MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1. Cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngành viễn thông. 2
1.1. Lý luận chung về kế hoạch ngành viễn thông. 2
1.1.1. Kế hoạch ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập. 2
1.1.2. Sự cần thiết phải lập kế hoạch ngành viễn thông. 8
1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử ngành Viễn thông 11
1.1.2.2. Vai trò của kế hoạch phát triển ngành đối với sự phát triển của viễn thông. 13
1.2. Các yêu cầu đối với một bản kế hoạch phát triển ngành. 14
1.2.1. Kế hoạch phát triển là một trạng thái động, là một quá trình cho từng thời kì. 14
1.2.2. Kế hoạch phát triển phải đạt được mục tiêu phát triển trong thế vận động tiến bộ và bền vững. 15
1.2.3. Kế hoạch phát triển phải thể hiện đa dạng phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt. 15
1.2.4. Kế hoạch phát triển phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến bộ của khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 16
1.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch ngành viễn thông. 16
1.3.1. Đặc điểm của nghành viễn thông. 16
1.3.2. Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển ngành. 18
1.3.3. Các phương pháp thực hiện dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông. 19
Chương II. Hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn thông 23
2.1. Thực trạng kế hoạch viễn thông phát triển ngành giai đoạn 2006- 2010 23
2.1.1. Thị trường viễn thông. 23
2.1.2. Phát triển mạng lưới Viễn thông. 28
2.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành Viễn thông. 33
2.1.4. Quản lý nhà nước trong việc phát triển ngành Viễn thông. 33
2.1.5. Đánh giá chung về viễn thông. 36
2.2. Thực trạng phương pháp sử dụng để xây dựng kế hoạch. 38
2.2.1. Một số dự báo trong kế hoạch ngành viễn thông. 38
2.2.2 Dự báo thị trường 41
2.3. Đánh giá phương pháp sử dụng xây dựng kế hoạch. 42
Chương 3. Đề xuất điều chỉnh trong công tác lập kế hoạch và định hướng đến năm 2020. 44
3.1. Triển vọng phát triển ngành Viễn thông trong bối cảnh hội nhập. 44
3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. 44
3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với ngành viễn thông khi gia nhập WTO. 45
3.2. Một số điều chỉnh trong mục tiêu, chỉ tiêu của công tác lập kế hoach hiện nay. 49
3.2.1. Định hướng đến năm 2020. 49
3.2.2. Một số các kết quả dự báo mới được công bố. 50
3.2.3. Mục tiêu đến năm 2015. 50
3.2.4. Chỉ tiêu tính đến năm 2015. 51
3.3. Đề xuất một số điều chỉnh trong giai đoạn mới. 51
3.3.1. Một số điều chỉnh trong các giải pháp hiện nay. 51
3.3.2. Một số giải pháp bổ sung. 55
Kết luận. 57
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngành viễn thông tới năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông xa vời thực tế sẽ gâpy ảnh hưởng đến định hướng phát triển của ngành. Ngoài ra sự phát triển của ngành phải mang tinh linh động đi trước đón đầu phù hợp với lộ trình của nước ta.
Phương pháp xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành.
Chính từ đánh giá thực trạng kết hợp với dự báo, các đánh giá xu hướng ở trên lấy đó làm cơ sở để đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển cho ngành.
Về quan điểm để thực hiện được phải dựa trên quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kết hợp với quan điểm đã có của chiến lược phát triển ngành từ đó sẽ cân đối dựa trên đặc điểm, tình hình, các dự đoán tương lai của ngành rồi sẽ đưa ra quan điểm phát triển của kế hoạch phát triển Viễn thông.
