Lời nói đầu .
Chương 1: NSX và những vấn đề về NSX
1.1 Những vấn đề chung về NSX
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NSX.
1.1.2. Khái niệm,nội dung thu chi của NSX.
1.1.2.1. Khái niệm:
1.1.2.2. Nội dung thu chi của NSX.
1.1.2.2.1 Nguồn thu của Ngân Sách Xã.
1.1.2.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách Xã.
1.1.3.Vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước và trong việc phát triển kinh tế nông thôn hiện nay
1.2. Nội dung quản lý Ngân sách xã:
1.2.1. Lập dự toán Ngân sách xã:
1.2.2.Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
1.2.3. Quyết toán Ngân sách xã:
1.2.4. Công khai Ngân sách xã:
1.2.4.1. Sự cần thiết của công khai minh bạch trong quản lý NSNN ở nước ta trong điều kiện hiện nay.
1.2.4.2 Nội dung công khai ngân sách xã:
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Quản Lý Ngân sách xã.
Chương 2: thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong trong thời gian qua.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.1.1 Đặc diểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn.
2.1.2.Khái quát tổ chức bộ máy của phòng tài chính huyện Nam Đàn:
2.2 Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn trong thời gian qua.
2.2.1. Lập dự toán Ngân sách xã.
2.2.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
2.2.2.1. Tình hình tổ chức, quản lý thu ngân xã trên địa bàn.
2.2.2.2. Tình hình tổ chức và quản lý chi Ngân sách xã.
2.2.3 Khâu quyết toán Ngân sách xã.
2.3 Thực hiện công khai tài chính Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn.
2.4 Những nhận xét chung về công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
2.4.1 Những kết quả và nguyên nhân.
2.4.1.1.Về kết quả .
2.4.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên .
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
2.4.2.1.Những tồn tại.
2.4.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên.
Chương 3:Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong những năm tới.
3.1.Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tới của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong những năm (giai đoạn 2005-2010).
3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX theo luật ngân sách trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.2.1. Khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
3.2.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.1. Tăng cường quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX.
3.2.2.2. Tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu và cơ chế quản lý nguồn thu NSX.
3.2.2.3.Thực hiện đổi mới tăng cường quản lý chi NSX.
3.2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý NSX phải được tiến hành thường xuyên.
3.2.3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp.
3.2.4. Tăng cường quản lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã theo kịp sự đổi mới của cơ chế quản lý.
3.3. Một số kiến nghị.
Kết luận
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều ngày và do địa bàn quản lý khá rộng nên KBNN Huyện Nam Đàn chưa thể tổ chức đến từng cụm xã để tạo điều kiện cho những xã này thi hành đúng luật, đúng chế độ.
Nhìn chung có thể khái quát quá trình tổ chức thu và tổ chức chi Ngân sách xã trong khâu chấp hành dự toán ngân sách của xã trong khâu chấp hành dự toán ngân sách của xã trên địa bàn huyện Nam Đàn trong 2 năm qua (2003-2004) như sau:
2.2.2.1. Tình hình tổ chức, quản lý thu ngân xã trên địa bàn .
Nguồn thu Ngân sách xã của huyện Nam Đàn còn rất hạn hẹp, phần lớn thu từ nông nghiệp, nguồn thu mang tính chất mùa vụ. Để Ngân sách xã đủ mạnh, có khả năng tự cân đối thu, chi ngân sách và đảm bảo phương tiện vật chất để chính quyền xã thực hiện chưc năng, nhiệm vụ của mình theo luật định . Đồng thời tự cân đối để chi đầu tư phát triển góp phần xây dựng nông thôn mới. Đưa nông thôn ngày càng gần với thành thị nâng cao đời sống người dân khu vưc nông thôn. Nam Đàn đã và đang tăng cường củng cố công tác quản lý thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện một cách tích cực.(xem bảng 1 và2).
Bảng 1: Tình hình thu Ngân sách xã của huyện Nam Đàn.
