LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG. 3
1. Khái niệm tiền lương 3
2.Bản chất, chức năng của tiền lương. 4
2.1. Bản chất của tiền lương . 4
2.2. Chức năng của tiền lương. 6
2.2.1. Chức năng thước đo giá trị của sức lao động. 7
2.2.2. Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động . 7
2.2.3. Chức năng động lực đối với người lao động . 7
2.2.4. Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội . 7
3.Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp. 8
II/ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIÊP 9
1. Xây dựng quỹ tiền lương 9
2. Quản lý quỹ lương 13
III/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 16
1. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay. 16
a) Trả lương theo thời gian: 17
b) Trả lương sản phẩm: 18
3.Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 24
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO KHANG 28
I) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bảo Khang 28
II. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty 29
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh. 29
1.1- Cơ cấu tổ chức sản xuất: 29
2. Tổ chức bộ máy của Công ty 30
3. Đặc điểm về lao động 31
B/ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO KHANG 33
I. Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương 33
1. Xây dựng quỹ lương cho bộ phận lao động gián tiếp 33
2. Xác định quỹ lương cho bộ phận lao động trực tiếp 35
II. Tình hình thanh toán tiền lương trong tháng ở công ty CP Bao Khang 37
III . BHXH và BHYT 40
IV-ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO KHANG 42
1. So sánh tiền lương bình quân giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp 42
2. Tình hình sử dụng thời gian lao động 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO KHANG 46
A. §Þnh hưíng ph¸t triÓn cña c«ng ty trong thêi gian(2002-2005). 46
B. Gi¶i ph¸p hoàn thiÖn c¸c h×nh thøc ®Ó tr¶ lư¬ng. 47
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Bao Khang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm cho khách hàng). Với cách trả lương này, tốc độ tăng tiền lương có thể vượt trên tốc độ tăng sản phẩm và tạo ra tình hình vượt chi quỹ lương.
+Trả lương khoán:
Hình thức này áp dụng với các công việc nếu giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm nhân viên hoàn thành trong một thời gian nhất định. Tiền lương khoán áp dụng cho công việc đơn giản, có tính chất đột xuất mà xét không có vụ lợi về mặt kinh tế khi chúng ta tính theo tiền lương sản phẩm cá nhân. Hình thức khoán áp dụng cho những doanh nghiệp mà quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người công nhân quan tâm đến sản phẩm cuối cùng.
Hình thức lương khoán áp dụng trong xây dựng cơ bản, trong nông nghiệp và sửa chữa cơ khí.
Tiền lương khoan được tính:
L1 = Đg x Q1
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế của công nhân được nhận
Đg: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hoặc công việc.
Q1: Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Giống như trả lương theo sản phẩm tập thể. Sau khi nhận được tiềncông do hoàn thành công việc, việc chia tiền lương cho các thành viên trong nhóm thường căn cứ vào mức lương của từng thành viên và mức độ tham gia đóng góp của người đó đối với công việc hoàn thành chung của cả nhóm cách tính tiền lương này làm cho người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm bớt thời gian lao động, hoàn thành công việc được giao khoán. Mà còn quan tâm nhắc nhở các thành viên khác tích cực trong sản xuất, hoàn thành công việc thông qua hợp đồng khoán.
3.Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+Đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất
+Còn đối với người lao động tiền lương là một nguồn thu nhập chủ yếu.Tiền lương dùng để trang trải mua sắm tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ và nhu cầu cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động như ăn ở đi lại. Tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm bảo cho cuộc sống tinh thần như: văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan du lịch,
Mục đích của nhà sản xuất là muốn tối đa hóa lợi nhuận, còn mục đích của người lao động là tiền lương. Vì thế phấn đấu để tăng tiền lương là mộtnhu cầu tất yếu của người lao động. Với ý nghĩa đó tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà còn trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới hay đúng hơn là nguồn cung ứng sáng tạo sức sản xuất lao động để sản sinh ra giá trị gia tăng.
