Bộ phận kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh:Bộ phận này thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh theo phân cấp trên địa bàn toàn huyện. Bộ phận này do 1 cán bộ phụ trách và một phó trưởng phòng phụ trách.
Bộ phận quản lý ngân sách huyện, quản lý công sản và các CT mục tiêu quốc gia: Bộ phận này là bộ phận tổng hợp về quản lý tài chính, ngân sách, công sản toàn huyện, đồng thời trực tiếp theo dõi phần ngân sách huyện, dự toán, quyết toán chi ngân sách các đơn vị dự toán trực tiếp huyện quản lý (các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị xã hội huyện, đơn vị sự nghiệp toàn huyện) và các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc huyện quản lý. Bộ phận này do 2 cán bộ phụ trách.
Bộ phận quản lý ngân sách xã: Quản lý toàn bộ về tài chính - ngân sách, tài sản công các xã và thị trấn. Bộ phận này do 2 cán bộ phụ trách.
Bộ phận hành chính - văn phòng: 2 người, gồm: 1 kế toán, một lái xe, thủ quỹ do cán bộ nghiệp vụ kiêm nhiệm.
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền huyện - cấp chính quyền cơ sở, đồng thời là một công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
Cho nên chính quyền huyện muốn thực thi hiệu quả được những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước giao cho, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần có một ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện trong đổi mới công tác quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm.
Xuất phát từ vấn đề này em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hiện nay.” Đơn vị thực tập là Phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn Tỉnh Lạng Sơn, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phan Thị Hạnh và sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính kế hoạch huyện.
chương i
tổng quan về huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn và phòng tài chính kế hoạch huyện
Một số nét kháI quát về huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn
Vị trí địa lý và hành chính
Bắc Sơn là huyện miền núi vùng cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, có đường quốc lộ 1B đi qua, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 85 km, cách thành phố Thái Nguyên 75 km. Tổng diện tích tự nhiên 69.999,95ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp và khả năng lâm nghiệp chiếm 3/4 tổng tiện tích; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp 33.125,3 ha, chiếm 48,5%; đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 11.459,7 ha, chiếm 16,4%; đất nuôI trồng thuỷ sản 98,85 ha, chiếm 0,11%; đất phi nông nghiệp 1.630 ha chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng 22.980,4ha, chiếm 32,8%.
Toàn huyện có 19 xã và một thị trấn, gồm 224 thôn bản; trong đó có 3 xã và thị trấn thuộc khu vực vùng I, có 13 xã vùng II, và 3 xã thuộc vùng III ; trong đó toàn huyện hiện nay có 6 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; dân số hiện nay là 66.546 người, gồm 14,044 hộ; dân số sống ở nông thôn chiém 93,7%, dan số sống ở khu vực thị trấn, thị tứ chiém 6,3%. Huyện Bắc Sơn có 5 dân tộc chính, dân tộc tày chiếm 65,55%, dân tộc dao chiếm 10,92%, dân tộc Nùng chiếm 8,34%, dân tộc Mông và dân tộc khác chiếm 0,48%.
1.1.2 Kinh tế
Bắc Sơn là huyện miền núi, nền kinh tế của huyện cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện miền núi khác của các tỉnh miền núi phía bắc. Nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; các ngành công nghiẹp xây dựng, thương mại dịch vụ còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất nhỏ bé chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Nền kinh tế mới có bước phát triển nhanh và ổn định trong khoảng 8 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân hàng năm thời kỳ thời kỳ 2000- 2005 là 9,46%; năm 2007 là 10,21%, trong đó ngành Nông-Lâm nghiệp tăng 5,7%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,5%, thương mại- dịch vụ tăng 21,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, hướng đẩy mạnh CNH,HĐH, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 72,84% năm 2001 xuống còn 62,99% năm 2007, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 7,1% năm 2001 lên 9,01% năm 2007; Thương mại - dịch vụ chiếm từ 20,06% năm 2001 lên 28,0% năm 2005.