Đơn vị : Triệu đồng
Nội Dung Năm
Dự toán
Thực hiện
So sánh DT/TH
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
2003
29.111
34.033
4.922
116,90
2004
31.279
34.175
2896
109,26
(Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế hoạch huyện)
Bảng 2: Tình hình thực hiện thu Ngân sách xã của huyện Nam Đàn.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Nội Dung
2003
2004
Thực hiện
Tỷ trọng(%)
Thực hiện
Tỷ trọng(%)
Tổng thu
34.033
34.175
Thu 100%
15.556
45,71
16.989
49,71
Thu điều tiết
3.233
9,50
4.416
12,92
Thu bổ sung
15.244
44,79
12.770
37,37
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Nam Đàn)
Nhìn chung các xã trên địa bàn Huyện Nam Đàn đã cố gắng tích cực trong công tác tổ chức và quản lý thu Ngân sách xã trên dịa bàn, Kết quả đạt được trong 2 năm qua ( năm 2003, 2004) là tương đối khả quan và đáng mừng ( xem bảng 1 và 2). Cả 2 năm đều thu vượt dự toán Ngân sách xã. Thể hiện : Năm 2003 thu NSX đạt 116,90% so với dự toán ban đầu, như vậy vượt 16,9% so với kế hoạch, về số tuyệt đối là 4922 triệu đồng. Năm 2004 thu Ngân sách xã đạt 109,26% so với con số dự toán đặt ra và tăng 9,26% so với dự toán, về số tuyệt đối là 2.896 triệu đồng. Xét về tổng thể là như thế nhưng về cơ cấu các khoản thu (bảng 2) sang năm 2004 khoản thu 100% để lại tại xã đạt 49,71% trên tổng thu Ngân sách xã, tăng 4% so với năm 2003. Đây là con số tương đối khả quan vì các xã đã nhận thức được tầm quan trọng của khoản thu mang tính định hướng chiến lược lâu dài này. Khoản thu điều tiết với Ngân sách cấp trên năm 2004 tăng 3,42% so với năm 2003 và số tuyệt đối là 1.183 triệu đồng. Khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên năm 2004 tuy có giảm so với năm 2003 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu Ngân sách xã, thể hiện năm 2003 là 44,79% trên tổng thu Ngân sách xã, năm 2004 chiếm 37,37 % trên tổng thu Ngân sách xã. Về số tuyệt đối thì khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên năm 2004 là 12.770 triệu đồng, năm 2003 là 15.244 triệu đồng. Như vậy năm 2004 khoản nay đã giảm được 2.474 triệu đồng so với năm 2003. Con số này nói lên rằng Ngân sách các xã trên địa bàn đã ngày càng chú trọng tới các khoản thu khác, không ngồi chờ sự cấp phát của Ngân sách cấp trên, đã chủ động trong thu Ngân sách xã và ngày càng tiến tới tự cân đối thu chi Ngân sách cấp mình.
Để đi sâu và tìm hiểu tình hình tổ chức và quản lý thu NSX ở huyện Nam Đàn được rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích 1 số nguồn thu chủ yếu sau đây.
* Thu 100% của Ngân sách xã:
Đây là nguồn thu mang tính định hướng chiến lược lâu dài, ổn định, là nguồn thu cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân sách xã. Khoản thu này có chiều hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu NSX trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Chính vì vậy mà Đảng uỷ và UBND các xã đã có nhiều biện pháp quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn thu này. Bảng số liệu sau sẽ minh chứng cho những nhận định trên (bảng 3)
Năm 2003 chiếm 45,71% trong tổng thu Ngân sách xã. Năm 2004 chiếm 49,71% trong tổng thu Ngân sách xã. So sánh các khoản thu 100% này cho thấy hầu hết các khoản thu tằng như thuế môn bài tăng 72 triệu đồng, phí, lệ phí tăng 92 triệu đồng, thu khác tăng 92 triệu đồng. Song khoản đóng góp của dân năm 2004 giảm so với năm 2003 là -544 triệu đồng, lý do của sự giám sút này là năm 2003 là năm các xã tranh thủ sự hỗ trợ của UBND Tỉnh trong việc làm đường cứng nông thôn, nên năm 2003 các xã thu từ dân để thực hiện bê tông hoá giao thông nông thôn, thực hiện chủ trương Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
Khoản thu từ Thuế môn bài.
