Việc mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị mới là tất yếu ở Công ty. Hiện nay, máy móc thiết bị ở Công ty đang trong thời gian sử dụng được. Nhưng do đặc điểm sản xuất, thi công các công trình lớn mà thời gian thi công lại liên tục và dài nên máy móc, các xe chuyên dụng phải hoạt động liên tục, nếu không có kế hoạch đổi mới thì một vài năm nữa nó cũng hao mòn hết.
Vì vậy, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại thay thế máy móc, công nghệ cũ là một biện pháp mang tính tất yếu trong quản trị doanh nghiệp. Việc thay thế máy móc công nghệ hiện đại sẽ làm giảm bớt một cách đáng kể việc tiêu hao nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất.
34 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại công ty cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo các dự án và công trình. Đây cũng là một trong những điểm phát sinh chi phí kinh doanh nhưng công ty chưa có những hình thức quản lý chặt chẽ.
4.4. Thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực này được công ty tham gia ngay từ những năm 1994. Hoạt động thương mại xuất khẩu trực tiếp và ủy thác các sản phẩm, vật tư công nghiệp, hóa chất, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, chế biến nông lâm sản.
Kết hợp với việc nhập khẩu, kinh doanh các loại lương thực, thực phẩm, sản phẩm kính xây dựng, khung nhôm, ván nhân tạo. Riêng doanh thu từ các sản phẩm phục vụ cho ngành mía đường năm 2005 tăng 17.380.375 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ là 68,74% so với năm 2004.
Nhiều lĩnh vực khác cũng được Công ty mở rộng khai thác như: Kinh doanh nhà ở, nông lâm sản, kinh doanh xăng dầu, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai doạn 2003-2005:
5.1. Phân tích chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2005:
Bảng số 1: So sánh tăng giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh tăng giảm
2004/2003
So sánh tăng
giảm 2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Tổng doanh thu
134.374,0
143.506,0
159.321,0
9.132,0
6,7
15.815,0
11
2.Doanh thu thuần
133.520,0
142.583,0
158.089,0
9.018,0
6,7
15.506,0
10,8
3. Giá vốn hàng bán
110.743,0
122.086,0
137.962,0
11.343,0
10,2
15.876,0
13
4. Lợi nhuận gộp
22.777,0
20.497,0
20.127,0
-2.280,0
-10
-370,0
-1,8
5. Chi phí bán hàng
9.712,0
7.428,0
8.756,0
-2.284,0
-23,5
1.328,0
17,8
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8.396,0
6.854,0
7.432,0
-1.542,0
-18,4
578,0
8,4
7. Lợi nhuận thuần
4.669,0
6.215,0
3.939,0
1.546,0
33,1
-2.276,0
36,6
8. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
215,0
385,0
985,o
170,0
79
600,0
155
9. Lợi nhuận khác
112,0
432,0
512,0
320,0
285
80,0
18,5
10. Tổng lợi nhuận
4.996,0
7.032,0
5.436,0
2.036,0
40,7
-3.400,0
-22,7
11. Lợi nhuận sau thuế
4.747,0
6.681,0
5.164,0
1.934,0
40,7
-1.517,0
-22,7
Theo phương pháp so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các năm trong kỳ nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản cho thấy:
So sánh số tuyệt đối cho thấy, tổng doanh thu giữa các năm đều tăng, năm 2004 tăng 9.132,0 tỷ đồng và năm 2005 tăng 15,815,0 tỷ đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy quy mô đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt năm 2005 so với năm 2003 đã tăng 73,18%. So sánh số tương đối cho thấy việc hoàn thành kế hoạch, dự án và định mức. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng giữa các năm đều tăng, năm 2004 tăng 6,7% so với năm 2003; Năm 2005 tăng 11% so với năm 2004, kết quả tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước và vượt 4,3%.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý cần đặt ra là mức tăng tổng lợi nhuận lại không tỷ lệ thuận với mức tăng của tổng doanh thu.