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,9%; sản lượng lương thực có hạt năm 2001 đạt 22.598 tấn, đến năm 2007 đạt lên 31.026 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 343,3 kg/ người/ năm năm 2001 lên 466,2 kg/ người/năm năm 2007. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, tỷ trọng giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp ngày càng tăng. Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn, như vùng thuốc lá ( giá trị sản xuất hàng năm của cây thuốc lá khoảng 45 đến 55 tỷ đông), vùng hồi, vùng quýt ( giá trị sản xuất hàng năm khoảng 40 - 45 tỷ đồng). Trồng rừng mới hàng năm được thực hiện tốt, kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả, nên đã nâng độ che từ 28 % năm 1986 lên 45% năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 6,7 triệu đồng/người/năm.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm , đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bi, xe máy các loại, sản xuất vật liệu xây dựng các loại với quy mô ngày càng lớn, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 13,5%.
Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 18,3%/ năm, do vậy đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ( Điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối) và đầu phát triển được chú trọng, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 là 200 tỷ đồng.
Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cả 4 mùa. Phong trào làm đường bê tông xi măng nông thôn đang phát triển mạnh; 95% số xã có xã, thị trấn và 62% số hộ có điện lưới quốc gia; hệ thống các công trình thuỷ lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp tăng thêm năng lực tưới tiêu, nhiều công trình trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dan; không còn phòng học tranh tre nứa lá.
sự hình thành và phát triển của phòng tài chính kế hoạch huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn
* Địa chỉ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn: Tiểu khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
* Điện thoại: 025.837.226
* Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn, tiền thân của nó là Ban tài chính huyện, được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ 20; qua nhiều lần sáp nhật với các Phòng Kế hoạch và phòng thương nghiệp để đến năm 2001 đổi tên thành phòng kế hoạch - Tài chính - Thương mại huyện Bắc Sơn, cán bộ lúc đó có 18 người: đến năm 2006 đổi tên thành Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn.
chương ii
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng tài chính - kế hoạch huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn
2.1 Vị trí và chức năng của phòng tài chính kế hoạch.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, tài sản, giá cả; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính và Kế hoạch đầu tư.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện
Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách; đề ra các chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương hàng năm theo khung kế hoạch và hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Sở Kế hoạch đầu tư và của Sở Tài chính. Cụ thể:
2.2.1 Đối với công tác quản lý tài chính - ngân sách
- Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chinh sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn; xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương hàng năm theo hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.
- Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi NS cấp huyện và tổng hợp dự toán NS cấp xã, phương án phân bổ NS huyện trình UBND để trình HĐND huyện quyết định.
Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập quyết toán thu, chi NSNN trình UBND để trình HĐND phê chuẩn.
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện.
Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật .
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm quyết toán thu, chi NS xã; lập quyết toán thu, chi NS huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi NS cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi NS cấp huyện và quyết toán thu, chi NS cấp xã) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND huyện phê chuẩn.
Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan HCSN thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chinh.
- Quản lý nguồn kinh phí thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn và các nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo qui định của pháp luật.
- Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh; báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy đnhj của pháp luật, theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Đối với công tác kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh
- Trình Uỷ ban nhân dân huyện các Quyết định, Chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
- Trình Uỷ ban nhân dân huyện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Là đầu mối tổng hợp và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
- Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với uỷ ban nhân dân huyện và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế của phòng tài chính kế hoạch
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của Phòng tài chính - Kế hoạch
Bộ phận kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh:Bộ phận này thực hiện quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh theo phân cấp trên địa bàn toàn huyện. Bộ phận này do 1 cán bộ phụ trách và một phó trưởng phòng phụ trách.
Bộ phận quản lý ngân sách huyện, quản lý công sản và các CT mục tiêu quốc gia: Bộ phận này là bộ phận tổng hợp về quản lý tài chính, ngân sách, công sản toàn huyện, đồng thời trực tiếp theo dõi phần ngân sách huyện, dự toán, quyết toán chi ngân sách các đơn vị dự toán trực tiếp huyện quản lý (các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị xã hội huyện, đơn vị sự nghiệp toàn huyện) và các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia thuộc huyện quản lý. Bộ phận này do 2 cán bộ phụ trách.
