Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực, là bộ phận không thể thiếu được trong mỗi DN. Tổ chức hợp lý và đúng đắn việc hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp
- Tổ chức tốt công tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận sẽ giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ, bộ máy kế toán hài hoà chặt chẽ đảm bảo cho báo cáo kế toán chính xác, nhanh nhạy.
- Giúp cho các nhà quản lý nắm được những thông tin chính xác cụ thể về kết quả kinh doanh của DN mình, giúp cho việc xử lý các thông tin được nhanh chóng từ đó đề ra biện pháp kế hoạch để tăng thu nhập cho DN.
- Các thông tin chính xác về kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận thể hiện trên các báo cáo tài chính của DN là các thông tin đáng tin cậy cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN như: ngân hàng, cơ quan thuế, người lao động, các nhà đầu tư . . .
Thấy được ý nghĩa của kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, nhân viên kế toán phải có trách nhiệm trong việc thu thập và xử lý số liệu, không ngừng học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp hạch toán kế toán thật rõ ràng, khoa học. Kế toán là một bộ phận của quản lý trong doanh nghiệp, người làm kế toán không chỉ đơn thuần là những người ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm ra các số liệu thống kê mà còn phải là những người có khả năng phân tích, tổng hợp, có khả năng dự báo được tương lai giúp cho các nhà quản lý có các quyết định chính xác trong các hoạt động kinh doanh của toàn DN.
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty Than Nội Địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình.
ở Như vậy quản lý kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở các DN nói chung và các DN thương mại nói riêng là rất cần thiết. Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN và giúp DN khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thị trường.
2. Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của DN. Từ chức năng đó ta có thể xác định được nhiệm vụ của kế toán như sau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng các tài sản vật tư tiền vốn, các quá trình và kết quả kinh doanh của DN.
- Thông qua ghi chép, phản ánh để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản vật tư tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành động tham ô, lãng phí vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế, tài chính của Nhà nước.
- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của hoạt động kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, ta rút ra nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận như sau:
- Xác định chính xác kịp thời các khoản thu nhập của DN theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng khoản thu nhập, đảm bảo đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
- Tính toán xác định việc phân chia lợi nhuận rõ ràng theo các nguyên tắc của chế độ kế toán, xác định phản ánh đúng, đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo lợi ích của DN, lợi ích của người lao động.
- Phản ánh đầy đủ kịp thời nghiệp vụ trong quá trình tạm phân phối và phân phối lợi nhuận của DN.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại Công ty than nội địa
I /Một số nét khái quát về Công ty Than Nội Địa
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Than Nội Địa
Công ty Than Nội địa là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên thuộc tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo thông báo số 143/TB ngày 5/5/1993 của Bộ trưởng Bộ năng lượng.
Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại 30B Đoàn Thị Điểm - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.
Công ty có biểu tượng riêng, tên viết tắt là Than Nội địa (TNĐ), tên giao dịch quốc tế là ITERIOR COAL COMPANY viết tắt là ICCO. Là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, Công ty Than Nội địa có con dấu riêng, được mở tài khoản nội và ngoại tệ, được quan hệ tín dụng với ngân hàng và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập theo phân cấp của tổng Công ty, đồng thời Công ty cũng có điều lệ tổ chức hoạt động riêng, phù hợp với điều lệ hoạt động và tổ chức của Tổng công ty Than Việt Nam cũng như luật doanh nghiệp nhà nước.
Về hình thức sở hữu vốn: Nguồn vốn của Công ty chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước do tổng công ty Than Việt Nam phân giao lại cho Công ty quản lý, sử dụng để duy trì và phát triển sản xuất. Vốn của Công ty bao gồm các khoản nợ phải trả và vốn nhà nước do công ty giao. Các quỹ tập trung của công ty được thành lập theo quy định của nhà nước và tổng Công ty.
