Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam (Vietnam Opentour)

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1. KINH DOANH DU LỊCH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH 4

1.1.1. Khái niệm du lịch 4

1.1.2. Bản chất của kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành 6

1.1.3. Sản phẩm của công ty lữ hành 9

1.1.4. Các loại công ty lữ hành 11

1.2. GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 12

1.2.1. Khái niệm về giá trong kinh doanh lữ hành 12

1.2.2. Chính sách giá trong kinh doanh lữ hành 14

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CHÍNH SÁCH GIÁ 19

1.3.1. Các yếu tố bên trong công ty 20

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài 22

1.4. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 23

1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trong kinh doanh lữ hành 23

1.4.2. Các phương pháp xác định giá trong công ty lữ hành. 23

1.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 27

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM 27

2.1.1. Sự hình thành và phát triển 27

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 29

2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và phạm vi hoạt động của công ty 33

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 35

2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 35

2.2.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Vietnam Opentour trong hai năm 2004-2005 37

2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành 43

2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 45

2.3.1. Các nhân tố cấu thành giá 45

2.3.2. Tình hình thực tế về giá của du lịch lữ hành trong công ty Du lịch Vietnam Opentour 47

2.3.3. Đánh giá chung về mức giá của du lịch lữ hành ở công ty Du lịch Vietnam Opentour 50

