Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại 2

1.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại 2

1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 3

1.2.1. Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 3

1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán 3

1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3

1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3

 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 4

1.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính 4

1.2.2.1. Phương pháp so sánh 4

1.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ 4

1.2.3. Nội dung công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn 5

1.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng 5

1.2.3.2. Phân tích rủi ro kinh doanh 5

1.2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 11

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 12

1.3.1. Nhân tố chủ quan 12

1.3.1.1. Nhân tố con người 12

1.3.1.2. Chất lượng thông tin 12

1.3.1.3. Chính sách tín dụng của Ngân hàng 12

1.3.2. Nhân tố khách quan 12

1.3.2.1. Bản thân doanh nghiệp vay vốn 12

Chương II: Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động TDDN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh

2.1. Khái Quát Về Hoạt Động Kinh Doanh Của NHNNo và PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 14

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội 14

 

2.1.2. Vài nét về hoạt động của NHNN & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 15

2.1.2.1.Một số tình hình kinh tế xã hội của địa phương 15

2.1.2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh 15

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 19

2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 19

2.2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 20

2.2.2.1. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ 21

2.3. Đánh giá về thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động TDDN của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 31

2.3.1. Những kết quả đạt được 31

2.3.2. Những tồn tại 32

2.3.3. Nguyên nhân 33

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn trong hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Tây Hà Nội chi nhánh trường chinh 35

3.1. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 35

3.1.1. Về nguồn vốn 35

3.1.2. Về tín dụng 35

3.1.3. Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh 36

3.1.4. Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh 36

3.1.5. Phát triển thị trường, thị phần 37

3.1.6. Công tác quản trị điều hành 37

3.1.7. Các giải pháp thực hiện 37

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 38

3.2.1. Đối với việc thu thập thông tin 39

3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh 40

3.2.3. Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của CBTD 40

3.2.4. Cải tiến đổi mới công nghệ trang thiết bị,ứng dụng CNTT 41

3.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm cung ứng 41

3.2.6. Xây dựng chiến lược thương hiệu, chiến lược khách hàng 42

3.2.7. Tổ chức chuyên môn hoá trong quản lý khách hàng 42

 