Nhận được tiền lương xứng đáng với giá trị sức lao động sẽ kích thích người lao động gắn bó với doanh nghiệp, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực sáng tạo, từ đo nâng cao năng suất lao động. Mỗi mức giá thỏa đáng cho người lao động sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
Ngược lại nếu chủ doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy tiền lương cho người lao động quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động dẫn đến hậu quả tất yếu là một số nhân lực có trình độ kỹ thuật sẽ bỏ doanh nghiệp đi làm nơi khác có lương cao hơn,hoặc là người lao động không hứng thú làm việc, chán nản bi quan ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Một mức lương hiệu quả có tác dụngđến cả người lao động và chủ doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mức lương trả cho người lao động bằng doanh thu biên của người công nhân.
Sự cần thiết phải cải tiến công tác quản lý tiên lương trong doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay để tiền lương phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương của mình thực hiện tốt chức năng thấp nhất và chức năng quan trọng của tiền lương là phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động tiền lương phải nuôi sống được người lao động, duy trì sức lao động của họ.
- Tiền lương là giá trị sức lao động, là yếu tố của chi phí sản xuất. Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng quỹ tiền lương của mình có kế hoạch thông qua việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương.
Việc trả lương cho công nhân trong doanh nghiệp là trả dần theo từng tháng. Do đó phần tiền lương chưa dùng đến phải vấn đề này thì doanh nghiệp phải lập kế hoạch quản lý nguồn vốn tạm thời này. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Trong thời kỳ hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới, xoá bỏ bao cấp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự hạch toán lỗ lãi để đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Do vậy việc xác định và quản lý quỹ tiền lương cho các đơn vị có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để có thể kết hợp giữa phát triển toàn bộ nền kinh tế với việc đảm bảo giá trị sức lao động cho người lao động.
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh giá trị, cơ chế thị trường rất khắc nghiệt, nó sẵn sàng đào thải những doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ, không hiệu quả. Trong điều kiện đó, chất lượng và giá cả là những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Để công nhân luôn gắn bó với công việc và với doanh nghiệp phát huy hết khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, luôn tìm cách cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có một phương pháp quản lý có hiệu quả. Trong công tác quản lý thì quản lý quỹ tiền lương có vai trò hết sức quan trọng. Việc trả lương cho người công nhân được tiến hành như thế nào để khuyến khích họ trong sản xuất, đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
- Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp.
Chuyển sang cơ chế thị trường Nhà nước không bao cấp cho các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Sản phẩm sản xuất ra phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên cần phải nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong giá thành sản phẩm nên yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương.
Do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng và công tác tiền lương luôn có sự thay đổi theo thời gian và sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp luôn luôn phải hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương của doanh nghiệp mình cho phù hợp.
Hiện nay ở nhiều doanh nghiệp việc xây dựng kết cấu tiền lương còn chưa hợp lý, bộ phận tiền lương biến đổi còn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền lương cơ bản, tiền thưởng nhiều hơn lương làm giảm ý nghĩa của tiền lương, tiền lương không còn phản ánh được kết quả công việc. Bên cạnh đó việc phân phối quỹ lương còn chưa hợp lý giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp, giữa lao động trong cùng một bộ phận. Do đó, cần phải có những phương hướng để khắc phục những nhược điểm này trong công tác tổ chức tiền lương của các doanh nghiệp
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO KHANG
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG CUA CÔNG TY
I) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bảo Khang
Được thành lập vào năm 1953 với hơn 50 năm kinh nghiệm, SILICONE SHIN-ETSU là tập đoàn silicon hàng đầu Nhật Bản với hơn 4800 sản phẩm Silicone các loại dùng trong nhiều lĩnh vực như: Xây dựng, điện, điện tử, hóa chất, dệt may, thực phẩm, y tế và gia dụng.Chất lượng sản phẩm và thương hiệu đã và đang được khẳng định và tin dùng trên khắp thế giới.