Trong một số năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, CBCNV của Công ty luôn có việc làm thường xuyên, Công ty luôn đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Kết quả đạt được của Công ty trong một số năm gần đây như sau:
Bảng so sánh các chỉ tiêu hiện vật chủ yếu của Công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
I. Sản xuất than
Tấn
1. Than nguyên khai thác
Tấn
580.423
696.656
2. Than sạch sản xuất
Tấn
544.478
663.750
3. Than sạch tiêu thụ
Tấn
550.159
668.076
4. Đất đá bốc xúc
m3
1.863.208
2.202.270
5. Mét lò
m
451
588
II. Sản xuất Xi Măng
Tấn
1. Sản xuất trong năm
Tấn
108.998
126.238
Sản xuất CLINKER
Tấn
7.499
9.317
2. Tiêu thụ trong năm
Tấn
108.252
135.555
Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Tổng vốn SXKD
288.906.146.543
274.815.319.429
2. Tổng doanh thu
286.450.121.451
350.735.839.231
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
387.210.812
751.637.792
4. Nộp ngân sách nhà nước
8.279.521.643
10.995.630.968
5. Thu nhập BQ đầu người/ tháng
861.569
905.501
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất ở Công ty Than Nội địa.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Than Nội địa quyết định:
Công ty Than Nội địa hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo hướng kinh doanh tổng hợp trên nền sản xuất than, bao gồm các ngành nghề sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến than.
- Xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, thi công các công trình hạ tầng và xây dựng các tuyến đường giao thông đường bộ.
- Tư vấn xây dựng
- Thăm dò, khảo sát, thiết kế mỏ và địa chất công trình, dịch vụ khoa học kỹ thuật
- Cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống
- Công nghiệp vật liệu xây dựng
- Gia công sửa chữa cơ khí, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cơ khí, chế tạo bình áp lực
- Xuất khẩu than, nhập khẩu thiết bị, phương tiện vật tư, phụ tùng hàng hoá.
- Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ phục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Sản xuất, kinh doanh bia và nước giải khát, sản xuất hàng bảo hộ lao động
- Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh gỗ trụ sở
- Tổ chức đào tạo mới và bồi dưỡng nghề nghiệp cho cán bộ và công nhân
- Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV
Trong đó hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh than là đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Than Nội địa.
Dây chuyền sản xuất than hoàn chỉnh
Khâu xúc bốc
Khâu khoan nổ mìn
Khâu vận chuyển
Khâu thoát nước mỏ
Khâu cơ điện sửa chữa
Khâu tiêu
thụ
Khâu sàng tuyển
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ở Công ty Than Nội địa.
Tại thời điểm hiện nay, Công ty có 15 đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Các đơn vị này có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán kinh doanh phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng, được đăng ký kinh doanh , tổ chức hoạt động theo sự phân cấp và uỷ quyền của Tổng Công ty. Giữa các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ mật thiết với lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, nhằm tưng cường phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị và toàn Công ty, quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng Công ty giao, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Danh sách các đơn vị trực thuộc Công ty Than Nội địa.
Stt
Tên đơn vị
Trụ sở
1
Mỏ than Na Dương
Thị trấn Na Dương - huyện Lục Bình - tỉnh Lạng Sơn
2
Mỏ than Núi Hồng
Xã Văn Lang – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3
Mỏ than Khánh Hoà
Xã Sơn Cẩm – huyện phú lương - tỉnh Thái Nguyên
4
Mỏ than Khe Bố
Xã Tản ngang – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
5
Nhà máy cơ khí mỏ Bắc Thái
Xã Cù - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
6
Nhà máy xi măng La Hiên
Xã La Hiên – huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
7
XN khai thác khoáng sản Sơn La
Huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La
8
XNDVXD và khai thác khoáng sản
Thị trấn Yên Viên - Thành phố Hà Nội
9
XN thăm dò khảo sát thiết kế và DV kỹ thuật
30 Đoàn Thị Điểm - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội
10
XNVT vận tải và chế biến than
Thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội
11
XNSX và dịch vụ tổng hợp
33 Láng Hạ - Thành phố Hà Nội
12
XNKDVT và chế tạo bình áp lực
Thị trấn Yên Viên - thành phố Hà Nội
13
Ban quản lý dự án khu vực Than Nội địa
Thành phố Hà Nội
14
Nhà nghỉ Mê Linh
Đại Lải - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc
15
Nhà điều dưỡng và phục hồi chức năng thợ mỏ
Phường Bắc Sơn - thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá
Sơ đồ tổ chức
Hiện nay tổng số lao động của Công ty 4.455 người. Trong đó, số lao động quản lý là 704 người, chiếm 15,80% tổng số lao động. Hầu hết lực lượng lao động đều được trang bị những kiến thức nhất định phù hợp với từng hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc do hội đồng quản trị Công ty than Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, trước hội đồng quản trị tổng Công ty, trước nhà nước và pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong Công ty. Bên cạnh giám đốc là các phó giám đốc (phó giám đốc kỹ thuật, kinh tế và XDCB( và kế toán trưởng.