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên liên tục phải làm đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra từ công tác phân tích trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp. Để phân tích, đánh giá về khả năng tài chính doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh dựa trên bộ hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp gửi đến, chủ yếu là các tài liệu trong báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính trong 2 năm liên tiếp gần nhất. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì nộp báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm xin vay. Thông thường để xác định các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có chính xác hay không, ngân hàng yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán đầy đủ. Đối với các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, số liệu thu được thường chính xác. Trên cơ sở các báo cáo này, các cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua việc xem xét các mặt nguồn vốn, sử dụng vốn và các hệ số tài chính. Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn: + Đối với bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và sử dụng vốn được ngân hàng xem xét biến động cả về số tuyệt đối lẫn về tỉ trọng. Ngân hàng phân tích xu hướng thay đổi của các khoản mục chủ yếu như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả, thuế, các khoản nộp NSNN, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu. Cán bộ tín dụng phân tích các khoản mục trên qua các thời điểm cuối năm hoặc cuối các quý. + Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để tính các chỉ tiêu hệ số tài chính cơ bản trong vòng 2 hoặc 3 năm. Đó là các chỉ số về: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời , chỉ tiêu về cơ cấu vốn ,chỉ tiêu hoạt động và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp. + Về chỉ tiêu khả năng thanh toán, cán bộ tín dụng tính toán và phân tích các chỉ tiêu như: hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn tính chỉ tiêu vốn lưu động ròng để hỗ trợ trong việc phân tích hệ số khả năng thanh toán. Ngân hàng đã tính toán các hệ số này cụ thể, chi tiết song còn chưa tính hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi tiền vay. Đây là các hệ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp cho ngân hàng. + Về hệ số cơ cấu vốn, ngân hàng tính hai chỉ tiêu: hệ số tự tài trợ và hệ số nợ. Đây là nhóm hệ số được ngân hàng đặc biệt quan tâm và tính toán đầy đủ cả 2 hệ số. Nhờ tính toán 2 hệ số này, ngân hàng đã có thể đánh giá một cách chính xác mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ra sao, khả năng tham gia vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp, sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. + Về chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng quan tâm đến các hệ số: vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay vốn lưu động. Từ đó, đưa ra nhứng đánh giá chính xác, khách quan về tốc độ luân chuyển vốn và tài sản của doanh nghiệp , làm cơ sở để so sánh với các số liệu kế hoạch, số liệu cúa các năm trước, số liệu của các doanh nghiệp trong ngành để thấy đựoc xu hướng luân chuyển và vị thế của doanh nghiệp trong nghành. + Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, ngân hàng thường xem xét xu hướng biến động về các mục: giá trị sản lượng, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng đã phân tích sự biến động về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng về số tương đối giữa 2 năm hoặc so sánh cùng kì giữa 2 năm để đánh giá một cách khách quan của sự tăng hoặc giảm các khoản mục, từ đó phân tích nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Ngoài việc phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cán bộ ngân hàng còn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định dòng thu, chi của doanh nghiệp. Qua việc xem xét công tác phân tích của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, nói chung, các cán bộ tín dụng đã rất nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Các cán bộ tín dụng đã dựa trên số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến để tính toán các hệ số tài chính, phân tích sự biến động qua các kì, các năm của các số liệu đó đồng thời tìm các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới để đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể về tình hình doanh nghiệp. Để nêu bật được thực trạng phân tích, đánh gía tài chính doanh nghiệp vay vốn, em xin được đưa ra ví dụ về khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, từ đó đưa ra những phân tích và nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không? 