Năm 2004 tổng doanh thu tăng 9.132,0 tỷ đồng so với năm 2003 và mang lại cho Công ty giá trị lợi nhuận trước thuế là 2.036,0 tỷ đồng. Giá trị tổng doanh thu của năm 2005 là 15.815,0 tỷ đồng nhưng kết dư cho lợi nhuận trước thuế là -3.400,0 tỷ đồng ( chưa tính nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5% ). Điều này sẽ được phân tích trong các phần sau để tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Nhưng nếu thông qua các chỉ tiêu trong bảng cho thấy giá vốn hàng bán tăng mạnh. Năm 2004 tăng 11.343,0 tỷ đồng so với năm 2003, và năm 2005 tăng 15.876,0 tỷ đồng so với năm 2004. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu rất nhiều: Năm 2004, cao hơn 3,5% và năm 2005 cao hơn 0,2%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cải thiện hơn trong năm 2004, nhưng lại tăng mạnh năm 2005. Từ mức giảm được chi phí bán hàng trong năm 2004 là 2.284,0 tỷ đồng lại tăng lên 1.328,0 tỷ đồng trong năm 2005, và mức giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2004 là 1.542,0 tỷ đồng lại tăng lên 578,0 triệu đồng trong năm 2005. tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác lại tăng đột biến. Năm 2004-2005 lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính đều tăng mạnh 79% và 155%. Và thu từ các hoạt động khác tăng 285% và 18,5%.
Tổng doanh thu tăng nhưng tổng lợi nhuận giảm và kết dư âm là hiện tượng không bình thường. Cần phân tích tiếp kết quả sản xuất có liên hệ với chi phí và các yếu tố cấu thành khác mới có thể tìm ra nguyên nhân của thực trạng này.
5.2. Phân tích kết quả kinh doanh có quan hệ với chi phí:
Việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh theo phương pháp so sánh nêu trên chưa cho phép đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi so sánh cần liên hệ với chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ ( hoặc chi phí đầu tư sản xuất ). Khi phân tích so sánh với kỳ gốc, với kỳ thực hiện sẽ thấy được sự biến động giữa các kỳ phân tích, cho phép đánh giá chính xác hơn quy mô sản xuất đạt được.
Muốn vậy, cần làm rõ tổng chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đầu tư trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Tổng chi phí sản xuất phân theo tính chất hoạt động kinh doanh, theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/12/2002 của bộ tài chính gồm có: Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khác là những khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như: Chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí bất thường khác.
Để thuận tiện cho việc tính toán và phù hợp với công tác hạch toán hiện nay và cách tính toán tại doanh nghiệp. Đề tài tiếp cận phân tích chi phí phân theo các khoản mục gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính ( khoản này chưa có số liệu làm rõ, đang chờ giải trình ). Chi tiết các khoản mục này được thể hiện qua việc phân tích thực trạng dưới đây.
