Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU 1

 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp. 2

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.1.3 Phân loại phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.1.4 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.1.4.1 Thông tin chung 4

1.1.4.2 Thông tin theo ngành kinh tế và tài chính doanh nghiệp 5

1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.1 Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu chi trong doanh nghiệp 8

1.2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 8

1.2.1.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 9

1.2.1.3 Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp 11

1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu. 11

1.2.2.1 Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán 12

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản 14

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 15

1.2.2.4 Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lãi 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 18

1.3.1 Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 18

1.3.2 Nhận thức của doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 18

1.3.3 Trình độ của cán bộ thực hiện việc phân tích tài chính. 18

1.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. 19

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 21

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG 21

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp thang long. 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long: 21

2.1.2 Một số đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long 24

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 24

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 27

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long: 30

2.2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long 30

2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long 34

2.2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long qua cơ cấu vốn: 37

2.2.4 Phân tích tình hình tài chính của công ty qua cơ cấu nguồn vốn 40

2.2.5 Phân tích khả năng thanh toán của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. 42

2.2.6 Phân tích tình hình đầu tư vào tài sản cố định cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. 43

2.2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. 44

2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. 47

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG. 49

3.1 Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp thăng long. 49

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. 50

3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long 51

3.3.1 Nhõn tố thuộc về bản thõn DN 51

3.3.2 Nhõn tố thuộc về bờn ngoài DN 52

3.4 Giải phỏp hoàn thiện hoạt động phõn tớch tài chớnh 53

3.4.1 Tổ chức bộ mỏy cỏn bộ 53

3.4.2 Cụng tỏc kế toỏn tại DN 53

3.4.3 Cỏc giải phỏp hoàn thiện nội dung, phương phỏp phõn tớch tài chớnh 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông qua các báo cáo tài chính và hệ thống các chỉ tiêu đã nêu. Bởi vì để đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp thì không thể chỉ sử dụng một phương pháp nào, ta cần phân tích và đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các nội dung đó. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào yêu cầu và mức độ đòi hỏi về thông tin mà lựa chọn các nội dung phân tích cho thích hợp. chương II Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp thăng long 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp thang long. