MỤC LỤC
Chương I: Lý luận chung về tổ chức KT TP và TT TP trong các DNSX.
1.1: Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP trong các DNSX .
1.1.1 : TP và yêu cầu quản lý TP.
1.1.2: Tiêu thụ và yêu cầu quản lý.
1.1.3: Vai trò của kế toán TP và tiêu thụ thành phẩm.
1.1.4: Nhiệm vụ của kế toán TP.
1.2:Tổ chức kế toán TP và tiêu thụ TP.
1.2.1: Kế toán TP.
1.2.1.1: Nguyên tắc tổ chức.
1.2.1.2: Đánh giá TP.
1.2.1.3: Nội dung kế toán TP.
1.2.2: Kế toán tiêu thụ TP.
1.2.3: Kế toán chi phí bán hàng.
1.2.4: Kế toán chi phí QLDN.
1.2.5: Kế toán xác định kết quả hoạt động SXKD.
1.2.6: Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác KT TP và TT TP
Chương II: Thực tế công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.1- Những khái quát chung về Công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.1.1- Quá trình thành lập và phát triển của công ty.
2.1.2- Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.1.3- Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.2-Thực tế tổ chức kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty.
2.2.1- Tổ chức công tác kế toán TP.
2.2.2- Kế toán tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.2.3- Kế toán CPBH.
2.2.4- Kế toán CPQLDN
2.2.5- Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.2.6- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
3.1. Một số nhận xét chung.
3.2: Hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty gạch ốp lát Hà Nội.
3.2.1- Yêu cầu và nguyên tắc hàon thiện
3.2.2- Nội dung hoàn thiện.
3.2.3-Điều kiện để hoàn thiện.
Lời kết.
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thị trường tiêu thụ chính của công ty, tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Hiện nay công ty đang có những cố gắng lớn để đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở thị trường thế giới.
Thị trường đầu vào của công ty cũng khá đa dạng. Nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất là đất sét( chiếm 70%), feldspar, đá thạch anh và một số phụ liệu khác. Nguồn nguyên vật liệu chính chủ yếu từ các nhà cung cấp trong nước như: công ty xăng dầu hàng không, công ty khoáng sản Yên Bái, nguồn đất sét tại Hà Bắc Nguyên vật liệu phụ, men, màu, các chất phụ gia, phụ tùng thay thế được nhập từ nước ngoài như : Mineral Resource Development Co,Ltd ( cung cấp Kaolin ranong 352); Comercial Mineral/Malaxia/ SDB.DBH ( cung cấp feldspar)
Nhìn chung sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, chất lượng tốt đáp ứng đươc nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Vài năm trở lại đây, thị phần của công ty và các đối thủ của công ty đều có xu hướng giảm mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn tăng, nhường chỗ cho các sản phẩm của các doanh nghiệp mới trong nước và một số sản phẩm mang nhãn hiệu quóc tế. Đây là quy luật tất yếu của nền kinh tế đanh trên đà mở cửa.
2.1.2.2- Quy trình sản xuất.
Quy trình sản xuất gạch ốp lát gồm rất nhiều công đoạn, có thể khái quát qua Sơ đồ 6.
Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất gạch ốp lát
Dự trữ nguyên liệu
Chế biến NL làm xương
Chế tạo dự trữ bột
ép sản phẩm( gạch mộc)
Sấy gạch mộc
Tráng men
Nung
Phân loại sản phẩm
Xếp kho
2.1.3- Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty.
2.1.3.1- Đặc điểm tổ chức quản lý.
Công Ty Gạch ốp lát Hà Nội thuộc Tổng Công Ty Thủy tinh và Gốm xây dựng là đơn vị Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng nhà nước. Công ty được tổ chức theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, các phòng ban tham mưu trực tuyến cho giám đốc để đề ra các quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế và có lợi cho công ty.
*Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của công ty, đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, là chủ tài khoản. Ngoài việc ủy quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng ban.
- Các phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình.
*Các phòng ban: Việc tổ chức ra các phòng ban tùy thuộc vào yêu cầu của SXKD. Đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và cũng có vai trò trợ giúp ban giám đốc chỉ đạo các hoạt động SXKD thông suất.