II. Thực Trạng về quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty:
1. Thực tế về tình hình quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty trong những năm qua:
Công tác quản lý chi phí không chỉ đơn thuần là công việc hạch toán, tính toán chi phí cho chặt chẽ, hợp lý. Nó còn mang tính quản trị doanh nghiệp, quản trị các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất và phát sinh các khoản chi phí. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong một kỳ kinh doanh nhất định. Thuộc chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau:
1.1 Chi phí kinh doanh:
Ta có thể xem xét thực tế về tình hình quản lý chi kinh doanh của Công ty qua bảng số liệu sau:
Bảng số 2: Chi phí kinh doanh tại Công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
2004/2003
So sánh
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Tổng doanh thu
134.374,0
143.506,0
159.321,0
9.132,0
6,7
15.815,0
11
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
60.740,0
72.321,0
73.418,0
11.581,0
19
1.097,0
1,5
3. Chi phí nhân công trực tiếp
9.817,0
8.344,0
9.122,0
-1.473,0
-15
788,0
9,3
4. Chi phí sản xuất chung
11.672,0
9.281,0
10.212,0
-2.391,0
-20,5
931,0
10
5. Chi phí bán hàng
9.712,0
7.428,0
8.756,0
-2.284,0
-23,5
1.328,0
17,8
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8.396,0
6.854,0
7.432,0
-1.542,0
-18,4
578,0
8,4
7. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
100.337,0
104.228,0
108.940,0
3.891,0
3,9
4.712,0
4,5
Qua bảng trên ta thấy chi phí mà Công ty phải bỏ ra so với doanh thu về ngày một tăng thêm. Năm 2004 tổng doanh thu tăng 9.132,0 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 6,7%. Giá trị tổng doanh thu của năm 2005 là 15.815,0 tỷ đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 11%. Để hiểu rõ hơn ta có thể phân tích từng khoản mục chi phí sau:
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản chi phí này chiếm lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty, năm 2004 tăng 11.581,0 tỷ, tương ứng tỷ lệ 19% so với năm 2003, năm 2005 đã tăng 1.097,0 tỷ đồng tương ứng 1,5% so với năm 2004. Nó tăng chủ yếu là do mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên vật liệu xuất dùng. Mức tiêu hao này phản ảnh tình hình sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hay lãng phí còn giá cả nguyên vật liệu xuất dùng phụ thuộc vào giá cả thị trường, vào việc dự trữ nguyên vật liệu. Vì việc quản lý giá nguyên vật liệu hầu như không kiểm soát được bởi mỗi khi ký kết hợp đồng mới sau khi giao cho từng xí nghiệp riêng biệt, tại xí nghiệp mới tiến hành mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu, giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường lúc bấy giờ và khả năng lựa chọn của người mua vật liệu.
Vì vậy, về giá Công ty không hề kiểm soát được vì chỉ định mức thông qua dự toán mà thôi. Thêm vào đó, quyền đựơc giao cho người mua vật liệu trong xí nghiệp nên dễ dàng xảy ra việc độn giá nguyên vật liệu kể cả khi có hóa đơn đỏ, nguyên vật liệu được mua trôi nổi trên thị trường nên việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn.
Xét trên phương diện quản lý về mặt hiện vật: Hầu hết mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho các sản phẩm, dự án đều cao hơn định mức. Từ những sản phẩm quen thuộc, phổ biến, việc quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu diễn ra tương đối tốt thì ngược lại, đối với các công trình dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc quản lý nguyên vật liệu hết sức lỏng lẻo gây ra thất thoát cao, mức độ hao hụt cao, tỷ lệ hư hỏng, phế phẩm cao mà không có biện pháp thu hồi. Thực tế, việc quản lý về hiện vật còn yếu kém khi thuê kho chỉ có chức năng kiểm tra khối lượng nhập xuất theo yêu cầu chứ không quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu. Chính vì điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu của Công ty nói chung tăng.
Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: ở công ty, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm ở năm 2004 nhưng lại tăng ở năm 2005. Năm 2004, giảm 15% so với năm 2003 nhưng sang đến năm 2005 lại tăng 9,3% so với năm 2004. Điều đó cho thấy trong năm 2004 Công ty đã có chú trọng trong công tác đổi mới máy móc, thiết bị; phân công lao động hợp lý; có chế độ khuyến khích đối với người lao động nên góp phần tăng năng suất lao động làm giảm được tiền lương công nhân trực tiếp. Nhưng do việc quản lý vẫn chưa chặt chẽ nên năm 2005 chi phí có tăng, đó là do công ty thay đổi cơ chế cần tuyển dụng thêm nhiều nhân viên vào công ty cũng như các công trình. Công ty huy động lực lượng lao động bên ngoài cho các dự án và các hợp đồng lớn, nhất là các dự án ở nông thôn. Với những dự án này, Công ty chỉ đáp ứng chủ yếu là lao động kỹ thuật mà thôi, hầu hết huy động thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn nên chi phí rất thấp. Nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm hoàn thành kém lên có nhiều lúc phá đi làm lại còn gây ra thiệt hại lớn hơn. Tuy nhiên, việc giảm chi phí nhân công chưa phải là thành tích của Công ty trong việc quản lý lao động, bởi trong năm các xí nghiệp 1, 2 và 3 vẫn phải huy động công nhân làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, có lúc công nhân nhàn rỗi, không có việc để làm, chính vì vậy thực tế năng suất lao động của xí nghiệp năm 2005 giảm so với 2004.