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long: Tên Công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. Tên giao dịch: THANG LONG INDUSTRIAL CONSTRUCTION CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: THANG LONG TITCO – JSC. Địa chỉ trụ sở chính: Số 15B-T8-TT361-Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: 04.7841492/5565730-2187888 Fax: 04.5565723/7841492. Họ và tên Tổng Giám đốc: Lê Thị Hồng. Tên tài khoản: Cty CP tư vấn XD – TM – CN Thăng Long. Tại Ngân Hàng: VPBANK Số tài khoản: 1062300000A. Mã số thuế: 0101877735 Đăng ký kinh doanh số: 0103010879 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ: 9.900.000.000đ. Bằng chữ: Chín tỷ, chín trăm triệu đồng chẵn. Nghành nghề kinh doanh: Tư vấn thiết kế kiến trúc các công trình dân dụng, công nghiệp. Tư vấn, thiết kế nội, ngoại thất công trình dân dụng, công nghiệp. Tư vấn thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Tư vấn, thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng. Thi công các công trình hệ thống cấp thoát nước đô thị đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, vệ sinh môi trường. Thi công xây lắp các công trình, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp cơ sở kỹ thuật hạ tầng, đường dây, trạm biến thế đến 35KV. Tư vấn đấu thầu, chọn thầu. Tư vấn sở hữu trí tuệ ( không bao gồm tư vấn pháp luật). Tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt thiết bị công nghệ. Tư vấn dự án đầu tư, quyết toán các công trình xây dựng, lập dự toán các công trình xây dựng. Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp. Khai thác, chế biến, mua bán các loại khoáng sản, sản xuất đá (trừ lâm sản Nhà nước cấm) Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo. Lập tổng dự toán và dự toán các công trình. Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 220KV. Thiết kế điện công trình dân dụng, công nghiệp. Thiết kế kết cấu: Công trình xây dựng móng cột cột điện, cột điện và vỏ trạm biến áp từ 35KV đến 220KV. Xây lắp các công trình tổng đài điện thoại. Giám sát thi công xây dựng: Công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, điện và lắp đặt dây truyền công nghệ. Đầu tư các dự án, các khu đô thị phát triển nhà. Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp. Kinh doanh, tư vấn bất động sản và phát triển nhà. Dịch vụ cho thuê văn phòng. Xuất nhập khẩu các máy xây dựng và thi công, tư vấn xây lắp các thiết bị điện lạnh, điện tử, điện dân dụng và nội thất văn phòng. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long được thành lập trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh đang diễn ra nhanh chóng: Các cán bộ, công nhân viên của công ty phần lớn đã được tôi luyện, trưởng thành qua nhiều năm công tác tại các doanh nghiệp quốc doanh... Nay bằng khả năng của mình và được sự cộng tác giúp đỡ của các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ dày dạn kinh nghiệm trong các trường: Đại học Kiến Trúc, Đại học Xây Dựng, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Bách khoa... Công ty mang hết khả năng của mình thực thi các dự án và các công trình thiết kế, thi công, tư vấn giám sát kỹ thuật, thi công các công trình nếu được chủ đầu tư lựa chọn. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và được phép liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các dự án có liên quan đến năng lực thiết bị hay ngành nghề kinh doanh. Các công trình do Công ty đã và đang tham gia xây dựng được đưa vào sử dụng với chất lượng cao như công trình Xây dựng nhà máy may áo sơ my – Jacket xuất khẩu, thiết kế XD nhà máy nước Hoà Phát, Dự án lấn biển Bắc Cửa Lục, Dự án lấn biển Cồn Xanh...Các công trình do Công ty đảm nhận thi công đều có kiến trúc đẹp, chất lượng cao và giá thành hợp lý nên Công ty nâng được vị thế và uy tín của mình trên lĩnh vực xây dựng. Với tổng số 240 cán bộ công nhân viên, một vấn đề được ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm là đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Với những nỗ lực, cố gắng của Ban giám đốc và của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong những năm qua thu nhập bình quân đầu người của công ty đã đạt mức tương đối so với các đơn vị khác cùng ngành. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 800.000 đồng/người, năm 2004 là 900.000 đồng/người, năm 2005 là 1.400.000 đồng/người. Tuy vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long cũng gặp phải những khó khăn nhất định như đầu tư quá lớn, thiếu vốn lưu động dùng để sản xuất kinh doanh. Nhưng với sự nỗ lực cùng với những thuận lợi về mảng xây dựng đồng thời với sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã và sẽ cố gắng vượt qua được những khó khăn tạm thời để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thương trường. 2.1.2 Một số đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Với ngành nghề chính là xây dựng và xây lắp nên đặc điểm nổi bật trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty hình thức tổ chức sản xuất phân tán. Hiện nay Công ty có địa bàn hoạt động xây dựng trên cả nước từ Tuyên Quang, Lai Châu (phía Bắc) đến Cà Mau (phía Nam). Đối với mảng xây dựng và xây lắp: Đặc điểm quy trình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long theo đúng quy trình chung trong ngành xây dựng. Công tác lập hồ sơ, tổ chức thi công được thực hiện qua các bước sau: Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật Lập mặt bằng tổ chức thi công Lập biện pháp thi công và biện pháp ATLĐ Tổ chức thi công Nghiệm thu Thanh quyết toán Công ty chia thành 6 Chi nhánh ở các tỉnh và các đội xây dựng hoạt động trên địa bàn cả nước. Đối với các Chi nhánh và đội xây dựng từ năm 1999 đã được Công ty áp dụng hình thức khoán gọn, áp dụng nhiều cơ chế mở trong khai thác nguồn vật tư sẵn có trên địa bàn và giao quyền chủ động trong vấn đề tài chính cho các đội sản xuất, nó đã kích thích nhiều phương án sáng tạo trong đội ngũ sản xuất, giúp công việc tiến triển tốt hơn, giá thành giảm hơn. Hình thức khoán được mô tả cụ thể như sau: Công ty tham gia đấu thầu và ký các hợp đồng với chủ đầu tư Công trình (gọi tắt là bên A) sau đó Công ty sẽ tiến hành giao khoán chi phí lại toàn bộ công trình hay giao khoán một phần công việc cho đội sản xuất đảm nhận thi công. Đối với việc giao khoán chi phí, Công ty căn cứ váo giá trị hợp đồng, giao khoán toàn bộ cho đội trưởng đội xây lắp trên cơ sở cân đối năng lực theo yêu cầu công việc đồng thời thống nhất tỷ lệ khoán. Đội trưởng đó tự lo liệu về tiền vốn thi công, chịu trách nhiệm toàn bộ về tình trạng kỹ thuật của công trình và có trách nhiệm báo cáo, đề xuất những giải pháp và khó khăn mà đội không giải quyết được với Công ty, phải có trách nhiệm báo cáo số liệu phát sinh trong quá trình thi công các hạng mục về phòng kế toán Công ty, báo cáo sản lượng đúng, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Khi được bên A ứng hoặc thanh toán vốn thi công phải chuyển vào tài khoản của Công ty đã ký với bên A và thực hiện đúng cam kết của Công ty với Chủ đầu tư đảm bảo chữ tín của Công ty đối với khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là lợi nhuận. Đối với mảng sản xuất vật liệu xây dựng: Năm 1996 Công ty đã đầu tư dây chuyền nghiền sàng đá xây dựng của Nhật bản với công suất 235.000 m3/ năm được sử dụng nguyên vật liệu chính khai thác tại Lương Sơn - Hoà Bình. Dây chuyền nghiền sàng đá này được đầu tư với quy mô lớn, nguồn vốn hình thành tài sản là vốn vay (cả nội tệ và ngoại tệ). Những năm đầu mới sản xuất sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận rộng rãi nhưng vài năm tiếp theo do tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực làm cho việc đầu tư XDCB ở Việt Nam giảm, làm mất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dự án chỉ phát huy được 10% công suất thiết kế. Công ty gặp rất nhiều khó khăn không có khả năng trả nợ vốn và lãi vay. Công ty phải tạm dừng sản xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước, trình