Phó giám đốc Công ty là người giúp giám đốc một hoặc một số lĩnh vực hoạt
động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật và nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền thực hiện.
Kế toán trưởng Công ty giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của Công ty, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Công ty còn có hội đồng doanh nghiệp được thành lập cơ sở thoả thuận giữa giám đốc Công ty và ban chấp hành công đoàn Công ty, và tổ chức đảng gồm lãnh đạo Công ty, giám đốc các đơn vị trực thuộc.
Bên dưới là các phòng ban với các chức năng cụ thể.
1. Phòng tài chính kế toán: quản lý điều hành công tác tài chính và hạch toán kế toán Công ty. Quản lý tài chính và hạch toán kinh tế của bộ máy văn phòng Công ty.
2. Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý cán bộ, lao động và tiền lương, các chế độ chính sách của người lao động
3. Phòng kiểm toán: Tổ chức kiểm toán nội bộ toàn Công ty và bộ máy văn phòng Công ty.
4. Phòng kinh tế kế hoạch: định hướng kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch thị trường .
5. Phòng ngoại vụ: Phụ trách công tác đối ngoại và thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
6. Phòng vật tư: Phụ trách việc ứng cho sản xuất toàn Công ty.
7. Phòng đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng trang bị TSCĐ và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
8. Phòng thanh tra bảo vệ: Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị thành viên
9. Văn phòng Công ty: Hành chính, văn thư và lưu trữ
10. Trắc địa trưởng: Phụ trách công tác thăm dò, khảo sát địa hình
11. Địa chất trưởng: Phụ trách công tác khai thác than
12. Chánh thanh tra kỹ thuật an toàn: Giám sát quản lý về an toàn lao động trong phạm vi toàn Công ty.
13. Phòng cơ điện: quản lý bộ máy thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn Công ty. Hàng năm lập kế hoạch sữa chữa lại TSCĐ, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị.
14. Công nghệ hầm lò: Quản lý các thiết bị khai thác hầm
15. Công nghệ lộ thiên: Quản lý các thiết bị để khai thác lộ thiên
16. Công nghệ trưởng vật liệu xây dựng
Giữa các phòng ban có liên quan và giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Than Nội địa.
Công ty Than Nội địa hoạt động có hiệu quả được trong nền kinh tế thị trường trước hết là nhờ vào khả năng quản lý của nhà lãnh đạo. Nhưng không thể không kể đến vai trò của kế toán ở đây. Để Công ty hoạt động có hiệu quả thì các nhà lãnh đạo phải có những biện pháp quản lý, điều hành tốt trên cơ sở đánh giá, phân tích những thông tin kế toán cung cấp. Đánh giá được vai trò quan trọng của kế toán như vậy nên ban lãnh đạo Công ty Than Nội địa đã không ngừng hoàn thiện bộ phận kế toán tại Công ty mình.
Công ty có 15 đơn vị thành viên nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố. Tại các đơn vị thành viên, bộ phận kế toán thành lập các sổ kế toán để hạch toán toàn bộ các hoạt động tại đơn vị mình, cuối kỳ tổng hợp và gửi báo cáo về đơn vị chính. Tại Công ty, phòng kế toán mở sổ tổng hợp và sổ chi tiết để hạch toán các hoạt động của văn phòng Công ty. Cuối kỳ, lên báo cáo văn phòng Công ty sau đó kết hợp các sổ, báo cáo các đơn vị thành viên để tổng hợp vào sổ kế toán chung và lập báo cáo chung toàn Công ty.
* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Tiền VNĐ, và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là áp dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại thông báo tại thời điểm hạch toán .
* Hình thức ghi sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty: Quy mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, loại hình kinh doanh phức tạp, cán bộ kế toán có tình độ chuyên môn cao và có nhu cầu phân công chuyên môn hoá nên Công ty đã sử dụng hình thức ghi kế toán là Nhật ký chứng từ:
Hiện nay Công ty đã sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán. Song vẫn phải tuân theo đúng trình tự kế toán. Hàng quý, năm vẫn phải chạy máy in thành sổ kế toán, tờ rơi có đầy đủ các chữ ký theo quy định đảm bảo tính hợp lệ.
* Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
(trưởng phòng TCKT)
Phó Phòng
TCKT 1
Phó Phòng
TCKT 2
Kế toán TSCĐ
Kế toán tổng hợp văn phòng Công ty
Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ
Thủ quỹ
Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc (mỗi đơn vị có một phòng kế toán riêng)
1
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ cụ thể là
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung mọi lĩnh vực công tác của phòng TCKT, trực tiếp điều hành công tác tài chính toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, tổng Công ty và nhà nước trong việc quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo chế độ quy định.
- Phó phòng TCDK 1: Phụ trách công tác tổng hợp quyết toán toàn Công ty, phụ trách kế toán theo chế độ quy đinh về thuế GTGT và nhà nước trong việc quản lý tài chính và hạch toán theo chế độ quy định.
- Phó phòng TCKT 2: Phụ trách toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty; trực tiếp theo dõi công tác TSCĐ, chi phí sản xuất, giá thành, khoán chi phí, phụ trách công tác SCL, TCSĐ và công nợ:
- Kế toán TSCĐ: Tham gia công tác tổng hợp quyết toán Công ty theo lĩnh vực công việc được phân công. Trực tiếp theo dõi TSCĐ, khấu hao và SCL trong toàn Công ty.
- Kế toán tổng hợp văn phòng Công ty: Tổng hợp quyết toán cơ quan Công ty; trực tiếp làm kế toán ngân hàng, thanh toán tiền mặt, theo dõi các Tài khoản 333, 331, 138, 338, 336 với tổng Công ty.
- Kế toán tiền lương: BHXH, BHYT, KPCĐ: Trực tiếp thanh toán tạm ứng, tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, trực tiếp theo dõi công nợ với các đơn vị trực thuộc trong Công ty.
- Thủ quỹ: Làm thủ quỹ cơ quan: Theo dõi công văn, văn phòng phẩm, chấm công
II. Thực trạng kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận tai Công ty Than Nội địa
1. Kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh
Công ty Than Nội địa là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên thuộc tổng Công ty than Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay Công ty có 15 đơn vị thành viên nằm phân tán ở các tỉnh cách xa Công ty, gây khó khăn cho Công ty trong khâu quản lý.
Mặt khác, Công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều sản phẩm nên đối tượng hạch toán rất đa dạng (than, xi măng. sản phẩm cơ khí, các công trình xây dựng, xây lắp và các sản phẩm dịch vụ khác...) nên công tác hạch toán kế toán cũng rất phức tạp. Trong đó, hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh than là hoạt động nổi bật của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, vì vậy kết quả của Công ty chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động này.
Tại mỗi đơn vị thành viên có một phòng kế toán riêng và có đối tượng hạch toán khác nhau.
Xuất phát từ thực tế đó nên dẫn đến việc thống nhất về công tác hạch toán kết quả trong Công ty nói riêng và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh nói chung có gặp khó khăn. Nếu không có sự thống nhất chỉ đạo từ Công ty xuống các đơn vị thành viên thì việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh sẽ không chính xác. Do đó, đòi hỏi giữa các đơn vị phải có sự thống nhất về mặt điều hành quản lý cũng như thống nhất trong công tác hạch toán kế toán.