Được giới thiệu và đưa vào thị trường Việt Nam tháng 4/2005, và lựa chọn Công ty CP Bảo Khang là nhà sản xuất đóng chai và phân phối độc quyền sản phẩm keo Silicon thương hiệu APL-Plus tại Việt Nam.
Công ty Cổ phần Bảo Khang – được thành lập theo giấy phép đầu tư số : 4103003572 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 07/07/2005 và được sửa đổi lần thứ 4 ngày 18/07/2008
Ngành, nghề kinh doanh: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng, thiết bị vệ sinh, trang thiết bị y tế, trang thiết bị ngành giáo dục, hợp chất Silicon, keo dính các loại, khóa móc và ổ khoa. Môi giới thương mại. sản xuất đóng chai hợp chất silicon. Mua bán máy bơm.Dịch vụ kê khai hải quan.Mua bán xe ô tô, xe tải các loại. Bổ sung: Xây dựng công nghiệp và dân dụng.Mua bán thiết bị điện công nghiệp-dân dụng, thiết bị điện tử. Kinh doanh lữ hành, nội đại quốc tế.
Vốn điều lệ đăng ký : 1.600.000.000 (VND)
Vốn hiện có : 9.900.000.000 (VND)
Trong đó: + Vốn cố định : 4.700.000.000(VND).
+ Vốn lưu động : 5.200.000.000(VND).
II. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh.
Là một Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân, Công ty cổ phần Bảo Khang thực hịên chức năng và nhiệm vụ của mình theo qui định của pháp luật và các cơ quan quản lý hữu quan.
1.1- Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Công ty trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu chính là hợp chất Silicon từ tập đoàn SHIN-ETSU tại Nhật bản.
Đồng thời tiến hành nhập nguyên liệu phụ đó là vỏ chai, pitong, đầu vòi tại Hàn Quốc theo kiểu dáng, thương hiệu mẫu mã đã được đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ tại Việt nam.
Sau khi các nguyên liệu được nhập về kho, Ban Quốc đốc sẽ tiến hành lưu chuyển nguyên vật liệu vào khâu dây chuyền đóng chai thành phẩm.
Cơ cấu tổ chức sản xuất được chia thành các bộ phận như sau:
* Bộ phận chuyển hàng từ kho chuyển lại đầu máy chính
* Bộ phận máy sẽ cho thùng nguyên liệu vào máy và tiến hành chiết keo ra chai.
* Bộ phận thành phẩm sẽ tiến hành đóng pitong để bịt kín đáy chai không cho nguyên liệu tiếp xúc lâu với không khí.
*Bộ phận bao bì sẽ đóng gói và chuyển hàng hóa vào thùng cartong theo quy trình sản xuất khép kín và nhanh chóng.
2. Tổ chức bộ máy của Công ty
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty: Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm, thông qua điều lệ, bầu, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, thông qua nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ và năm tài chính.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng, HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty.
Ban giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường, lập kế hoạch bán hàng ngày, tháng và năm.
Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện các công tác kế toán tài chính của công ty, theo dõi công nợ, tổ chức khai báo thuế, lên chiến lựợc thu chi, và tính dự toán cho đơn hàng kế tiếp.
Phòng nhân sự: Thực hiện việc tuyển dụng nhân sự, tìm hiểu và nắm bắt công việc của từng nhân nhân viên, và đưa ra ý kiến hỗ trợ ban giám đốc trong việc điều động lưu chuyển nhân sự để phù hợp với năng lực và khả năng chuyên môn của từng người. Bên cạnh đó thực thi các chính sách về chế độ Bảo Hiểm Xã Hội, Chính sách tiền lương tiền thưởng của công ty.
Xưởng sản xuất: Là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất dưới sự quản lý của ban Giám đốc và các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa bán ra kịp thời, hàng trong kho phù hợp với các đơn hàng bán ra. Trực tiếp quản lý và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho nhân viên, các trưởng nhóm có nhiệm vụ đào tạo tay ngề sản xuất cho nhân mới thông qua Quản đốc Xưởng.