Công ty có các phòng ban:
+Phòng TCKT:
+ Phòng kinh doanh:
+ Phòng tổ chức lao động:
+ Phòng kế hoạch sản xuất:
+ Phòng hành chính:
+Phòng kỹ thuật.
Cơ cấu tổ chức ban quản lý có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7.
2.1.3.2-Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
* Hình thức tổ chức bộ máy.
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8.
Một đặc điểm nổi bật ở công ty gạch ốp lát Hà Nội là đơn vị có quy mô SX tập chung. Trên cơ sở nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, kế toán kịp thời các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc chỉ đạo tập trung thống nhất, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng TCKT của công ty. Còn ở dưới các phân xưởng không bố trí các bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu. Thu nhận chứng từ kế toán để chuyển lên phòng kế toán của công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, từ yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán tài vụ của công ty được tổ chức gồm 7 nhân viên phụ trác các phần việc cụ thể:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng kế toán. Kế toán trưởng phụ trách về kế toán tổng hợp, hàng quý có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc.
Một kế toán phụ trách phần tài sản, tiền lương.
Một kế toán phụ trách vật tư.
Một kế toán phụ trách phần tiền gửi Ngân hàng và thanh toán.
Một kế toán phụ trách kế toán bán hàng và công nợ.
Một thủ quỹ theo dõi chi tiêu tiền mặt hàng ngày, ghi sổ chi tiết quỹ. Cuối tháng báo cáo tồn quỹ theo quy định của kế toán.
Sơ đồ 7: Bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
PGĐ sản xuất
PGĐ thiết bị
PGĐ kinh doanh
Các phòng ban
Phân xưởng SX
Phân xưởng cơ điện
Phòng kinh doanh
Văn phòng
Phòng TCKT
Phòng tổ chức lao động
Phòng kế hoạch SX
Phòng kỹ thuật
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ và tiền lương
Kế toán vật tư
K.toán N.hàng kiêm kế toán thanh toán
K. toán TP kiêm k.toán tổng hợp
Thủ quỹ
Nhân viên kế toán phân xưởng
Nhân viên kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép sổ sách theo nghiệp vụ và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý và tiến hành các công việc kế toán.
Trình độ của các nhân viên kế toán đều được đào tạo từ trung cấp trở lên, phù hợp với công việc được giao. Các nhân viên kế toán có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác kế toán của mình đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác trong công ty thực hiện tốt công tác hạch toán.
*Phương pháp hạch toán kế toán: Công ty sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống chứng từ và tài khoản của công ty được sử dụng theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính.
Như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng là VNĐ. Kỳ kế toán của công ty là hàng tháng.
* Hình thức kế toán:
Hiện tại công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức nhật ký chung. Công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, đó là: Bảng cân đối kế toán( B 01- DN)
Báo cáo kết quả kinh doanh( B 02- DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( B 03- DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính ( B 09- DN)
Bên cạnh việc ghi sổ kế toán theo phương pháp thủ công, công ty thực hiện
phần lớn công việc kê toán trên máy vi tính. Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế tóan chuyên nghiệp FAST- ACCOUNTING 2003 được thiết kế riêng cho công ty. Việc ứng dụng máy vi tính cho công tác kế toán góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ kế toán, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo điều kiện chuyên môn hóa và khả năng làm việc cao.
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy vi tính
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán tổng hợp
Sô kế toán chi tiết
Các báo cáo kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán m
2.2- Thực trạng tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.
2.2.1- Tổ chức công tác kế toán thành phẩm.