1.1. Kế toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc
Tại các đơn vị trực thuộc của Công ty hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kiểm kê thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Do địa bàn hoạt động của Công ty rộng, bao gồm 15 đơn vị thành viên. Căn cứ vào điều kiện thực tế em xin lấy số liệu quý IV năm 2001 của mỏ than Núi Hồng để minh hoạ ( Đơn vị tính: đồng )
1.1.1. Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng phản ánh việc xác định kết quả tài chính chủ yếu là những chứng từ lập. Số liệu được thừa kế từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó. Kế toán sử dụng bảng tính doanh thu, bảng tính và phân bổ chi phí.
Ngoài ra, để bảo đảm có được thông tin chính xác về kết quả tài chính, kế toán trưởng kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc về thu nhập và chi phí. Các chứng từ mà các đơn vị thường dùng là:
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu thu, giấy báo có
- Phiếu chi, giấy báo nợ
- Tờ khai thuế, thông báo nộp thuế GTGT
- Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 166 của Bộ tài chính.
- Các tài liệu và văn bản có liên quan
1.1.2. Kế toán tổng hợp
Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán sử dụng tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Tài khoản 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động sản xuất – kinh doanh , hoạt động tài chính và hoạt động bất thường và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ …
Do lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, nên Công ty cho phép các đơn vị sử dụng nhiều tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xác định kết qủa tài chính, kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan sau:
- TK 511: Doanh thu bán hàng
- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ trong doanh nghiệp
- TK 632: Giá vốn hàng bán
6321: Giá vốn hàng bán
6322: Giá vốn hàng bán ra cho nội bộ trong doanh nghiệp
- TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính
- TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường
- TK 811: Chi phí hoạt động tài chính
- TK821: Chi phí hoạt động bất thường
- TK 136: Phải thu nội bộ
- TK 336: Phải trả nội bộ
Kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động bất thường.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo chức năng và nhiệm vụ củ Công ty khi thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến than, cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống.... Doanh thu từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của Công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định như sau:
Kết quả hoạt động SXKD
=
Tổng doanh thu
-
Các khoản giảm trừ
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàn
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng doanh thu: Là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ
Các khoản giảm trừ: Bao gồm các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại chiết khấu bán hàng.
Để xác định giá vốn hàng bán, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm, hàng hoá và các dịch vụ cung ứng ra ngoài thị trường.
Do mặt hàng kinh doanh của Công ty đa dạng, nên khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, tập hợp kê khai thuế GTGT theo mức thuế suất của từng loại hàng hoá theo hoá đơn.
Tại các đơn vị thành viên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo phương pháp thống nhất ở Công ty và có thể khái quát toàn bộ quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm như sau:
TK154 TK632 TK911 TK512 TK241
12.523.604 147.333.968 13.793.015
TK627
TK 155 22.106.369.644 133.540.953
21.981.846.040 TK511 TK111
38.968.929.975 13.821.295.965
TK111 TK531 TK131 101.487.599 101.487.599 25.147.634.010
TK131 TK532
1.580.600 1.580.600
- Chi phí bán hàng phát sinh tại các đơn vị là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
- TK 641: Chi phí bán hàng
6411: Chi phí nhân viên bán hàng, BHXH, BHYT, KPCĐ
6412: Chi phí vật liệu bao bì
6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
6417: Chi phí dịch vụ thuê ngoài
6418: Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
TK111 TK 641 TK 911
53.746.028
TK112
16.484.252
TK152
979.363.165
TK 153
8.534.540
TK214
4.284.941.209
1.023.410.880
TK331
91.552.550
TK 334
2.880.830.496
TK 338
253.405.888
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại các đơn vị thành viên chủ yếu bao gồm các khoản phải nộp cấp trên để hình thành quỹ quản lý cấp trên và các khoản dự phòng phải thu khó đòi
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421: Chi phí nhân viên quản lý
6422: Chi phí vật liệu quản lý
6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
6425: Thuế lệ phí
6426: Chi phí dự phòng
6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428: Chi phí bằng tiền khác
* Kết quả hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Sơ đồ hạch toán thu nhập tài chính
TK 911 TK711 TK112
10.059.030
TK131
12.740.871
2.681.841
Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
470.313.290
764.410.920
54.111.223
108.182.978
1.397.018.411
TK 111 TK 811 TK 911
TK 112
TK 131
TK 338
Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động tài chính
TK 811 TK 911 TK 711
1.397.018.411
12.740.871
1.384.277.540
TK136
* Kết quả hoạt động bất thường: Là phần chênh lệch giữa thu nhập hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường.
