Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHUƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 THĂNG LONG - 3 -

1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long - 3 -

1.1.1. Những thông tin chung. - 3 -

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh. - 3 -

1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - 4 -

1.1.4. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty CPXD số 12 Thăng Long - 7 -

1.1.4.1. Nhiệm vụ - 7 -

1.1.4.2. Mục tiêu hoạt động - 7 -

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Công ty CPXD số 12 Thăng Long - 8 -

1.3. Một số kết quả đã đạt được - 15 -

1.4. Một số đặc điểm Kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long. - 18 -

1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm - 18 -

1.4.2. Đặc điểm về công nghệ - 19 -

1.4.3. Đặc điểm về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh - 23 -

1.4.3.1. Đặc điểm về thị trường - 23 -

1.4.3.2. Đặc điểm về khách hàng. - 24 -

1.4.3.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. - 24 -

1.4.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị - 25 -

1.4.5. Đặc điểm về đội ngũ lao động - 27 -

1.4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu - 28 -

1.4.6.1. Đặc điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp - 28 -

1.4.6.2. Phân loại nguyên vật liệu - 29 -

1.4.7. Đặc điểm về tài chính - 31 -

1.5. Quy định của Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. - 32 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 THĂNG LONG - 37 -

2.1. Tình hình chất lượng công trình của Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long đã thực hiện trong thời gian vừa qua. - 37 -

2.2. Thực trạng công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty CPXD số 12 Thăng Long - 40 -

2.2.1. Thực trạng công tác quản trị chất lượng khảo sát - 40 -

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị chất lượng thiết kế xây dựng công trình. - 41 -

2.3.3. Thực trạng công tác kiểm soát nhà thầu phụ của Công ty. - 41 -

2.2.4. Thực trạng công tác quản trị chất lượng thi công công trình xây dựng. - 42 -

2.2.4.1. Quy định rõ trách nhiệm liên quan tới chất lượng trong thi công công trình - 43 -

2.2.4.2. Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thi công - 45 -

2.2.4.3. Kiểm tra trong quá trình thi công - 49 -

2.2.4.4. Công tác quản lý chất lượng nghiệm thu của Công ty - 50 -

2.2.4.4.1. Nghiệm thu công việc xây dựng. - 50 -

2.2.4.4.2. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng - 51 -

2.2.4.4.3. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. - 52 -

2.2.5. Thực trạng công tác bảo hành công trình xây dựng - 57 -

2.3.6. Thực trạng công tác thực hiện vệ sinh và an toàn lao dộng trong Công ty - 57 -

 