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY VIETNAM OPENTOUR 51

2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý giá 51

2.4.2. Thị trường mục tiêu của công ty 52

2.4.4. Ưu và nhược điểm trong chính sách giá của công ty 55

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM 57

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG 57

3.1.1. Mục tiêu 57

3.1.2. Phương hướng 58

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY 63

3.2.1. Hoạch định chiến lược hoàn thiện chính sách giá 63

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách giá cho sản phẩm mới 64

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách giá phân biệt 66

3.2.4. Giải pháp cho hoàn thiện chính sách giá tại thời điểm trái vụ 68

3.2.5. Xây dựng chính sách giá định giá linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế 68

3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam (Vietnam Opentour), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với khách chưa thực sự mềm dẻo. Bộ phận thị trường của công ty còn quá ít chỉ có hai người nên kỹ năng khai thác thị trường chưa sâu. Hàng năm công ty có tổ chức cộng tác viên theo mùa vụ nhưng công tác tuyển dụng chỉ tiến hành đại khái. Công tác đào tạo nhân viên mới hầu như còn bị bỏ qua. Đặc biệt là đối với sinh viên thực tập tại công ty chưa được quan tâm. Bên cạnh đó là chế độ đãi ngộ đối nhân viên trong công ty chưa thực sự tốt. Từ đó có thể thấy rằng để làm việc có hiệu quả hơn thì chính sách về nhân sự của công ty thật sự phải xem xét lại để phát huy có hiệu quả đội ngũ lao động của công ty đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ góp phần nâng cao vị thế hoạt động của công ty xứng đáng với danh hiệu mà công ty đã đạt được “Dịch vụ lữ hành được hài lũng nhất Việt Nam năm 2004”. · Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Căn cứ vào quy mụ của cụng ty, tớnh chất cụng việc, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, công ty du lịch Vietnam Opentour được tổ chức theo mô hỡnh sau: Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietnam Opentour · Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình trực tuyến chức năng, do đó chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: - Ban giám đốc: + Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền ra quyết định ra quyết định về tất cả hoạt động kinh doanh của công ty mình. + Phó giám đốc: là người dưới quyền giám đốc, có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc để đạt được kết quả kinh doanh tôt nhất. Và có quyền giám sát hoạt động của nhân viên trong công ty và giải quyết các công việc do giám đốc uỷ quyền. - Bộ phận tổng hợp: + Phòng tài chính kế toán: Bộ phận này có trách nhiệm giúp giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty, góp Phòng tổ chức hành chính: phòng này có nghĩa vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động trong công ty. Tiến hành khen thưởng hay kỷ luật nhân viên, đào tạo đội ngũ lao động trong công ty, xây dựng chế độ tiền lương trong công ty, chính sách thay thế lao động trong công ty,đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình. - Bộ phận nghiệp vụ du lịch: + Phòng Marketing: đây là bộ phận rất quan trọng của công ty. Phòng marketing có trách nhiệm nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế để từ đó xây dựng chương trình du lịch, xây dựng giá. Đồng thời từ việc tìm hiều khách hàng sẽ có chính sách quảng cáo phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doach của công ty. Thực hiện phối hợp với phòng điều hành tiến hành ký kết hợp đồng với các hãng lữ hành trong nước và nước ngoài, phối hợp với các bộ phận có liên quan tiến hành theo dõi quá