Khoản thu này những năm qua vẫn chiếm 1 tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số thu Ngân sách xã. Những năm 2003 khoản thu này là 117 triệu đồng đạt 69,23 % so với kế hoạch đặt ra và năm 2004 là 189 triệu đồng đạt 125,17% so với kế hoạch tăng 61,54% so với năm 2003, đây là con số đáng mừng trong khâu tổ chức thu và quản lý thu, tuy số tuyệt đối năm 2004 tăng 72 triệu đồng so với năm 2003 nhưng nó phản ánh sự cố gắng tích cực trong quản lý thu của các xã. Tuy vậy nó vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng nguồn thu so với khả năng có thể khai thác trên địa bàn Huyện. Do tính chất phức tạp của khoản thu này mà công việc quản lý nó rất khó khăn vì các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ thưòng ít khai báo, đăng kí kinh doanh. Theo điều tra sơ bộ trên địa bàn Huyện thì thực tế chỉ mới thu được khoảng 70 đến 75% số hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Nếu ta tính bình quân số thu của các hộ kinh doanh như nhau ta thấy thuế môn bài thất thu tương đối lớn. Nếu năm 2003 và năm 2004 số không thu được là 30% thì số thuế thất thu sẽ là :
Năm 2003: 30% x 117 = 35,1 triệu đồng
Năm 2004 : 30% x 189 = 56,7 triệu đồng
Đây là vướng mắc không chỉ trên địa bàn Huyện Nam Đàn mà còn là trên nhiều Huyện khác, thậm chí là trên cả nước. Trong thời gian tới Huyện cần có những biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý khoản thu này nhằm, hạn chế thất thu cho Ngân sách xã.
Khoản thu từ phí, lệ phí:
Xã cung cấp các dịch vụ cho nhân dân mà chi phí để bù đắp cho hoạt động này là từ phí và lệ phí mà xã được hưởng theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
Quản lý khoản thu này được các xã trên địa bàn triể khai theo đúng sự hướng dẫn của cấp trên( tỉnh, huyện) nhằm quản lý thống nhất các nguồn thu. Thực tế 2 năm qua cho thấy: Năm 2004 thu đạt 114,16% so với năm 2003 và số chênh lệch là95 triệu đồng và chiếm 4,5% trong tổng thu 100% tại xã năm 2004. Có nhiều xã thự hiện công tác thu và quản lý thu phí , lệ phí tốt như: xã Khánh Sơn( dự toán giao năm 2004 là 39 triệu đồng, thực hiện 42 triệu đồng). Xã Nam Giang (dự toán giao năm 2004 là 88 triệu đồng, thự hiện 94 triệu đồng) …………
Bên cạnh đó còn nhiều xã vẫn còn buông lỏng việc quản lý, chưa thực sự tân thu cho Ngân sách xã như: Xã Xuân Lâm( dự toán năm 2004 giao 3 triệu đồng, thực hiện 1,34 triệu đồng). Xã Nam Cát (dự toán năm 2004 giao thu 8 triệu đồng, thực hiện 5,5 triệu đồng). Xã Nam Cường (dự toán năm 2004 giao thu 20 triệu đồng, thực hiện 17,45 triệu đồng).
Hiện nay vẫn còn hiện tượng chưa sữ dụng chứng từ của cơ quan thuế khi thu. Sổ sách theo doi chưa đúng với qui định, không được theo dỏi kế toán chặt chẽ dẫn tới thất thu là điều hiển nhiên. Các qui định của nhà nước các xã này thực hiện chưa nghiêp túc. Do vậy trong nhưng năm tiếp theo cần phải thống nhất các khoản thu phí, lệ phí theo qui định của nhà nước, đồng thời phải theo dõi, kiểm tra việc sử dụng chứng từ, vào sổ kế toán một cách chặt chẽ nhằm tăng thu cho Ngân sách xã.
Khoản thu đóng góp của dân:
Những năm gần đây trên địa bàn huyện các xã đã và đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn thu do dân đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các công trình kết cấu hạ tầng thuộc xã quản lý như: Trạm xá, trường học, làm dường bê tông, xây dựng khu văn hoá xã, nhà văn hoá xóm………..