2.2.2.1. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. Giới thiệu khách hàng. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. - Tên giao dịch: SCIENCE PRODUCTION FOR MINE JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: SPM.,JSC. - Số điện thoại: (04) 7754901. Fax: (04) 7754904 - Trụ sở giao dịch: Số 02 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Họ tên người đại diện DN: Ông Nguyễn Hồng Tân – Chức vụ: Giám đốc. - Vốn điều lệ: 6.000.000.000VND (Sáu tỷ đồng chẵn./.) - Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; giao thông; thuỷ lợi. Khai thác và chế biến các sản phẩm mỏ. Xây lắp các đường dây và trạm điện đến 35KV. Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Sản xuất, chế tạo và thiết kế các sản phẩm cơ khí v.v….. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. 1. Đăng ký kinh doanh: số 0103000367 thay đổi lần 5 ngày 10/12/2004 của phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. 2. Điều lệ doanh nghiệp: theo điều lệ Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ soạn thảo và thông qua ngày 02/05/2001 (căn cứ luật doanh nghiệp số 13/199/QH10 được quốc hội CHXHCN VN thông qua ngày 12/06/1999). 3. Danh sách các thành viên góp vốn: - Cổ đông thứ nhất: Ông Nguyễn Hồng Tân. - Vốn tham gia: 3.600 cổ phần. - Cổ đông thứ hai: Ông Nguyễn Thành Công. - Vốn tham gia: 200 cổ phần. - Cổ đông thứ ba: Bà Nguyễn Thu Huyền. - Vốn tham gia: 300 cổ phần. - Cổ đông thứ tư: Ông Nguyễn Văn Hưng. - Vốn tham gia: 900 cổ phần. - Cổ đông thứ năm: Ông Nguyên Đăng Hoà. - Vốn tham gia: 1.000 cổ phần. 4. Quyết định bổ nhiệm giám đốc số: 15/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. 5. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số: 02/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. 6. Năng lực ban lãnh đạo công ty: Tốt. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ được thành lâp vào tháng 06 năm 2001 là đơn vị kế tiếp của liên hiệp khoa học sản xuất mỏ đây là tổ chức do Hội đồng khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam thành lập nghày 30/08/1994 nhăm khắc phục những khó khăn khi tham gia đấu thầu và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Công ty có 5 cổ đông tham gia, góp vốn điều lệ theo quy định, có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, đủ tư cách pháp lý để vay vốn ngân hàng. Từ khi được thành lập và hoạt đông theo đăng ký kinh doanh: số 0103000367 thuộc phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đến nay đơn vị đã phát triển tốt, quy mô tăng trưởng nhanh, doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước liền kề. Phân tích khả năng tài chính và kết quả kinh doanh: ( Số liệu cân đối kế toán, kết quả hoạt đông kinh doanh các năm gần dây) ĐV: Triệu đồng TT CHỉ TIÊU NĂM 2004 2005 Tỷ trọng So sánh 04/05 2004 2005 Tuyệt đối % A Tài sản lưu động và ĐTNH 10.149 13.193 78,94% 78,94% 3.044 30% I Tiền 92 119 0,71% 0,71% 27 30% 1 Tiền mặt tại quỹ 41 53 0,2% 0,32% 12 29% 2 Tiền gửi NH 51 66 0,9% 0,39% 15 30% 3 Tiền đang chuyển - II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 179 232 1,39% 1,39% 54 30% 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - 2 Đầu tư ngắn hạn khác 179 232 1,39% 1,39% 54 30% 3 Dự phòng giảm giá ĐTNH III Các khoản phải thu 8.954 11.640 69,65% 69,65% 2.686 30% 1 Phải thu của khách hàng 8.873 11.535 69,02% 69,02% 2.662 30% 2 Trả trước cho người bán - 3 Phải thu nội bộ 78 102 0,61% 0,61% 24 31% 4 Thuế GTGT được khấu trừ - 5 Các khoản phải thu khác 3 4 0,02% 0,02% 1 30% 6 Dự phong khoản thu khó đòi - IV Hàng tồn kho 150 195 1,17% 1,17% 45 30% 1 Hàng mua đang đi trên đường - 2 Nguyên, vật liệu tồn kho - 3 Công cụ, dung cụ trong