1.2 Chi phí sản xuất chung:
Đối với khoản chi phí sản xuất chung: Chi phí này sử dụng cho hoạt động sản xuất ở Công ty và nó được phân bổ riêng cho từng phân xưởng sản xuất nên ta có thể xem xét qua bảng sau:
Bảng số 3: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung ở Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Vật liệu, công cụ, dụng cụ
2.324,0
2.704,0
380,0
16,1
2. Chi phí nhân viên
1.602,0
1.071,0
-531,0
-33,1
3. KH TSCĐ
3.552,0
4.079,0
527,0
14,9
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.146,0
1.583,0
437,0
38,1
5. Chi phí khác bằng tiền
657,0
775,0
118,0
17,9
Tổng chi phí sản xuất chung
9.281,0
10.212,0
931,0
10%
Từ kết quả bảng trên ta thấy chi phí sản xuất chung năm 2005 tăng so với năm 2004 là 931,0 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10%. Vì thế, Công ty đã quản lý các khoản chi phí sử dụng ở các phân xưởng, phòng ban chưa được quản lý tốt.
Chi phí vật liệu trong các công trình tăng 380,0 triệu đồng tỷ lệ 16,1 % do vật liệu cấp cho các công trường chưa kiểm tra được trực tiếp mà chỉ trên cơ sở cán bộ giám sát sau khi có giấy xuất kho vật liệu, xuống kho nhận vật liệu và đưa về công trình đang thi công. Mặt khác, chi phí này tăng cũng do tác động về giá cả thị trường vừa qua có biến động làm cho giá cả vật liệu tăng lên đó là nhân tố khách quan nên không thể thể tránh khỏi. Nguyên nhân trước hết làm cho chí phí nguyên vật liệu tăng là do giá cả của một số vật tư tương ứng đầu vào tăng đáng kể. Như sắt, thép, xi măng, dầu, điện...Tuy nhiên, nếu gạt nhân tố khách quan kể trên thì việc tăng chi phí của khoản mục này phải kể đến tác động chủ quan của Công ty.
Chi phí nhân viên giảm là 531 triệu đồng do phụ cấp lương của quản đốc, nhân viên phòng ban ở công ty năm vừa qua đã giảm xuống. Công ty đã bố trí lại cơ cấu tổ chức của phòng ban và giảm bớt một số nhân viên có công tác thường xuyên nhận vật liệu phục vụ sản xuất mà gộp việc đó lại cho thống kê phân xưởng đảm nhiệm. Công ty đã có chế độ cắt giảm một số chế độ về công tác phí, tiền cơm ca của nhân viên phân xưởng, phòng ban. Do đó trong năm 2005 chi phí đã giảm xuông còn 33,1%.
Khấu hao tài sản cố định tăng lên 527 triệu đồng tỷ lệ 14,9% ở năm 2005 so với năm 2004, nguyên nhân là 1 số máy móc đã hoạt động liên tục 24/24h phục vụ cho sản xuất như 2 máy phát điện của Tiệp Khắc, máy hàn cắt hơi, máy cắt Liên Xô. Vì chi phí sử dụng máy trong năm được Công ty xác định là mức khấu hao của tài sản cố định trong năm nên khoản mục này hầu như không biến động gì hơn nữa lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí phát sinh trong năm. Như vậy, việc tăng chi phí sản xuất chung tăng một phần là do giá điện tăng, phần khác do việc quản lý chưa tốt chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý nhỏ và những chi phí mua ngoài khác. Hơn nữa, trình độ tổ chức kỹ thuật trong sản xuất kém nên làm các khâu sản xuất không phối hợp đồng đều nhịp nhàng phát sinh thêm các khoản chi phí bao quanh, lưu kho...Thêm vào đó là khoản phải vay phải trả do vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng, vốn bị ứ đọng các khoản chiếm dụng nội bộ, các dự án đầu tư khó thu hồi từ nhiều năm trước chưa được giải quyết dứt điểm.
Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2005 so với năm 2004 tăng 437 triệu đồng tỷ lệ tăng 38,1% do máy tiện và máy lốc tôn bị hỏng do đó Công ty phải mua ngoài để tu sửa. Giá điện nước kinh doanh trong năm vừa qua của Nhà nước tăng lên cũng là nguyên nhân làm cho các khoản chi này cuả Công ty bị tăng lên là 1 tất yếu.
Các khoản mục chi phí khác: Hầu hết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm dùng để trang trải cho những đợt công tác xa, chi phí bồi dưõng, chi phí tiếp khách, chi phí cán bộ quản lý. Vì vậy những khoản chi phí này đòi hỏi Công ty sử dụng có hiệu quả, có nghĩa là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và khả năng ký kết hợp đồng hoặc doanh thu tăng thêm. Ngoài các khoản phải chi tiêu Công ty phải chi một khoản chi phí như xăng xe dầu máy ngày một tăng giá.
Vì vậy, nguyên nhân làm cho công tác quản lý chi phí sản xuất chung của Công ty còn thấp chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, đây là hạn chế rất lớn trong khâu tổ chức sản xuất của Công ty nói chung và của các xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là khâu quản lý nguyên vật liệu trong Công ty rất lỏng lẻo gây lên lãng phí nghiêm trọng. Như vậy, để phấn đấu tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo đòi hỏi Công ty có nhiều biện pháp quản lý chi phí trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông.
1.3 Đối với khoản mục chi phí bán hàng:
Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình sản xuất và ngày một tăng mạnh ở năm 2005. Cụ thể qua bảng sau:
Bảng số 4: Bảng phân tích chi phí bán hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Vật liệu, công cụ, dụng cụ
2.719,0
3.248,0
529,0
19,4
2. Chi phí nhân viên
1.089,0
1.234,0
145,0
13,3
3. KHTSCĐ
102,0
155,0
53,0
51,9
4. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, hàng tồn kho
1.234,0
1.442,0
208,0
16,8
5. Chi phí quảng cáo, tiếp thị
1.708,0
2.023,0
315,0
18,4
6. Chi phí khác bằng tiền khác
576,0
654,0
78,0
13,5
Tổng chi phí bán hàng
7.428,0
8.756,0
1.328,0
17,8%
Qua bảng phân tích trên ta thấy, với mức Doanh thu Công ty thu được, ở năm 2005 thì phải chi ra cho khoản chi phí bán hàng là 8.756,0 tỷ đồng và năm 2004 là 7.428,0 tỷ đồng Như vậy là năm 2005 đã tăng lên 1.328,0 tỷ đồng với tỷ lệ tăng cao là 17,8%. Nhìn vào bảng trên thì tất cả các tiểu mục đều tăng.
Vật liệu, công cụ, dụng cụ tăng 529,0 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 19,4%. Việc kiểm soát giá cả trong điều kiện biến động bất thường như hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Có những hợp đồng sản xuất máy dồn dập, chi phí NVL tăng lên gần 30% bởi sự biến động trên thị trường về giá cả sắt, thép, nhựa, que hàn, đồng thời việc này cũng làm tăng chi phí đi lại, vận chuyển trong quá trình mua hàng. NVL đầu vào không quản lý được nên trong khi đem vào sử dụng thường bị hư hỏng và mức tiêu hao nhiều hơn dự kiến.