2.2.1.1- Đặc điểm thành phẩm ở công ty.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát. Trong những năm gần đây, nền kinh tế với hướng phát triển mới có nhiều thay đổi, hàng loạt các nhà máy sản xuất gạch ra đời trên nhiều tỉnh, đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về TP giữa các nhà sản xuất. Trước tình hình như vậy, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hướng sản xuất, sớm chuyển mình thích ứng với thị trường và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, công ty đã không ngừng thay đổi, và thực tế đã chứng minh, công ty không những thích ứng để tồn tại mà ngày một phát triển. Sản phẩm của công ty thuộc ngành xây dựng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng cơ sở hạ tầng của đất nước, vì vậy công ty không chỉ quan tâm sản xuất đảm bảo số lượng mà còn quan tâm đến vấn đề chất lượng và thẩm mỹ. Công ty tổ chức theo dõi và hạch toán TP là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn chế biến công nghệ cuối cùng và chỉ được phép nhập kho khi sản phẩm đã qua giai đoạn chế biến cuối cùng của công nghệ sản xuất sản phẩm, đã được bộ phận KCS kiểm tra xác nhận đảm bảo chất lượng. Công ty hiện đang sản xuất hai loại sản phẩm chính là gạch lát nền và gạch ốp tường, nhưng với nhiều loại kích thước mẫu mã khác nhau, hình thức đẹp, hoa văn trang nhã, chất lượng không ngừng được nâng cao phù hợp với thị hiếu nhu cầu của từng khách hàng.
Các loại sản phẩm chính gồm:
Gạch lát nền kích thước : 200 * 200 *7 (mm )
300 * 300 *8 (mm)
400 * 400 *9 (mm)
500 * 500 *10 (mm)
Gạch viền chân tường kích thước: 130 * 400 *9 mm
100 * 300 *8 mm
100 * 400 *9 mm
Mỗi loại lại được phân chia làm 2 loại A1 và A2, và trong mỗi loại cũng lại được chia thành nhiều loại gạch khác nhau, có ký hiệu riêng cho từng loại. Hệ thống ký hiệu này được công ty quy định thống nhất.
2.2.1.2- Đánh giá thành phẩm.
Trong công ty, TP là TSLĐ, là đối tượng của kế toán. Do đó, để phản ánh và theo dõi được tình hình biến động của TP, việc đầu tiên và quan trọng là phải xác định được giá trị của TP hay nói cách khác, kế toán phải tổ chức đánh giá TP. ở công ty, TP nhập- xuất- tồn được đánh giá theo giá thực tế.
Việc đánh giá TP ở công ty được xác định như sau:
*Đối với TP nhập kho:
Vì TP của công ty là chủ yếu nhập từ sản xuất trực tiếp tại công ty, cho nên toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được tính theo giá thành sản xuất thực tế. Cuối mỗi kỳ( tháng), bộ phận kế toán tập hợp chi phí tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm hoàn thành trong quý, sau đó chuyển số liệu cho kế toán TP để kế toán TP tính giá thành thực tế TP nhập kho.
Giá thành thực tế nhập kho của một số sản phẩm trong tháng 2/2003 được thể hiện ở bảng sau: (Biểu 1)
+ Quá trình nhập kho: Sản phẩm sau khi hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng, được bộ phân KCS kiểm tra và xác nhận đạt yêu cầu, đủ điều kiện nhập kho sẽ được làm thủ tục nhập kho. Lúc này phòng kỹ thuật KCS sẽ lập phiếu nhập kho ghi theo chỉ tiêu số lượng và được lập thành ba liên:
Liên 1- Chuyển lên phòng kế toán giữ để hạch toán
Liên 2- Chuyển cho thống kê phân xưởng giữ
Liên 3- Lưu lại kho để theo dõi ở kho.Thông thường phiếu nhập kho được viết khi có TP nhập kho nhưng chỉ viết số lượng do đến cuối tháng mới tính được giá thành thực tế nhập kho. Nhưng ở công ty, phiếu nhập kho chỉ được viết một lần vào cuối tháng và được viết riêng cho từng kho, từng loại sản phẩm.