Chính phủ cho khoanh nợ vốn vay trung hạn của dự án bởi vì càng sản xuất thì càng lỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến đầu năm 2003 Công ty đưa dây chuyền hoạt động trở lại, chuyển địa bàn hoạt động xuống Quảng Ninh. Nguồn nguyên vật liệu tốt, thị trường tiêu thụ rộng vì Quảng Ninh là một tỉnh trong tam giác kinh tế phía Bắc phát triển về xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh, nhưng vì thị trường mới, địa bàn sản xuất mới, và đặc biệt do khấu hao của dây chuyền quá lớn đội giá thành sản xuất đá lên cao dẫn đến công ty không có lãi. Hiện nay Công ty lại phải tạm dừng sản xuất sau một năm đưa dây chuyền hoạt động trở lại. Đối với mảng kinh doanh vật tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang tính trừu tượng, đòi hỏi người kinh doanh phải có đầu óc tính toán và ngoại giao tốt, nắm bắt nhanh yêu cầu của thị trường thì công việc kinh doanh mới đạt hiệu quả. Hiện nay Công ty hoạt động chủ yếu là mảng xây dựng, xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong toàn Công ty. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban tham mưu trực tuyến cho Tổng Giám Đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình, giúp Tổng Giám đốc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế và đem lại lợi nhuận cao nhất. Sơ đồ tổ chức công ty: Tổng giám đốc Giám đốc kỹ thuật Giám đốc kinh doanh Dự án đầu tư Kế toán tài chính Kỹ thuật Vật tư Máy Tổ chức Cơ khí XNXD GT Hạ tầng XN Điện nước XN XD Dân dụng Thí nghiệm Xưởng thiết kế Ban Giám đốc: Gồm 3 người Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất, giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là người đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và là chủ tài khoản đăng ký tại ngân hàng. Giám đốc: Phụ trách về tổ chức và nhân sự, phụ trách mảng kỹ thuật và kinh doanh vật tư, tài sản, tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật công nghệ, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện hợp đồng xây dựng có hiệu quả cao. Phòng Dự án: Tham mưu cho Tổng giám đốc về mảng dự án: Tìm nguồn, quản lý và thẩm định dự án. Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về mảng tài chính, kế toán, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan gửi các cơ quan chức năng, thực hiện thanh quyết toán với Nhà nước, cấp trên quản lý và các các đối tác có liên quan. Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc thực hiện đúng các chính sách chế độ của Nhà nước đối với người lao động trong Công ty, phối hợp với tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra chịu sự quản lý của phòng tổ chức hành chính còn ba bộ phận nhỏ là văn thư, lái xe và bảo vệ. Phòng kế hoạch, kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư: Chịu trách nhiệm quản lý về các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất và thi công, lập dự án, xây dựng định mức sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định lập dự toán thi công các công trình xây dựng và xây lắp, làm hồ sơ đấu thầu và hoàn công các công trình. Phòng cung ứng vật tư vận tải: Có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch cung tiêu các sản phẩm và vật tư kinh doanh, thực hiện các chiến lược Marketing, tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Các chi nhánh và đội xây lắp khai thác và xây dựng trực thuộc: Các đội xây dựng, khai thác và xây lắp và chi nhánh này có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng mà Công ty đã ký kết trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dựa trên cơ sở khoán chi phí hay khoán từng phần nhân công. Nhà máy sản xuất đá: Có nhiệm vụ khai thác và nghiền sàng đá theo hợp đồng mà Công ty đã ký kết, cung ứng vật tư vận tải tới chân công trình cho các đội xây dựng đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu. Đội sản xuất phụ: Sản xuất gạch chỉ và đá ốp lát chủ yếu phục vụ cho công tác xây dựng của Công ty.