doc104 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ trắc đạc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc Công ty, đội trưởng và pháp luật về tính chính xác trong kết quả đo đạc định vị. - Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thi công của công nhân theo sự hướng dẫn của mình, nghiệm thu công việc, đánh giá kỹ thuật chất lượng. Tiếp thu và hướng dẫn sửa chữa những thiếu sót do các cơ quan giám sát phát hiện và yêu cầu xử lý. - Phối hợp với giám sát của chủ đầu tư và cơ quan thiết kế trong việc nghiệm thu từng phần, từng bộ phận, từng giai đoạntính toán khối lượng, xác nhận khối lượng, chất lượng với giám sát và lưu giữ, tập hợp tài liệu đó làm cơ sở phục vụ việc thống kê, báo cáo, thanh quyết toán công trình. - Mở sổ sách và ghi chép nhật ký đầy đủ theo mẫu quy định của hồ sơ quản lý kỹ thuật. - Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận trắc đạc, thí nghiệm hoàn thành nhiệm vụ. 2.2.4.2. Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thi công Tất cả các loại vật tư, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị, nhân lực trước khi đưa vào thực hiện xây lắp công trình đều được các đơn vị thi công, kiểm tra, giám sát để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được chủ đầu tư chấp nhận. Các đội xây dựng thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế. Nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, đến giá thành công trình.Trong giá thành sản phẩm công trình, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ lệ 70 - 80%, cho nên việc quản lý, thu mua, sử dụng sao cho giảm được chi phí vật liệu, đảm bảo được chất lượng, cũng như lượng nguyên vật liệu kịp thời cho quá trình xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Công ty có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông như: xây dựng đường bộ, cầu đường bộ, cầu cảng các loại nhỏ; công trình thủy lợi như: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước; công trình hạ tầng kỹ thuật như: công trình cấp nước, thoát nước, công trình xử lý chất thải Do vậy việc mua sắm vật tư, vật liệu cần nhiều chủng loại, kích cỡ, chất lượng phù hợp tạo ra rất nhiều những quy định kiểm soát khác nhau. Vật tư, vật liệu sử dụng chủ yếu là: cát đen, cát vàng, đá, xi măng, sắt tròn, sắt hình, dây điện, ống nước, cốp pha gỗ thép, hệ thống giáo chống, sơn, kính. Vào thời kỳ sản xuất xây dựng không thuận lợi, nguồn vật tư, nguyên vật liệu xây dựng thường căng thẳng dẫn đến sự khan hiếm vật tư, giá cả biến động theo chiều hướng tăng lên - Công ty đã lường trước việc trượt giá này nên đã có sự thỏa thuận trước với chủ đầu tư về hệ số trượt giá hoặc sử dụng những tích lũy về lượngDo có kinh nghiệm - Công ty đã lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để đảm bảo vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệuđược mua phù hợp với yêu cầu đã định. Do vậy việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng. Việc lập định mức vật tư chủ yếu dực vào định mức dự toán xây dựng cơ bản chuyên ngành xây dựng; vào sản lượng kế hoạch Công ty đã đặt ra, từ tiến độ thi công, với khối lượng thi công đã xác định nên các đơn vị trực thuộc Công ty được giao thực hiện dự án, nhanh chóng xác định được khối lượng vật tư cần thiết và chỉ cần thông báo cho chủ hàng yêu cầu của mình là đáp ứng được ngay, không có tình trạng vật tư dự trữ ứ đọng. Công ty cũng đã thỏa thuận với bạn hàng, khi Công ty ký được nghiệm thu công việc hoàn thành, có sử dụng loại vật tư nào thì thanh toán cho bạn hàng loại vật tư đó. Chính vì những điều này mà việc phải xây dựng kho tàng và chi phí cho bảo quản, trông coi giảm đi rất nhiều. Khối lượng vật tư cần thiết để dự trữ khi thi công được so sánh từ việc dự trữ thường xuyên, bảo hiểm qua tính toán với khối lượng vật tư chuyển đến cho một chuyến hàng, không để vật tư ứ đọng lâu. Ví dụ về định mức nguyên vật liệu của hạng mục công trình Mở rộng tuyến đường Nội Bài – Bắc Ninh do Công ty đảm nhận: Bảng số 2.2.4.2: Định mức nguyên vật liệu của các hạng mục thi công công trình Mở rộng tuyến đường Nội Bài - Bắc Ninh STT Loại nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng Định mức Thực tế 1 Vật liệu dạng hạt cu.m 754,69 754,08 2 Đá dăm đệm cu.m 17,05 17,03 3 Cống tròn D125cm, loại A m 44.78 44,81 4 Cống tròn D150cm, loại A m 96.52 96,70 5 Cống tròn D150cm, loại B m 16,23 16,24 6 Cống dọc D50cm m 1576,00 1576,00 7 Cống hộp 50x50cm m 40,00 40,00 8 Hố thu nước loại A each 2 2 9 Hồ thu nước loại B each 40 40 10 Lớp Sub-base cu.m 8199 7978,44 11 Lớp base cu.m 5747,5 5818,92 12 Lớp nhựa