Đặc biệt năm 2003 có chương trình kiên cố hoá kênh mương, xoá phòng học tạm bợ, bê tông hoá giao thông nông thôn, khoản thu này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì thế mà số thu từ khoản thu này là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu Ngân sách xã 100%.
Thực hiện phương châm”nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính quyền, các đoàn thể đã tuyên truyền vận động, thuyết phục mọi người dân trong xã đóng góp vì lợi ích chung của xã, của con em trong xã, đồng thời tranh thủ sự hổ trợ của chính quyền cấp Tỉnh, huyện trong công cuộc đổi mới nông thôn. Do vậy trong 2 năm qua (2003-2004) nguồn thu do dân đóng góp rất lớn và không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch đề ra. Thể hiện:
Năm 2003 thu từ nguồn đóng góp của nhân dân là 8289 triệu đồng đạt 106,43% so với dự toán đặt ra và năm 2004 là 7745 triệu đồng gần bằng con số dự toán đưa ra. Năm 2004 giảm 6,56% so với năm 2003, số chênh lệch tuyệt đối là -544 triệu đồng và chiếm 45,59% trong tổng thu ngân sách tại xã năm 2004. Lý do của sự giảm sút này là năm 2003 là năm mà các xã đồng loạt các công trình kết cấu hạ tầng tại xã mình nên số thu từ khoản này là lớn hơn năm 2004. Trong thực tế thu từ nguồn này còn cao hơn nữa, nhưng do có những khoả đóng góp bằng ngày công lao động, mà không thể hạch toán đầy đủ vào đây được. Nhưng nhìn chung công tác tổ chức và quản lý nguồn thu đóng góp của nhân dân được hầu hết các xã làm tốt. Đảm bảo hạch toán đày đủ chính xác. Các xã khi quyết toán đều công khai thông báo các khoản thu huy động từ nhân dân, trình HĐND huyện Nam Đàn kiểm tra xét duyệt quyết tóan. Mang lại niềm tin trong nhân dân, tạo tiền đề cho để huy động khoản thu này trong những năm tiếp theo.
Thực hiện chính sách chống lãng phí, thu đủ, chi đúng vì thế mà dù nguồn thu còn eo hẹp nhưng các xã đã cố gắng tận dụng triệt để các nguồn thu, khai thác tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, cố gắng loại bỏ những khoản chi chưa thực sự cần thiết, thay vào đó là ưu tiên cho những khoản chi mang tính cấp thiết hơn đối với con người và cộng đồng xã hội. Chính nhờ đó mà hàng năm kết dư ngân sách năm trước vẫn là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách xã 100% năm sau. Thể hiện:
Năm 2003 thu kết dư ngân sách năm 2002 là 2398 triệu đồng chiếm 15,42% trong tổng thu Ngân sách xã 100% năm 2003. Năm 2004 con số đó là 4196 triệu đồng chiếm 24,70% tổng thu Ngân sách xã 100%.
Các khoản thu từ quỷ đất công ích, hoa lợi công sản cũng là khoản thu lớn trong Ngân sách xã. Năm 2003 khoản thu này là 2334 triệu đồng chiếm 15% tổng thu Ngân sách xã 100%. Năm 2004 con số đó tuy giảm xuống và đạt 2.255 triệu đồng chiếm 13,27% trong tổng thu Ngân sách xã100% nhưng vẫn là khoản thu mà xã cần phải chú trọng khai thác triệt để.
Bên cạnh đó thì các khoản thu sự nghiệp, thu khác cũng đã được các xã quan tâm tổ chức và quản lý thu một cách nghiêm chỉnh, hạch toán theo dõi đầy đủ.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ% giữa ngân sách xã với Ngân sách cấp trên.(xem bảng 4)
Thực hiện triển khai theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, các xã trên địa bàn huyện đã tiên hành thu và quản lý các khoản thu phân chia theo tỷ lệ với Ngân sách cấp trên một cách tích cực. Khoản thu này gồm:
Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất được phân chia theo tỷ lệ Ngân sách huyện 30%, Ngân sách xã 70% .
