Lời nói đầu 1
Phần I: Tổng quan về Cảng 3
I.1. Thông tin chung về cảng 3
I.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Cảng 3
I.2.1. Giai đoạn trước năm 1992 3
I.2.1. Giai đoạn 1993- 1998 4
I.2.3. Giai đoạn từ 1998 đến nay 5
I.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảng 5
I.3.1.Chức năng 5
I.3.2. Nhiệm vụ 6
I.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 6
I.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
I.4.2. Chức năng của các bộ phận 8
I.5. Các đặc điểm cơ bản ảnh hưởng 9
I.5.1. Đặc điểm về sản phẩm 9
I.5.2. Đặc điểm về thị trường 9
I.5.2.1. Thị trường Quốc tế 9
I.5.2.2. Thị trường nội địa 10
I.5.3. Đặc điểm về cách thức quản lí 11
Phần II: Thực trạng công tác QTNS tại Cảng 13
II.1. Sơ đồ các công việc Quản trị nhân sự 13
II.1.1. Sơ đồ các bộ phận công việc 13
II.1.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận 13
II.2. Thực trạng công tác QTNS . 15
II.2.1. Công tác hoạch định nhu cầu nhân sự 15
II.2.1.1. Căn cứ hoạch định nhu cầu nhân sự 15
II.2.1.2. Phương pháp hoạch định nhu cầu nhân sự 15
II.2.1.3. Quá trình hoạch định 16
II.2.2. Công tác tuyển dụng nhân sự 17
II.2.2.1. Nguyên tắc tuyển dụng 17
II.2.2.2. Phương pháp tuyển dụng 18
II.2.2.2.1. Đối với nguồn tuyển dụng từ bên trong 18
II.2.2.2.2. Đối với nguồn tuyển dụng từ bên ngoài 18
II.2.2.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng 18
II.2.2.4. Quy trình tuyển dụng 19
II.2.2.5. Cơ cấu nhân sự 26
II.2.2.5.1. Cơ cấu nhân sự theo trình độ 26
II.2.2.5.2. Cơ cấu theo giới tính 28
II.2.2.5.3. Cơ cấu theo tuổi 29
II.2.3. Công tác bố trí, sự dụng nhân sự 31
II.2.3.1. Phân công bố trí nhân sự 31
II.2.3.2. Tình hình sử dụng nhận sự 35
II.2.3.2.1. Tình hình sử dụng nhân sự về thời gian 35
III.2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng nhân sự 38
II.2.4 .Công tác đánh giá nhân sự 40
II.2.4.1. Mục tiêu đánh giá 40
II.2.4.2. Quy trình đánh giá 41
II.2.4.3. Phương pháp đánh giá 42
II.2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá 43
II.2.5. Công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ 45
II.2.5.1. Nguyên tắc chung 45
II.2.5.2. Bổ nhiệm cán bộ 46
II.2.5.2.1. Thời gian giữ chức vụ 46
II.2.5.2.2. Điều kiện bổ nhiệm 46
II.2.5.2.3. Trình tự bổ nhiệm 48
II.2.6. Thù lao lao động và chính sách đãi ngộ 49
II.2.6.1. Thù lao lao động 49
II.2.6.1.1. Chế độ lương 49
II.2.6.1.2. Chế độ thưởng 53
II.2.6.2. Chính sách đãi ngộ 54
II.2.6.2.1. BHXH và BHYT 54
II.2.6.2.2. Công tác chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên 55
II.2.7. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 56
II.2.7.1.Xác định nhu cầu đào tạo 56
II.2.7.2 Xác định mục tiêu đào tạo. 57
II.2.7.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 58
II.2.7.4. Lựa chọn hình thức đào tạo 59
II.2.7.4.1. Đào tạo tự nguyện 59
II.2.7.4.2. Đào tạo của Cảng 59
II.2.7.5. Dự toán chi phí đào tạo 60
II.2.7.6. Lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên giảng dạy 61
II.2.7.7. Tổ chức thực hiện 61
II.2.7.8. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo 62
II.2.7.9. Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo 63
II.3. Đánh giá tổng quát tình hình 64
II.3.1. Kết quả đạt được 64
II.4.2. Những tồn tại 66
Phần III: Hoàn thiện công tác QTNS tại Cảng 69
III.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác 69
III.1.1. Vị trí của cảng Hàng không quốc tế Nội Bài 69
III.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác 70
III.2. Định hướng phát triển của Cảng 71
III.3. Định hướng Quản trị nhân sự của Cảng. 71
III.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện 72
III.4.1. Công tác thu hút nhân sự
109 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảng và cấp uỷ cấp dưới, cán bộ đảng viên phải chấp hành nghiêm các nghị quyết, quyết định, quyết nghị của cấp uỷ cấp trên về công tác cán bộ.