Quan điểm cạnh sự phát triển về lợi ích kinh tế phải đảm bảo sự phát triển các dịch vụ công ích xóa bbỏ khoảng cách chênh lệch về mức độ tiếp súc với các phải lựa chọn những mũi nhọn phát triển và vấn đề ưu tiên của nghành đó tập trung đi thẳng vào công nghệ cao, bên dịch vụ của vùng sâu, vùng xa…
Quan điểm phát triển ngành phải thể hiện xu thế hội nhập trong cơ chế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết, tham gia vào các công việc mang tính chất hướng doanh nghiệp vào lợi ích cộng đồng, phát triển thị trường một cách lành mạnh… còn lại thúc đẩy cạnh tranh để ngành có thể phát triển một cách bền vững và thu hút mọi nguồn lực phát triển ngành.
Về xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu ngành viễn thông phải dựa trên đánh giá về xu hướng, các dự báo về phát triển của ngành dể từ đó xây dựng các mục tiêu một cách hợp lý vừa đảm bảo tính thực tiễn, vừa không bị chậm so với nhịp độ phát triển.
Mục tiêu, chỉ tiêu phải thể hiện đáp ứng các nhu cầu xã hội như đáp ứng việc sử dụng dịch vụ của các tầng lớp dân cư và phải thể hiện rõ ràng như: mật độ điện thoại/ 100 dân. Mục tiêu của ngành được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố như thực trạng, xu hướng nhưng quan trọng nhất vẫn là dự báo về nhu cầu của ngành trong tương lai, đây là những chỉ tiêu định lượng chủ yếu.
Các yêu cầu cơ bản của giải pháp trong bản kế hoạch phát triển ngành viễn thông.
Giải pháp bám sát vào thực trạng, các mục tiêu và chỉ tiêu trên nền tảng cân đối nhu cầu khả năng, chính vì thế giải pháp là một hệ quả tất yếu cần phải có trong bản kế hoạch phát triển.
Giải pháp thể hiện được việc tổ chức thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ban ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp…
Giải pháp phải thể hiện cơ chế giám sát thực hiện kế hoạch một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó giải pháp còn phải có các hướng giải quyết các vấn đề về pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trên đây là các lý thuyết cơ bản về các kế hoạch phát triển nói chung và về ngành Viễn thông nói riêng cũng như tác động hai chiều của kế hoạch đối với ngành sau hội nhập và tác động hội nhập đến kế hoạch phát triển ngành, cũng như sự khác biệt trong kế hoạch phát triển ngành Viễn thông so với ngành kết cấu hạ tầng khác đó là sự đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong tình hình mới. Nắm rõ được các yêu cầu đó mới có thể giúp cho chúng ta có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch phát triển ngành Viễn thông trong bối cảnh hội nhập.
Chương II. Hiện trạng công tác lập kế hoạch phát triển ngành viễn thông
2.1. Thực trạng kế hoạch viễn thông phát triển ngành giai đoạn 2006- 2010.
2.1.1. Thị trường viễn thông.
Về phát triển dịch vụ.
Đánh giá sự phát triển dịch vụ Viễn thông thông qua một số chỉ tiêu như: Tổng doanh thu Viễn thông; Mật độ điện thoại trên 100 dân; Thuê bao điện thoại cố định; Thuê bao điện thoại di động; Thuê bao Internet; Mức tăng, tốc độ tăng của các chỉ tiêu trên.
a. Thứ nhất đánh giá về doanh thu Viễn thông
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm
Năm
Doanh thu Viễn thông (tỷ)
Tốc tộ tăng trưởng (%)
2006
20.187
-
2007
23.541
16,61
2008
28.125
19,4
2009
38.272
36,0
2010
42.865
11,9
Nguồn Bộ Bưu chính Viễn thông
Doanh thu Viễn thông thông liên tục tăng đều qua các năm, doanh thu Viễn thông năm 2009 tăng 36,0 % so với năm 2006, năm 2010 tăng hơn năm 2006 là 11,9 % sở dĩ có được điều đó là do trong khoảng thời gian này có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Viễn thông làm số thuê bao điện thoai, thuê bao Internet tăng lên và bổ sung vào thị trương những loại hình dịch vụ mới cho sản lượng điện thoại của toàn ngành tăng lên. sự tăng lên của thuê bao điện thoại và thuê bao Internet sẽ lần lượt được xem xét sau đây.
b. Thứ hai đánh giá về thuê bao điện thoại, Mật độ điện thoại.Trong thời gian vừa qua thì tổng số thuê bao điện thoại trong cả nước liên tục tăng từ năm 1997 đến năm 2009 và được dự báo đến 2010.