Kế toán kho sẽ chịu trách nhiệm khai báo chính xác hàng tôn kho, theo dõ nhập-xuất-tồn báo lên bộ phận kế toán và quyết táon và kiểm kê kho hàng tháng.
3. Đặc điểm về lao động
Đến ngày1/4/2009 công ty có 114 lao động, trong đó gồm 45 lao động gián tiếp và phục vụ còn lại là 69 lao động trực tiếp tại xuong s?n xuat. Tỷ trọng lao động gián tiếp là 39,5% còn tỷ trọng lao động trực tiếp là 60,5%.
Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: lực lượng lao động của công ty phần lớn là lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao được hình thành từ nhiều nguồn và đã trải qua công việc cụ thể. Ta thấy được trình độ chuyên môn lao động của công ty qua biểu sau:
Biểu 2: Cơ cấu lao động theo chuyên môn tính đến tháng 4/2001
Lao động
Tổng số
Đại học
Cao dang-Trung học
Công nhân kỹ thuật
Số lượng (người)
%
Số lượng (người)
%
Số lượng (người)
%
Lanh dao
5
5
100
Kinh doanh
25
15
60
10
40
Ke toan
11
7
63.6
4
36.4
Nhan su
4
2
50
2
50
San xuat
69
11
16
58
84
Nguồn: Bộ phận nhân sự - Phòng Nhan su cung cấp ngày 1/4/2009
Qua biểu này ta thấy mặc dù lao động có trình độ đại học trong công ty chiếm 25,4%,trinh do cao dang-trung hoc la 23,6%.Để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chất lượng lao động của công ty cũng đã dần tăng lên. Cụ thể là tỷ trọng lao động có trình độ sơ cấp giảm, số lao động đúng chuyên môn tăng lên do đó đã nâng cao chất lượng lao động chung của toàn công ty.
Biểu 3: Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tính
1998
TS
Nữ
- Lao động quản lý
45
18
15-25
9
7
25-50
14
10
Trên 50
4
1
- Lao động trực tiếp
69
14
15-25
18
8
25-50
37
6
Trên 50
Tuổi đời bình quân của lao động trong công ty thấp và tỷ trọng nam cao hơn nữ là những điều kiện để phát huy khả năng của người lao động và có thể tăng năng suất lao động lên cao.
Dựa trên chất lượng của đội ngũ lao động để từ đó làm căn cứ cho công ty xây dựng được mức tiền lương bình quân toàn công ty và để xây dựng đơn giá tiền lương.
B/ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO KHANG
Công tác xây dựng quỹ tiền lương là việc làm quan trọng và cũng là công việc đầu tiên trong công tác tiền lương của mỗi doanh nghiệp. ở công ty CP Bao Khang công tác xây dựng quỹ tiền lương được tiến hành như sau:
I. Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương
1. Xây dựng quỹ lương cho bộ phận lao động gián tiếp
Bộ phận lao động gian tiếp của công ty hiện nay là toàn bộ lao động thuộc khối văn phòng: Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, lái xe, bảo vệ thường trực,...
ở công ty Bao Khang hiện nay việc xác định quỹ lương của bộ phận lao động gián tiếp được xác định như sau:
VGT = TL x n1 (1)
Trong đó:
VGT : Quỹ lương năm kế hoạch của bộ phận lao động gián tiếp
TL : Suất lương giờ bình quân năm kế hoạch của bộ phận lao động gián tiếp.
n1 : Số lao động định biên năm kế hoạch.
Như vậy ta thấy việc xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch cho bộ phận lao động gián tiếp ở công ty về bản chất là dựa vào công thức (1) (xác định quỹ tiền lương theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân).