trình thanh toán và thực hiện hợp đồng với khách du lịch. + Phòng điều hành: là bộ phận đảm đương trách nhiệm xây dựng các chương trình du lịch với sự hỗ trợ của phòng marketing, xây dựng giá tour, và thực hiện thực hiện chương trình. Phòng này còn cùng với phòng kế toán thực hiện thanh toán giúp khách và cung cáp các sản phẩm theo yêu cầu của khách. + Phòng hướng dẫn: có chức năng tổ chức và điều động hướng dẫn thực hiện các chương trình du lịch đã ký kết với khách. Đồng thời tiến hành các hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. - Bộ phận hỗ trợ và phát triển: Bộ phận này có vai trò hỗ trợ hoạt động của công ty đặc biệt là trong việc thực hiện chương trình du lịch, đồng thời vừa góp phần vào việc mở rộng hoạt động hoạt động kinh doanh của Việt Nam Opentour. 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và phạm vi hoạt động của công ty · Các lĩnh vực kinh doanh của công ty - Kinh doanh lữ hành: Vietnam Opentour là đơn vị tổ chức lữ hành chuyên nghiệp nội địa và quốc tế tại Việt Nam( GPLHQT:0080/TCDL) đã tổ chức được hơn 45 tour du lịch nội địa và hơn 40 tour du lịch quốc tế và giành được khá nhiều thành công. Ngoài ra còn có các tour du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề… giành cho khách quốc tế, có thể nói đây là các tour du lịch giành được kết quả rất tốt và là tour du lịch truyền thống của công ty. - Kinh doanh vận chuyển: Đội xe của công ty cung cấp đủ các chủng loại xe từ 4 đến 45 chỗ ngồi với chất lượng xe tốt và mới nhất. Hiện nay công ty có 7 xe ô tô mang tên Vietnam Opentour vừa để phục vụ khách vừa đề phục khách du lịch trong công ty và vừa để cho thuê ngoài. Đây cũng là một trong yếu tố giúp công ty có giá thành tour rẻ hơn các công ty khác trên địa bàn Hà Nội vì đã tự túc được xe chở khách. Các dịch vụ bao gồm: + Cho thuê xe theo chuyến đáp ứng nhu cầu tham quan, làm việc, công tác, đám cưới, đưa đón sân bay, hội nghị hội thảo…. + Cho thuê xe theo hợp đồng dài hạn, hợp đồng theo tháng theo quý theo năm…cho các văn phòng công sở có nhu cầu đưa đón cán bộ nhân viên. + Cho thuê xe Matiz tự lái đời mới, thủ tục đơn giản. + Tổ chức bán vé xe Bus 45 chỗ điều hoà đời mới hành trình xuyên Việt. + Bán vé cho khách lẻ từ Hà Nội đi cầu treo- V iên chăn (Lào), Lao Bảo-savanakhet (Lào), từ TP Hồ Chí Minh đi Mộc Bài- Pnômpênh (Campuchia). - Kinh doanh thương mại điện tử và quảng cáo sản phẩm: + Xây dựng và hỗ trợ thiết kế, quản cáo website cho các doanh nghiệp du lịch. + Đặt phòng khách sạn và thông tin về các dịch vụ Du Lịch trong và ngoài nước qua mạng đặc biệt thông tin chi tiết về phòng khách sạn, vé tàu, thuê xe du lịch tại nước ngoài. + Tìm kiếm các đối tác kết hợp kinh doanh, mời khảo sát tham quan tại nước ngoài. + Nhận thiết kế các sản phẩm quản cáo, quản cáo chất lượng cao và xây dựng các Pano quảng cáo ngoài trời. - Tổ chức hội nghị hội thảo: Nhận phục vụ trọn gói hoặc từng phần các công đoạn; đưa đón, lấy vida tại sân bay, phục vụ phòng khách sạn: phòng họp, hội thảo… - Kinh doanh dịch vụ du lịch: + Đại lý bán vé máy bay: Việt nam Airline và Pacific Airline, Cathay Pacific Airline, Lao Pacific Airline… tư vấn đường bay giá rẻ, kiểm tra giữ chỗ trên mạng, xuất vé tại văn phòng và giao vé theo yêu cầu. + Đại lý vé tàu cao tốc: Hải Phòng – Móng cái và Hạ Long – Trà Cổ. + Đặt vé qua điện thoại, giao vé tại văn phòng. Dịch vụ mua vé tàu liên vận quốc tế: Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc… Tổ chức dịch vụ visa: Hỗ trợ làm hộ chiếu visa. Tư vấn làm thủ tục pháp lý về xin cấp visa, du học, xuất khẩu lao động. - Dịch vụ khác: Chuyển bưu phẩm, bưu kiến, chuyển tiền nhanh… · Phạm vi hoạt động của công ty Phạm vi hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty tương đối rộng gồm cả lữ hành quốc tế nhận khách và gửi khách. Ở trong nước công ty có quan hệ hợp tác với hơn 25 hãng lữ hành và hàng trăm đại lý lữ hành trên toàn quốc. Đây là cơ hội rất tốt để Opentour tổ chức các chương trình du lịch tại Việt Nam cho khách nước ngoài và chương trình du lịch đI ra nước ngoài cho khách ở trong nước. Đối với thị trường du lịch quốc tế công ty có mối quan hệ với các hãng lữ hành như: Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, hãng lữ hành Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia, Pháp,... . Có thể thấy phạm vi hoạt động của công ty là khá lớn là thị trường Đông Nam Á, song vẫn hạn hẹp ở thị trường du lịch Tây Âu và Bắc Mỹ mặc dù đây là thị trường mang lại nguồn thu rất lớn cho công ty nói riêng và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Có thể nói nỗ lực của công ty trong thời gian tới là vươn tới thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ mà đặc biệt là thị trường khách Nhật Bản và Hàn Quốc đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam hiện nay. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004 – 2005 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 So sánh 2004/2005 +/- % 1. Tổng doanh thu 1000 đ 12.395.755 13.969.285 1.573.530 12,69 - Doanh thu LHQT 1000 đ 10.476.114 12.155.045 1.678.931 16,03 Tỷ trọng % 84,51 87,01 2,5 - Doanh thu LHNĐ 1000 đ 557.439 575.384 17.945 3,22 Tỷ trọng % 4,5 4,12 -0,38 - Doanh thu bán vé máy bay 1000 đ 1.251.308 1.114.856 -136.452 -10,9 Tỷ trọng % 10,09 8 -2,09 - Doanh thu dịch vụ du lịch 1000 đ 110.894 124.000 13.106 11,82 Tỷ trọng % 0,9 0,87 -0,03 2. Tổng chi phí 1000 đ 10.590.933 11.893.045 1.302.112 12,29 Tỷ suất chi phí % 85,44 85,14 -0,3 3. Nộp ngân sách NN 1000 đ 1.091.721 1.247.235 115.514 14,24 4. Tổng lợi nhuận 1000 đ 713.101 829.005 115.904 16,25 Tỷ suất lợi nhuận % 5,75 5,93 0,18 5. Tổng lao động Người 50 50 0 6. Tổng quỹ lương 1000 đ 409.662 437.425 28.763 7,04 7. Lương bình quân 1000 đ 820 920 100 12,2 Mặc dù có những sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của tất cả các lĩnh vực nói chung và nghành du lịch nói riêng như dịch Sars, dịch cúm gia cầm H5N1… đã làm cho ngành du lịch nước ta có nhiều biến đổi, trong đó có cả công ty Vietnam Opentour. Mặc dù kểt quả đạt được vẫn tăng so với năm trước nhưng chưa đạt được mức tăng của kế hoạch đề ra. - Về tổng doanh thu : năm 2005 so với năm 2004, tổng doanh thu tăng 12,69% ứng với 1.573.530.000đ, trong đó: + Doanh thu lữ hành quốc tế năm 2005 so với năm 2004 tăng 16,03% ứng với 1.678.931.000đ, tỷ trọng doanh thu lữ hành quốc tế tăng 2,5%. + Doanh thu lữ hành nội địa năm 2005 tăng 17.945.000đ so với năm 2004 ứng với 3,22% , tuy nhiên tỷ trọng doanh thu lữ hành nội địa giảm 0,38%. + Doanh thu bán vé máy bay năm 2005 giảm 136.452.000đ ứng với 10,9% so với năm 2004, tỷ trọng doanh thu bán vé máy bay giảm 2,09%. + Năm 2005 so với năm 2004, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 13.106.000đ ứng với 11,82%, tỷ trọng doanh thu dịch vụ du lịch giảm không đáng kể 0,03%. - Tổng chi phí năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.302.112.000đ ứng với 12,29%, tỷ suất chi phí giảm 0,3%. - Nộp ngân sách nhà nước năm 2005 so với năm 2004 tăng 155.514.000đ ứng với 14,24% . - Tổng lợi nhuận năm 2005 tăng 115.904.000đ so với năm 2004 ứng với 16,25%, tỷ suất lợi nhuận tăng 0,18%. - Tổng quỹ lương năm 2005 so với năm 2004 tăng 28.763.000đ ứng với 7,04%. -Tiền lương bình quân/người/tháng tăng 100.000đ ứng với 12,2%. Nói chung tình hình kết quả kinh doanh của doanh thu trong 2 năm qua khá ổn định và có xu hướng ngày càng phát triển năm sau cao hơn năm trước, mức tăng doanh thu khá mạnh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy vậy công ty cũng cần phải cố gắng nhiều trong năm 2006 và trong những năm tới vì trong tương lai cơ hội kinh doanh du lịch rất thuận lợi. Để đạt được nhưng kết quả tốt trong những năm tới công ty cần phải có nhiều giải pháp để thu hút khách hàng đến với công ty nhiều hơn. 2.2.