Thuế giá trị gia tăng , thuế thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp- dịch vụ ngoài quốc doanh( trừ thu từ kinh doanh vận tải và xây dựng tư nhân) và thu khác của công thương nghiệp- dịch vụ ngoài quốc doanh, được phân chia theo tỷ lệ Ngân sách Huyện 80% và Ngân sách xã là 20%.
Tiền cấp quyền sử dụng đất được phân chia theo tỷ lệ : Ngân sách Tỉnh 30%, Ngân sách xã 30% và 40% để lại Ngân sách Huyện.
Khoản thu từ Thuế sử dụng đất nông nghiệp .
Thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng đối với Ngân sách xã vì nó góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn và giúp cho bộ máy chính quyền xã tồn tại và đảm bảo hoạt động. Xét về mặt ý nghĩa nó là một loại thuế đánh vào quyền sử dụng đất nông nghiệp, thông qua đó nhằm động viên một phần thu nhập của người sử dụng đất nông nghiệp vào Ngân sách Nhà nước. Thời gian qua chính quyền xã có nhiều cố gắng trong công tác phối hợp với đội thuế của xã, đôn đốc, kiểm tra việc thu nộp loại thuế này.
Năm 2003 số thu được từ loại thuế này là 100 triệu đồng đạt 162,29% so với dự toán đặt ra. Năm 2004 số thu được từ thuế này là 150 triệu đạt 200% so với dự toán đặt ra và tăng so với năm 2003 là 50 triệu đồng.
Hai năm qua nhờ có sự theo giõi, giám sát, đông đốc các hộ nộp thuế nên không có tình trạng nợ đọng thuế nông nghiệp như các năm trước đây. Bên cạnh đó do 2 năm qua ở Nam đàn tương đối được mùa nên các hộ đã hăng hái trong việc giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, mặc dù giá lúa và các cây lương thực khác có bị trượt giá nhưng bù lại các sản phẩm từ nông nghiệp lại được chuyển sang chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trên địa bàn Huyện nhìn chung đạng chuểyn đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp còn manh mún, phát sinh không nhiều do vậy quản lý khoản thu nay là cưcj kỳ khó khăn.
Năm 2003 số thu được từ khoản này trên địa bàn là 8 triệu đồng đạt 114, 29%. Tuy có vượt số kế hoạch đưa ra nhưng con số 8 triệu đồng quả thật là quá khiêm tốn, chỉ chiếm 0,25% trong tổng thu phân chia theo tỷ lệ phân cấp với Ngân sách cấp trên. Năm 2004 con số tuy có tăng vượt bậc so với năm 2003 và con số đạt được là 80 triệu đồng chiếm 1,81%. Nhưng vẫn chưa phản ánh đúng thực tế của việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện.
Trong giai đoạn tới chính quyền các xã và các ban ngành liên quan cần nhanh chóng có sự phối hợp tốt và triển khai nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân thực sự yên tâm là đất đã có chủ, từ đó tạo cơ sở quản lý khoản thu này và khai thác triệt để góp phần tăng thu cho Ngân sách xã.
Tiền cấp quyền sử dụng đất.
Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với Ngân sách cấp trên. Trong 2 năm qua năm 2003 tổng thu từ khoản thu này là 2730 triệu đồng đạt 226,37 % so với dự toán đặt ra. Năm 2004 tổng thu từ khoản thu này là 3603 triệu đồng đạt 139,92% so với số dự toán đặt ra trong năm . Ta thấy con số thu được từ khoản thu này trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 873 triệu đồng, tương ứng với số tuyệt đối là 131,98%.
Con số này cho thấy 2 năm qua chính quyền xã đã cố gắng vượt bậc trong tổ chức thu và quản lý thu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít xã chưa hoàn thành được dự toán được giao như xã Nam cát dự toán đặt ra là 394 triệu đồng mà thực hiện được 345 triệu đồng …. Trong những năm tới chính quyền các xã này cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Thuế nhà đất :
Thuế nhà đất là 1 khoản thu trong các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với Ngân sách cấp trên. Năm 2003 thu được từ khoản này là 30 triệu đồng , đạt 111,11% chiếm 0,93% trong tổng thu phân chia theo tỷ lệ. Năm 2004 con số từ khoản này được tăng lên và đạt 198 triệu đồng , đạt 104,21% so với dự toán và chiếm 4,48% trong tổng thu các khoản phân chia theo tỷ lệ. Năm 2004 là năm chính quyền xã thực hiện khoản thu này triệt để hơn năm 2003 thể hiện ở chổ số thu năm 2004 từ khoản này tăng 168 triệu đồng so với năm 2003, về số tuyệt đối là 660%.