Tuy nhiên theo công thức xác định quỹ tiền lương này cho bộ phận lao động gián tiếp, thì tiền lương bình quân của người lao động trong kỳ kế hoạch được xác định dựa vào tiền lương bình quân của người lao động kỳ báo cáo và chỉ số tiền lương kỳ kế hoạch (TL1 = TL0 * ITL)
Tiền lương bình quân của khối lao động gián tiếp kỳ kế hoạch được xác định như sau:
(2)
Trong đó:
: Hệ số lương bình quân, phụ cấp chức vụ (nếu có) của lao động toàn công ty.
H1 : Hệ số lương bình quân theo hệ số lương qui định của bộ phận lao động trực tiếp.
Số lao động trực tiếp (n2) và gián tiếp (n1) của công ty được xác định như sau:
- Xác định n1 : do đặc thù của lao động quản lý rất khó định mức chính xác nên công ty phải xác định số lượng lao động gián tiếp căn cứ vào khối lượng công việc cần giải quyết trong năm kế hoạch để từ đó ước lượng số lao động cần thiết.
- Xác định n2 : Số lao động trực tiếp là toàn bộ số người lao động tại xuong san xuat của công ty, cho nên số lao động này được xác định như sau:
n2 = å Công nhân chính + å Công nhân phu + å Lao động dự phòng
Từ (1) và (2) ta xác định được quỹ tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp là:
Qua phương pháp xác định quỹ tiền lương cho bộ phận lao động gián tiếp này ta nhận thấy việc xác định quỹ tiền lương hoàn toàn có cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế. Đã lấy lý thuyết làm cơ sở cho việc xây dựng quỹ tiền lương nhưng không phải chỉ đơn thuần là lý thuyết mà đã gắn với thực tế, gắn với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty. Phương pháp xác định quỹ tiền lương này cũng đảm bảo gắn quỹ tiền lương với kết quả kinh doanh của công ty. Phản ánh được trình độ quản lý kinh doanh của lao động trực tiếp, nâng cao trách nhiệm, phát huy tính năng động sáng tạo của lao động gián tiếp.
Tuy nhiên phương pháp này cũng gặp phải hạn chế là phụ thuộc vào công tác định biên lao động của khối văn phòng. Nếu như việc xác định số lao động định biên thiếu chính xác sẽ làm cho quan hệ tỷ lệ giữa quỹ tiền lương văn phòng và quỹ tiền lương cửa hàng không hợp lý.
Bên cạnh đó việc xác định số lao động định biên lại dựa vào kinh nghiệm nên có phần thiếu chính xác.
2. Xác định quỹ lương cho bộ phận lao động trực tiếp
Kết cấu lao động ở công ty CP Bao Khang gồm hai bộ phận là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.Do đó khi xác định được quỹ lương của bộ phận lao động gián tiếp ta sẽ xác định được quỹ lương cho bộ phận lao động trực tiếp bằng cách lấy tổng quỹ lương của công ty trừ đi phần quỹ lương của bộ phận lao động gián tiếp.
Quỹ lương của bộ phận lao động trực tiếp được xác định dựa trên cơ sở nói trên.
VTT = V - VGT
Trong đó:
VTT : Quỹ tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp năm kế hoạch
V : Tổng quỹ của công ty năm kế hoạch
VGT : Quỹ tiền lương của bộ phận lao động gián tiếp năm kế hoạch.
Với phương pháp xác định quỹ tiền lương cho bộ phận lao động trực tiếp như ở trên ta thấy phương pháp này là hoàn toàn chính xác, nó đúng cả trong suy luận logic cũng như cả trong thực tế. Đồng thời việc xác định theo công thức này giúp cho việc tính toán đơn giản tránh được sai sót có thể xảy ra. Tuy nhiên xác định được chính xác quỹ tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp theo phương pháp này đòi hỏi phải xác định được chính xác quỹ tiền lương của bộ phận lao động gián tiếp.
Công ty phải điều chỉnh tiền lương bình quân của bộ phận lao động trực tiếp để bảo đảm tính cân đối trong tiền lương của người lao động, tránh được tình trạng có sự chênh lệch quá lớn về tiền lương và làm cho tiền lương thực sự là công cụ quản lý công ty.