Phiếu nhập kho có mẫu như sau: (Biểu 2)
Phiếu nhập kho
Ngày 06/03/2003
Họ tên người giao hàng: Phạm kiều Nga
Nhập tại kho: Ma Thị Loan- Sản phẩm nhập kho tháng 02/2003
STT
Chủng loại
Mã số
ĐVT
Sản lượng
Ghi chú
A1
A2
Tổng
1
300 x300
G31A1
Hộp
299 878
48 487
348 365
2
300 x300
G31A2
Hộp
1 998
908
2 906
3
300 x300
G65A1
Hộp
3 769
3 819
7 588
Cộng
305 645
53 214
358 859
Bằng chữ: Ba trăm năm mươi tám ngàn, tám trăm năm mươi chín hộp
Bên giao Bên nhận KCS Thủ trưởng đơn vị
PXSX Thủ kho
Đến cuối tháng, sau khi tính được giá thành thực tế nhập kho, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho có ghi số lượng, giá, thành tiền đối với từng kho và từng loại gạch. Phiếu nhập kho này do phòng kế toán lập va có mẫu như sau: ( Biểu 3)
Phiếu nhập kho
Ngày 01/03/2003
Người giao hàng: Chị Loan
Đơn vị: KCTN03 – Nguyễn Thị Tám
Địa chỉ: Phòng TCKT
Nội dung: Nhập gạch lát tháng 02/2003
STT
Mã kho
Tên vật tư
TK có
TK nợ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
TP001
G31A1- Gạch lát KT (300x300)Loại A1K1
1551
1541
M2
348 365
26 556,5
2
TP001
G31A2- Gạch lát KT (300x300)Loại A2K1
1551
1541
M2
2 906
26 556,5
77 173 189
.........
........
.........
...........
.........
......
......
......
......
TP001
G43A2-Gạch lát KT(200x200) Loại A1K3
1551
1541
M2
14 480
......
......
......
......
......
......
......
......
......
Đối với thành phẩm xuất kho:
Việc tính giá thực tế TP xuất kho là cơ sở để kế toán ghi có TK 155 và cũng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong tháng. Ngoài ra nó còn là cơ sở để xác định giá bán hợp lý, vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, vừa phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.
Công ty tính giá thành thực tế xuất kho theo phương pháp giá trung bình( đơn giá bình quân gia quyền): Đến cuối tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn mà kế toán chi tiết TP đã lập, chương trình phần mềm kế toán sẽ tính giá trung bình TP xuất kho như sau:
Từ màn hình nền của Fast accounting 2003, kích chuột vào Các phân hệ nghiệp vụ/ Hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình. Khi đó sẽ xuất hiện một màn hình tính giá trung bình gồm những thông tin như sau ( giả sử tính giá trung bình tại kho Loan với loại gạch 300 x 300):
Tính giá trung bình
Từ tháng ....2.. Năm 2003
Đến tháng .2..... Năm 2003
Kho: Hạnh
VT: Gạch 300 x 300
TK VT:
Nhóm VT 1
Nhóm VT 2
Nhóm VT 3
Tạo PX chênh lệch từng kho 0 - Không tạo PX chênh lệch giá trị từng kho
Tạo PX chênh lệch cho các trường hợp SL= 0
Tạo PX chênh lệch cho tát cả các trường hợp có phát sinh chênh lệch
Cập nhật giá trung bình 0- Tính giá trung bình rồi cập nhật vào thẻ kho
Tính giá trung bình rồi cập nhật vào thẻ kho và sổ cái
Tính giá trung bình đã tính vào sổ cái
Huỷ
Nhận
Sau khi cập nhật các thông tin cần thiết, Kích chuột vào Nhận, máy sẽ tự tính giá trung bình và ghi vào phần giá trị hàng xuất kho của các sổ sách có liên quan: Sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 155
+ Quá trình xuất kho: Khách hàng khi có nhu cầu mua hàng, trưởng phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng ra lệnh xuất kho. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ viết hoá đơn xuất kho có ghi số lượng, giá, thành tiền.
Do đặc thù cua công ty là bán hàng chủ yếu qua các đại lý, nhưng ở đây các đại lý lại mua hàng của công ty về bán lại nên chứng từ xuất kho ở đây công ty sử dụng luôn Hoá đơn GTGT (thay cả cho phiếu xuất kho).
Hoá đơn GTGT được ghi trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị và đươc ghi thành ba liên:
Liên 1( Liên trắng): Phòng kinh doanh dữ làm chứng từ gốc.
Liên 2( Liên xanh): Gửi cho thủ kho làm cơ sở để xuất kho TP. Hàng ngày thủ kho theo dõi chỉ tiêu số lượng TP xuất kho trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho chuyển lên cho kế toán TP tại phòng kế toán.