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Vietnam Opentour trong hai năm 2004-2005 Bảng 5: Bảng tổng kết tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Vietnam Opentour trong 2 năm 2004 – 2005 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 So sánh 2004/2005 +/- % 1. Tổng số khách Lượt 14.988 16.112 1.124 7,5 - Khách quốc tế đi Lượt 670 710 40 5,97 Tỷ trọng % 4,47 4,4 -0,07 - Khách quốc tế đến Lượt 14.318 15.402 1.084 14,56 Tỷ trọng % 95,53 95,6 0,07 2. Tổng doanh thu 1000 đ 10.476.114 12.155.045 1.678.931 16,03 - Doanh thu lữ hành gửi khách 1000 đ 1.961.521 28512.310 850.789 43,37 Tỷ trọng % 18,72 23,4 4,42 - Doanh thu lữ hành nhận khách 1000 đ 8.514.593 9.342.735 828.142 9,73 Tỷ trọng % 81,28 76,86 -4,42 3. Tổng chi phí 1000 đ 8.904.697 10.469.140 1.564.443 17,57 Tỷ suất % 85 86,13 1,13 4. Nộp ngân sách NN 1000 đ 892.792 978.409 85.617 9,6 5. Tổng lợi nhuận 1000 đ 678.625 707.496 28.871 4,25 Tỷ suất % 6,48 5,82 -0,06 (Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty) Xem trên bảng tổng kết tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty ta thấy: - Tổng số khách năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.124 lượt khách ứng với 7.5%. Mặc dù khách có những sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến việc kinh doanh du lịch rên toàn thế giới song lượng khách đến với công ty vẫn tăng. Điều này cho thấy công tác Marketing của công ty hoạt động có hiệu quả và uy tín của công ty đã được khẳng định chắc chắn trên thị trường. - Tổng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,25% ứng với 28.817.000đ và tỷ suất lợi nhuận giảm 0,66%. Như vậy doanh thu và chi phí của năm 2005 so với năm 2004 là không được tốt. Lợi nhuận tăng nhưng tăng ít và tỷ suất lợi nhuận về doanh thu giảm là do các nguyên nhân sau: - Tổng doanh thu năm 2005 so với năm2004 tăng 1.678.931.000đ ứng với 16,03%. - Tổng chi phí tăng 1.564.443.000đ năm 2005 so với năm 2004 ứng với 17,57%, tỷ suất chi phí tăng 1,13%. - Nộp ngân sách nhà nước năm 2005 tăng 85.617.000đ ứng với 9,6% so với năm 2004. - Tuy công ty có lợi nhuận tăng nhưng mức tăng còn chậm, do chi phí năm 2005 so với năm 2004 tăng nhanh hơn doanh thu làm tỷ suất lợi nhuận . Điều này không tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty nếu cứ kéo dài. Do các sự kiện cuối năm 2004, đầu năm 2005 lượng khách đến với công ty tăng không mạnh. Để thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu của công ty thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách, kinh doanh lữ hành gửi khách của công ty như sau: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách: Hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty phần lớn là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách, công ty nghiên cứu thị trường , sau đó xây dựng chương trình du lịch tham quan Trung Quốc, Hồng Kông, Thai Lan, Malaysia, Singapore, … tổ chức bán và thực hiện các chương trình này cho khách du lịch là người Việt Nam , người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch c#c nước đã. Bảng 6: Kết quả kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách năm 2004- 2005 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 So sánh 2004/2005 +/- % 1. Tổng số khách Lượt 670 710 40 5,97 2. Độ dài tour bình quân Ngày 5,2 6,8 1,6 3. Tổng doanh thu 1000đ 1.961.521 