Ưu điểm của việc xây dựng quỹ tiền lương cho khối lao động trực tiếp đã thể hiện được tính chính xác, tính hợp lý cao đã loại trừ được ảnh hưởng của các nhân tố khách quan giảm khoảng cách tiền lương và đảm bảo được các nguyên tắc của tổ chức tiền lương.
Nhược điểm: Theo phương pháp này nó sẽ bị sai lệch nếu như việc xác định không đúng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Điều này sẽ làm cho tiền lương bị bình quân hoá, không kích thích được người lao động, làm giảm tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương.
II. Tình hình thanh toán tiền lương trong tháng ở công ty CP Bao Khang
Trên cơ sở những quy định của Nhà nước công ty đã tiến hành thanh toán tiền lương hàng tháng căn cứ vào kết quả lao động của cán bộ công nhân viên và hiệu quả kinh doanh của tháng đó.
Quỹ lương tháng của công ty.
Ftháng = å Mtháng x D
Trong đó:
Ftháng : Quỹ tiền lương tháng của toàn công ty
Mi tháng : Sản lượng kinh doanh trong tháng
Di : Đơn giá
1.Tình hình thanh toán lương cho lao động trực tiếp.
Sau khi xác định được quỹ lương tháng,công ty tiến hành chia lương cho từng người lao động dựa trên việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể vì do sản lượng bán của cửa hàng là do cả tập thể cửa hàng. Quỹ lương phân phối này là quỹ lương sau khi đã trừ đi các khoản phụ cấp.
Việc chia lương cho người lao động được tiến hành như sau:
Công thức tính:
Trong đó:
TLi : Tiền lương công nhân thứ i nhận được trong tháng
F : Quỹ lương thang
Ti : Ngày công làm việc của lao động i trong tháng
Li : Hệ số lương cấp bậc của lao động i
n : Số lao động trong tháng.
Như vậy tiền lương của công nhân i nhận được trong tháng là số tiền lương tính theo công thức trên cộng với số tiền phụ cấp mà công nhân đó được huong.
Ưu điểm của hình thức thanh toán lương cho bộ phận lao động trực tiếp là việc trả lương theo hiệu quả lao động thích hợp đối với bộ phận lao động trực tiếp. Cách trả lương của công ty đã tiến hành chặt chẽ, cẩn thận, tiền lương gắn với hiệu quả kinh doanh. Phương pháp này còn khuyến khích người lao động đảm bảo ngày công, đi làm đầy đủ.
Nhược điểm của hình thức trả lương này là quỹ lương của duoc xác định dựa trên đơn giá tiền lương. Đây là đơn giá được xây dựng chưa có cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên sự ước lượng. Do đó không đảm bảo được sự chính xác dẫn đến tiền lương của người lao động trong cũng bị ảnh hưởng.
2.Tình hình thanh toán lương cho bộ phận lao động gián tiếp.
Đối với bộ phận này, do đặc điểm không định mức được cụ thể như đối với bộ phận lao động trực tiếp (định mức qua khối lượng sản phẩm tiêu thụ). Nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương khoán theo thời gian cho toàn bộ khối lao động gián tiếp. Cách xác định quỹ tiền lương cho bộ phận lao động gián tiếp như sau:
Quỹ tiền lương của khối văn phòng cũng được xác định giống như phương pháp giao khoán quỹ lương của khối lao động gián tiếp.
FGT tháng = t x Ftháng
Trong đó:
Ftháng : Quỹ tiền lương của công ty trong tháng
FGT tháng : Quỹ tiền lương tháng của bộ phận lao động gián tiếp
t : Tỷ lệ % giữa quỹ lương văn phòng và quỹ lương công ty
Từ quỹ lương của khối gián tiếp công ty tính lương cho từng phòng ban và từng người lao động trong phòng.