Liên 3 (Liên đỏ): Giao cho khách hàng làm chứng từ thanh toán.
Hoá đơn GTGT có mẫu như sau: ( Biểu 4)
Hoá đơn ( GTGT )
Ngày 02 tháng 02 năm 2003
Số: 094201
Đơn vị bán hàng: Công ty gạch ốp lát hà nội
Địa chỉ : Phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà nội
Mã số thuế: 0100774247-1
Họ tên người mua hàng: dũng minh
Đơn vị: Đại lý dũng minh
Địa chỉ: Hưng Yên
Hình thức thanh toán: Trả chậm MST:570031253- 2
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3=1x2
1
Gạch lát KT 400x400 HR405A2
HR405A2
Hộp
18.00
59 454.00
1 070 172
Cộng tiền hàng 1 070172
Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 107 017
Tổng cộng tiền thanh toán 1 177 189
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu, một trăm bảy bảy nghìn, một trăm mười đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký, ghi rõ họ, tên) ( ký, ghi rõ họ, tên) ( ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
2.2.1.3 - Kế toán chi tiết thành phẩm
Hạch toán chi tiết thành phẩm là việc ghi chép số liệu giữa kho và phòng kế toán trên các chỉ tiêu số lượng và giá trị của TP theo từng loại, từng kho. Công ty tiến hành hạch toán chi tiết TP theo phương pháp ghi thẻ song song.
ở kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất TP để ghi vào cột số lượng trong thẻ kho. Thẻ này được mở cho một loại TP, một kho.
Cách ghi thẻ kho: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất TP, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ rồi tiến hành ghi lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi trên một dòng của thẻ kho.
ở phòng kế toán: Kế toán TP cũng mở thẻ kho cho từng loại TP theo từng kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho TP theo chỉ tiêu số lượng.
Thẻ kho có mẫu như sau: ( Biểu 5)
Biểu 5:
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 01/01/2003
Tờ số : 1
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Gạch lát 300x300
Đơn vị tính: Hộp
Mã số : G31 A2
Tên kho: Kho Loan
STT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày xuất nhập
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Ngày
Số
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu kỳ
1 588
16/01
03
295
17/01
05
300
20/01
46
100
18/01
54
1737
Tồn đến 31/01/2003
546
08/02
09
390
10/02
12
1080
..
.
.
.
27/02
1590
1851
Tồn đến 28/02/2003
452
...
...
...
...
...
....
...
...
Cuối tháng, sau khi tính được giá thành thực tế nhập kho và giá vốn hàng xuất kho, kế toán tính ra giá trị nhập- xuất – tồn kho TP, và lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
( Biểu 6)
2.2.1.4 - Kế toán tổng hợp thành phẩm
Để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn kho TP, kế toán sử dụng các TK sau:
+ TK 155 “Thành phẩm” Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại TP trong doanh nghiệp.
TK này có 2 TK cấp II: TK 1551- TP gạch lát nền
TK 1552- TP- gạch ốp tường.
+ TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK này cũng có 2 TK cấp II:
TK 1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- gạch lát nền
TK 1542- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- gạch ốp tường.
+ TK 632 “ Giá vốn hàng bán” TK này ở công ty có 3 TK cấp II:
TK 6321- Giá vốn hàng bán- gạch lát
TK 6322- Giá vốn hàng- gạch ốp
TK 6323- Giá vốn hàng bán- vật tư.
Và một số TK khác như 111,112...