thấm kg 22740 23399,76 13 Lớp nhựa dính kg 11300 11450 14 BT asphalt thô dày 7cm sq.m 22670 22670 15 BT asphalt mịn dày 5cm sq.m 22550 22550 16 Nhựa đường ton 322,21 307,23 17 Bê tông loại E1 cu.m 21,32 21,35 18 Bê tông loại E2 cu.m 314,20 312,78 19 Bê tông loại G cu.m 40,18 39,23 20 Tấm chống thấm Sila O32 m 57,91 57,91 21 Cốt thép Bê tông kg 36705,02 36705 22 Đá xây bảo vệ mái dốc sq.m 305,24 302,12 23 Bó vỉa bê tông loại A m 3958 3958 24 Bó vỉa bê tông laọi C m 42 42 25 Vật liệu mượn – Đất cu.m 29586,10 30516,92 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật ) Đối với các công trình lớn, việc đổ bê tông chủ yếu dùng bê tông trộn tại nhà máy nên việc dự trữ khối lượng lớn cát, đá, xi măng không phải tính toán dữ trữ mà hợp đồng cung cấp bê tông đến hiện trường được tính toán chính xác từng giờ. Còn đối với các công trình quá nhỏ thì đội trưởng đội xây dựng tự quản lý tiến độ thi công theo nguồn nhân lực và tự xác định khối lượng vật tư cần thiết, lập định mức vật tư, nơi mua và tiến hành mua vật tư để thi công. Việc lập định mức này vẫn phải ghi lại theo như quy định để Công ty có thể kiểm soát được số lượng và chất lượng vật tư cho mỗi công trình. Công trình nào trước khi thi công cũng đều có tiến độ, biện pháp thi công. Các công việc chủ yếu đều có bảng định mức sử dụng vật tư tại hiện trường để cán bộ kỹ thuật ghi phiếu cấp phát cho các tổ sản xuất và theo dõi việc thực hiện của họ. Các công trường đều rất quan tâm đến việc tiết kiệm vật tư, tránh lãng phí để tạo điều kiện tăng thu nhập. Phương pháp quản lý của họ là: - Cấp đúng số lượng vật tư mà tổ sản xuất thi công khối lượng được giao trong ngày với phương châm làm gọn, dọn sạch và đương nhiên phải bảo đảm chất lượng. - Kiểm tra cuối ngày về việc vật tư có còn tồn ở hiện trường? Khối lượng công việc giao cho có bị thiếu hụt? để biết tổ nào đã gây lãng phí. Vật tư cấp đã tính hao hụt cần thiết. Nếu tổ nào thực hiện đúng khối lượng giao thì được xác nhận phần tiết kiệm đã tính sẵn để xét thưởng; tổ làm quá số vật tư quy định đương nhiên phải chịu tỷ lệ phạt Nguyên tắc chung để quản lý nguyên vật liệu của Công ty là: - Các loại vật liệu đưa vào công trình đều được thí nghiệm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu. Các vật liệu không đạt đều được xử lý hoặc loại bỏ. Để làm được vấn đề trên, Công ty đã tổ chức một phòng thí nghiệm tại hiện trường. Phòng được biên chế bao gồm một đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm qua các dự án được trang bị đầy đủ phương tiện thí nghiệm. Những thí nghiệm có trong chức năng của phòng thí nghiệm sẽ được thực hiện ngay trên hiện trường, còn những thí nghiệm đặc biệt sẽ được gửi đến trung tâm kiểm định Nhà nước để kiểm tra dưới sự giám sát của kỹ sư tư vấn. - Vật tư phải phân loại rõ ràng, đầy đủ: + Phân loại về chủng loại: xi măng, sắt thép, đá, cát + Phân loại về cấp hạng: mác xi măng, mác thép, cấp đá + Phân loại về kích thước hình học, trọng lượng: cỡ đá, đường kính cốt thép, chiều dài thanh thép, đường kính cuộn thép, loại bấc thấm rộng, dày, loại vải địa thấm rộng chiều dài cuộn - Nguồn gốc sản phẩm: mỏ đá, cát, nơi sản xuất chế tạo - Các thời hạn: thời hạn có giá trị sử dụng, ngày xuất xưởng ở nhà máy, ngày nhập kho, ngày xuất kho - Các lý lịch, chứng chỉ sản phẩm do nhà máy cấp - Các văn bản ghi kết quả kiểm tra chỉ tiêu cơ lý sản phẩm do đơn vị thi công tiến hành. - Tổng hợp số liệu về đơn giá, số lượng, thành tiền từng loại (có loại vài nghìn, có bộ gối cầu lớn hàng chục tỉ đồng). - Tính toán kế hoạch nhập, xuất vật liệu, vật tư theo tiến độ thi công. Để tính toán, cần xác định: “cơ số dự trữ”, căn cứ vào các tỉ lệ hao hụt cho phép (hao hụt do vận chuyển, do bảo quản, do thi công). - Xây dựng quy chế nhà kho, cách sắp xếp, vị trí sắp xếp các vật liệu sao cho không bị hư hỏng, dễ nhập, dễ xuất Tất cả các hoạt động cung ứng hàng mua, Công ty đều có kế hoạch và được kiểm soát bằng các văn bản quy định rất chặt chẽ nên ít sảy ra sai phạm chất lượng. Tuy các công trình đưa ra khá chặt chẽ, nhưng vẫn còn những sai phạm về chất lượng vật tư gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. . Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư đã giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao, cần giảm tỷ lệ này xuống dưới 2,5% để nâng cao chất lượng công trình, tạo lòng tin đối với người sử dụng. 2.2.4.3. Kiểm tra trong quá trình thi công Đội trưởng đội xây dựng lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công và tiến độ thi công, sau đó báo cáo lên phòng kỹ thuật thi công. Trong quá trình thi công, các đội xây dựng tự kiểm tra công trình thi công, lắp đặt đúng theo chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế, theo tiến độ thi công và kế hoạch kiểm tra tự nghiệm thu thi công của từng công trình. Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường. Chi tiết sẽ được trình bày ở phần sau. Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành. Báo cáo với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng Kết quả kiểm tra được cán bộ giám sát thi công ghi lại vào nhật ký thi công công trình. Nếu không đạt yêu cầu thì xử lý theo thủ tục nghiệm thu, sau khi xử lý xong, cán bộ giám sát kiểm tra kiểm tra lại. Chi tiết thủ tục nghiệm thu từng phần sau thi công sẽ được ghi rõ trong thực trạng công tác quản lý chất lượng nghiệm thu dưới đây. 2.2.4.4. Công tác quản lý chất lượng nghiệm thu của Công ty Song song với việc thi công là quá trình nghiệm thu công trình, nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng, đặc biệt các công việc, các bộ phận bị che khuất. 2.2.4.4.1. Nghiệm thu công việc xây dựng. Việc nghiệm thu công việc xây dựng được căn cứ vào: Phiếu yêu cầu nghiệm thu cùa nhà thầu thi công xây dựng; Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng; Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu; Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Nội dung và trình tự nghiệm thu. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tính tại hiện trường; Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu. Việc kiểm tra nghiệm thu được thực hiện bởi người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức tổng thầu tổng quát và người phu trách kỹ thuật của Công ty. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì Công ty phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình. Chính vì vậy mà công tác nghiệm thu của Công ty được thực hiện rất nghiêm ngặt. 2.2.4.4.2. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng Căn cứ nghiệm thu Các tài liệu ở phần căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng đã nêu ở trên; Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng để nghiệm thu; Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo. Nội dung và trình tự nghiệm thu. Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải; Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện; Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng; Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản. 2.2.4.4.3. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Căn cứ nghiệm thu Các tài liệu ở phần căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng đã nêu ở trên; Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng; Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định. Nội dung và trình tự nghiệm thu Kiểm tra hiện trường; Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng; Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ; Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toànvận hành; Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng Người đại diện theo pháp luật, người phụ trách thi công trực tiếp sẽ trực tiếp nghiệm thu Kiểm tra cuối cùng được xem xét khi thấy thích hợp gồm các nội dung như sau: + Hồ sơ tài liệu thiết kế. + Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu. + Các biên bản nghiệm thu từng phần của chủ đầu tư. + Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng. + Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công. + Thời gian thi công xây dựng công trình. + Qui mô đưa vào sử dụng của hạng mục công trình hoặc công trình. + Khối lượng đã thực hiện. + Các biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường, an toàn đê điều, an toàn giao thông. + Chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các hạng mục và toàn bộ công trình so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt. + Những sửa đổi so với thiết kế. - Thành phần tham gia kiểm tra gồm có: Kỹ thuật thi công công trình, Giám đốc dự án, Giám đốc Công ty, Đại diện khách hàng, Chủ đầu tư, Đại diện cơ quan thiết kế, Đại diện tư vấn giám sát. - Sau khi kiểm tra cuối cùng, nếu công trình đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, các bên lập các biên bản (biên bản tổng nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình) và ký tên, đóng dấu. Đối với ngành xây dựng nói chung và Công ty nói riêng, phương pháp đánh giá chất lượng chủ yếu dựa vào các hồ sơ lưu giữ trong quá trình thi công như các biên bản nghiệm thu công tác đất, công tác cốt pha, cốt thép, bê tông, xây, trát, lát, ốp, điện, nướcdựa vào các chứng chỉ, văn bản mẫu thí