kho - 4 Chi phí SXKD dở dang - 5 Thành phẩm tồn kho - 6 Hàng hoá tồn kho 150 195 1,17% 1,17% 45 30% 7 Hàng gửi đi bán - 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - V Tài sản lưu động khác 775 1.007 6,03% 6,02% 232 30% 1 Tạm ứng 775 6,03% 126 16% 2 Chi phí phải trả - 3 Chi phí chờ kết chuyển - 4 Tài sản thiếu chởư lý - 5 Các khoản ký cợc, ký quỹ NH 106 0,63% 106 B TSCĐ, đầu tư dài hạn 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% I Tài sản cố định 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% 1 Tài sản cố định hữu hình 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% - Nguyên giá 2.882 3.747 22,42% 22,42% 865 30% - Giá trị hao mòn luỹ kế -175 -227 -1,36% -1,36% (52) 30% 2 Tài sản cố định cho thuê tài chính - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn luỹ kế - II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - 2 Góp vốn liên doanh - 3 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - III Chi phí xây dưng cơ bản dở dang - IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - V Chi phí trả trước dài hạn - Tổng cộng tài sản 12.856 16.712 100% 100% 3.856 30% Nguồn vốn A Nợ phải trả 11.525 10.482 89,65% 6,72% (1.043) -9% I Nợ ngắn hạn 11.525 10.482 89,65% 6,72% (1.043) -9% 1 Vay ngắn hạn 8.701 6.810 67,68% 40,75% (1.891) -22% 2 Nợ dài hạn đến hạn phải trả - 3 Phải trả người bán 2.052 2.668 15,96% 15,96% 616 30% 4 Người mua trả tiền trước - 5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 44 57 0,34% 0,34% 13 30% 6 Phải trả công nhân viên - 7 Phải trả các đơn vị nội bộ - 8 Các khoản phải trả phải nộp khác 729 947 5,67% 5,67% 218 30% II Nợ dài hạn - 1 Vay dài hạn - 2 Nợ dài hạn khác - III Nợ khác - 1 Chi phí phải trả - 2 Nhận ký quỹ , ký cược dài hạn - B Nguồn vốn chủ sở hữu 1.331 6.230 10,35% 37,28% 4.900 368% I Nguồn vốn, quỹ 1.331 6.230 10,35% 37,28% 4.900 368% 1 Nguồn vốn kinh doanh 976 5.769 7,59% 34,52% 4.793 491% 2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 3 Quỹ đầu tư phát triển - 4 Chênh lệch tỷ giá - 5 Quỹ phát triển KD - 6 Quỹ dự phòng tài chính - 7 Lãi chưa phân phối 355 462 2,76% 2,67% 107 30% 8 Nguồn vốn đầu tư XDCB - II Nguồn kinh phí , quĩ khác - 1 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việclàm - 2 Nguồn kinh phí sự nghiệp - - Năm nay - - Năm trước - 3 Qũy khen thưởng phúc lợi - 4 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - Tổng cộng nguồn vốn 12.856 16.712 100% 100% 3.856 30% Qua số liệu Bảng cân đối kế toán ở các thời điểm cho thấy quy mô hoạt động của Doanh nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2005 tăng 30% so với năm 2004. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn: a. Về tài sản: * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng từ 79-80% so với tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu, chi tiêu này chiếm 88% trên tổng tài sản LĐ&ĐTNH còn các khoản vốn bằng tiền chỉ chiếm 0.9%, hàng tồn kho năm 2004 chiếm 1.5%, năm 2005 chiếm 1.5%. Tài sản lưu động khác 2004 là 775 Trđ, năm 2005 là 1.007 Trđ chiếm khoản 6% trên tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là chi tạm ứng cho cán bộ nhân viên công ty đi thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ kinh doanh còn các khoản ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0.6%), đây là các khoản tiền đặt cọc, ký quỹ Ngân Hàng. Việc phân bổ các chỉ tiêu trên sẽ dẫn đến khẳ năng thanh toán nhanh thấp, không chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Vì vậy công ty cần xem xét lại việc phân bổ tài sản, trong đó cần tập trung thu hồi nợ với thời gian dài, giá trị tiền hàng lớn, phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể việc thu nợ của bạn hàng, không nên để khách hàng nợ chồng chéo, không để những khoản nợ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán: nợ khó đòi, chiếm dụng vốn của mình. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 đạt 2.707 trđ chiếm tỷ trọng 21% trên tổng tài sản, năm 2005 đạt 3.520 trđ chiếm 21%, tăng hơn so với năm 2004 là 812 triệu đồng tương đương với 30%. Năm 2005 Công ty đã bổ xung nguồn vôn CSH nhằm tăng tài sản lưu động và mua sắm tài sản cố định chiếm 100%. b. Về nguồn vốn: - Tỷ trọng các khoản nợ phải trả là cao, năm 2004 nợ phải trả của đơn vị là 11.525 triệu đồng chiếm 89.6% trên tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2005 nợ phải trả giảm xuống còn 10.482 trđ. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn năm 2004 chiếm 75%, năm 2005 chiếm 65% trên tổng nợ phải trả và phải trả người bán năm 2004 là 2.052 trđ chiếm 18%, năm 2005 là 2.668 trđ chiếm 25% trên tổng nợ phải trả. Các khoản vay ngắn hạn ở đây bao gồm vay các tổ chức tín dụng là 3.500 trđ, số còn lại chủ yếu là vay cá nhân. Như vậy năm 2005 so với năm 2004 nợ phải trả có chiều hướng giảm xuống 1.043 triêu đồng tương đương 9%. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 4.900 trđ tương đương với 368%. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh năm 2004 là 976 trđ sang năm 2005 tăng lên 5.769 trđ tương đương 491%. Phần lớn do các sáng lập viên góp, còn lại một phần do lãi chưa phân phối được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Qua đánh giá một số chỉ tiêu trên ta thấy năm 2005 Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữư rất lớn nhằm giảm nợ phải trả xuống và tăng tài sản cố định nên nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác ta thấy hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng rất ít 1.17% trên tổng tài sản, bên cạnh đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn điều này chứng tỏ hàng hoá được tiêu thụ tốt. Vậy vì sao Công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn đến như vậy? Theo số liệu của Công ty báo nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao 63% trên tổng nguồn vốn. Như vậy một mặt Công ty đi vay vốn các tổ chức tin dụng phải chịu lãi suất đẻ cho khách hàng chiếm dụng vốn không sinh ra lợi nhuận cho Công ty. Đề nghị Công ty phải giảm dư nợ của khách hàng xuống để trả nợ vay, đảm bảo khả năng thanh toán. * Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và năm 2005: ĐVT: triệu đồng TT chỉ tiêu năm 2004 2005 So sánh 2005 với 2004 +/- % Tổng doanh thu 28.325 36.822 8.497 30,0% Trong đó: Doanh thu hàng xuất nhập khẩu - Các khoản giảm trừ - + Giảm giá, chiết khấu - + Giá trị hàng bị trả lại - + Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp - 1 Doanh thu thuần 28.325 36.822 8.497 30,0% 2 Giá vốn hàng bán 22.713 29.527 6.814 30,0% 3 Lợi tức gộp 5.612 7.295 1.683 30,0% 4 Chi phí bán hàng 2.721 3.538 817 30,0% 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.381 3.095 714 30,0% 6 Lợi tức thuần từ HĐKD 510 662 152 - Thu nhập hoạt động tài chính 11 14 3 - Thuế doanh thu phải nộp - - Chi phí hoạt động tài chính 169 220 51 30,0% 7 Lợi tức từ hoạt động tài chính -158 -206 (48) 30,0% - Các khoản thu nhập bất thường 667 867 200 30,0% - Thuế doanh thu phải nộp - - Chi phí bất thường 733 953 220 30,0% 8 Lợi tức bất thường -66 -86 (20) 30,0% 9 Lợi nhuận khác 10 Tổng lợi tức trước thuế 286 371 85 29,8% 11 Thuế lợi tức phải nộp 91 104 13 14,0% 12 Tổng lợitức sau thuế 195 267 72 37,1% B. Mức độ tăng trưởng: Doanh thu hàng năm sau cao hơn năm trước 2005/2004: 8.497 trđ (30%), giá vốn hàng bán năm 2005 đạt 29.527 trđ tăng hơn so với 2004 là 6.814 trđ tương đương với 30%, lợi nhuận trước thuế của Công ty 2005/2004 theo đó cũng tăng lên: 85 trđ tương đương với 30%. Như vậy, tốc độ tăng tổng doanh thu bằng tốc độ tăng tổng giá vốn hàng bán là không hợp lý và không mang lại hiệu quả cho đơn vị, mặt khác giá vốn hàng bán năm 2005 chiếm tỷ trọng khá cao trên 80% tổng doanh thu dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng không đáng kể. Vậy Công ty cần xem xét lại giá cả thị trường của các mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh, tìm nguồn hàng cung cấp đầu vào có chi phí thấp, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng có khả năng tiêu thụ hàng trong kỳ kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cố gắng thắt chặt , hạn chế không để phát sinh các khoản chi phí không hợp lý. Khả năng thanh toán: Các chỉ tiêu tài chính: TT CHỉ TIÊU NĂM 2004 2005 I Các chỉ số khả năng thanh toán 1 Tỷ suất tự tài trợ 10,4% 37,3% 2 Tỷ suất thanh toán hiện hành 0,881% 1,259% 3 Tỷ suất thanh toán vốn lưu động 0,027% 0,027% 4 Tỷ suất thanh