Đảng uỷ các cấp khi ban hành quy chế về công tác tổ chức, công tác cán bộ không được trái với các nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ.
II.2.5.2. Bổ nhiệm cán bộ
II.2.5.2.1. Thời gian giữ chức vụ
Thời gian giữ chức vụ là 5 năm đối với cán bộ giữ chức Tổng giám đốc, giám đốc các Trung tâm trong Cảng được tính từ ngày có hiệu lực thi hành.
Với các cấp cán bộ trưởng, phó phòng ban không tính thời gian giữ chức vụ.
II.2.5.2.2. Điều kiện bổ nhiệm
Đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại nghị quyết Hội nghị lần ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Tiêu chuẩn cụ thể của Cảng như sau:
Tiêu chuẩn chung
- Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, nếp sống lành mạnh, trung thực có phong cách và phương pháp làm việc dân chủ, thân ái với đồng nghiệp, đồng sự, có sức khoẻ tốt để đảm đương công việc được giao.
- Nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện tiêu cực.
- Có kiến thức pháp luật, kiến thức sâu rộng về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức xử lý công việc, am hiểu về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, am hiểu lịch sử phát triển, thực tiễn hoạt động của Ngành.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn riêng
ớ Chức danh Giám đốc, Phó giám đốc các Trung tâm
ử Tiêu chuẩn về năng lực
- Đạt trình độ chuyên viên chính
- Có năng lực điều hành quản lý hoạt động SXKD, cung ứng các dịch vụ, biết tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của cấp trên về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm mở rộng các loại hình dịch vụ và quy mô SXKD của Cảng
- Có khả năng tham mưu, đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm củng cố phát triển các lĩnh vực hoạt động của Cảng.
- Biết triển khai, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ, giải pháp kinh tế kỹ thuật vào hạt động sản xuất kinh doanh của Cảng.
- Có uy tín và khả năng tập hợp quần chúng.
ử Các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
- Tốt nghiệp Đại học phù hợp với lĩnh vực được giao, nếu tốt nghiệp đại học chưa phù hợp phải qua bồi dưỡng chuyên ngành.
- Tốt nghiệp lý luận chính trị Mác- Lênin chương trình Trung cấp trở lên.
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp (ngạch Chuyên viên chính)
- Trình độ ngoại ngữ C trở lên với một trong những ngoại ngữ thông dụng.
- Có kiến thức tin học cơ bản phục vụ công tác.
ớ Chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương
ử Các tiêu chuẩn về năng lực
Đạt trình độ chuyên viên chính
Có năng lực tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, tổ chức điều hành cơ quan hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có khả năng tham mưu, đề xuất và chủ động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào thực tế công tác.
Quản lý điều hành có hiệu quả hệ thống chuyên ngành trong Cảng.
Biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chuyên ngành.
Có uy tín và khả năng tập hợp quần chúng.
ử Các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Tốt nghiệp Đại học phù hợp với lĩnh vực được giao, nếu tốt nghiệp đại học không phù hợp phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành.
Tốt nghiệp lý luận chính trị Mác- Lênin chương trình Trung cấp trở lên.
Hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp (ngạch Chuyên viên chính)
Trình độ ngoại ngữ C trở lên với một trong những ngoại ngữ thông dụng.
Có kiến thức tin học cơ bản phục vụ công tác.
ớ Chức danh Đội trưởng, phó đội trưởng và tương đương
ử Các tiêu chuẩn về năng lực
- Có năng lực quản lý, điều hành SXKD, cung ứng các dịch vụ, biết tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của cấp trên về công tác của bộ phận mình.
