Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Ống Thép 190

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHUƠNG I 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG KINH DOANH 2

I/ LÝ LUẬN CHUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ. 2

1. Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: 2

2. Ý nghĩa kinh tế của tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: 2

3. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: 3

II. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ. 4

1. Kế toán doanh thu bán hàng: 4

1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng: 4

1.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng: 4

1.3 Phương pháp xác định doanh thu bán hàng: 5

1.4 Chứng từ kế toán sử dụng: 5

1.5 Tài khoản kế toán sử dụng. 6

1.6 Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 7

1.6.1 Phương thức bán hàng trực tiếp: 7

1.6.2 Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: 7

1.6.3 Phương thức bán hàng trả góp : 8

1.6.4 Phương thức hàng đổi hàng: 8

2. kế toán giá vốn hàng bán: 8

2.1 khái niệm giá vốn hàng bán: 8

2.2 Phương pháp tính giá mua của hàng tiêu thụ: 8

2.3 Chứng từ kế toán sử dụng: 9

2.4 Tài khoản kế toán sử dụng: 9

2.5Trình tự kế toán giá vốn hàng bán 9

3. Kế toán chi phí bán hàng 10

3.1 Khái niệm về chi phí bán hàng 10

3.2 Các chứng từ kế tóan sử dụng 10

3.3 Tài khoản kế toán sử dụng: 10

3.4 Trình tự hạch toán chi phí bán hàng: 10

4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 10

4.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp 10

4.2 Các chứng từ kế toán sử dụng: 11

4.3 Tài khoản kế toán sử dụng: 11

4.4 Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 11

5. Kế toán xác định kết quả bán hàng: 11

5.1 Khái niệm về kết qủa bán hàng: 11

5.2 Phương pháp xác định kết quả bán hàng: 12

5.3 Tài khoản kế toán sử dụng 12

5.4 Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng 12

Trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ 09/ trang 9PHẦN II 12

PHẦN II

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP 190 13

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 13

2. Chức năng hoạt động của Công ty 13

3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH ống Thép 190 14

3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 14

3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 15

3.2.1 Một số đặc điểm kế toán tại Công ty 15

3.2.2 Các loại sổ kế toán sử dụng tại Công ty Ông Thép 190 16

3.2.2 Phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá 16

3.2.3 Phương pháp kế toán tổng hợp hàng hoá tồn kho. 17

4. Kết quả kinh doanh của Công ty Ống Thép 190 đã đạt được trong 2 năm 2005-2006 17

PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP 190 19

I. CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG 19

1. Bán hàng theo phương pháp trực tiếp 19

2. Bán hàng theo phương thức trả chậm 20

3. Các loại chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán sử dụng 21

II. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN 21

1. TK kế toán sử dụng 21

2. Phương pháp giá vốn hàng xuất bán 21

III. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 22

1. Nội dung của chi phí bán hàng 22

2. Tài khoản kế toán sử dụng 22

IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 23

1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp 23

2. Tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng 23

V . KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP 190 24

1. Tài khoản kế toán sử dụng 24

2. Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 24

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP 190 27

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 26

1. Ưu điểm 26

2. Những tồn tại của Công ty 27

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY ỐNG THÉP 190 28

 