nghiệm các tính chất cơ lý của vật liệu. Khi kiểm soát quá trình thi công, để nghiệm thu, thường dùng các chỉ tiêu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật mà khách hàng đòi hỏi như trong các hợp đồng đã ký kết để so sánh sai số giữa thực tế với thiết kế cũng như yêu cầu của chủ đầu tư. Nếu không có yêu cầu khác, Công ty thường sử dụng các quy phạm: 22TCN - 02 - 71 Quy định kiểm tra độ chặt của nền đường ngành giao thông vận tải. TCVN4447 - 87 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu. 22TCN - 252 - 98 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô. 22TCN - 16 - 79 Quy trình kỹ thuật đo bằng phẳng mặt đường bằng thước dài. 22TCN -249 - 98 Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa. 22TCN - 251 - 98 Quy trình thử nghiệm xác định môđun đàn hồi chung của áo đường mềm bằng cần đo võng Benkelman. TCVN -4055 - 85 Tổ chức thi công và nghiệm thu. TCVN - 4091 - 85 Nghiệm thu các công trình xây dựng. TCVN - 4085 - 85 Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN - 4452 -95 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN - 4452 - 87 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN - 5540 - 91 Bê tông - Kiểm tra đánh giá độ bền - Quy định chung. TCVN - 2682 - 92 Xi măng Pooclăng. TCVN - 1770 - 86 Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN - 1771 - 87 Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN - 4314 - 86 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN - 264 - 86 Gạch - Phương pháp kiểm tra bền nén. TCVN - 1651 - 85 Thép cốt bê tông. TCVN - 4506 - 87 Nước cho bê tông và vữa. TCVN - 5592 - 91 Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên. TCVN - 3105 -93 Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu. TCVN - 5674 -92 Công tác hoàn thiện xây dựng - Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN - 2287 -78 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy đinh cơ bản. 20TCN - 237 -97 Điều lệ báo hiệu đường bộ của Bộ giao thông vận tải Các chỉ tiêu về kỹ thuật - công nghệ rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là các chỉ tiêu về kích thước, cơ lý, thành phần vật chất như: - Kích thước: Quy định những sai số cho phép được lập thành bảng cho từng yêu cầu về kích thước hình học, tim, cốt, độ phẳng, độ võng, độ vồng với từng cấu kiện, chi tiết như móng, cọc, cột, dầm, sàn, tường - Cơ lý: Cường độ của thép, đá, gỗ - Thành phần vật chất như liều lượng pha trộn của bê tông, của vữa xây trát Với chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ: Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng, tính chất các đường nét, sự phối hợp các yếu tố tạo hình, mầu sắc, tính nghệ thuậtVề kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành bằng phương pháp cảm quan, so sánh mẫu chuẩn, thí nghiệm, kinh nghiệm của các chuyên gia. Trong xây dựng, chỉ tiêu này rất quan trọng vì đặc điểm của công trình xây dựng là tồn tại lâu dài cùng với tâm tư tình cảm con người. Các chi tiết, mầu sắc, đường nét dễ tạo ấn tượng khi tổng nghiệm thu kỹ thuật để đưa công trình vào bàn giao sử dụng. Đối với các công trình do Công ty thi công đều thực hiện đúng các quy định nghiệm thu như biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng: * Biên bản nghiệm thu công tác xây lắp (công việc, cấu kiện, bộ phận): là những biên bản nghiệm thu từng phần công việc như đào đất, ghép cốp pha, ghép thép, đổ bê tông - Những biên bản này xác nhận đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, bản vẽ thi công, phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết luận có hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai tiếp công việc hay thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết để kiểm tra công việc tiếp theo. Để kết luận một móng nhà có bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của thiết kế không, sẽ phải trải qua các biên bản nghiệm thu trung gian như công tác đất, cốp pha, cốt thép, đổ bê tông và đương nhiên còn phải có các chứng chỉ kiểm nghiệm về tính chất cơ lý của cát, đá, xi măng, thép là đạt yêu cầu. Ký các biên bản nghiệm thu chỉ cần đại diện chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp và chỉ cần con dấu của chủ đầu tư. * Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp: Dựa vào việc xem xét các hồ sơ tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu, các biên bản nghiệm thu từng phần của chủ đầu tư như trên, các tài liệu quản lý chất lượng như nhật ký công trình. Chủ đầu tư ký và đóng dấu, các bên tham gia nghiệm thu cần sự có mặt của đại diện đơn vị tư vấn thiết kế, đại diện nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có). * Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng: Trong biên bản này phải ghi rõ cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, hợp đồng với các nhà thầu xây lắp, với các đơn vị tư vấn giám sát. Xem xét hồ sơ tài liệu như các biên bản nghiệm thu giai đoạn và phải kiểm tra tại hiện trường để có đánh giá kết luận chuẩn xác có hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng, có yêu cầu và thời hạn sửa chữa những khiếm khuyết mới đưa công trình vào sử dụng. 2.2.5. Thực trạng công tác bảo hành công trình xây dựng Công ty có trách nhiệm bảo hành công trình theo như luật định: Thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng và mức tiền bảo hành là 3% giá trị hợp đồng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I; thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng và mức tiền bảo hành là 5% giá trị hợp đồng đối với các công trình còn lại. Trong thời gian bảo hành, nếu có sự cố gì, Công ty có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại. Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục nếu lỗi đó là do nhà thầu thi công. 2.3.6. Thực trạng công tác thực hiện vệ sinh và an toàn lao dộng trong Công ty Một công trình xây dựng muốn được đánh giá, công nhận đạt Chất lượng cao - trước hết trong quá trình thi công phải không xảy sự cố, tai nạn chết người...Nếu đã để xảy ra dù chỉ một sự cố nghiêm trọng, mất an toàn, gây hậu quả chết người thì dù công trình xây dựng đó có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng hoặc sáng kiến cải tiến, có đảm bảo tiến độ, có vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có khai thác sử dụng đúng công năng thiết kế... thì vẫn "đứng ngoài" diện được Ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao bình xét. Đó là lý do tại sao công tác vệ sinh và an toàn lao động cũng cần được quan tâm trong quá trình thi công công trình xây dựng. Một đặc điểm của ngành xây dựng đó là lao động theo mùa vụ, do đó lực lượng lao động trong các Công ty xây dựng thường không ổn định và thiếu lao động có tay nghề. Lao động chủ yếu là lao động giản đơn, lao động phổ thông, làm việc theo hợp đồng ngắn hạn tùy thuộc vào từng công trình. Phần lớn họ là những lao động chưa qua đào tạo. Việc đánh giá tay nghề của họ cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu căn cứ vào công việc. Do đó việc kiểm soát lao động và đảm bảo an toàn lao động cho lực lượng này là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Bên cạnh lực lượng lao động theo mùa vụ, Công ty có một đội ngũ thợ có tay nghề khá cao. Bậc thợ bình quân của Công ty là bậc 4, tuy nhiên số công nhân có tay nghề chỉ chiếm 16% so với số lao động mùa vụ. Công ty rất chú trọng tới công tác vệ sinh an toàn lao động và đã giao nhiệm vụ trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện công tác này. Từ Giám đốc Công ty, Giám đốc kỹ thuật đến người lao động đều thực hiện có trách nhiệm và phải tuân thủ đúng quy trình đã soạn sẵn và theo đúng như quy định tại nghị định 209 của Chính phủ. Công ty thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình không chỉ về chất lượng, khối lượng, tiến độ mà còn có cả an toàn và vệ sinh môi trường. Cụ thể là kiểm tra chất lượng ván khuôn, kiểm tra hệ thống cây chống ván khuôn, giàn giao thi công; kiểm tra việc che chắn đảm bảo không rơi các cấu kiện, vật liệu gây mất an toàn cho người, công trình và các công trình lân cận và hạn chế gây phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng đến mức thấp nhất có thể. Trong quá trình vận chuyển vật liệu hạn chế làm rò rỉ, rơi vãi trên đường đi gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thi công, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế an toàn lao động trên công trường, trang bị phòng hộ lao động đầy đủ cho công nhân, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi cán bộ - công nhân (tiền lương, ăn ở, sinh hoạt văn hóa). Công ty tổ chức lực lượng để gác chắn và hướng dẫn xe đổ vật liệu trong suốt quá trình thi công. Các xe chở vật liệu ra vào công trường đều phải có người cầm cờ và đeo băng hướng dẫn. Sau mỗi ngày làm việc, các công việc dở dang phải được dọn sạch sẽ, những vị trí nguy hiểm phải được gác chắn bằng barie và đèn hiệu vào ban đêm. Ngoài việc đảm bảo an toàn trên công trường, Công ty còn đảm bảo sinh hoạt cho công nhân trên công trường, cụ thể như sau: + Nguồn nước sinh hoạt lấy từ nguồn gốc giếng khoan, lọc qua bể lọc rồi bơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2059.doc
Tài liệu liên quan