toán nhanh 0,023% 0,033% 5 Tỷ lệ các khoản phải thu so vơi phải trả 77,7% 111,1% II Khả năng sinh lời 1 Hệ số doanh lợi vốn CSH 21,5% 5,9% 14,6% 4,3% 2 Hệ số quay vòng vốn CSH 21,284 5,910 3 Hệ số doanh lợi doanh thu thuần 1,01% 1,01% 0,7% 0,72% III Hiệu quả sử dụng TSCĐ 1 Sức sản xuất của TSCĐ 982,8% 982,8% 2 Sức sinh lời của TSCĐ 17,7% 17,7% IV Các chỉ số khác 1 Vòng quay các khoản phải thu 3,58 2 Vòng quay hàng tồn kho 171,17 3 Vòng quay vốn lưu động 3,2 4 Tỷ suất TSCĐ trên Tổng tài sản 21% 21% 5 Tỷ suất tài lưu động trên Tổng tài sản 78,9% 78,9% 6 Tỷ suất nợ phải trả trên nguồn vốn 89,6% 62,7% 7 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên Tổng tài sản 2,2% 2,2% V Vốn lưu động 1 Vốn lưu động thường xuyên -1.376 2.711 2 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên -2.421 1.354 Khả năng tự tài trợ của Công ty luôn ở mức trên 10%; năm 2005 là 37,7%. Lý do tăng ở đây là do sang năm 2005 nguồn vốn CSH được bổ sung hơn 6.000 trđ, tốc độ tăng nguồn vốn CSH năm 2005 so với năm 2004 (368%) cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của Tổng nguồn vốn (30%). Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2005 là 1,26 lần. Như vậy, khả năng thanh toán hiện hành ổn định. Đảm bảo cho khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán nhanh năm 2005 của Công ty đạt 0,033 lần là quá thấp cho thấy các khoản tương đương tiền của Công ty giữ ở mức quá thấp không đủ để trang trải các khoản chi phí phát sinh và nợ ngắn hạn. Điều này dẫn đến tỷ suất thanh toán vốn lưu động: Năm 2004 và 2005 thấp luôn giữ ở mức 0,027% do các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất thấp 2,7% trong Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Vì thế yêu cầu Công ty cần tăng thêm các khoản tương đương tiền hay có biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Các khoản phải thu so với nợ phải trả: Năm 2004 chiếm 77,7% , năm 2005 chiếm 111,1%. Như vậy năm 2004 các khoản phải thu thấp hơn so với các khoản phải trả năm 2005, điều này có thể do công tác thu hồi nợ năm 2004 tốt hơn năm 2005 hay giá trị doanh thu hàng hoá nhỏ hơn năm 2005. Hay nói cách khác tốc độ các khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 (30%) lớn hơn tốc độ nợ phải trả (giảm 9%). * Khả năng sinh lời: - Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu: Mặc dù lợi nhuận trước thuế năm 2005 lớn hơn năm 2004. Nhưng do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2005 so với năm 2004 (129,8%) nhỏ hơn mức độ tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu (368%). - Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu: Tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2004 (30%) nhỏ hơn tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế dẫn đến hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2004 ( 21 vòng) nhỏ hơn năm 2005 ( 5,9 vòng). Với số liệu như vậy là điều đương nhiên, vì nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 ít dẫn đến vòng quay lớn. Còn năm 2005 do nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh cho nên vòng quay 5,9 vòng/ năm 2005 là hợp lý. * Hiệu quả sử dụng TSCĐ: - Sức sản xuất của TSCĐ lớn 983%, trong khi có sức sinh lời của TSCĐ chỉ đạt 17,7%.Với chỉtiêu này ta thấy sức sản xuất lớn nhưng mang lại sức sinh lời chưa cao 17,7%. Lợi nhuận của Công ty thấp và Công ty đã đàu tư vào tài sản quá nhiều (TSCĐ chiếm 100% trong tổng đầu tư dài hạn). * Vòng quay hàng tồn kho: - Năm 2005 vòng quay hàng tồn kho rất cao 171 vòng cho thấy Công ty không có hàng tồn kho, chiếm tỷ trọng nhỏ 1,17% trên tổng tài sản mà điều này có thể không tốt vì không đủ hàng hoá cho hoạt động kinh doanh hoặc Công ty sẽ mất khách hàng vì thiếu hàng. Mặt khác chỉ tiêu này cao ta có thể khẳng định Công ty không mua hàng hoá về dự trữ, chủ yếu là mua bán xuất nhập khẩu uỷ thác. Công ty đã kiểm soát hàng tồn kho phù hợp. Đây là dấu hiệu làm ăn có khả quan của Công ty. * Vòng quay vốn lưu động: - Năm 2005 đạt 3,2 vòng là thấp hơn so với tổng doanh thu của Công ty. Trong khi đó theo số liệu của đơn vi cung cấp năm 2005 vòng quay vốn lưu động đạt 2 vòng ta thấy đơn vị chưa trung thực khi cung cấp về mặt số liệu. Yêu càu của chinh