Sau đó chuyển bảng thanh toán lương về từng phòng để kiểm tra sau đó mới phát lương.
Đối với lao động văn phòng thì phụ cấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng quỹ lương và phụ cấp kiêm nhiệm được tính vào hệ số lương cấp bậc. Phụ cấp độc hại làm đêm của khối văn phòng chỉ tính cho tổ lái xe và bảo vệ.
Việc tính lương cho từng lao động cũng được tính tương tự như tính lương cho khối lao động trực tiếp.
Công thức tính:
TLi = F x Ti x Li
Trong đó:
TLi : Tiền lương lao động thứ i nhận được trong tháng
F : Quỹ lương của khối lao động gián tiếp
Ti : Ngày công làm việc của lao động i trong tháng
Li : Hệ số lương cấp bậc
Ưu điểm của hình thức thanh toán tiền lương cho lao động gián tiếp là gắn lợi ích của bộ phận quản lý với kết quả kinh doanh của công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn khuyến khích người lao động đảm bảo ngày công thực tế, tích cực làm việc để đạt hệ số lương cao hơn.
Nhược điểm của hình thức này là còn mang tính bình quân chưa gắn liền với hiệu suất công tác của mỗi người. Chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong từng ngày.
III . BHXH và BHYT
Hiện nay trong cơ chế mới, BHXH, BHYT là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ngời lao động. Do đócông ty và ngời lao động đều có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện khoản đónggóp này.
Để hoàn thành nhiệm vụ đó Công ty đã thực hiện các công tác đó nhsau:
BHXH: Hàng tháng, phòng tổ chức lao động tiền lơng lập bảng tănggiảm tiền lơng nộp cho ban BHXH thành phố. Dựa vào phiếu tăng giảm tiền l-ơng, kế toán trích 20% trên tổng tiền lơng cấp bậc của toàn bộ công nhân viênchức trong Công ty.
Trong đó: 15% hạch toán vào giá thành sản phẩm.
5% trích từ lơng cơ bản của ngời lao động hay nói cách khác ngờilao động phải nộp 5% còn lại cho BHXH.
Công thức tính số tiền BHXH nh sau:
Số tiền BHXH phải nộp = Lơng cơ bản theo hệ số cấp bậc x 20%
Cụ thể số tiền BHXH mà Công ty phải nộp quý IV năm 2008là:
Tổng số tiền BHXH phải nộp là:
230.000.000x 20% = 46.000.000d
Tổng số phải nộp trên công ty đã đa vào giá thành sản phẩm 15%
Mức luong cơ bản giá trị là :
15% x 230.000.000đ = 34.500.000đ
Số còn lại thu ở ngời lao động trị giá là:
5% x 230.000.000đ = 11.500.000
Hàng tháng Công ty nộp đủ 20% tiền BHXH cho ban BHXH của thànhphố. Sau đó những ngời nghỉ ốm sẽ đợc hởng 75% mức lơng, nghỉ do thai sản sẽ đợc huong 100% mức luơng, trợ cấp tai nạn, kế toán BHXH dựa vào số ngàynghỉ ốm đã đợc xác nhận của bệnh viện hoặc y tế cơ sở (Số ngày nghỉ từ 3 ngày trở lên thì phải có xác nhận của y tế bệnh viện), dựa vào bảng chấm công nghỉ ốm của các tổ chức gửi lên, dựa vào tỷ lệ % theo quy định của Nhà Nớc,và dựa vào tiền lương cấp bậc của từng Cán bộ công nhân viên.
Sau đây là công thức tính số tiền đợc hởng trợ cấp BHXH của một ngời nghỉ ốm trong tháng là:
( Tiền lương cấp bậc )/ 26ngày x 75% x Số ngày nghỉ
Sau khi đã hạch toán xong kế toán BHXH lập bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH thay lơng, sau đó chuyển cho Giám đốc duyệt chi, kế toán thanh toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ rồi chia cho từng nguoi
IV-ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1990.doc