Chi phí nhân viên trong công ty đã tăng lên 145,0 triệu đồng ở năm 2005, với tỷ lệ tăng 13,3% là do năm vừa qua Công ty đã ký kết thêm nhiều hợp đồng xây dựng và lắp đặt ở các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Ninh Bình. Phải tuyển thêm công nhân và Công ty có thêm chính sách thưởng cho những công nhân làm tăng ca và chăm chỉ
Khấu hao tài sản cố định tăng 53,0 triệu đồng tỷ lệ 51,9% vì Công ty nhận được thêm nhiều hợp đồng nên các phương tiện vận tải chuyên chở phục vụ cho quá trình xây dựng và lắp đặt phải hoạt động nhiều hơn như xe Mark, xe tải, xe cẩu, chuyên chở vật liệu đến công trường 30 ngày/tháng. Vì thế năm vừa qua Công ty phải chi ra 30,0 triệu đ cho việc đại tu, sửa chữa lại mấy chiếc xe này, ngoài ra Công ty đã phải chi cho việc sửa chữa thêm một số máy cẩu, máy xúc để phục vụ cho công trình lắp đặt khác.
Chi phí mua ngoài tăng: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản tăng 208,0 triệu tỷ lệ 16,8%. Việc chi cho công tác vận chuyển vật dụng cho xây dựng, xăng xe tiêu thụ tăng lên. Điều này chính tỏ khả năng vận chuyển và bốc xếp hàng hóa, công cụ chuyên dụng cho các công trình còn gặp nhiều khó khăn, do phải xây dựng và lắp đặt ở những nơi có địa hình xấu hay vùng xâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn, nên vật liệu của Công ty tiêu thụ nhiều hơn.
Việc chi cho công tác quản lý hàng tồn kho cũng chưa chặt chẽ do không có người thống kê được số lượng hàng nhập kho, xuất kho, lưu kho và tình trạng tráo đổi vật tư, thiết bị còn diễn ra ở nhiều phân xưởng nên việc làm thất thoát nguyên vật liệu là điều không thể tránh khỏi trong Công ty.
Chi phí bằng tiền khác: Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, để đứng vững được trên thương trường như hiện nay. công ty đã tăng cường công tác quản lý khảo sát hiện trường thi công, cử giám sát công trình, cạnh tranh và quảng cáo thương hiệu làm ăn có uy tín của mình Vì thế các khoản chi phí này rất tốn kém nhưng công ty vẫn phải chấp nhận.
1.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nó là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí CCDC, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp lương trả cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý, chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng và các khoản chi phí dự phòng giảm giá, hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi, công tác phí, chi phí giao dịch, đối ngoạiở công ty hiện nay các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được tóm tắt như bảng sau:
Bảng số 5 : Bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ
523,0
295,0
-228,0
-43,6
2. Chi phí nhân viên
2.513,0
2.342,0
-171,0
-6,9
3. Chi phí KHTSCĐ
1.073,0
1.258,0
185,0
17,3
4. Chi phí về thuế, lệ phí, lãi vay
750,0
860,0
110,0
14,6
5. Chi phí cho hội nghị, tiếp khách, công tác giao dịch
510,0
790,0
280,0
54,9
6. Chi phí bằng tiền khác (Chi phí điện, nước, điện thoại)
1.485,0
1.887,0
02,0
27,1
Tổng chi phí QLDN
6.854,0
7.432,0
578,0
8,4
Số liệu ở bảng trên cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 578,0 triệu đồng tương ứng tăng 8,4% với mức doanh thu đạt được. Khoản này tăng là do các khoản chi phí bằng tiền khác tăng, chi phí về thuế, lệ phí, lãi vay, chi phí cho hội nghị, tiếp khách, công tác giao dịch cũng tăng. Nhưng bên cạnh đó chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí nhân viên quản lý, khấu hao tài sản cố định lại giảm.
Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ ở năm 2005 giảm 228,0 triệu đồng tỷ lệ 43,6% so với năm 2004 là do Công ty trong năm đã giảm được khoản vật liệu, văn phòng phẩm, dụng cụ chuyên dụng trong xây dựng và lắp đặt, giảm được chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác giao dịch.
Chi phí nhân viên quản lý giảm 6,9% do Công ty đã bố trí chặt chẽ lại công tác tổ chức ở các phòng ban, thực hiện chế độ làm việc 40h/1 tuần, theo ca kíp. Bộ máy của công ty đã 1 mặt được điều chỉnh và có phần tinh giảm, linh hoạt hơn trước.
Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm bỏi các phòng ban không được trang bị mới hệ thống máy vi tính như những năm trước nên khấu hao không đáng kể. Mặt khác các đồ dùng cố định như bàn, ghế, tủ tài liệu cũng không đổi mới, vì thế chi phí này đã giảm ở năm 2005 là 185,0 triệu đồng, tỷ lệ giảm 17,3%.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: : Các chi phí về thuế, lệ phí, lãi vay tăng 110,0 tiệu đồng. Chi phí cho hội nghị, tiếp khách, công tác giao dịch tăng 280,0 triệu đồng. Bên cạnh đó khoản chi phí mua ngoài ở Công ty bao gồm nhiều khoản, trong đó chủ yếu là chi phí tiền điện, nước, điện thoại dùng phục vụ sản xuất và bộ phận quản lý ở Công ty tăng 402 triệu đồng, các khoản chi phí này đang còn lãng phí và bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm.
Chương ii: Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chí phí kinh doanh tại công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội
1. Đánh giá về ưu nhược điểm và những nguyên nhân tồn tại ở Công ty:
* ưu điểm:
- Thứ nhất trước hết phải nói đến nỗ lực phấn đấu trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong doanh thu. Đặc biệt đã tạo niềm tin cho Tổng công ty và khách hàng, điều đó sẽ giúp cho Công ty thời gian tới thuận lợi hơn trong việc huy động vốn về ký kết hợp đồng. Đồng thời cũng chứng tỏ Công ty đã tự chủ trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là hướng đầu tư cho sản phẩm cơ khí nông nghiệp tỏ ra có hiệu quả.
- Thứ hai với định hướng đầu tư theo chiều sâu, cải thiện dần năng lực sản xuất cũng là hướng đi đúng đắn, tuy chưa phát huy hiệu quả trong năm vừa qua nhưng là điểm tựa để nâng cao lợi nhuận những năm tới. Đồng thời với tình hình quản lý vốn như trên chứng tỏ Công ty đã có nhiều đổi mới tích cực trong quản lý và sử dụng vốn.
Bên cạnh những ưu điểm trong năm 2005 Công ty cũng còn một số nhược điểm cần khắc phục.
* nhược điểm:
những bất cập trong quá trình sản xuất bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được làm chi phí sản xuất của Công ty tăng cao, và lãng phí lớn làm cho giá thành sản phẩm lớn. Đặc biệt trong quản lý chi phí nguyên vật liệu là nguyên nhân chính làm lợi nhuận của Công ty chưa tương xứng với tiềm lực của mình.
2. Phướng hướng phát triển của công ty trong năm 2006
Với đà thắng lợi mà công ty đã đạt được năm qua, để ngày càng củng cố chỗ đứng trên thị trường và cải tổ tình hình sản xuất của Công ty và nâng cao giá trị nhằm chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá. Căn cứ nghị quyết đảng uỷ Công ty họp lần thứ 3 tháng 12 năm 2005, căn cứ vào định hướng của Tổng Công Ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi đến 2010, căn cứ nhu cầu thị trường, công ty dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh 2006
Năm 2006, sản xuất, kinh doanh của công ty có những khó khăn, thuận lợi chính như sau:
Khó khăn:
- Giá vật tư các loại tăng đột biến như: sắt, thép, nhựa.. ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động kinh tế và triển khai công tác sản xuất kinh doanh
- Các xí nghiệp mới sáp nhập về công ty còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5421.doc