Bộ phận quản lý ngân sách xã: Quản lý toàn bộ về tài chính - ngân sách, tài sản công các xã và thị trấn. Bộ phận này do 2 cán bộ phụ trách.
Bộ phận hành chính - văn phòng: 2 người, gồm: 1 kế toán, một lái xe, thủ quỹ do cán bộ nghiệp vụ kiêm nhiệm.
Bộ phận thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, quản lý Nhà nước về công tác giá cả: 1 cán bộ phụ trách.
2.3.2. Biên chế
Phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn có biên chế 11 người trong đó:
- Có 2 lãnh đạo phòng
+ Trưởng phòng: chịu trách nhệim trước UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. Trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách mảng ngân sách và tài sản công cấp huyện và các chương trình MTQG, công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, kỷ luật và bộ phận hành chính - văn phòng, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện phân công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và Sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cung cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
+ Một Phó trưởng phòng: là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan; Phó trưởng phòng trực tiếp phụ trách mảng ngân sách và tài sản công cấp xã, kiểm tra tài chính, bộ phận kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh, và công tác giá cả...
- Có 8 cán bộ nghiệp vụ (2 chuyên viên, 6 cán sự)
- Có 1 nhân viên lái xe, kiêm văn thư, tạp vụ...
Chương iii
một số nét về tình hình quản lý ngân sách huyện bắc sơn trong những năm gần đây
3.1 Về công tác thu ngân sách
Huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bước đưa công tác quản lý Tài chính vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán Ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, chưa có nghành kinh tế mũi nhọn nhưng huyện đã từng bước đưa công tác thu vào hoạt động có hiệu quả, có nề nếp.
Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện và Phòng Tài chính (Đây là ba đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành Ngân sách huyện ) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế hoạch theo kế hoạch Luật NSNN.
Công tác chấp hành Pháp lệnh Kế toán thống kê tương đối tốt, thường xuyên có sự hướng dẫn và kiểm tra của Phòng Tài chính -TM huyện đã xây dựng được đội ngũ, tổ chức cán bộ ngày càng kiện toàn. Các nhân viên không ngừng rèn luyện, học tập, tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác. Huyện đã tổ chức được các đợt sinh hoạt chính trị, đã tạo môi trường thuận lợi để cán bộ không ngừng lớn mạnh về đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên định. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, coi trọng công tác thi đua khen thưởng là một nội dung, một biện pháp hữu hiệu để tổ chức phong trào quần chúng trong toàn nghành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, nghành thực hiện dự toán Ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của huyện uỷ, HĐND huyện cũng như chỉ đạo của UBND về công tác quản lý thu, chi Ngân sách. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Chi cục Thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường thu, chống thất thu, dư đọng.
Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB được quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đôí với công trình. Nhiều công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng như: Trường học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hoá, Trụ sở và UB các xã, đường ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân. Nền kinh tế huyện Bắc Sơn quy mô còn nhỏ, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển. Nguồn thu ngân sách chủ yếu của huyện Bắc sơn chủ yếu thu rừ ngoài quốc doanh và thu khác ngân sách. Năm 2007 trong sổ bộ thuế do chi cục thuế huyện quản lý, toàn huyện có 889 hộ môn bài, trong đó:
- Các hộ kinh doanh cố định và kê khai : 388 hộ ( có 352 hộ kinh doanh cố địn và 23 hộ kê khai )
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và HTX: 13 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: 2 doanh nghiệp ( gồm chi nhánh công ty cổ phần Ngân Sơn- Nguyên liệu thuốc lá Bắc; và chi nhánh công ty cổ phần thương mại huyện Bắc sơn)
3.2 về công tác chi ngân sách
Hàng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị.
Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chửa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37296.doc