(hiện nay tạm ngừng sản xuất) 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long: 2.2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long trong 3 năm Đơn vị: đồng Tài sản năm 2004 năm 2005 năm 2006 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 10.965.776.458 25.922.106.250 28.081.700.846 I. Tiền 938.008.367 2.154.908.066 1.223.745.409 1. Tiền mặt tại quỹ 54.592.788 150.589.650 70.148.829 2. Tiền gửi ngân hàng 883.415.579 1.004.318.416 1.153.596.580 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu 6.886.447.681 17.694.265.391 20.466.718.100 1. Phải thu khách hàng 6.796.955.080 17.592.074.757 20.014.697.067 2. Trả trước cho người bán 5.513.960 5.315.960 20.315.960 3. Thuế GTGT được khấu trừ 389.366.993 4. Phải thu nội bộ 5. Các khoản phải thu khác 84.176.641 96.874.674 42.338.080 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 1.191.894.556 3.945.127.999 4.424.151.701 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 30.147.761 430.579.526 1.746.676.608 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 355.553.513 277.414.565 277.414.565 4. Chi phí SXKD dở dang 764.658.762 3.223.907.238 2.360.401.067 5. Thành phẩm tồn kho 41.534.520 13.226.670 39.659.461 6 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 1.949.425.854 2.127.804.794 1.967.085.636 1. Tạm ứng 1.667.263.862 1.445.017.146 1.572.208.131 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 198.561.992 56.007.976 71.923.532 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 25.000.000 5.Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn 83.000.000 601.779.672 322.953.973 VI. Chi sự nghiệp 0 0 0 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 5.866.554.686 5.083.534.893 4.544.525.297 I. Tài sản cố định 4.968.218.618 4.416.797.030 3.905.264.275 1. Tài sản cố định hữu hình 4.968.218.618 4.416.797.030 3.905.264.275 - Nguyên giá 9.842.111.295 9.701.339.247 9.616.985.208 - Giá trị hao mòn luỹ kế -4.873.392.677 -5.284.542.217 -5.711.720.933 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 III. Chi phí XDCB dở dang 743.941.748 575.387.863 545.887.863 IV. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 154.394.320 91.350.000 91.709.662 V. Chi phí trả trước dài hạn 1.663.497 Tổng cộng tài sản 16.832.331.144 31.005.641.143 32.626.226.143 nguồn vốn năm 2004 năm 2005 năm 2006 A. Nợ phải trả 24.401.465.035 38.165.128.668 39.686.426.552 I. Nợ ngắn hạn 12.864.080.803 26.772.514.083 27.510.791.317 1. Vay ngắn hạn 2.811.522.729 3.407.825.546 801.278.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 1.122.929.777 750.925.703 552.793.225 4. Người mua trả tiền trước 919.177.244 3.252.988.441 1.441.637.088 5. Thuế & các khoản phải nộp nhà nước 1.407.313.366 1.319.360.754 1.748.423.011 6. Phải trả công nhân viên 759.295 25.000.000 4.800.000 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 116.071.654 34.168.000 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 6.486.306.738 18.016.413.639 22.927.691.993 II. Nợ dài hạn 9.707.642.544 9.835.013.805 9.907.594.687 1. Vay dài hạn 9.707.642.544 9.835.013.805 9.907.594.687 2. Nợ dài hạn III. Nợ khác 1.829.741.688 1.557.600.780 2.268.040.548 1. Chi phí phải trả 1.829.741.688 1.557.600.780 2.268.040.548 B. Nguồn vốn chủ sở hữu -7.569.133.891 -7.159.487.525 -7.060.200.409 I. Nguồn vốn quỹ -6.834.819.643 -6.425.173.277 -6.325.886.161 1. Nguồn vốn kinh doanh 4.397.312.917 4.397.312.917 4.397.312.917 2 Lợi nhuận chưa phân phối -11.232.132.560 -10.822.486.194 -10.723.199.078 3 Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí, quỹ khác -734.314.248 -734.314.248 -734.314.248 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi -734.314.248 -734.314.248 -734.314.248 Tổng cộng nguốn vốn 16.832.331.144 31.005.641.143 32.626.226.143 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004, 