Tổng số thuê bao điện thoại và Mật độ điện thoại từ Năm1997– 2010
Năm
Tổng số thuê bao
(nghìn)
Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân (máy)
Mức tăng thêm thuê bao hàng năm (nghìn)
1997
1.593.90
2,14
-
1998
2.031,60
2,69
437,70
1999
2.401,40
3,14
369,80
2000
3.279
4,20
877,60
2001
4300
5,45
1.021,00
2002
5.567,14
6,9
1.267,14
2003
7.330
9,0
1.762,86
2004
10.300
12,56
2.970
2005
18.470
22,38
8.170
2006
28.530
34,4
10.060
2007
35.970
42,8
7.440
2008
50.272
59,1
14.302
2009
61.530
71,9
11.258
2010
67.780
78,8
6.250
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Từ bảng cho thấy số máy điện thoại tăng lên hàng năm và máy trên 100 dân cũng liên tục tăng từ năm 1997 đến nay liên tục tăng cao một phần do sự góp mặt của mạng điện thoại di động Viettiel, MobiFone và mạng VinaPhone. Mạng điện thoại di động MobiFone là mạng điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam từ đây bắt đầu bước vào thời kỳ kinh doanh của điện thoại di động.
Điều đó góp phần nâng cao tổng số thuê bao trong cả nước và mật độ điện thoại trong khoảng thời gian này tăng lên với tốc độ rất nhanh. Năm 2000 mật độ điện thoại đạt mức 4,2 máy/ 100 dân cho đến năm 2009 là 71,9/100 dân. Mục tiêu của Ngành trong thời kỳ kế hoạch này là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng mọi như cầu về thông tin của xã hội và an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là đánh giá tổng quát về điện thoại và mật độ điện thoại, vậy cụ thể về mức tăng của điện thoại cố định và di động đóng góp vào mức tăng chung của điện thoại hàng năm như thế nào điều này sẽ được lý giải trong phần phân tích về cơ cấu điện thoại cố định và di động trong khoảng thời gian 2006– 2009 sẽ được trình bày sau đây.
Cơ cấu điện thoại cố đinh và di động trong thời kỳ 2006 – 2009
Năm
Tổng số thuê bao điện thoại (nghìn)
Thuê bao ĐTCĐ (nghìn)
Thuê bao ĐTDĐ (nghìn)
Cơ cấu ĐTCĐ (%)
Cơ cấu ĐTDĐ (%)
2006
28.530
5.705
22.825
20
80
2007
35.970
6.855
29.115
19,05
80,95
2008
50.272
8.548
41.724
17
83
2009
61.530
11.105
50.425
18
82
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2006 và 2009 tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trong cả nước đều tăng, Cơ cấu điện thoại cố định trong tổng số chiếm một tỷ lệ nhỏ và ổn định còn cơ cấu điện thoại di động tăng đây là một điều hợp với xu thế phát triển chung.
Tuy cơ cấu điện thoại cố đinh trong tổng số nhưng hàng năm có giảm nhưng nếu xét về góc độ tăng trưởng thì thuê bao điện thoại cố định vẫn tăng đều đặn bởi vì trong khoảng thời gian 2006- 2010 có sự ra nhập thị trường kinh doanh điện thoại cố định của hai doanh nghiệp đó là Viettel EVN và SPT ngoài ra còn một số công ty khác nữa… Tuy nhiên việc cạnh tranh trong thị trường điện thoại cố định không gay gắt như trong thị trường điện thoại di động.