- Có khả năng đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả.
- Có uy tín và khả năng tập hợp quần chúng
ử Các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng phù hợp với lĩnh vực được giao.
Tốt nghiệp lý luận chính trị Mác- Lênin chương trình Trung cấp trở lên.
Hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước và Hành chính doanh nghiệp (ngạch Chuyên viên chính)
Trình độ ngoại ngữ C trở lên với một trong những ngoại ngữ thông dụng.
Có kiến thức tin học cơ bản phục vụ công tác.
II.2.5.2.3. Trình tự bổ nhiệm
Phải có hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo mẫu thống nhất của Ban tổ chức Trung ương. Hồ sơ được thành lập thành 03 bộ một bộ gửi về Thường vụ Đảng uỷ Cảng (Qua Văn Phòng Đảng Đoàn), một bộ gửi về Tổng giám đốc (qua Phòng TCCBLĐ- TL), một bộ lưu ở đơn vị. Hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị bổ nhiệm cán bộ
Sơ yếu lý lịch tự khai có xác nhận của Thường vụ, kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ về học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ..
Bản nhận xét đánh giá của cán bộ Thường vụ hoặc chi uỷ.
Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến.
Bảng 11: Bổ nhiệm các cán bộ tại Cảng qua các năm 2001-2005
(Đơn vị tính: Người)
Chức danh
2001
2002
2003
2004
2005
Phó Tổng giám đốc
1
0
2
2
1
Trưởng phòng
5
4
1
3
6
Phó phòng
7
5
2
1
4
Tổng số
13
9
5
6
11
(Nguồn: Cục HKDDVN, Báo cáo bổ nhiệm cán bộ)
Với mỗi cán bộ được bổ nhiệm., các tiêu chuẩn và trình tự bổ nhiệm cán bộ đều đã được quy định chặt chẽ và chu đáo. Các tiêu chuẩn bổ nhiệm có vai trò tương đương, Cảng coi các tiêu chuẩn cán bộ về cả tài và đức là như nhau, trong đó lấy tiêu chuẩn về đức của cán bộ là gốc. Nhờ sự tin tưởng của Đảng, của các nhân viên mà các cán bộ đã không ngừng phấn đấu rèn luyện về phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị vững vàng của mình, lãnh đạo Cảng ngày càng vững mạnh.
II.2.6. Thù lao lao động và chính sách đãi ngộ
II.2.6.1. Thù lao lao động
II.2.6.1.1. Chế độ lương
a. Tổng quỹ lương
Quỹ tiền lương hàng năm tại Cảng do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp thẩm định và phê duyệt.
Quỹ tiền lương và thu nhập của Cảng gồm:
Quỹ tiền lương theo khối lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD
Quỹ tiền lương dự phòng từ các năm trước chuyển sang
Quỹ tiền lương từ hoạt động SXKD khác (nếu có)
Quỹ tiền lương bổ sung khác (nếu có)
Ă Xác định quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh:
Tổng quỹ lương năng suất năm:
Lgnsnăm = Lgnăm – Lgcbnăm – Lgkhoán năm
Tổng quỹ lương năng suất phân phối hàng năm:
Lgnstháng = Lgtháng – Lgcbtháng – Lgkhoán tháng
Lgnstháng,năm : Tổng quỹ lương năng suất tháng, năm
Lgtháng,năm : Tổng quỹ lương tháng, năm
Lgcbtháng,năm : Tổng quỹ lương cơ bản tháng, năm
Lgkhoán : Tổng lương chi trả HĐ khoán, mùa vụ, CN và thử việc
Các căn cứ để phân phối tiền lương năng suất hàng tháng cho người lao động:
- Ngày công làm việc thực tế được trả lương sản phẩm (Nctt)
- Hệ số chức danh quản lí và công việc đảm nhận (K1)
- Hệ số chất lượng lao động của từng người lao động (Kcn)
- Hệ số chất lượng lao động trong tháng của từng đơn vị (Kđv)
- Hệ số cường độ lao động của từng thành viên (K2)
- Hệ số trình độ chuyên môn được đào tạo tương thích.(K3)
Các hệ số: Nctt, Kcn, K2 được các cán bộ quản lý của mỗi đơn vị đánh giá và tổng hợp theo hướng dẫn, có ý kiến của Bí thư đoàn Cảng, có phê duyệt của Tổng giám đốc và sự nhất trí của toàn bộ CBCNV trong đơn vị mình.