nhánh Nhân Chính cần xem lại. * Vốn lưu động thường xuyên: - Quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có tài sản đó chính là TSLĐ&ĐTNH và DH. Xét về thực tế vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2004 < 0, có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của Công ty năm 2004 nhỏ hơn TSCĐ đầu tư DH đồng thời TSLĐ&ĐTNH nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn đầu tư vào TSCĐ DH và dẫn đến làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trong năm 2004. Tuy nhiên sang năm 2005 do quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng Công ty đã bổ xung vố chủ sở hữu tăng nhanh đảm bảo cho nguồn vốn để đầu tư một phần vào dài hạn và một phần đầu tư vào tài sản lưu động. Chính vì thế TSLĐ lớn hơn tổng các khoản vay nợ ngắn hạn. Do đó khả năng thanh toán vay nợ ngắn hạn của Công ty được bảo đảm. * Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: - Năm 2004 đạt (-2.421 trđ) < 0 do tổng hàng tồn kho và phỉa thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Như vậy Công ty không cần vay thêm vốn để bổ xung nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, thậm chí một phần nguồn vốn vay ngắn hạn đã chuyển hoá thành TSLĐ&TSCĐ. Sang năm 2005 đạt 1.354 trđ do tổng hàng háo tồn kho và phải thu khách hàng lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy Công ty phải dùng một phần nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, điều này chứng tỏ Công ty có nền tài chính ổn định, đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Theo báo cáo nhanh đến 31/03/2006 của Công ty mức độ tănh trưởng về nguồn vốn và tài sản so với năm 2005 là: 18%. - Về tài sản: + Về tài sản LĐ&ĐT NH: Đến 31/03/2006 so với năm 2005 tăng 20%. + Về tài sản CĐ%ĐT DH: Đến 31/03/2006 so với năm 2005 tăng 10%. - Về nguồn vốn: + Nợ phải trả đến 31/03/2006 so với năm 2005 tăng 27%. + Vốn chủ sở hữu đến 31/03/2006 so với năm 2005 tăng 0,96%. - Về kết quả kinh doanh: Đến 31/03/2006 doanh thu chiếm 22,6% năm 2005, với tốc độ này, nếu tốc độ tăng bình quân các quý như vậy Công ty sẽ không hoàn thành được chỉ tiêu kinh tế đặt ra trong năm 2006. Vởy các quý Công ty cần cố gắng hơn nữa để hoàn thành kế hoạch năm 2006 đã đề ra. Kết luận chung : Tình hình tài chính củ công ty còn nhièu bất cập , việc phân bố nguồn vốn và tài sản chưa hợp lí , tốc độ tăng trưởng chưa phù hợp ; cụ thể tổng doanh thu và chi phí tăng ở mức tương đương nhau, tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu quá cao, so với tốc độ tăng của nguồn vốn tuy nhiên tăng nguồn vốn chủ sở hữu là tốt song công ty cần phải phân bổ chúng sao cho hợp lí hơn nữa để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nhất . Mặt khác yêu cầu công ty cần phải tăng các khoản tương đương tiền hay có biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Quan hệ với các tổ chức tín dụng : Theo báo cáo công ty cung cấp và thực té đến thời diểm 31/12/2005 nợ các tổ chức tín dụng của đơn vị là : 2.850 trđ và 40.000 USD , chiếm 33% trên tổng nợ phải trả của DN trong đó đều là nợ ngắn hạn không có nợ quá hạn trên tổng nợ phải trả . Số tuyệt đối là 10.482 trđ . Số LIệU CHI TIếT dư nợ tại các TCTD Đến thời điểm 31/03/2006 STT Tên NH Dư nợ NH Dư nợ TH 1 NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 2.030.426 0 Tổng cộng 2.030.426 0 Trong quá trình quan hệ TD tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Nhân Chính , đơn vị vay trả sòng phẳng , hiện nay không còn dư nợ quá hạn tại các TCTD. Thẩm định kế hoạch SXKD 2006, xác định hạn mức TD: * Mục đích vay vốn : - Bổ xung vốn lưu động phục vụ cho kế hoạch SXKD năm 2006 của đơn vị. * Kế hoạch SXKD năm 2006 : Căn cứ tình hình thực tế, đẩy mạnh hoạt động SXKD để đảm bảo mức tăng trưởng về giá trị sản lượng , doanh thu , lợi nhuận và các khoản nộp NSNN Căn cứ kế hoạch SXKD năm 2006 của công ty CP KHSX Mỏ: Các khoản mục Đơn vị tính TH 2005 KH 2006 Tăng giảm 06/05 +/- % 1. Tổng doanh thu Ngàn đồng 36.822.359 60.930.421 24.108.062 65 2. Tổng chi phí Nt 36.451.587 59.280.000 22.828.413 61 3. Lợi nhuận trước thuế Nt 370.772 1.650.421 1.279.649 345 4. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0116.doc
Tài liệu liên quan