2.812.310 850.789 43,37 - Doanh thu bình quân/ khách 1000đ 2.928 3.961 1.033 35,28 - Doanh thu bình quân/ngày/khách 1000đ 563,1 582,5 19,4 3,45 4.Tổng chi phí 1000đ 1.675.923 2.415.774 740.176 44,17 5. Tổng lợi nhuận 1000đ 285.598 396.536 110.938 28,77 (Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách) Xem trên ta thấy: So với năm 2004, doanh thu năm 2005 tăng 43,37% ứng với 850.789.000đ, doanh thu bình quân/khách và doanh thu bình quân/ ngày. Có được kết quả trên là do tour du lịch kéo dài hơn so với trước, đây sẽ là triển vọng tốt cho công ty trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của dịch Sars, cúm gia cầm, hiện tượng sóng thần … nên lượng khách nội địa đi du lịch ra nước ngoài có tốc độ gia tăng giảm hơn trước. Năm 2005 lượng khách đi du lịch quốc tế chỉ tăng 40 lượt khách so với năm 2004. Lượng khách tăng nhưng còn khiêm tốn, tuy nhiên nó góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của công ty, góp phần phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đời sống của nhân dân ngày càng được gia tăng, vì thế nhu cầu đi du lịch của nhân càng gia tăng mà không chỉ du lịch trong nước mà bao gồm cả du lịch nước ngoài. Thêm vào đó là sự đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh ra nước ngoài mà cụ thể là các nước trong khối ASEAN, nước bạn Trung Quốc là yếu tố thuận lợi để công ty tổ chức các tour du lịch cho khách ra nước ngoài. Ngoài ra là nỗ lực quảng cáo của các nước bạn về du lịch làm cho người Việt Nam tò mò muốn khám phá cái mới, cái lạ. Đó thực sự là cơ hội lới cho công ty trong kinh doanh trong thời gian tới. Bảng 7: Các chương trình quốc tế gửi khách Đơn vị tính: USD STT Lịch trình Giá/khách Ngày khởi Hành 1 Lào Cai – Côn Minh – Thạch Lâm (7N) 189 15 – 18 2 Bắc Kinh – Thượng Hải(6N) 552 14 – 21- 28 3 BangKok – Pattaya ( 5N) 256 5 – 10 –25 4 Singapore (4N) 352 9 – 16 5 Malaysia – Singapore (7N) 462 23 – 25 6 HN – Hồng Kông – Ma cao – Thâm Quyến – Quảng Châu – HN 652 28 7 HN – Bắc Kinh – Thượng Hải – Tô Châu – Hàng Châu – HN 618 19 – 28 • Hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách: Hoạt động chính của công ty Việt Nam opentour về mảng kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách là việc tổ chức bán và thực hiện chương trình du lịch cho khách quốc tế vào Việt Nam. Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách năm 2004- 2005 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 So sánh 2004/2005 +/- % 1. Tổng số khách Lượt 14.318 15.402 1.084 7,57 2. Tổng doanh thu 1000đ 8.514.593 9.342.735 828.142 9,73 Doanh thu bình quân/ Khách 1000đ 595 570 -25 -4,2 3. Tổng chi phí 1000đ 8.121.566 9.031.775 910.209 11,21 4. Tổng lợi nhuận 1000đ 393.027 310.960 -82.067 20,88 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách) Xem kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách trên bảng số 8 ta thấy : Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách năm 2005 giảm 82.067.000 đ ứng với 20,88% so với năm 2004. Nguyên nhân là do: Tổng doanh thu năm 2005 tăng 828.142.000 đ so với năm 2004 ứng với 9,73 %, doanh thu bình quân / khách giảm 25.000 đ ứng với 4,2 % Tổng chi phí năm 2005 so với năm 2004 tăng 910.209.000 đ ứng với 11,21% Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty giảm . Mặt khác, tuy số lượng khách năm 2005 tăng 1.084 lượt khách ứng với 7,57 % so với năm 2004 nhưng do các doanh nghiệp trên địa bàn giảm giá hàng loạt để thu hút khách làm cho công ty cũng phải hạ giá theo. Ở hoạt động kinh doanh này công ty đang bội chi vì phải quảng cáo nhiều để thu hút khách vì vừa có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. Bảng 9: Cơ Cấu nguồn khách của công ty Loại khách Đơn vị