Khi phòng kế toán nhận được phiếu nhập kho TP, kế toán sẽ tiến hành nhập các dữ liệu từ phiếu nhập kho vào màn hình nhập liệu của phân hệ kế toán hàng tồn kho. Khi đó, với chương trình kế toán đã cài đặt sẵn, máy sẽ tự định khoản để đưa lên các sổ sách kế toán. Còn đối với trừơng hợp xuất kho TP, chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu là Hoá đơn GTGT. Khi kế toán bán hàng nhập các Hoá đơn GTGT vào máy để xác định doanh thu, máy sẽ tự động tính toán và ghi tăng doanh thu, và đến cuối kỳ, sau khi kế toán tính được giá vốn của hàng xuất kho theo giá trung bình, máy cũng sẽ tự động kết chuyển giá vốn lên các sổ sách kế toán có liên quan: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 155
Sau đây là ví dụ về màn hình nhập liệu của phiếu nhập kho số 2
Từ màn hình nền của Fast accoụntng 2003, kích chuột vào Các phân hệ nghiệp vụ/ Hệ thống/ Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu nhập kho. Khi đó sẽ xuất hiện một màn hình nhập liệu của phiếu nhập kho, có các thông tin như sau:
Loại phiếu nhập 4- Nhập nội bộ Số phiếu nhập: 02
Mã KH: KCTNT03- Nguyễn Thị Tám Ngày hạch toán: 01/03/2002
Địa chỉ : Phòng TCKT Ngày lập FN 28/02/2003
Người giao hàng: Chị Hạnh Tỷ giá: VND : 1
Diễn giải: Nhập gạch lát T2/2003
Mã hàng
Tên hàng
ĐVT
Mã kho
Vụ việc
Tồn kho
Slượng
Giá
Tiền
TK Nợ
TK có
G31 A1
...
Gạch lát 300x300
.......
M2
...
TP003
....
348 365
26 556,5
1551
...
1541
..
Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt sẵn, khi có lệnh, chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các sổ và báo cáo kế toán tương ứng: Sổ cái TK 155 ( Biểu 7), Sổ nhật ký chung ( Biểu 8)
Trích :
Sổ cái Tài khoản
Tài khoản: 155- Thành phẩm
Từ ngày 01/02/2003 đến ngày 28/02/2003
Số dư nợ đầu kỳ: 21 541 397 446
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/02
HD 94201
Dũng Minh HĐ 94201
6321
721 569
01/02
HD 94234
Thế phong HD 94234
6321
6 947 059
02/02
HD 94274
Phương Tình HĐ 94274
6321
8 017 433
...
...
...
....
...
28/02
94267
Huấn Đường HĐ 94267
6321
12 909 393
...
...
...
...
....
...
Tổng số phát sinh nợ:
Tổng số phát sinh có:
Dư cuối kỳ
2.2.2 - Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.2.2.1 - Đặc điểm và tình hình quản lý tiêu thụ ở công ty.
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, dù đứng trên hình thái kinh tế xã hội nào cũng vậy, sản xuất ra sản phẩm là phải nhằm tiêu thụ và tiêu thụ nhanh. Thực hiện tốt quá trình tiêu thụ, quá trình tái sản xuất mới được tiến hành liên tục và có thể mở rộng. Thực hiện tốt công tác tiêu thụ, doanh nghiệp mới có điều kiện trang trải bù đắp chi phí sản xuất, tăng nhanh tốc độ luôn chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên. Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ kém sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh, sản phẩm không tiêu thụ được sẽ gây căng thẳng về mặt tài chính, quá trình tái sản xuất sẽ bị thu hẹp, ngừng trệ, vốn kinh doanh bị ứ đọng..., gây tình trạng rối loạn bế tắc, dẫn đến nguy cơ phá sản.
ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội sản phẩm chính của công ty là gạch lát nền và gạch ốp tường, đáp ứng cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô, mùa xây dựng. Tuy nhiên, một khó khăn lớn cho quá trình tiêu thụ gạch của công ty là sản phẩm của công ty chưa phải là sản phẩm độc quyền. Hiện nay trên thị trường, sự cạnh tranh của sản phẩm gạch trong nước ngày càng gay gắt, thêm vào đó là hàng ngoại nhập tràn lan. Hiện tại, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội cũng đã có hàng chục công ty sản xuất gạch lớn nhỏ. Những vấn đề trên quả thật là khó khăn cho công ty, buộc công ty phải xem xét giải quyết kịp thời. Phải tổ chức như thế nào để sản phẩm gạch của công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường gạch đầy sôi động, quyết liệt.
Thực tế, công ty cũng đã liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm và tiếp cận thị trường. Nhờ có sự đổi mới thiết bị công nghệ và cán bộ công nhân viên có năng lực, có tay nghề và tinh thần trách nhiệm trong công việc, nên chất lượng sản phẩm đã tăng, giá cả lại hợp lý cho nên sản phẩm của công ty đã cạnh tranh và phần nào chiếm lĩnh được thị trường.