2005, 2006 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long Thông qua bảng CĐKT 3 năm gần đây 2004, 2005, 2006 cho ta thấy: tổng giá trị tài sản( nguồn vốn ) của doanh nghiệp tăng. Năm 2004 tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) là 16,83 tỷ đồng thì đến năm 2005 tổng giá trị tài sản đạt 31,00 tỷ đồng, tăng 31,00-16,83 = 14,17 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006 tổng giá trị tài sản đạt 32,62 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 32,62–31,00 = 1,62 tỷ đồng. Như vậy, quy mô doanh nghiệp, cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Song, chỉ dựa vào số tuyệt đối như vậy, chưa thể khẳng định được là tìn hình tài chính của công ty là tốt ? có chiều hướng đi lên. Ta phân tích một số tỷ suất đáng lưu ý * Tỷ suất đầu tư Để có được những nhận xét chung, cụ thể hơn ta xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản của doanh nghiệp trong tổng số tài sản có của doanh nghiệp để thấy được mức độ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là việc xem xét tỷ suất của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư=TSDH/Tổng TS. Năm 2004 tỷ suất đầu tư = = 0,34 Năm 2005 tỷ suất đầu tư = = 0,16 Năm 2006 tỷ suất đầu tư = = 0,13 Nhìn chung ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty giảm dần từ 0,34 năm 2004 xuống còn 0,16 năm 2005 và giảm 0,13 năm 2006. Tuy nhiên, đi vào cụ thể ta thấy tài sản dài hạn dao động ít hơn tổng tài sản. Do vậy, làm cho tỷ suất đầu tư giảm. Qua tính toán trên, cho biết tỷ suất đầu tư của công ty là phù hợp, bởi vì đối với doanh nghiệp thương mại tỷ suất đàu tư phù hợp từ 0,1 đến 0,5. Nhưng xét kỹ ta thấy công ty đầu tư quá nhỏ vào tài sản cố định, năm 2004 giá trị TSCĐ là 4,9 tỷ đồng chiếm 79,2% so với giá trị TSDH, năm 2005 là 4,4 tỷ đồng tương đương 88,8% so với giá trị TSDH và năm 2006 là 3,9 tỷ đồng tương đương với 86,28% so với giá trị TSDH. Mặc dù, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ có giảm qua các năm, nhưng đối với công ty kinh doanh thương mại thì tỷ lệ này vẫn là chấp nhận được, nhìn chung việc đầu tư vào tải sản cố định đối với doanh nghiệp thương mại khụng là vấn đề trọng tâm nhưng công ty cũng cần xem lại tài sản cố định của mình sao cho phù hợp với công nghệ, bước tiến mới của thời đại. * Tỷ suất tự tài trợ Ngoài việc xem xét tình hình chung về vốn của công ty, phân bổ vốn của công ty, ta cũng xem xét tới nguồn vốn của công ty để đánh giá được khả năng tự chủ về mặt tài chính, tự tài trợ của công ty, chủ động trong kinh doanh của công ty thông qua tỷ suất tự tài trợ cho TS Tỷ suất tự tài trợ cho TS= BNV/Tổng TS Năm 2004 tỷ suất tự tài trợ cho TS = = 0,44 Năm 2005 tỷ suất tự tài trợ cho TS = = 0,22 Năm 2006 tỷ suất tự tài trợ cho TS= = 0,21 Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch n1 n2 n3 n2-n1 n3-n1 n2/n1 n3/n2 Tỷ suất tự tài trợ cho TS 0,44 0,22 0,21 -0,22 -0,23 0,5 0,9 Vốn CSH(tỷ đồng) 7,5 7,1 7,0 -0,4 -0,5 1,05 1,98 Tổng TS(tỷ đồng) 16,8 31,00 32,6 14,2 15,8 1,84 1,05 Ta thấy tỷ suất tự tài trợ cho TS của công ty là thấp và có xu hướng giảm qua các năm, năm 2005 giảm 0,22 so với năm 2004, năm 2005 vốn CSH giảm 0,4 tỷ đồng trong khi đó tổng TS tăng 14,2 tỷ đồng. Năm 2006 tỷ suất tự tài trợ cho TS lại tiếp tục giảm 0,23 so với năm 2004, nguyên nhân cũng là do tốc độ tăng của vốn CSH nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng TS. Qua tỷ suất tự tài trợ cho TS của công ty ta thấy phần lớn vốn tài trợ cho TS(trên 50%) là vốn đi chiếm dụng. 2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long Bảng 2: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng% 2005 Tỷ trọng% 2006 Tỷ trọng% CL 2005/04 % CL2006/05 % 1 Doanh thu thuần 16,329.38 100 33,984.38 100 36,538.87 100 17,655.00 108.12 2,554.49 7.52 2 Giá vốn hàng bán 16,307.29 99.86 33,597.89 98.86 35,726.69 97.78 17,290.60 