Thông tin di động đang là loại hình dịch vụ Viễn thông “nóng nhất” ở Việt Nam hiện nay. Năm 2006 – 2009, với việc đầu tư mở rộng mạng lưới, hạ giá cước mạnh mẽ, thị trường điện thoại di động Việt Nam đã đạt được một con số ấn tượng 50.425.000 thuê bao nhưng thực chất còn nhiều thuê bao ảo do các nhà mạng cung cấp ra thị trường rất nhiều đầu số.
Trong khoảng 10 năm đã có 8 lần giảm giá cước, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã rất nỗ lực để có được mức giá dịch vụ điện thoại ngang bằng với khu vực.
Giá cước điện thoại di động qua 5 thời kỳ chính.
QĐ số 320 (26/4/1994)
QĐ số 256 (01/6/1996)
QĐ số 829 (1/11/2001)
QĐ số 49 (01/4/2003)
QĐ 1964 (19/7/2004)
Cước hoà mạng (đ)
2.200.000
1.500.000
600.000
600.000
200.000
Trả sau (đ/phút)
Cước thuê bao
330.000
250.000
150.000
120.000
80.000
Nội vùng
2.200
1.800
1.800
1.800
1.700
Kề vùng
3.200
3.000
2.700
1.700 (850/30”)
Cách vùng
4.600
4.200
Trả trước
Nội vùng
3.182
3.000
2.800 (1400/30”)
Kế vùng
4.545
3.818
Cách vùng
5.909
Thuê bao ngày
Thuê bao ngày
2.727
2.455
2.000 (950/30”)
Nội vùng
1.909
1.909
Kề vùng
3.182
2.818
Cách vùng
4.091
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Giá cước điện thoại di động liên tục giảm từ từ năm 2006 đến năm 2009 điều đó làm cho nhu cầu về điện thoại di động của người dân tăng lên điều đó là nguyên nhân lý giải số thuê bao điện thoại di động liên tục tăng từ năm 2006 đến nay.
Sự góp mặt của của SFone, Viettel vào năm 2003, 2004 vào đầu năm 2005 có thêm sự tham gia vào thị trường của 2 công ty là HanoiTelecom cùng VP Telecom và đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là sự góp mặt của Vietnammobile và Beeline đã làm nóng thị trường dịch vụ điện thoại. Trên thị trường ngoài cuộc chạy đua về giá cước, khuyến mại cũng đã xuất hiện cuộc chạy đua về công nghệ, chất lượng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng đã quen với phong cách kinh doanh của các nhà cung cấp cũng như quen thuộc với các khẩu hiệu của họ: MobiFone là “Sức mạnh di động của bạn”. Sfone – “Nghe là thấy”. Viettel – “Hãy nói theo cách của bạn”. VinaPhone thì có vùng phủ sóng rộng nhất và là mạng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
2.1.1.2. Năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Thị trường Viễn thông đang chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Viễn thông cơ bản đều là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công ty cổ phần có vốn Nhà nước. Trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ Internet đã có sự tham gia của nhiều thành phân kinh tế khác nhau tạo nên hệ thống cung cấp dịch vụ đa dạng và phong phú.
Thị phần của các doanh nghiệp Viễn thông trên thị trường. VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông và chủ lực chiếm hơn 90% thị phần; Viettel chiếm: 3,06%; SPT: 2,14%; ETC: 0,67%; FPT: 0,56%; 0,06%
Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phân về phía doanh nghiệp mình bắt đầu bằng sự ra đời của “thế lực di động” mới mới Viettel.