1. Về phòng ngừa rủi ro : 28

2. Về hạch toán doanh thu bán hàng 28

3. Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 29

4. Về hoạnh toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 29

5. Một số ý kiến khác : 29

KẾT LUẬN 31

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Ống Thép 190, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định theo sự thoả thuận của hai bên. Theo phương thức này, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng hoá chuyển giao được coi là đã tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu hàng hoá. Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức trả góp ( sơ đồ 3/ trang 3) 1.6.4 Phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng: là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư hàng hoá của người mua. Gía trao đổi là giá bán của vật tư hàng hoá trên thị trường. Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng ( sơ đồ 4/ trang 4) kế toán giá vốn hàng bán: khái niệm giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là trị giá của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn hàng bán là số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số hàng hoá đó, nó bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu mua của hàng xuất bán. Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ = trị giá mua của hàng tiêu thụ trong kỳ + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ Phương pháp tính giá mua của hàng tiêu thụ: Vì hàng hoá được mua về từ các nguồn khác nhau, vào các thời điểm khác nhau do vậy khi xuât kho cần tính giá thực tế của chúng. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền : Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho cũng được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn vị thực tế bình quân. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ SL hàng tồn đầu kỳ + SL hàng nhập trong kỳ Phương pháp này tính giá thực tế bình quân của toàn bộ số hàng tồn đầu kỳ và số hàng nhập trong kỳ. Phương pháp tính theo giá nhập trước- xuất trước ( FIFO ): Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước. ở phương pháp này người ta tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng hàng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp theo. Phương pháp tính theo giá nhập sau – xuất trước ( LIFO) Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế của mỗi lần nhập kho và giả thiết rằng hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó. Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi vật liệu, công cụ dụng cụ, của lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho. Chứng từ kế toán sử dụng: -Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho 2.4 Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh trị giá vốn của hàng bán ra và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng TK 632 “Gía vốn hàng bán”. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như TK 157,156,911. 2.5 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên ( Sơ đồ 05/ trang 5 ) Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ (sơ đồ 06/ trang 6) Kế toán chi phí bán hàng Khái niệm về chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong kỳ, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như : chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, hoa hồng cho các đại lý, quảng cáo sản phầm, bảo hành, khấu hao TSCĐ dùng cho việc bán hàng và chi phí dịch vụ mua ngoài. Các chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu chi - Phiếu thu 3.3 Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.TK có kết cấu: - Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Bên có: Phân bổ chi phí bán hàng cho sản phẩm , hàng hoá tiêu thụ * TK 641 có các TK cấp 2 sau: TK 641.1 “ Chi phí nhân viên bán hàng” TK 641.2 “ Chi phí vật liệu bao bì” TK 641.3 “ Chi phí dụng cụ, đồ dùng” TK 641.4 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 641.5 “ Chi phí bảo hành” TK 641.7 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 641.8 “ Chi phí bằng tiền khác” 3.4 Trình tự hạch toán chi phí bán hàng: Trình tự kế toán bán hàng được khái quát theo sơ đồ 7/ trang 7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những cho phí phát sinh có liên quan đến quản lý chung của toàn bộ doanh nghiệp. Theo quy định của Bộ tài chính thì chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm : chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, phí và lệ phí, bảo hiểm, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác. Các chứng từ kế toán sử dụng: -Phiếu chi -Phiếu thu 4.3 Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” TK này phản ánh tổng hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hành chính