* Để tiêu thụ đạt hiệu quả cao, công ty đã thực hiện quản lý tiêu thụ trên các mặt sau:
- Về TP: Không nhập kho TP chưa đủ tiêu chuẩn, chất lượng kém, gây mất uy tín với khách hàng, ứ đọng thành phẩm tồn kho. Công ty luôn tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng nhanh nhất và bộ phận viết phiếu cũng như quản lý không gây khó khăn cho khách hàng.
- Về giá bán: Công ty luôn cố gắng tối đa việc ổn định giá trong một thời gian dài, dù giá thành thay đổi. Như vậy công ty đã tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng yên tâm khi đến với sản phẩm của mình.Và để đảm bảo sản phẩm của công ty được bán đúng giá, tránh tình trạng tăng giá tuỳ tiện, giá bán các loại sản phẩm cụ thể do giám đốc quyết định theo từng thời điểm cụ thể. Giá bán sẽ được niêm yết công khai và được áp dụng cho mọi đối tượng. Giá bán TP của công ty rất mềm dẻo linh hoạt, hợp lý có thể thay đổi theo quyết định của giám đốc trong từng trường hợp cần thiết .
- Về phương thức giao hàng: Khách hàng đến mua hàng tại công ty có thể tự lo phương tiện vận chuyển.Trong trường hợp khách hàng không tự lo được phương tiện vận chuyển thì công ty có thể đáp ứng việc vận chuyển của khách hàng đến tận nơi yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khách hàng phải trả cho công ty toàn bộ chi phí vận chuyển.
- Về quản lý giá vốn hàng bán: Cùng với việc quản lý tốt TP, việc tập hợp chi phí và tính giá thành phải đầy đủ, chính xác và kiệp thời mới có thể làm cơ sở cho việc xác định KQKD và hoạch định giá bán sản phẩm. Tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề luôn đặt ra trong quá trình sản xuất của công ty. Nhưng giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm chỉ thực sự tốt khi chất lượng sản phẩm đảm bảo. So với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác, thì sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ đáng kể, phải chăng đó là do chất lượng sản phẩm đã được nâng cao và công ty đã quản lý tốt các khâu của quá trình tiêu thụ
- Về thị trường: Công ty rất quan tâm đến vấn đế nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tạo điều kiện để sản phẩm của mình có thể hòa nhập với thị trường, phân phối hợp lý sản phẩm tiêu thụ ở các vùng.
- Về phương thức bán hàng và thể thức thanh toán: Hiện tại công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng và thể thức thanh toán, cụ thể:
+ Bán lẻ: Công ty mở quầy bán lẻ ngay tại công ty. Đây là phương thức giao hàng trực tiếp, khách hàng thanh toán ngay.
+ Bán buôn: áp dụng với các khách hàng mua với khối lượng lớn, đã ký hợp đồng dài hạn với công ty.
+ Hình thức bán đại lý: Đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu của công ty. Hiện tại công ty có một đại lý rộng khắp trên cả nước. Đại lý không phải do công ty trực tiếp mở mà là khách hàng đến công ty lấy gạch, công ty cho phép mua chịu và trực tiếp theo dõi nợ. Đây là hình thức chỉ nằm tiêu thụ được sản phẩm. Mục tiêu của công ty là tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất với chi phí thấp nhất và thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó để kích thích tiêu thụ, công ty còn áp dụng các biện pháp như chiết khấu, khuyến mại, giảm giá... đối với một số mặt hàng khách hàng mua với khối lượng lớn. Ví dụ như trong tháng 2 và 3 năm nay, công ty áp dụng hình thức khuyến mại mua 10 hộp tặng 1.
Bằng những biện pháp cụ thể đó, công ty đã thực sự khuyến khích được tiêu thụ, từ đó tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho công ty.
2.2.2.2- Kế toán doanh thu bán hàng, thuế VAT và các khoản giảm trừ doanh thu.
* Đặc điểm kế toán doanh thu và các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3144.doc