Mạng điện thoại di động Beeline, Vietnammobile Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/07/2009, nâng tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam lên con số 6. Sự xuất hiện của Beeline, Vietnammobile đã khiến thị trường dịch vụ điện thoại di động trở nên nóng bỏng buộc các “đàn anh” VinaPhone, MobiFone, Viettel và SFone phải đưa ra nhiều chương trình hạ giá và thay đổi cách tính giá cước. Viettel xây dựng một hệ thống Viễn thông phủ sóng 63 tỉnh thành . Mạng lưới đại lý củ Beeline, Vietnammobile cũng được triển khai nhanh chóng và rộng khắp trên toàn quốc. Đặc biệt, với cách tính cước và các chương trình khuyến mại dài hơn.
SFone là một thương hiệu điện thoại di trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) với thương hiệu SFone được thành lập theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh donh giữa Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và công ty SLD có trụ sở tại Singapore (Liên doanh các tập đoàn Viễn thông của Hàn Quốc gồm SK Telecom, LG Telecom va Dong Ah Telecom). Đây là hợp đồng liên doanh xây dựng, khai thác, phát triển và cung cấp dịch vụ điện thoại di động tế bào, điện thoại vô tuyến cố định (WLL) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ CDMA 2000 1X.
Phát triển mạng lưới Viễn thông.
Đánh giá sự phát triển của mạng Viễn thông Việt Nam trên các mặt như:
+ Mạng Viễn thông quốc tế
+ Mạng Viễn thông trong nước
+ Mạng thông tin di động, mạng điện thoại thẻ và mạng Viễn thông phục vụ Trung ương và Chính phủ
a.Mạng Viễn thông quốc tế
Sự phát triển của mạng Viễn thông quốc tế trong thời gian quan được thể hiện qua bảng dưới đây.
Sự phát triển của mạng Viễn thông quốc tế thời kỳ 2006 – 2010
Năm
Tuyến cáp quang
(tuyến)
Trạm vệ tinh mặt đất
(trạm)
Trạm VSAT
(trạm)
Tổng số kênh liên lạc
(kênh)
Hướng liên lạc
(hướng)
Kênh liên lạc qua vệ tinh
(kênh)
Kênh liên lạc qua cáp biển
(kênh)
Cơ cấu kênh liên lạc qua vê tinh
(%)
Cơ cấu kênh liên lạc qua cáp biển
(%)
Sản lượng điện thoại quốc tế
(phút)
2006
4
7
-
5.742
36
1.414
4.328
-
-
-
2007
4
7
50
5.802
37
1.335
4.467
23
77
672,50
2008
4
7
86
5.123
37
8.886
4.237
17,3
82,7
478,08
2009
4
7
113
5.299
37
894
4.405
17,1
82,9
940,34
Nguồn : Bộ Bưu chính Viễn thông
Từ bảng số liệu cho thấy mạng Viễn thông quốc tế trong thời gian qua liên tục tăng cường dung lượng , nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu lưu lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ Viễn thông quốc tế. Trong thời kỳ 2006 – 2009, thực hiện chủ chương của Bộ Bưu chính Viễn thông các doanh nghiệp trong ngành đã tăng cường lưu lượng của các tuyến cáp quang biển, cáp quang trên đất liền thay thế dần các kênh vệ tinh đi quốc tế do đó đã làm cho tổng số kênh liên lạc qua vệ tinh liên tục giảm qua các năm (năm 2006 là 874 đến năm 2009 chỉ còn 285) từ đó đã làm cho cơ cấu của kênh liên lạc qua vệ tinh cũng liên tục giảm.
Mạng truyền dẫn quốc tế có 4 tuyến cáp quang (cáp biển TVH và SMW3, cáp trên đất liền CSC, tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phnôngpênh) qua 4 năm đều không thay đổi. Các trạm vệ tinh mặt đất từ năm 2006 đến năm 2009 đề không thay đổi ( 8 trạm vệ tinh mặt đất).
