toán phản ánh như sau: - Số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, bị truy thu thuế: Nợ TK 811: ghi tăng chi phí khác Có TK liên quan 111, 112, 333, 338 - Các chi phí khác thực tế phát sinh Nợ TK 811: ghi tăng chi phí khác Có TK liên quan (111, 112, 211, 213, 244, ) Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911 (hoạt động khác) Có TK 811: kết chuyển chi phí khác Kết chuyển số thu nhập thuần khác: Nợ TK 711: kết chuyển thu nhập thuần khác Có TK 911: (hoạt động khác) Kết quả hoạt động khác, nêu lãi ghi: Nợ TK 911: (hoạt động khác) Có TK 421 (4212): ghi tăng lợi nhuận khác. Trường hợp lỗ kế toán ghi ngược lại. Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, phần thu nhập hoạt động khác ghi Có TK 711 bao gồm cả thuế GTGT (nếu có). Cuối kỳ, số thuế GTGT phải nộp về hoạt động khác (nếu có). Ghi: Nợ TK 711: ghi giảm thu nhập khác Có TK 3331 (33311) Các bút toán còn lại tương tự ở trên. Sơ đồ số 15: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ: TK511, 512 TK911 TK632 (3) Kết chuyển giá vốn hàng bán (1) Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ TK641,642,142 TK515,711 (2) Kết chuyển doanh thu Hoạt động tài chính và thu nhập khác TK421 TK635,811 (6b)Kết chuyển lỗ (6a)Kết chuyển lãi (5) Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và hoạt động khác (4) Kết chuyển giá vốn hàng bán 8. Hình thức kế toán Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ của các kế toán cũng như điều kiện, phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hình thức sổ kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Chế độ sổ kế toán ban hành theo QĐ/ 167/ 2000/ QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng các hình thức kế toán sau: 8.1. Hình thức kế toán nhật ký chung (NKC) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKC lần tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy các số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ vào sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào NKC, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết liên quan. - Nếu đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ chứng từ gốc, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan đến định kỳ 3, 5, 10 ngày hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh. Từ nhật ký đặc biệt ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng đối chiếu số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 16: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC. Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ NK đặc biệt Số thẻ (kế toán chi tiết ) Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 8.2. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký- sổ cái. Căn cứ để ghi vào các sổ nhật ký, sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sơ đồ 17: Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ, theo hình thức nhật ký, sổ cái. Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký - sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Báo cáo tài chính ( ) Ghi hàng ngày ( ) Đối chiếu kiểm tra ( ) Ghi cuối tháng 8.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (CTGS) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là có căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo trình tự nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bằng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm theo phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Sơ đồ số 18: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ (thẻ ) kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết. - Cuối tháng phải khoá sổ, tính số phát sinh Bên Nợ, Bên Có và số dư của các TK trên sổ cái để từ đó lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 8.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ. - Các nguyên tắc cơ bản. + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian về việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. + Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết. + Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 19: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ, sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng trong sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. ChƯơng 2 thực trạng kế toán tiêu thụ thành Phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện trần phú 1. Tổng quát về tổ chức và hoạt động của công ty 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú (Tên giao dịch Tran Phu Elertric mechaninal company limited) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện phục vụ cho công nghiệp và các thành phần kinh tế quốc dân. Trụ sở của Công ty là số 41 phố Phương liệt (đường Trường Chinh ) – Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú là công ty mới được chuyển đổi tên từ công ty “Cơ điện Trần Phú” và đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ hai đơn vị trước đây là: Xí nghiệp cơ khí Trần Phú và Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng theo quyết định số 4018/TCCB ngày 22/9/1985 của UBND Thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty hiện nay là sản xuất kinh doanh các chủng loại dây và cáp điện gồm: Dây điện ruột đồng, dây điện ruột nhôm, dây trần, dây bọc thuộc các kích cỡ, dây ê may, các thiết bị phụ tùng phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: xà, cột, ty, sứ, tủ điện, ống đồng thanh cái... a) Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1989 - Công ty cơ điện Trần Phú được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị Xí nghiệp cơ khí xây dựng, thời kỳ đầu công ty gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nhà xưởng cũ nát, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ tổ chức yếu kém, kỷ luật lao động lỏng lẻo, với số vốn ban đầu hạn hẹp: tổng số vốn pháp định là 2.601.000.000 đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 1.397.000.000 đ - Vốn lưu động: 1.204.000.000 đ Nhiệm vụ đặt ra đối với công ty thời kỳ này là phải tổ chức lại bộ máy quản lý định đời sống cho gần 500 cán bộ công nhân viên, đồng thời phải xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng bước vào sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng “khó tính” của thị trường. Với sự cố gắng vượt bậc, công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn và phát triển đi lên. b) Giai đoạn từ năm 1990 đến 1994: Sản xuất tạo dựng cơ sở vật chất, cải thiện đời sống lao động, hoàn thiện thêm công nghệ. Giai đoạn này công ty đã có một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh các loại dây và cáp nhôm các loại bọc PVC. Với trình độ công nghệ ngày càng cao, sản lượng hàng năm từ 600 đến 800 tấn cáp nhôm các loại, sản phẩm của công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được khách hàng đánh giá cao. c) Giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2004: Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường không cho phép công ty dừng bước mà phải tiếp tục nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để phát triển. Chủ trương của công ty trong giai đoạn này là phải tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật, đa dạng hoá mặt hàng sản xuất theo nhu cầu của thị trường theo xu hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây là định hướng quan trọng nhất để tiếp tục đưa công ty phát triển. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển các sản phẩm của công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với tiêu chuẩn ISO 9002 và được tổ chức AFAQ ASCERT international cấp chứng chỉ vào tháng 6 năm 2000. Với những thành tựu đạt được công ty đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng” năm 1998. Các sản phẩm cáp điện của công ty liên tục đạt huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm d) Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay: Ngày 23 tháng 12 năm 2004 theo quyết định số 131/2004 QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển Công ty cơ điện Trần Phú thuộc sở xây dựng Hà nội thành công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú. Đây là một bước ngoặt lớn của công ty đánh dấu sự thay đổi về sự chuyển đổi chủ sở hữu của công ty. Và như vậy từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 trở lại đây tên của công ty sẽ là “Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú”. Sau đây là một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong những năm qua: Bảng số 1: Một số chỉ tiêu đạt được trong những năm qua Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Giá trị tổng sản lượng Trđ 200.000 260.000 291.000 2 Tổng doanh thu - 233.000 270.000 320.000 3 Các khoản nộp ngân sách - 2.437 2.700 3.385 4 Lợi nhuận ròng - 2.020 2.300 2.500 5 Số lao động bình quân Người 300 318 318 6 Thu nhập bình quân 1 người/tháng 1000đ 1.650 1.700 1.850 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú. Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của công ty được chia làm 6 nhóm sản phẩm chủ yếu: đồng đúc cáp đồng trần, cáp nhôm trần, dây đồng mềm bọc PVC, cáp đồng bọc, cáp nhôm bọc. Mỗi nhóm sản phẩm gồm nhiều loại sản phẩm có kích thước và yêu cầu khác nhau. Ngoài ra, công ty còn có một bộ phận nhỏ sản xuất hàng cơ khí. Số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là đồng tấm cathodec, nhôm thỏi và nhựa hạt PVC. Chính đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý ở công ty. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Tính chất sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, từ đặc điểm đó công ty đã bố trí tổ chức sản xuất như sau. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng phụ. Đó là các phân xưởng: Phân xưởng đúc đồng: chuyên sản xuất các loại dây đồng có đường kính khác nhau từ F2,6mm trở lên. Sản phẩm của phân xưởng có thể được nhập kho và bán ra ngoài phạm vi công ty Nếu dây đồng được chuyển sang phân xưởng đồng mềm hay các cáp động lực thì nó lại trở thành nguyên vật liệu chính của hai phân xưởng này. Nguyên vật liệu chính của phân xưởng đúc đồng này là đồng tấm nguyên chất. Sơ đồ số 20: Quy trình công nghệ của phân xưởng NVL Nấu chảy trong môi trường không ôxy Kéo dây Nhập kho thành phẩm KCS Phân xưởng cáp động lực: sản phẩm của phân xưởng này là các cáp nhôm trần, và cáp đồng trần. Nguyên vật chính để tạo cáp nhôm là nhôm thỏi nguyên chất. Qua lò nấu nhôm kéo thành các loại dây nhôm có thiết diện nhỏ hơn. Kết quả sản xuất của phân xưởng này có thể được bán ra ngoài hoặc đưa qua phân xưởng đồng mềm để bọc PVC. Sơ đồ số 21: Quy trình công nghệ sản xuất dây cáp nhôm Nhôm thỏi Nung nấu Kéo dây Nhập kho TP KCS Bện Phân xưởng đồng mềm: sản phẩm của phân xưởng gồm 3 nhóm: dây điện mềm nhiều sợi bọc PVC, cáp nhôm bọc, cáp đồng bọc. Nguyên vật liệu chính để sản xuất dây điện mềm là dây đồng F2,6mm và nhựa PVC. Còn nguyên vật liệu để sản xuất cáp nhôm bọc và cáp đồng bọc là cáp nhôm trần và cáp đồng trần ở phân xưởng cáp động lực rồi tiến hành bọc PVC. Sơ đồ số 22: Quy trình công nghệ sản xuất dây điện mềm nhiều sợi bọc PVC Dây đồng f2,6mm Kéo nhỏ Nhập kho Bện Bọc 1 lượt Bọc 2 lượt Dây đơn Dây đôi Phân xưởng cơ điện: là phân xưởng sản xuất phụ có nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng máy thiết bị cho công ty. Ngoài ra còn tìm kiếm thêm việc làm ở ngoài để giải quyết việc làm cho công nhân trong phân xưởng. Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất chính là: Dây chuyền đúc – cán nhôm liên tục, để sản xuất các loại dây và cáp nhôm từ nhôm thỏi có công suất 3000 tấn/năm. Dây chuyền đúc – cán – kéo đồng liên tục, trong môi trường không oxi công suất là 5000 tấn/năm, sản xuất các loại dây cáp đồng trần. Dây chuyền công nghệ sản xuất các loại dây điện mềm, nhiều sợi, nhiều ruột bọc PVC chất lượng cao công suất 1000 tấn/năm. Dây chuyền công nghệ sản xuất các loại cáp động lực công suất trên 1000 tấn/năm 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Với chủ trương tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, đội ngũ cán bộ được sắp xếp đúng vị trí và có đủ năng lực đáp ứng tốt đòi hỏi của công việc trong cơ chế thị trường. Bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú được tổ chức như sau: Ban tổng giám đốc gồm 3 người: Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp đến từng phân xưởng, phòng ban. Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước về các hoạt động của công ty và là người có quyền điều hành cao nhất của công ty. Các phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, quản lý điều hành trong từng lĩnh vực hoạt động. Phó tổng giám đốc tài chính – hành chính – quản trị duyệt các hợp đồng mua bán hàng, phụ trách về lĩnh vực tài chính hành chính của công ty. Phó tổng giám đốc sản xuất - kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện hoạch định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, điều hành hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và mua vật tư đầu vào và tính toán giá cả, định mức lãi suất. Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc. Phòng tổ chúc – hành chính - đời sống: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty về các mặt: tổ chức nhân sự, tổ chức các bộ về đào tạo cán bộ, công nhân viên để nâng cao trình độ, năng lực và về các thủ tục đề xuất nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm. Phòng tài vụ kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính trong công ty, ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, đầy đủ, kịp thời các thông tin tài chính phục vụ cho quản lý và lập các báo cáo tài chính định kỳ. Phòng kinh doanh: Thực hiện việc giao tiếp với khách hàng và có trách nhiệm thu thập thông báo các thông tin về kinh tế, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cho các phòng ban liên quan, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho năm sau. Phòng bảo vệ: Có chức năng bảo vệ an toàn cho tài sản của công ty và theo dõi việc chấp hành các nội quy kỷ luật mà công ty đã ban hành, phối hợp với thủ kho theo dõi việc cân đo, đong đếm vật tư, thành phẩm. Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thật, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nước và ngoài nước, kiểm tra chất lượng của sản phẩm Các phòng ban chức năng không chỉ đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp, phân xưởng nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, các quy phạm kỹ thuật, các chế độ quản lý. Dưới các phân xưởng có các quản đốc phân xưởng và các phó quản đốc phân xưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc sản xuất – kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 23: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú. Tổng Giám Đốc Phó TGĐ tài chính- hành chính- quản trị Phòng tổ chức hành chính đời sống Phòng tài vụ kế toán Phòng kinh doanh Phòng bảo vệ Phòng kỹ thuật chất lượng Bộ Phận tổ chức hành chính Bộ Phận kế toán PX đồng đúc PX đồng mềm PX dây và cáp động lực PX cơ điện Bộ Phận XNK Bộ Phận kho và KCS Phó TGĐ Sản xuất kinh doanh ( ) quan hệ trực tuyến ( ) quan hệ chức năng 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú. Là một công cụ hữu hiệu phục vụ quản lý kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán đòi hỏi phải tổ chức khoa học, hợp lý để thực sự hoạt động có hiệu quả. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú trên quy định của Nhà nước và đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của mình mà tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập chung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán trung tâm của công ty, các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên thống kê xử lý sơ bộ chứng từ phát sinh tại phân xưởng mình, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm của công ty. Hiện nay phòng tài vụ kế toán của công ty gồm 7 người, đứng đầu là kế toán trưởng, sau đó là các nhân viên kế toán, thủ quỹ. Phòng do tổng giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo. Để phục vụ cho việc điều hành được thông suốt, sự chuyên môn hoá cao giữa các bộ phận đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán mà bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành các bộ phận sau: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người phụ trách, chỉ đạo chung các hoạt động của phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng kế toán, trực tiếp lập các báo cáo tài chính. Kế toán tiền lương, TSCĐ và tính giá thành: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ tính giá thành của sản phẩm sản xuất và theo dõi tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ toàn doanh nghiệp. Kế toán tiền mặt, tạm ứng:có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình chi tồn quỹ tiền mặt, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của thủ quỹ. Đồng thời thu theo dõi cả tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, viết hoá đơn. Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn, trung hạn: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động trong kỳ của TGNH, tiền vay ngắn hạn, trung hạn của công ty đồng thời theo dõi cả tiền bảo lãnh (nếu có ) Kế toán nguyên vật liệu, thuế đầu vào, theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư. Định kỳ phải đối chiếu về mặt hiện vật với thủ kho. Và theo dõi chi tiết tình hình công Nợ đối với từng đối tượng cung cấp theo dõi cả thuế đầu vào. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, công nợ phải thu, viết hoá đơn đầu ra: Có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết về sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.Đồng thời theo dõi cả tình hình thanh toán của người mua. Thủ quỹ kiêm theo dõi việc huy động vốn: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt theo yêu cầu của kế toán trưởng và tổng giám đốc công ty. Và theo dõi cả tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Tại các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến lúc giao sản phẩm hoàn thành, xử lý sơ bộ chứng từ phát sinh tại phân xưởng mình và hàng ngày gửi lên phòng kế toán của công ty để phòng kế toán ghi chép, hệ thống hoá số liệu, ghi sổ để lập báo cáo tài chính. Để đảm bảo nhanh chóng, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCh.doc
Tài liệu liên quan