tính Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 So sánh 2004/2005 +/- % ASEAN Lượt 5020 5460 440 8,76 Trung Quốc Lượt 3920 4049 170 4,34 Pháp Lượt 2320 3130 810 34,9 Tây Ban Nha Lượt 1488 1280 -208 -14 Khách khác Lượt 1570 1442 -128 -8,15 Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách là hoạt động chính của công ty đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Trong chiến lược kinh doanh doanh của mình công nhằm vào thị trường khách truyền thống của mình là khách Pháp. Đây được coi là thị trường khách khách quen thuộc của Opentour trong lĩnh vực nhận khách. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 810 lượt khách tương ứng với 34,9%. Đây có thể coi là cơ hội kinh doanh trong năm tới vai Việt Nam được xác định là điểm đến an toàn trong thời gian tới. Ngoài ra thị trường truyền thống của công ty còn là thị trường khối ASEAN, Trung Quốc và Tây Ban Nha. So với năm 2004, lượng khách Trung Quốc đến với công ty năm 2005 tăng 170 lượt khách ứng với 4,34 %. Lượng khách trong khối khu vực ASEAN năm 2005 so với năm 2004 tăng 440 lượt khách ứng với 8,76 %. Tuy nhiên lượng khách Tây Ban Nha năm 2005 giảm 208 lượt khách ứng với 14% so với năm 2004. Năm 2005, lượng khách đến từ các nước khác như Ixaren, Hàn Quốc, Austrania… giảm 128 lượt khách ứng với 8,15% so với năm 2004. Kết quả trên cho thấy cả thành công cũng như hạn chế của công ty. Điều quan trọng hiện nay của Opentour là phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tạo nét khác biệt cho sản phẩm của mình, để từ đó thu hut khách du lịch đến với công ty. Xây dựng các tour mới lạ với giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng để thu hút khách. Cụ thể dưới đây là các tour du lịch giành cho thị trường lữ hành quốc tế nhận khách mới nhất của công ty: HẠ LONG – CÁT BÀ: 350.000 Đ/K (3N/2Đ) QUAN LẠN: 390.000 Đ/K (2N/1Đ) DU LỊCH SA PA: 890.000 Đ/K (2N/3Đ) HẠ LONG –TRÀ CỔ 590.000 Đ/K (4N/3Đ) VỊNH HẠ LONG: 240.000 Đ/K (2N/1Đ) HẠ LONG – TUẦN CHÂU: 350.000 Đ/K (2N/1Đ) CHÙA HƯƠNG: 150.000 Đ/K HOA LƯ – TAM CỐC: 160.000 Đ/K PHONG NHA – NHẬT LỆ: 690.000 Đ/K (3N/3Đ) HUẾ: 890.000 Đ/K (4N/4K) HUẾ – HỘI AN: 1.050.000 Đ/K (5N/5Đ) 2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Nhìn vào kết quả đạt đựơc của công ty trong các bảng trên cho thấy công ty đạt kết quả rất đáng tự hào. Theo đánh giá của các công ty bạn, Vietnam Opentour là một trong công ty Trách nhiệm hữu hạn(TNHH) hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh các tour du lịch Mở. Hiện nay trên thị trường du lịch, đặc biệt là thị trường du lịch Hà Nội cái tên Open tour có lẽ đã rất quen thuộc với các du khách. Thực chất đây là các chương trình du lịch được xây dựng trên cơ sở các tuyến điểm du lịch đã khảo sát và được tổ chức phục vụ mọi đối tượng khách với số lượng khách bất kỳ. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, công ty đã rất thành công trong mấy năm hoạt động. Trong đó hoạt động thành công nhất đó là thị trường khách inbound, đặc biệt là thị trường nhận khách. Chủ yếu là khách Tây Ba lô, họ đặt vé tại các đại lý lữ hành của công ty. Phải kể đến hiện nay là số lượng khách Việt Kiều hành hương về thăm quê. Đối với thị trường này khách du lịch ưa thích nhất là các tuor du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), và các tour thăm Chùa Hương vào mùa lễ hội, hiện nay hàng ngày công ty tổ chức các tuor này để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Công ty rất quan tâm đến các dịch vụ tại các điểm tham quan theo nhu cầu của khách (thông qua phiếu nhận xét của khách tại công ty), từ đó có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách. Hiện nay tất cả Hướng dẫn viên khi dẫn đoàn bắt buộc phải phát