Các trạm VSAT (trạm lấy thông tin qua vệ tinh) tăng lên liên tục qua các năm từ đó làm cho sản lượng điện thoại quốc tế tăng lên qua các năm.
b. Mạng Viễn thông trong nước
Sự phát triển của mạng Viễn thông trong nước giai đoan 2006 – 2009
Năm
Số tỉnh thành phố được cáp quang hoá
Tổng chiều dài các tuyến cáp quang liên tỉnh (Km)
Tổng chiều dài các tuyến cáp quang nội tỉnh
(Km)
2006
61/ 63
-
-
2007
63/63
6.590
22.000
2008
63/63
7.700
26.500
2009
63/63
10.117
31.700
Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông
Từ bảng số liệu cho thấy năm 2006 trong cả nước đã cáp quang hoá được 61/ 63 tỉnh thành phố có tryền dẫn cáp quang liên tỉnh tốc độ truyền là 2,5 Gb/s . Tuyến cáp quang Hà Nội – T.P Hồ Chí Minh đã được đầu tư nâng dung lượng lên 20 Gb/s Tổng chiều dài các tuyên cáp quang liên tỉnh đạt 6590 km. Tổng chiều dài các tuyên cáp quang nội tỉnh 22.000 km.
Năm 2008 thực hiện cáp quang hoá tới 63/63 tỉnh thành phố. Cũng trong năm này đã lắp đặt thêm 135 tuyến cáp quang nội tỉnh nên đã nâng tổng chiều dài các tuyến cáp quang nội tỉnh lên 26.500 km.
Mạng Viễn thông nông thôn tiếp tục được mở rộng qua các năm. VNPT là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích, VNPT đã tiến hành thử nghiệm công nghệ phù hợp với mạng Viễn thông nông thôn . Năm 2006: 98% số xã trên toàn quốc có máy điện thoại, năm 2009 con số này tăng lên 99,5% số xã có máy điện thoại trên cả nước trong đó 100% số xã đồng bằng, trung du, hải đảo, 91, 9% số xã miền núi, 89,8% số xã vùng cao biên giới.
c. Mạng thông tin di động, mạng điện thoại thẻ và mạng Viễn thông phục vụ Trung ương và Chính phủ
Mạng thông tin di động tiếp tục được phát triển trong những năm vừa qua. Đối với mạng VinaPhone và MobiPhone, đã lắp đăc thêm 292 trạm BTS của 2 mạng trên, nâng tổng số trạm trên mạng đạt 1.100 trạm tại 64 tỉnh thành phố. Đã mở dịch vụ chuyển vùng với 181 đối tác tại 42 nước. Năm 2002 mạng VinaPhone hoàn thành việc cung cấp lên mạng IN dung lương 1,1 triệu số. Các dịch vụ VinaCard, MobiCard, Mobi4U hoạt động hiệu quả.
Trong năm 2006 và 2009 các mạng VinaPhone và MobiPhone, Viettel liên tăng trương Số trạm BTS trong 3 năm lần lượt là 11.337 và 21.370 phủ sóng 100% trung tâm các huyện trong cả nước.
Bên cạnh sự phát triển của cãc mạng VinaPhone và MobiPhone thì các mạng như Viettel, Sfone, Vietnammobile và Beeline liên tục phát triển để tiến tăng tăng vùng phủ sóng trong cả nước
Mạng điện thoại thẻ hiện nay được cung cấp bởi nhà cung cấp VNPT trong thời gian quan cũng liên tục tăng các trạm để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Sự phát triển mới của các trạm điện thoại thẻ được minh hoạ bằng bảng sau.
Mức tăng trạm CardPhone trong thời kỳ 2001 – 2004
Năm
Tổng số trạm CardPhone (trạm)
Mức tăng qua các năm
(trạm)
2006
11.377
-
2007
13.527
2150
2008
16.428
2.901
2009
21.370
4.942
Mạng Viễn thông phục vụ Trung ương và Chính phủ năm 2006 có tám tổng đài tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 16 tổng đài độc lập tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Vũng Tàu. Mạng thông tin phục vụ Trung ương Đảng và Chính Phủ đảm bảo chất lượng ổn định.