Thuế GTGT – Thu nhập doanh nghiệp
Cả 2 năm 2003 và 2004 khoản thu từ thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp đều hoàn thành số dự toán được giao. Năm 2003 số thu từ khoản này là 365 triệu đồng đạt 144,27% so với dự toán giao. Năm 2004 số thu tăng lên và đạt 385 triệu đồng, đạt 137,5% so với số kế hoạch được giao và tăng 20 triệu đồng so với năm 2003. Có thể nói rằng nguồn thu từ khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với Ngân sách cấp trên đóng vai trò rất quan trọng nhưng các xã trên địa bàn huyện vẫn chưa khai thác triệt để mặc dù hoàn thành dự toán được giao. Để tăng nguồn thu này đòi hỏi các ban ngành liên quan có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực tìm ra biện pháp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu và từng bước quản lý chặt chẽ hơn nguồn thu này và làm tăng thu cho Ngân sách xã.
* Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên.
Nam Đàn là huyện có nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, du lịch vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác thế mạnh này. Do đó mặc dù huyện đã có những nổ lực, cố gắng cao, số thu Ngân sách xã ngày một tăng lên, đặc biệt là số thu 100% để tại Ngân sách xã. Nhưng do điều kiện tự nhiên, Kinh tế, xã hội với yếu tố chủ quan trong quản lý trên toàn Huyện mà nguồn thu giữa các xã có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là thu 100%. Nhiều xã khó khăn về nguồn thu nên đã không đáp ứng được nhiệm vụ chi tối thiểu dẫn đến nguồn bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách xã chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng thu Ngân sách xã ( xem bảng 5)
Thu bổ sung cân đối Ngân sách
Như đã nói ở trên 1 số xã trên địa bàn có sự chênh lệch về nguồn thu ảnh hưởng tới số thu của Ngân sách xã hàng năm. Điển hình như năm 2004 có nhiều xã chỉ thu được dưới 1 tỷ đồng từ khoản thu 100% và khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm với Ngân sách cấp trên, ví dụ như các xã Nam Thượng: 388 triệu đồng, xã Hồng Long : 682 triệu đồng. Bên cạnh đó có những xã thu đạt trên 2 tỷ đồng như : xã Nam Giang : 2163 triệu đồng, xã Kim Liên : 5237 triệu đồng. Nhưng số xã có nguồn thu này không nhiều mà nhiệm vụ chi ngày một lớn dần. Nên thu bổ sung cân đối Ngân sách của Huyện năm 2004 tăng so với năm 2003 là 14 triệu đồng. Năm 2003 thu bổ sung cân đối từ Ngân sách cấp trên là 7.613 triệu đồng, chiếm 108,76 % so với dự toán đặt ra. Năm 2004 con số này là 7.627 triệu đồng đạt 102,38% so với dự toán đặt ra.
Thu bổ sung có mục tiêu.
Thu bổ sung cho các mục tiêu chương trình của Nhà nước là tuỳ theo khả năng Ngân sách và chủ trương chung của Nhà nước. Hàng năm Nhà nước cấp 1 phần kinh phí cho các chương trình cụ thể đã được xét duyệt đầu tư, các khoản này đựơc các xã quản lý khá chặt chẽ. Năm 2004 số thu bổ sung có mục tiêu giảm so với năm 2003 là 2517 triệu đồng, số tương đối là 67,02%
Năm 2004 đã kết thúc với tổng thu Ngân sách xã trên địa bàn Huyện đạt trên 34 tỷ đồng, tăng so với năm 2003. Tuy nhiên con số trên chưa thực sự thuyết phục. Nếu xét về mục đích của nguồn thu chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ chi, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Nguồn thu từ Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản phí, lệ phí…đều chưa cao. Trong khi đó nguồn thu từ huy động đóng góp lại tăng. Tăng thu từ khoản này đã bù đắp thiếu hụt Ngân sách góp phần phát triển Kinh tế, xã hội của địa phương. Song đây là nguồn thu không mang tính ổn định thường xuyên, lâu dài do đó cần tích cực và đẩy mạnh các biện pháp tổ chức và quản lý các nguồn thu sẵn có trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và cương quyết chống thất thu dần dần giảm bớt số thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên trong những năm tới. Thực hiện đồng thời thu và nuôi dưỡng nguồn thu.