106.03 2,128.80 6.34 3 Lợi nhuận gộp 22.09 0.14 386.49 1.14 812.18 2.22 364.40 1649.62 425.69 110.14  4 Lợi nhuận từ HĐTC 94.62 - 188.67 - -39.30 - 94.05 99.40 -227.97 -120.83 5 Chi phí QLDN 596.14 3.65 446.13 1.31 598.88 1.64 -150.01 -25.16 152.75 34.24 6 LN từ HĐSXKD -479.43 -2.94 129.04 0.38 174.00 0.48 608.47 126.91 44.97 34.85 7 Lợi nhuận khác 581.45 181.54 -74.71 -399.91 -68.78 -256.25 -141.15 8 Tổng LNTT 102.02 0.62 310.58 0.91 99.29 0.27 208.56 204.43 -211.29 -68.03 9 Thuế TNDN phải nộp 0.0 - - - 10 Lợi nhuận sau thuế 102.02 0.62 310.58 0.91 99.29 0.27 208.56 204.43 -211.29 -68.03 Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004, 2005, 2006 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua ta thấy doanh thu thuần năm 2005 tăng 17.655 triệu đồng, năm 2006 tăng 2.554,49 triệu đồng. Doanh thu của công ty tăng vượt trội đặc biệt ở năm 2005 với nhiều công trình thi công tỷ lệ tăng là 108,12%. Còn ở năm 2006 tăng so với năm 2005 là không đáng kể 7,52% chỉ phản ánh sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng lợi nhuận gộp nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty năm 2004 lỗ 479,43 triệu đồng do giá vốn hàng bán của công ty là quá cao chiếm tỷ trọng 99,86% kèm theo chi phí quản lý doanh nghiệp là quá lớn so với doanh thu. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn đạt 102,02 triệu đồng là do lợi nhuận khác mang lại. Do nỗ lực của công ty đến năm 2005 doanh thu thuần tăng đáng kể 108,02% so với năm 2004, lợi nhuận sau thuế tăng 208,56 triệu đồng tương ứng tăng 204,43%. Đến năm 2006 các chỉ tiêu tăng không nhiều chỉ tương đối ổn định so với năm 2005, nhưng do giảm được giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp đã phù hợp hơn nên đem lại lợi nhuận gộp cao hơn tăng 110,14%. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế năm 2006 giảm so với 2005 là 68,03% nguyên nhân chính là do công ty đang trong quá trình chuẩn bị chuyển đổi doanh nghiệp nên có một số khoản nợ không có khả năng thu hồi và được sự đồng ý của cơ quan cấp trên đã hạch toán vào chi phí mặt khác còn do chênh lệch tỷ giá vay ngoại tệ hàng năm phải hạch toán vào chi phí dẫn đến tình trạng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh. Qua số liệu trên bảng phân tích ta thấy giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu thuần từ 97,78% đến 99,86% nên lợi nhuận gộp chiếm tỷ trọng không quá 2,3% trên doanh thu thuần. Thực tế như vậy là giá thành sản phẩm quá cao dẫn đến lợi nhuận thấp. Nguyên nhân là do công ty thực hiện cơ chế khoán, nên để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng sản lượng công trình nhằm đưa công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ kéo dài trong nhiều năm, theo chủ trương của ban lãnh đạo công ty đã đưa ra một cơ chế khoán hợp lý với chi phí khoán tương đối thấp nên lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường không cao. Nhưng cũng chính nhờ những nỗ lực đó công ty đã thoát khỏi tình trạng lỗ kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong ba năm liên tiếp và đã được sự biểu dương của lãnh đạo Tổng công ty. 2.2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long qua cơ cấu vốn: Bảng 3: Bảng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thương mại công nghiệp Thăng Long. Đơn vị: Triệu đồng Tài sản 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % Tăng giảm 2005/2004 Tăng giảm 2006/2005 Số tiền % Số tiền % A. Tài sản lu động & ĐTNH 10,965.77 65.15 25,922.11 83.60 28,081.71 86.07 14,956.34 136.39 2,159.60 8.33 I. Vốn bằng tiền 938.01 5.57 2,154.91 6.95 1,223.75 3.75 1,216.90 129.73 -931.16 -43.21 II. Các khoản phải thu 6,886.45 40.91 17,694.27 57.07 20,466.72 62.73 10,807.82 156.94 2,772.45 15.67 1. Phải thu của khách hàng 6,796.97 40.38 17,592.07 56.74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36580.doc
Tài liệu liên quan