Nhìn chung trong khoảng thời kỳ 2006 – 2009 vấn đề phát triển mạng lưới Viễn thông trong nước và quốc tế đang bước đầu phát triển mạnh mẽ về quy mô, có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến, ngang với các nước trong khu vực.
Độ an toàn của mạng cao, sử dụng dự phòng đạt khoảng 30%. Mạng đường trục có độ tin cậy lớn do sử dụng đồng thời thêm nhiều tuyến cáp quang và viba.
Mạng điện thoại di động phủ sóng trên toàn quốc (đến trung tâm các tỉnh và thành phố).
Mạng truyền dẫn liên tỉnh đã được cáp quang hoá 63/63 tỉnh, thành phố. Các tuyến cáp quang đường trục sử dụng công nghệ thông tin di động GSM tương đối sớm. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được như đã nêu ở trên thì vẫn còn một số tồn tại. Một số hệ thống thiết bị có thời gian khai thác đã lâu cấu hình vòng chưa được hoàn chỉnh để có thể đảm bảo độ an toàn chung của toàn mạng lưới thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây khó khăn nhất định cho việc quản lý tập trung, ảnh hưởng đến việc phát triển mạng sau này.
Việc tổ chức quản lý, khai thác mạng theo địa giới hành chính đang bộc lộ nhiều nhược điểm, cần sớm được tổ chức lại. Mạng thông tin di động mới chủ yếu phủ sóng ở các thành phố lớn, thị xã, thị trấn, chưa phủ sóng ở các vùng sâu vùng xa.
Nguồn nhân lực trong ngành Viễn thông.
Đội ngũ cán bộ toàn ngành trong giai đoạn 2006 - 2010 liên tục được phát triển mở rộng, đào tạo và tái đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngành. Trong những năm đầu thực hiện số hoá mạng lưới, hầu hết các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao đều do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Đến nay, đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt Nam đã hoàn toàn có khả năng tự khai thác, quản lý, vận hành được mạng lưới với trình độ kỹ thuật hiện đại.
Đến năm 2010 toàn ngành có khoảng 92.590 lao động trong đó 35% có trình độ đại học.Các cán bộ công chức trong toàn ngành đã được chú trọng bồi dưỡng cả về chất lượng và số lượng. Đã cử nhiều lượt cán bộ tham dự các hội thảo, khoá đào tạo bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ ở trong và ngoài nước. Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị xây dựng trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt – Hàn sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc.
Tuy đạt được một số kết quả như trên song vẫn còn nhiều hạn chế. Do công nghệ mới, môi trường chuyển đổi nhanh từ độc quyền sang cạnh tranh nên Việt Nam còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, phát triển thị trường có khả năng thích ững với môi trường ngày càng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia có kinh nghiêm, có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh, các địa phương vẫn thiếu chuyên gia giỏi.
Năng suất lao động trong ngành Viễn thông Việt Nam còn thấp so với mức bình quân của khu vực.
2.1.4. Quản lý nhà nước trong việc phát triển ngành Viễn thông.
2.1.4.1.Môi trường pháp lý
Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Viễn thông gồm:
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông sô 43/2002/PL – UBTVQH 10 đã được Uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X thông qua ngày 25 – 2 – 2002 có hiệu lực từ ngày 1- 10 – 2002.
Quyết định số 158/2001/QĐ - TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Nghị định số 90/2002/NĐ - CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định “Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông”
Nghị định số 55/2001/NĐ - CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về “quản lý, cung cấp sản phẩm dịch vụ Internet”.
Nghị định số 160/2004/NĐ - CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
Quyết định số 271/2003/QĐ - TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý giá và cước Bưu chính Viễn thông”.
Quyết định số 33/2002/QĐ - TTg ngày 8/2/2002 phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam.