và chi phí chung liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. TK này có kết cấu như sau: - Bên nợ : Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp - Bên có : Các khoản giảm chi Kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả *TK642 có các tài khoản cấp 2 sau : TK 642.1 “Chi phí nhân viên quản lý” TK 642.2 “ Chi phí vật liệu quản lý” TK 642.3 “ Chi phí đồ dùng văn phòng” TK 642.4 “ Chi phí khấu hao TSCĐ”\ TK 642.5 “ Thuế, phí và lệ phí” TK 642.6 “ Chi phí dự phòng” TK 642.7 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 642.8 “ Chi phí bằng tiền khác” Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan khác như TK 111, 112142, 334, 338, 214 Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được khái quát theo sơ đồ 08 trang 8) Kế toán xác định kết quả bán hàng: Khái niệm về kết qủa bán hàng: Kết quả bán hàng trong doanh nghiệp chính là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận về bán hàng hoá sau một kỳ kinh doanh nhất định, là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng hoá và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ( hoặc lỗ ) về tiêu thụ. Phương pháp xác định kết quả bán hàng: Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán (cuối tháng hoặc cuối quý ) tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Kết qủa bán hàng trong kỳ được xác định : Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. TK 911 có kết cấu như sau - Bên nợ : + Kết chuyển giá vốn hàng bán + Kết chuyển chi phí bán hàng + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp + Kết chuyển lãi - Bên có + Kết chuyển doanh thu thuần + Kết chuyển lỗ Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan khác như : TK 511, 632 Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 421 “ Lãi chưa phân phối” TK 421 có kết cấu như sau: - Bên nợ kết chuyển lỗ Bên có kết chuyển lãi Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng Trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ 09/ trang 9 chương II thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh ống thép 190 I. Khái Quát Chung Về Công Ty TNHH ống Thép 190 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH ống Thép 190 Tên đầy đủ là : Công ty Trách nhiệm hữu hạn ống Thép 190 Tên giao dịch Quốc tế là : 190 Trading co, Lmt Địa chỉ : km 9 Quốc lộ 5 Hồng Bàng Hải Phòng Điện thoại : 0313527702 Công ty TNHH ống Thép 190 được thành lập năm 1998, ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới có nhiều biến động. Công ty TNHH ống Thép 190 là một doanh nghiệp hoạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo trưởng thành từ thực tế, Công ty đã có sự phát triển không ngừng, với chức năng kinh doanh hàng hoá chủ yếu về vật liệu thép chế tạo với mặt hàng chủ lực là thép tấm, tôn lá, tôn cuộn .các khách hàng lớn của Công ty là các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Sông Cấm, Tam Bạc, Hồng HàVào tháng 09/20003 Công ty đã đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất ống thép hiện đại với sản phẩm chính là inox, thép ống và xà gồ có độ dầy từ 0.8 đến 4 ly phục vụ cho công nghiệp, xây dựng và dân dụng. Công ty ống Thép 190 đã và đang không ngừng nâng cao phương thức tổ chức quản lý và hình thức kinh doanh nhằm tiếp tục phát triển bạn hàng, đổi mới cách thức hoạt động, tìm kiếm thị trường mới với việc đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. 2. Chức năng hoạt động của Công ty - Kinh doanh thép phục vụ cho công nghiệp, xây dựng và dân dụng. - Xuất khẩu thành phẩm công ty, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. - Đại lý mua bán - Công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm về vật liệu thép chế tạo với các mặt hàng chủ lực là thép tấm, tôn lá, tôn cuộn, thép ống, inox. - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành. 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH ống Thép 190 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Các phòng ban của Công ty được quy định về quyền hạn và trách nhiệm theo điều lệ của công ty như sau: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty TNHH ống Thép 190 ( PL1/trang10) Giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động trong Công ty từ sản xuất đến phân phối sản phẩm, bán hàng và kết quả kinh doanh. Ký kết các hợp đồng, đơn mua- bán hàng hoá của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách kỹ thuật, xây dựng cơ bản. Chỉ đạo các phòng ban tiến hành nghiên cứu đa ra các giải pháp, biện pháp kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và sản lượng. Phó giám đốc kinh doanh : Trực tiếp lãnh đạo phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh hàng hoá và sản phẩm. Phòng kế hoạch và vật tư : Tham mưu và