2.2.2.2. Tình hình tổ chức và quản lý chi Ngân sách xã.
Hai năm qua tuy nguôn thu con hạn chế, song các xã vẫn phải đảm bảo nhưng khoản chi cần thiết cho hoạt động thường xuyên, chi đầu tư phát triển của xã trên địa bàn huyện.
Tổng chi Ngân sách xã năm 2003-2004 được nhìn nhận qua bảng số liệu dưới đâĩnh( xem 6 và7).
Nhìn vào số liệu trong bảng 6 ta thấy. Năm 2003 tổng chi Ngân sách xã là 28.442 triệu đồng đạt 103,67% so với con số dự toán đưa ra. Trong đó chi thường xuyên chiếm 14.491 triệu đồng đạt104,29% so với dự toán chi thường xuyên ban đầu, chi đầu tư phát triển là 13.951 triệu đồng đạt 103,04% so với dự toán. Năm 2004 tổng chi Ngân sách xã có tăng lên và con số thực hiện chi là 29880 triệu đồng, đạt104,66%. Trong đó chi thường xuyên chiếm 14.784 triệu đồng, đạt 102,02% so với dự toán ban đầu, chi đầu tư phát triển chiếm 15.096 triệu đồng, đạt 108,20% so với dự toán.
Nhìn chung cả hai năm qua các xã trên địa bàn huyện đã dành một khoản chi cho đầu tư phát triển khả lớn so với tổng chi Ngân sách xã (xem bảng 7), cả hai năm thực hiện chi đều vượt dự toán giao ban đầu.
Bảng 7 : Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi ngân sách xã.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Năm
Nội dung
2003
2004
TH
Tỷ trọng
(%)
TH
Tỷ trọng
(%)
Chi thường xuyên
14.491
50,95
14.784
49,48
Chi đầu tư phát triển
13951
49,05
15.096
50,52
Tổng chi
28.442
29.880
(Nguồn phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Nam Đàn)
Đó là những đánh giá chung về chi Ngân sách xã trên địa bàn Huyện trong hai năm qua. Để đi sâu tìm hiểu việc tổ chức và quản lý chi Ngân sách xã ta đi xem xét cơ cấu chi của tường khoản chi.
* Chi thường xuyên.
Chi quản lý nhà nước, Đảng , đoàn thể: Khoản chi này gồm:
- Chi quản lý nhà nước: Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã; sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân; Các khoản phụ cấp khác theo qui định của Nhà nước ; Công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng ; chi mua sắm sữa chữa thường xuyên trụ sở , phương tiện làm việc và chi khác theo qui định của Nhà nước.
Hàng năm các xã phải chi một khoản chi rất lớn cho bộ máy quản lý nhà nước, Đảng đoàn thể. Trong những năm tới các xã sẽ cố gắng giảm khoản chi này. Bằng việc quản lý chặt chẻ hơn các khoản chi như công tác phí, văn phòng, sửa chửa tài sản cố định. Bên cạnh đó cần quan tâm tới các khoản chi lương cho cán bộ công chức xã, kiên quyết không nợ lương cán bộ xã, ma phải trả đủ và kịp thời để các cán bộ yên tâm công tác.
- Chi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và các đoàn thể ở xã.
Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng Sản Việt Nam ở xã; kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã( mặt trận tổ quốc việt nam, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ việt nam…………).
Thực tế hai năm qua 2003 – 2004 khoản chi này rất lớn (xem bảng 8) , chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi Ngân sách xã . Năm 2003 số chi cho khoản này là 8271 triệu đồng chiếm 57,08% trong tổng chi Ngân sách xã và đạt 108,17% so với dự toán ban đầu.