postcart cho khách gồm hai ảnh về danh lam phong cảnh của Việt Nam. Nhờ vào việc làm hài lòng khách hàng mà doanh thu của công thu vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù năm vừa qua có rất nhiều công ty bạn gặp phải khó khăn trong việc thu hút khách đến với công ty. Bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được, công ty cũng gặp phải vấn đề khó khăn, những mặt chưa tốt. Chẳng hạn như ngày càng nhiều đối thủ trên thị trường khi ngày càng nhiều xuất hiện công ty cũng có tên Open tour như công ty. Tất cả đội ngũ của công ty còn rất trẻ, năng động đội ngũ hướng dẫn viên đông, với nhiều loại ngôn ngữ song thiếu kinh nghiệm gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng tour của công ty. Cùng với với hạn chế của công ty là mảng khinh doanh lữ hành nội địa chưa được phát triển, doanh thu hàng năm từ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa rất thấp, phần do công ty chỉ chú trọng đến khách du lịch từ thị trường inbuond. Còn thị trường khách quốc tế thì mảng outbuond vẫn còn kém, cho thấy công ty cần cố gắng hơn trong việc tổ chức tour du lịch trogn cũng như ngoài nứơc. Hiện công ty cũng đã xây dựng các tour du lịch outbound nhưng hầu như không có khách. Tuy vậy cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu đi du lịch của dân cư ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty cần quan tâm xem xét đến thị trường khách nội địa này. 2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY DU LỊCH MỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Các nhân tố cấu thành giá - Thị trường du lịch quốc tế: + Vận động của cầu du lịch: Du lịch thế giới hiện đang phát triển với tốc độ nhanh và đầy triển vọng. Vì sau chiến tranh thế giới lần hai, khoa học phát triển mạnh, mức sống của người dân ngày càng tăng. Mặt khác do hiện tượng ô nhiễm môi trường và làm việc căng thẳng con người có nhu cầu đi du lịch để thư giãn. Cùng với nó là sự phát triển của phương tiện giao thông vận tải con người đi lại dễ dàng hơn. Do vậy nhu cầu đi du lịch tất yếu sẽ tăng, trong đó ở các nước phát triển thì nhu cầu lại càng cao, con người muốn vui chơi, chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh để quên đi mệt mỏi ngày thường. Và Việt Nam là một điểm đến thú vị đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một đông. Cả năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt người, tăng 20,5% so với năm 2003. Theo thị trường: Thị trường Lượt khách So cùng kỳ 2003 Trung Quốc 778.431 Tăng 12,3% Mỹ 272.473 Tăng 24,5% Nhật Bản 267.210 Tăng 27,5% Đài Loan 256.906 Tăng 23,4% Hàn Quốc 232.995 Tăng 79,1% Úc 128.661 Tăng 37,9% Pháp 104.025 Tăng 19,9% Campuchia 90.838 Tăng 11,2% Anh 71.016 Tăng 12,1% Đức 56.561 Tăng 26,8% Các thị trường khác 668.760 - Theo mục đích chuyến đi: Mục đích Lượt khách So cùng kỳ 2003 Du lịch, nghỉ ngơi 1.583.985 Tăng 27,9% Công việc 521.666 Tăng 11,4% Thăm thân nhân 467.404 Tăng 19,2% Mục đích khác 354.821 Tăng 7,4% ( Nguồn: Tổng cục thống kê) Từ trên cho thấy nhu cầu khách du lịch vào Việt Nam trong năm vừa qua chủ yếu là thị trường khách Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Xu thế nguồn khách chuyển dần sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Và nhu cầu với mục đích nghỉ ngơi và giải trí là chủ yếu, họ thường yêu thích các chương trình mở hơn là tour sẵn có. Và đây thật sự là cơ hội cho công ty phát triển trong thời gian tới. - Xu hướng phát triển của cung: Do sự canh tranh gay gắt về việc thu hút nguồn khách và chất lượng phục vụ nên các công ty tìm cách đa dạng sản phẩm và chắt lượng, vì họ coi đây là lợi thế cạnh tranh. Đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0053.doc
Tài liệu liên quan