lập kế hoạch sản xuất của Công ty, điều tiết cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, kinh doanh được liên tục.. Phòng kinh doanh : Tổ chức công tác bán hàng hoá, sản phẩm, xây dựng kế hoạch bán hàng mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Tổ chức thông tin liên lạc cập nhật thường xuyên hàng tồn kho, doanh số mua, bán hàng ngày, tuần Phòng kỹ thuật : Quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, giải quyết xử lý kịp thời các biến động của sản xuất, xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị công trình, quy phạm kỹ thuật của dây chuyền sản xuất Phòng hành chính tổ chức : Tổ chức đào tạo mới, tuyển dùng và nâng cao trình độ cho người lao động, sắp xếp cơ cấu tổ chức các bộ phận. Giải quyết toàn bộ các khâu liên quan đến thủ tục hành chính, và quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng kế toán : Chỉ đạo hoạch toán kế toán thống nhất trong toàn Công ty. Thực hiện lệnh thu chi hàng ngày theo quy định của Công ty, giám sát tình hình công nợ và chi tiêu trong hoạt động mua bán. Lập các báo cáo tài chính định kỳ, thực hiện quy định của Công ty và nhà nước về công tác tài chính kế toán thống kê. 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và thực hiện tốt các chức năng thì bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp được thực hiện hoàn tất trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (PL2/ trang 11) Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong phòng kế toán được phân công như sau : Kế toán trưởng : Là người đứng đầu bộ máy, có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Công ty theo điều lệ kế toán trưởng Nhà nước ban hành Kế toán tổng hợp ( TP, HH ) : Trách nhiệm theo dõi sự biến động về số lượng, giá trị thành phẩm, hàng hoá hàng ngày. Nắm được số lượng xuất, nhập, tồn, thường xuyên đối chiếu số liệu với thủ kho Kế toán giá thành : Theo dõi tập hợp chi phí trong khâu sản xuất trong kỳ tính toán phân bổ chi phí xác định giá thành, đơn giá vật liệu xuất dùng, nhằm xác định đúng giá thành sản phẩmlập các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ : Thực hiện các nguyên tắc thu, chi quản lý quỹ tiền mặt theo quy định. Một số đặc điểm kế toán tại Công ty + Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng là : “Chứng từ ghi sổ” + Phuơng pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính. + Niên độ kế toán được đăng ký từ khi thành lập và duy trì theo năm tài chính từ 01/01 đến 31/12/N Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (PL3/ trang 12) 3.2.2 Các loại sổ kế toán sử dụng tại Công ty Ông Thép 190 Gồm có :- Sổ tổng hợp là : sổ cái các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt - Các loại sổ thẻ, kế toán chi tiết Trong đó: Sổ cái tài khoản dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế tức là theo hình thức này mỗi tài khoản được mở riêng một trang sổ cái để ghi các chứng từ liên quan đến tài khoản đó. 3.2.3 Phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá Kế toán chi tiết hàng hoá đòi hỏi phản ánh về giá trị, số lượng, chất lượng cả từng loại hàng theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. Công ty ống Thép 190 áp dụng một trong 3 phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá đó là phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp mà tại kho và tại bộ phận kế toán đều cùng sử dụng thẻ để ghi sổ hàng hoá. - Tại kho : thủ kho dùng thẻ để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hóa về số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng trên một thẻ. Thẻ được mở cho từng danh điểm hàng hoá. Cuối tháng, thủ kho tiến hành tổng cộng nhập, xuất, tính ra tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm hàng hoá. - Tại phòng kế toán : kế toán mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh điểm hàng hoá tương ứng với từng thẻ mở ở kho.Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán phải kiểm tra đối chiếu, ghi đơn giá hạch toán vào và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết hàng hoá liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho. 3.2.4 Phương pháp kế toán tổng hợp hàng hoá tồn kho. Công ty ống thép 190 áp dụng hàng hoá tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh liên tục, thường xuyên có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Kế toán thành phẩm sử dụng tài khoản 155-“ Thành phẩm” để phản ánh trị giá thực tế thành phẩm tại kho, tại quầy, chi tiết cho từng kho, từng quầy, từng loại, từng nhóm 4. Kết quả kinh doanh của Công ty ống Thép 190 đã đạt được trong 2 năm 2005-2006 Trong những năm đầu đi vào hoạt động, Công ty ống Thép 190 đã gặp không ít khó khăn do sự biến động của thị trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động