Hệ thống cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật của bộ Bưu chính Viễn thông và các văn bản quy phạm liên tịch giữa Bộ Bưu chính Viễn thông và các Bộ ngành liên quan.
ưu điểm: Hệ thống cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hoàn thiện theo hướng đổi mới tổ chức, quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông.
Nhược điểm: Nhiều cơ chế, chính sách còn chưa ban hành kịp thời, phù hợp với trình độ và nhu cầu phát trỉên công nghệ và thị trường. Thời gian cần thiết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn dài.
2.1.4.2. Cơ quan quản lý Nhà nước.
Nghị định số 90/2002/NĐ - CP ngày 11/11/2002 của chính phủ về quy định: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Bưu chính Viễn thông, quy định “Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Bưu chính Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, chuyển dẫn và phát sóng tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước (sau đây gọi chung là Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin); quản lý Nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định nhà nước”.
2.1.4.3. Đánh giá về một số chính sách, giải pháp chính sách trong công tác lập kế hoạch phát triển ngành Viễn thông.
Các cam kết của Việt nam khi tham gia vào WTO hiện nay đã bước đầu đi vào thực hiện, vì vậy việc đi vào điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu cũng cần phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tình hình mới. Việc các bản kế hoạch không nêu lên được vai trò các nguồn lực như: nguồn lao động, vốn và công nghệ trong khi đây là các nguồn lực chủ đạo mà giúp cho kế hoạch đạt được mục tiêu phát triển ngành hiện nay. Do vậy trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển nghành chúng ta phải nhấn mạnh vào các nguồn lực trên.
Bên cạnh đó các giải pháp của bản kế hoạch chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên trong việc đưa kế hoạch phát triển nghành vào triển khai. Chính vì thiếu các giải pháp về thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch, nên dẫn đến một điều tất yếu là kế hoạch chưa tìm ra được một cơ chế giám sát thực tế, thường xuyên cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra cần có một số đề suất điều chỉnh như sau:
Chính sách thực hiện cân đối lại giá cước, điều chỉnh lại giá cước đối với thuê bao cố định, thuê bao trả trước, thuê bao trả sau, đối với các gói cước liên lạc quốc tế sao cho phù hợp với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó phải có sự quản lý chặt trẽ với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông việc coi đầu số là nguồn tài sản quốc gia vì vậy như hiện nay chúng ta đang lãng phí đầu số, dẫn đến việc báo cáo thị phần của các doanh nghiệp là vấn đề tranh cãi hiện nay.
Chính sách và giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh và huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông chưa thực rõ ràng. Chính vì lẽ đó vô hình tạo nên sự độc quyền của một số ít các doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài vừa qua. Do vậy phải có sự điều tiết của nhà nước để thị trường Viễn thông phát triển lành mạnh theo đúng nghĩa của kinh tế thị trường.
Chưa có được lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước, do vậy việc cấp bách nên tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp này như thế sẽ không còn sự ưu ái của nhà nước với bất kỳ một doanh nghiệp viễn thông nào đây cũng là một cơ chế mà qua đó thị trường sẽ có một sức cạnh tranh mới.
Điều này đòi hỏi bên cạnh các chỉ tiêu, mục tiêu cần có sự điều chỉnh các giải pháp thực hiện thì như vậy kế hoạch phát triển nghành viễn thông sẽ phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng nhu xu hướng quốc tế hóa.
2.1.5. Đánh giá chung về viễn thông.
Trong những năm qua, Với sự chỉ đạo của nhà nước và Bộ bưu chính viễn thông đã đưa ngành viễn thông nước ta có sự phát triển vượt bậc. Thị trường Việt nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Số lượng các thuê bao liên tục có số lượng gia tăng theo các năm, các dịch vụ mạng lưới liên tục phát triển trên mọi miền trên cả nước góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.Trong năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112200.doc