Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CÁM ƠN. ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ. vii

PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu chung.2

2.2. Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3.1. Đối tượng nghiên cứu.2

3.2. Phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu, thu thập thông tin dữ liệu.3

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích.3

5. Cấu trúc luận văn .3

PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU BHXH BẮT BUỘC.4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT

BUỘC.4

1.1.1. Một số khái niệm về BHXH .4

1.1.1.1. Khái niệm BHXH, bản chất BHXH, các loại hình và chế độ BHXH.4

1.1.1.2. Vai trò của BHXH.8

1.1.1.3. Nguyên tắc của BHXH.9

pdf124 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Quảng Trị BHXH tỉnh Quảng Trị được thành lập theo quyết định số 75/QĐ-TC ngày 27 tháng 07 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Quảng Trị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. BHXH tỉnh Quảng Trị chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Ủy ban nhân dân Tỉnh. BHXH Quảng Trị có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: Chức năng của BHXH tỉnh Quảng Trị: giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. 42 BHXH tỉnh Quảng Trị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Trị. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Quảng Trị: Thứ nhất, xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Thứ ba, tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT đúng quy định. Thứ tư, tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân tham gia. Thứ năm, thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị và BHXH huyện; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh Quảng Trị; chỉ đạo, hướng dẫn BHXH huyện thực hiện theo đúng quy định. Thứ sáu, thực hiện giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT và chỉ đạo, hướng dẫn BHXH huyện triển khai thực hiện theo quy định. Thứ bảy, tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH,BHYT, BHTN không đúng quy định. Thứ tám, quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định. Thứ chín, tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT. 43 Thứ mười, tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc. Mười một, chỉ đạo, hướng dẫn BHXH huyện tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành. Mười hai, tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Trị và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Mười ba, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mười bốn, tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Mười lăm, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành BHXH tỉnh Quảng Trị. Mười sáu, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh Quảng Trị và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Mười bảy, chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật. Mười tám, có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT trên địa bàn. Mười chín, đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. Hai mươi, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT khi NLĐ, NSDLĐ 44 hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hai mốt, quản lý công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh Hai hai, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo BHXH Việt Nam và Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định. Hai ba, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Trị Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Quảng Trị CÁC PHÒNG BHXH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ 1. Phòng Kế hoạch tài chính 1. BHXH Thành phố Đông Hà 2. Phòng Tổ chức cán bộ 2. BHXH huyện Vĩnh Linh 3. Phòng Quản lý thu 3. BHXH huyện Gio Linh 4. Phòng Chế độ BHXH 4. BHXH huyện Hải Lăng 5. Phòng Cấp sổ, thẻ 5. BHXH thị xã Quảng Trị 6. Phòng Giám định BHYT 6. BHXH huyện Triệu Phong 7. Phòng Khai thác và thu nợ 7. BHXH huyện Cam Lộ 8. Phòng Công nghệ thông tin 8. BHXH huyện Đakrông 9. Phòng Tiếp nhận và trả kết quả TTHC 9. BHXH huyện Hướng Hóa 10. Phòng Thanh tra - kiểm tra Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị) BHXH tỉnh Quảng Trị là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý thu và tổ chức chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh. BHXH tỉnh GIÁM ĐỐC và 3 PHÓ GIÁM ĐỐC 45 Quảng Trị chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam, sự quản lý về mặt hành chính Nhà nước của UBND Tỉnh. Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó giám đốc, sự phân công công việc được tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu mà BHXH Việt Nam cũng như BHXH tỉnh đề ra. 2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH tỉnh Quảng Trị Hiện nay, BHXH tỉnh Quảng Trị có 256 cán bộ, công chức, viên chức. Cơ cấu trình độ cán bộ BHXH tỉnh Quảng Trị năm 2016 được thể hiện cụ thể qua bảng sau Bảng 2.1: Cơ cấu cán bộ công chức, viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng 256 100 Giới tính: + Nam + Nữ 119 137 46,5 53,5 Trình độ chuyên môn: + Thạc sĩ + Đại học + Cao đẳng, trung cấp và tương đương 7 209 40 2,7 81,6 15,7 Đảng viên 221 86,3 Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp + Trung cấp 18 23 7 9 Trình độ ngoại ngữ 190 74,2 Trình độ tin học cơ bản 234 91,4 Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Trị Ngoài ra, BHXH tỉnh còn có 3 nhân viên bảo vệ thường xuyên trực tại cơ quan làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và 1 nhân viên lao công giữ gìn vệ sinh. Nhìn chung, các cán bộ tại cơ quan BHXH tỉnh khá cân đối giữa nam và nữ 46 (tỷ lệ lao động nam 46,5%, nữ 53,5%), đa số các cán bộ công chức, viên chức là những người trẻ, năng động và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, tin học và lập trường chính trị vững vàng thể hiện ở việc có tới 86,3% cán bộ là Đảng viên. Các cán bộ, nhân viên cơ quan ngày càng đáp ứng được yêu cầu của công việc, góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh. 2.1.2.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật Cơ sở hạ tầng của ngành được đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm một số hạng mục, gồm một toà nhà kiên cố, khang trang gồm 04 tầng rộng rãi với 32 phòng làm việc, có hệ thống điều hoà. Hiện nay, tại văn phòng BHXH tỉnh, số máy vi tính bình quân đạt 1 máy/1cán bộ, các phòng làm việc đều có máy in riêng đảm bảo phục vụ kịp thời cho quá trình thực hiện nghiệp vụ, 100% máy vi tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ đều được lắp đặt phần mềm diệt virut bản quyền, tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên trong việc tìm hiểu, trao đổi thông tin giữa các phòng chuyên môn, đảm bảo an toàn dữ liệu cho máy tính. BHXH tỉnh cũng đã tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư 22 máy tính xách tay và 04 máy scan cho các đơn vị, thêm vào đó cơ quan cũng có một phòng photocopy chuyên để phục vị công tác nghiệp vụ, chuyên môn. Ngoài ra, BHXH tỉnh có ô tô phục vụ cho việc đi công tác của các cán bộ. Điều đó đã tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần thành công trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ mà BHXH tỉnh được giao. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2013-2016 2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Theo Luật BHXH quy định, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: NSDLĐ và NLĐ làm việc tại khối doanh nghiệp (DNTW, DN Tỉnh, DNNQD, DN FDI ), khối hành chính sự nghiệp (HCTW, HCSN tỉnh, HCSN huyện, xã phường). BHXH tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng 47 việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ.Trong giai đoạn vừa qua, công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả tích cực trong việc triển khai thu và gia tăng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 – 2016. Tiêu chí Năm Số đơn vị sử dụng lao động Số lao động Quy định (đơn vị) Thực tế (đơn vị) Tỷ lệ tham gia (%) Quy định (người) Thực tế (người) Tỷ lệ tham gia (%) 2013 3.161 1.960 62,0 59.102 43.145 73,0 2014 3.193 2.044 64,0 58.783 43.206 73,5 2015 3.208 2.127 66,3 58.457 43.843 75,0 2016 3.129 2.206 70,5 57.662 45.323 78,6 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu BHXH tỉnh Quảng Trị Từ bảng số liệu ta thấy: Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2016 ngày càng tăng qua các năm, kéo theo đó là tỷ lệ số đơn vị và số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc so với số phải tham gia cũng tăng lên. Cụ thể:  Về số đơn vị sử dụng lao động: Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc đã tăng từ 1.960 đơn vị năm 2013 lên 2.209 đơn vị năm 2016, tăng 246 đơn vị tương ứng tăng 12,55%. Kết quả này đạt được là do BHXH tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động chủ sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc . Bên cạnh đó, trong thời gian luật BHXH được ban hành và đi vào hoạt động, các cơ quan, đơn vị và NLĐ đã cơ bản hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia nên đã tích cực phối hợp với các cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị còn rất hạn chế, con số 48 này lớn nhất mới chỉ đạt 70,5% năm 2016. Vì vậy, trong thời gian tới BHXH tỉnh Quảng Trị vẫn phải coi mục tiêu khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là mục tiêu hàng đầu, từ đó đề ra các biện pháp tích cực để thực hiện mục tiêu đó. 49  Về số lao động: Ta thấy rằng, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng làm cho số lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng có xu hướng tăng qua các năm: năm 2013, số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 43.145 người, trong khi số đối tượng thuộc diện tham gia là 58.102 người, tỷ lệ tham gia đạt 73%. Năm 2014, số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng lên 43.206 người, chỉ tăng 61 người so với năm 2013. Tỷ lệ số lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng chỉ tăng lên 3.4% so với năm 2013, đạt tỷ lệ 75.5% trên tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Sang năm 2016, số lao động tham gia BHXH bắt buộc chạm mốc 45.323 người, tăng 2.178 người, tương ứng tăng 5,04%. Đây là năm có số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh nhất trong cả giai đoạn, đưa tổng số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc lên cao nhất đạt 78,6%. Tỷ lệ số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, từ 73% năm 2013 lên 78,6% năm 2016. Đây cũng là một dấu hiệu khả quan về số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên trong thời gian tới BHXH tỉnh Quảng Trị vẫn cần phải triển khai các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả số lao động tham gia BHXH bắt buộc, đưa những NLĐ và chủ sử dụng chưa tham gia BHXH bắt buộc đến với chính sách BHXH bắt buộc nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người tham gia. 2.2.1.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc phân loại theo đơn vị sử dụng lao động Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, số đơn vị sử dụng lao động trong các khối tham gia BHXH bắt buộc tăng nhẹ và tương đối ổn định (chỉ có khối ngoài công lập là khối có số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc giảm nhẹ trong thời gian qua), được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: 50 Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ theo khối ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 Năm Khối ngành 2013 2014 2015 2016 Quy định (đơn vị) Thực tế (đơn vị) Tỷ lệ % Quy định (đơn vị) Thực tế (đơn vị) Tỷ lệ % Quy định (đơn vị) Thực tế (đơn vị) Tỷ lệ % Quy định (đơn vị) Thực tế (đơn vị) Tỷ lệ % Khối DNNN 66 66 100 63 63 100 67 67 100 66 66 100 Khối DN có vốn ĐTNN 18 18 100 20 20 100 21 21 100 22 22 100 Khối DN NQD 1.689 561 33,2 1.743 631 36,2 1.778 695 39,1 1.783 772 43,3 Khối HCSN, Đảng, đoàn thể 1.059 1.059 100 1.068 1.068 100 1.080 1.080 100 1.079 1.079 100 Khối NCL 94 43 45,7 94 43 45,7 96 42 43,8 95 38 40,0 Khối HTX 93 47 50,5 95 48 50,5 96 49 51,0 115 50 43,5 Khối xã, phường, thị trấn 141 141 100 141 141 100 141 141 100 141 141 100 Khối hộ SXKD 57 25 43,9 69 30 43,5 81 32 39,5 85 38 44,7 Tổng 3.217 1.960 60,9 3.293 2.044 62,1 3.360 2.127 63,3 3.386 2.206 69,3 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thu BHXH tỉnh Quảng Trị 51 Từ bảng số liệu ta thấy: Khối HCSN, Đảng, đoàn thể: Là khối có số lượng đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc luôn đạt 100% và chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 45%) trên tổng số các đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc trong những năm qua. Số đơn vị trong khối này tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 1.059 đơn vị năm 2013 lên 1.079 đơn vị năm 2016, tăng 20 đơn vị (tương ứng tăng 1,9%). Nguyên nhân là do khối này có số đơn vị SDLĐ lớn nhất trong toàn tỉnh và tương đối ổn định, dễ quản lý. Khối DN NQD: Đây là khối có số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc lớn thứ hai trong tổng số đơn vị đã tham gia và có số đơn vị tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua từ 561 đơn vị năm 2013 lên 772 đơn vị năm 2016, tăng 211 đơn vị tương ứng tăng 37,6%. Số đơn vị trong khối này tăng nhanh là do điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, việc thành lập, mở rộng quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên tỷ lệ đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc trong khối n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thu_bao_hiem_xa_hoi_bat_b.pdf
Tài liệu liên quan