về giá cả cũng như chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, sản phẩm của Công ty bước đầu đã được thị trường phía bắc chấp nhận thể hiện doanh số không ngừng tăng. Ta có thể thấy rất rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2005-2006. Nhờ việc nỗ lực tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý để nâng cao hiệu quả lao động, Công ty đã không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh của mình cụ thể như doanh thu của năm 2006 đã cho thấy sự khác biệt hoàn toàn doanh thu của năm 2005, với doanh thu của năm 2006 là 484.565.630.43đ doanh thu năm 2005 là 394.242.541.22đ cao hơn năm 2005 là 90.323.089.21đ tương ứng với tỷ lệ 22,91% đã cho thấy một bước tiến khả quan. Chỉ sau 9 năm đi vào hoạt động các mặt hàng về thép của Công ty ngày càng được các bạn hàng tín nhiệm về chất lượng, điều này thể hiện ở chỉ tiêu giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 76.399.013.14đ so với năm 2005. Bên cạnh đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005 tỷ lệ tăng lần lượt là 71,65%, 40,08% chứng tỏ Công ty đã thúc đẩy hoạt động bán hàng và tăng cường quản lý doanh nghiệp tốt hơn lên. Tuy có nhiều yếu tố ảnh huởng không tốt tới lợi nhuận nhưng năm 2006 vẫn thấy kết quả rất khả quan. Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 13.493.159.95đ, tỷ lệ tăng so với năm 2005 là 236,4% ứng với số tiền chênh lệch cao hơn là 9.482.854.376đ. Với thuế thu nhập là 28% Công ty đã đóng góp vào Ngân sách Nhà Nước số tiền là 3.778.084.78đ cao hơn năm trước 2.655.199.223đ Chỉ tiêu cuối cùng mà mỗi Công ty đều quan tâm là lỗ hay lãi, kinh doanh thành công hay thất bại trong một năm được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Đáp lại sự cố gắng nỗ lực đó lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 9.715.075.164đ cao hơn năm trước 6.827.655.146đ. Qua biểu số 01 (PL4/ trang 13) ta thấy, trong 2 năm Công ty ống thép 190 đã đạt được mức tăng trưởng cụ thể qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận dù mức tăng chi phí vẫn cao ảnh hưởng đến mức tăng lợi nhuận nhưng nhìn chung với những kết quả đạt được Công ty đã từng bước đưa doanh nghiệp của mình phát triển lớn mạnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người công nhân, bên cạnh đó hàng năm doanh nghiệp cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước góp phần xây dựng đất nước ngày lớn mạnh. II. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH ống Thép 190 1. Các phương thức bán hàng Quá trình bán hàng chiếm một vị trí lớn trong khi tiêu thụ hàng hoá. Chọn phương thức bán hàng cho phù hợp với Công ty là điều kiện để hàng bán được nhanh chóng, tránh được khối lượng hàng dự trữ đến mức thấp. Hiện nay Công ty đang sử dụng hai phương thức bán hàng đó là bán hàng trực tiếp qua kho và phương thức bán hàng chậm thanh toán với thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày giao hàng. 1.1. Bán hàng theo phương pháp trực tiếp Theo phương thức này, khách hàng sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (người cung cấp, doanh nghiệp thương mại và khách hàng). Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá chuyển quyền sở hữu, doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu bán hàng. Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là hoá đơn GTGT. Phòng kinh doanh sau khi căn cứ hợp đồng kinh tế hoặc theo đơn đặt hàng lập hoá đơn thuế GTGT thành 3 liên trong đó - Liên 1 : lưu tại sổ gốc - Liên 2: giao cho người mua - Liên 3: Giao cho bộ phận làm thủ tục xuất kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ 2 ngày thủ kho giao liên 3 cho phòng kế toán để tiến hành ghi sổ và hạch toán. Khi xuất hàng dựa vào HĐGTGT, kế toán định khoản : Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 333.1 Thuế GTGT đầu ra VD1 : Hoá đơn giá trị gia tăng số 0018368 ngày 21/11 Công ty đã bán cho viện nghiên cứu cơ khí HN tại kho thành phẩm + Thành phẩm ống hộp thép : số lượng 45kg đơn giá 10476đ/kg + Thúê GTGT 5% Hàng đã được thanh toán bằng tiền mặt Phòng kinh doanh lập hoá đơn thuế GTGT (PL5/ trang 14). Kế toán sau khi xem xét liên 2 do khách hàng mang đến viết phiếu thu (PL6/ trang 15). Trên cơ sở hoá đơn thuế GTGT và phiếu thu thì thủ kho xuất hàng và lập phiếu xuất kho. Phòng kế toán sau khi nhận được liên 3 do thủ kho đưa đến thì hạch toán : Nợ TK 111 : 494.991đ Có TK 511 : 471.420đ Có TK 333.1 : 23.571đ VD2: Tháng 12/2006 Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng TMCP Quân Đội số tiền là 80.098.200đ do Cty TNHH Long Phú, thanh toán lô hàng 9000kg thành phẩm ống hộp thép với giá 8476đ/kg giá bao gồm thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT 5% Kế toán định khoản : Nợ TK 112 : 80.098.200đ Có TK 511 : 76.284.000đ Có TK 333.1 : 3.814.200đ 1.2. Bán hàng theo phương thức trả chậm Để kích thích việc bán hàng hiệu qủa, đạt doanh thu như mong đợi, Công ty đã khuyến khích việc bán hàng theo phương thức trả chậm. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng khi giao hàng cho khách vào bên có TK 511 và ghi nợ TK 131 và mở Sổ chi tiết theo dõi công nợ TK 131” Phải thu của khách hàng” (PL7/trang 16) cho từng khách hàng. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng tại Cty, sổ chi tiết TK 131, kế toán phản ánh doanh thu ghi vào sổ cái TK 511 (PL8/ trang 17) Ví dụ 1 : Trong tháng 10/2006 Công ty đã bán cho Công ty cổ phần thương mại Hồng Anh thép ống đúc các loại 892kg, đơn giá 8857đ/kg Công ty Hồng Anh đã thanh toán lần đầu bằng tiền mặt 4.500.000đ còn lại chưa thanh toán Giá bán cả thuế là: 8.295.466đ ( thuế GTGT 5%) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 111 : 4.500.000 đ Nợ TK 131 : 3.795.466 đ Có Tk 511 : 7.900.444 đ Có Tk 333.1 : 395.022 đ Ví dụ 2 : Trong tháng 12/ 2006 Công ty bán cho Cty CP ĐóngTàu Hà nội 70.000kg TT10-đơn giá 8333đ/kg doanh thu chưa thuế là : 583.310.000đ. Thuế GTGT : 5% Doanh nghiệp chưa thanh toán cho Công ty. Kế toán định khoản như sau : Nợ TK 131 : 612.475.50 đ Có TK 511 : 583.310.000 đ Có TK 333.1 : 29.165.500 đ 3. Các loại chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán sử dụng - Chứng từ kế toán sử dụng + Hoá đơn thuế GTGT + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất điều chuyển kho Sổ sách kế toán sử dụng : + Kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ + Sổ cái các tài khoản : TK 641, 642, 632, 911, 511 - Các TK sử dụng : Để phản ánh tổng doanh thu trong kỳ, kế toán sử dụng TK 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Tk này mở chi tiết như sau : + TK 511.1 : Doanh thu bán hàng hoá + TK 511.3 : Doanh thu cung cấp dịch vụ 2. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1. TK kế toán sử dụng Để phản ánh giá vốn của hàng xuất bán, trong quá trình tiêu thụ thành phẩm tại Công ty, kế toán công ty sử dụng TK 632 “ giá vốn hàng bán”. TK 632 ở Công ty được dùng chung cho cả giá vốn hàng hoá và thành phẩm xuất bán trong kỳ và giá vốn hoạt động vận tải 2.2. Phương pháp giá vốn hàng xuất bán Kế toán tại Công ty xác định giá vốn hàng xuất bán cho từng loại thành phẩm theo phuơng pháp bình quân ra quyền theo công thức : Đơn giá bình quân = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng hoá xuất kho x Đơn giá bình quân Ví dụ : Trong quý IV năm 2006 Công ty đã nhập lô hàng gồm 158.371kg dải sắt 0,8 ly với số tiền là 1.194.413.238đ và số lượng hàng tồn kho sau khi kiểm kê cưối ngày 30/9/2006 25.391 với giá là : 191.337.436đ vì vậy giá xuất kho tính như sau : Đơn giá bình quân = 191.337.436 + 1.194.413.238 = 7.541 đ 25.391 + 158.371 Cũng trong quý IV/2006 Công ty đã xuất cho Công ty Đóng Tầu Bạch Đằng số lượng 132.089kg dải sắt loại 0,8 ly với đơn giá bình quân như trên. Trị giá xuất kho = 132.089 x 7.541= 996.083.149đ Hạch toán như sau: Nợ TK 632 : 996.083.149 Có TK 155 : 996.083.149 Căn cứ vào phiếu xuất kho (PL9/trang 18), Sổ Chi tiết vật tư (PL10/trang19) kế toán lập chứng từ ghi sổ (PL11/ trang20) và ghi vào sổ cái TK 632 (PL12/trang 21 ) 3. Kế toán chi phí bán hàng 3.1 . Nội dung của chi phí bán hàng + Chi phí lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng; + Chi phí vật liệu bao bì; + Chi phí vận chuyển hàng hoá; + Chi phí khấu hao TSCĐ; + Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 3.2. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác như : 111, 112, 338..Căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán lập các chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào Sổ cái TK 641(PL13/ trang22). Cuối kỳ tập hợp chi phí và thực hiện bút toán kết chuyển. Nợ TK 911 Có TK 641 Ví dụ : Trong quý IV năm 2006 có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm như: - Ngày 26/10 Công ty phải thanh toán tiền cước cân hàng cho Cty Thái sơn số tiền là 26.000.000đ (giá chưa thuế GTGT) Thuế GTGT 10%. Kế toán ghi: Nợ TK 641 : 26.000.000 Nợ TK 133.1 : 2.600.000 Có TK 111 : 28.600.000 - Ngày 23/10/2006 Cty thanh toán tiền điện thoại với tổng giá thanh toán 13.035.000đ (thuế suất 10%), Cty đã trả bằng tiền mặt Nợ TK 641 : 11.850.000 Nợ TK 133.1 : 1.185.000 Có TK 111 : 13.035.000 - Theo bảng thanh toán lương ngày 11/11 phải trả cho nhân viên bán hàng số tiền 129.600.000đ. Kế toán định khoản: Nợ TK 641 : 129.600.000 Có TK 334 : 129.600.000 Ngoài ra trong quý còn nhiều phát sinh khác liên quan, tổng số phát sinh là 2.058.067.502đ Cuối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5161.doc
Tài liệu liên quan