Năm 2004 khoản chi này tiếp tục tăng lên tới 9175 triệu đồng chiếm 62,06% trong tổng chi Ngân sách xã và đạt 100,27% so với dự toán đặt ra, tăng so với năm 2003 là 904 triệu đồng, về số tương đối là 110,93%. Một sự chênh lệch rất lớn lý do cho sự tăng chi khoản chi này trong năm vừa qua là các xã hầu hết vừa mới sắm thiết bị văn phòng như máy tính, máy in……nhưng bên cạnh đó cung không thể loại trừ sự yếu kém trong quản lý chi của bộ máy quản lý tài chính xã, để thất thoát tiền của Ngân sách . Đặc biệt là khoản chi cho công tác phí, rất nhiều xã chi vượt dự toán, thường khoản này rất khó quản lý.
- Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Chi sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Nam Đàn được đặc biệt quan tâm.Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trồng người là vấn đề “ quốc sách” mà khoản chi cho sự nghiệp giáo dục được quan tâm thể hiện:
Năm2003 khoản chi này là 1025 triệu đồng và năm 2004 là 1162 triệu đồng tăng 137 triệu đồng về số tương đối là 113,37% . Trong tổng chi thường xuyên năm 2003 thì chi cho Giáo dục chiếm 7,07%. Năm 2004 tỷ trọng này là 7,85%. Cả 2 năm tỷ trọng chi cho Giáo dục so với tổng chi thường xuyên là khá cao và năm 2004 cao hơn năm 2003.
Theo sự phân cấp quản lý thì Ngân sách xã chỉ đảm nhận phần chi cho Giáo dục mầm non với các chi phí về lương, phụ cấp Giáo Viên, mua sắm tài sản phục vụ cho công tác giảng dạy. các trường mầm non ở Huyện đều được quan tâm đầu tư sữa chữa tài sản cố định như lớp học, bàn ghế, bảng….đời sống của Giáo viên mầm non cũng được quan tâm hơn.
Năm 2003 khoản chi này là 1025 triệu đồng , năm 2004 là 1162 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 137 triệu đồng . Về số tương đối là 113,37% . Trong tổng chi thường xuyên năm 2003 thì chi cho giáo dục chiếm 7,07% , năm 2004 tỷ trọng này là 7,85% cao hơn năm 2003 . Cả hai năm tỷ trọng chi cho giáo dục so với tổng chi thường xuyên là khá cao .
- Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế :
Những năm gần đây các xã trên địa bàn huyện đã đặc biệt quan tâm tới sức khoẻ người dân . Bên cạnh những khoản chi đúng , chi đủ các khoản sinh hoạt phí , phụ cấp cán bộ y tế xã , chi mua thuốc men , dụng cụ phục vụ công tác khám chữa bệnh , xã còn chú trọng và cố gắng thực hiện tốt các chương trình quốc gia , như chống suy dinh dưỡng, chống sốt rét … thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn huyện. Năm 2003 và năm 2004 các xã đã rất chú trọng tới công tác y tế , chăm sóc sức khỏe cho người dân . Thể hiện năm 2003 khoản chi cho y tế đạt 108,94% so với dự toán ban đầu , năm 2004 tỷ lệ này là 103,47% thấp hơn so với năm 2003 . Nhìn chung các xã đã có trạm xã xây dựng khang trang với trang bị dụng cụ khá đầy đủ . Hàng năm các cán bộ y tế của xã đều được đi tập huấn nâng cao chuyên môn, nhiều xã đã có bác sỹ về phục vụ .
- Chi thường xuyên cho ANQP :
Bên cạnh giáo dục và y tế thì quốc phòng an ninh cũng được củng cố và phát triển . Thể hiện năm 2003 khoản chi cho an ninh quốc phòng là 809 triệu đồng , năm 2004 là 614 triệu đồng .
- Chi thường xuyên cho sự nghiệp xã hội :
Khoản chi này gồm : chi cho hưu xã , thôi việc và trợ cấp. Chi trợ cấp cho những người già cả cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế và đột xuất khác . Hai năm qua các xã đã quan tâm tới vấn đề này rất lớn . Thể hiện : năm 2003 khoản chi này là 1993 triệu đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0149.doc