- ở các đơn vị thành viên các khoản được hạch toán vào thu nhập hoạt động bất thường gồm:
Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Tài sản thừa:
Công nợ phải trả không xác định được chủ
Thu tiền phạt từ các đơn vị khác
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi.
Các khoản thu khác
Sơ đồ hạch toán thu nhập bất thường
TK911 TK 721 TK 111
112.827.863
752.497.982
4.930.711
49.445.046
1.000.985.754
284.152
81.000.000
TK 131
TK 138
TK 159
TK 331
TK338
Sơ đồ hạch toán chi phí bất thường
TK 111 TK 821 TK 911
65.884.768
33.653.524
1.349.867.430
115.396.516
39.863.980
717.030.160
19.403.490
3.200.000
TK 112
TK 138
TK152
TK 153
TK 331
TK 333
TK 336
Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động bất thường
TK 821 TK 911 TK 721
1.349.867.430
1.000.985.754
348.881.676
TK 136
Trình tự kế toán kết qủa tài chính các đơn vị thành viên vào cuối kỳ được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ mô tả qúa trình hạch toán KQTC tại các đơn vị thành viên
TK 154
TK 155
TK 156, 157
TK 632
Giá vốn
Giá vốn
Giá vốn
Giá vốn
TK 911
Kết chuyển
Giá vốn hàng
đã tiêu thụ
TK 531, 532, 521
Các khoản
Giảm trừ
TK 511, 512
TK111,112,131
Doanh thu bán hàng
Kết chuyên doanh thu thuần
TK 333, (3331)
VAT
phải nộp
TK 641
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 642
Kết chuyển chi phí quản lý
TK 811
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
TK 821
Kết chuyển chi phí hoạt động bất thường
TK 336
Kết chuyển lãi về CT để XĐ kết quả của toàn CT
TK 711
Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính
TK 721
Kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường
Các đơn vị lỗ chờ công ty cấp bù lỗ
TK 136
Tổng doanh thu tập hợp được là 39.116.263.943, căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, hợp đồng, chứng từ nội bộ... kế toán ghi các bút toán sau:
Nợ TK 111 13.821.295.965
Nợ TK 131 25.147.634.010
Có TK 511 38.968.929.975
Nợ TK 241 13.793 .015
Nợ TK 627 133.540.953
Có TK 512 147.333.968
Đồng thời căn cứ vào tờ khai thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 131 1.373.462.253
Có TK 333(3331) 1.373.462.253
- Giá vốn hàng bán tập hợp được là 22.106.369.644, kế toán ghi các bút toán sau:
Nợ TK 632 22.106.369.644
Có TK 154 124.523.604
Có TK 155 21.981.846.040
- Hạch toán các khoản giảm trừ:
Nợ TK 531 101.487.599
Có TK 111 101.487.599
Nợ TK 532 1.580.600
Có TK 131 1.580.600
- Kết chuyển Các khoản giảm trừ để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511 103.068.199
Có TK 532 1.580.600
Có TK 531 101.487.599
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, kết chuyển giá vốn xác định kết quả
Nợ TK 511 38.865.861.776
Nợ TK 512 147.333.968
Có TK9111 39.013.195.744
Nợ TK 911 22.106.369.644
Có TK 632 22.106.369.644
- Chi phí bán hàng tập hợp được qua các hoá đơn, chứng từ là 5.307.327.799, kế toán ghi các bút toán sau:
Nợ TK 641 5.307.327.799
Có TK 111 53.746.028
Có TK 112 16.484.252
Có TK 152 979.363.165
Có TK 153 8.534.540
Có TK 214 1.023.410.880
Có TK 331 91.552.550
Có TK 334 2.880.830.496
Có TK 338 253.405.888
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả
Nợ TK 911 5.307.327.799
Có TK 641 5.307.327.799
- Chi phí quản lý doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0687.doc