Hệ số Kđv được Phòng TCCBLĐ- TL tổng hợp đánh giá và xin ý kiến của Văn phòng Đảng Đoàn và phê duyệt của Tổng giám đốc.
Các hệ số K1 và K3 thực hiện theo quy định của Cảng (xem phụ lục 1).
Ă Xác định quỹ lương năng suất của từng đơn vị trong Cảng.
- Xác định tổng điểm của toàn bộ số người trong đơn vị chưa có hệ số chất lượng lao động cá nhân (Kcn)
Công thức tính:
Tổng điểm cá nhân= Nctt x K1 x K2 x Kđv x K3
(chưa có Kcn)
- Xác định tổng điểm đơn vị chưa có hệ số chất lượng lao động cá nhân
Tổng điểm của đơn vị = Tổng điểm của toàn bộ số người trong đơn vị
(chưa có Kcn) (được tham gia phân phối lương năng suất)
- Tính quỹ lương năng suất tháng của từng đơn vị
Lgns tháng của toàn Cảng
Lương năng suất = -------------------------------------- ẻ Tổng điểm của Đv
Tổng điểm của toàn Cảng (Chưa có Kcn)
(Chưa có Kcn)
b. Phân phối lương
Ă Quy định chung
Tiền lương của người lao động được gắn liền với mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao theo năng suất, chất lượng, ngày công làm việc thực tế và hiệu quả công tác. Mức tiền lương mà người lao động được hưởng không thấp hơn mức lương cấp bậc mà người lao động đang được hưởng. Tiền lương hàng tháng của CBCNV trong Cảng được ghi vào sổ lương theo quy định tại Thông số 15/LĐTBXH- TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động- Thương binh Xã hội.
Ă Phân phối tiền lương
Tổng Giám đốc Cảng và đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất việc sử dụng tổng quỹ tiền lương của Cảng như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp hàng tháng cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian (ít nhất bằng 86% tổng quỹ tiền lương)
- Quỹ lương chi trả để khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, tay nghề giỏi đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cụm cảng hoặc những đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương. Hội đồng tiền lương có trách nhiệm tư vấn giúp Tổng giám đốc quyết định việc sử dụng quỹ trên.
- Quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 12% tổng quỹ tiền lương).
Ă Xác định lương năng suất cho từng người lao động
Tiền lương năng suất đến cho từng người lao động trong đơn vị dựa trên tổng điểm mà người lao động có được trong tháng đã tính đến Kcn
Tổng điểm cá nhân = Nctt x K1 x K2 x Kđv x K3 x Kcn + Pi
(đã tính Kcn)
Lương năng suất tháng của người lao động được tính như sau:
Quỹ lương năng suất tháng của đơn vị
Lnscn=------------------------------------------------------------ẻ Tổng điểm cá nhân
Tổng điểm của toàn bộ lao động trong đơn vị (đã tính Kcn)
Trong đó: Pi là phụ cấp thâm niên công tác của người lao động i. Cứ đủ 12 tháng công tác tại Cảng kể cả thời gian học tập công tác ở bên ngoài sẽ được coi là một năm thâm niên và được hưởng phụ cấp 10.000đ/tháng.
Trên cơ sở những công việc đã được phân công cho NV trưởng phòng căn cứ vào công việc đảm nhận của từng người dự kiến phương án xếp chuyển lương năng suất cho từng nhóm cán bộ, nhân viên báo cáo cho Tổng giám đốc phê duyệt.
Việc xếp chuyển mức lương theo các nhóm hệ số chức danh công việc không cố định tuỳ thuộc vào công việc đảm nhận và sự phấn đấu của vươn lên của CBCNV trong từng thời kỳ. Khi chuyển sang bộ phận khác Thủ trưởng đơn vị có phương án xếp chuyển mức lương năng suất trình Tổng giám đốc phê duyệt.
Sáu tháng một lần các đơn vị tiến hành xem xét lại, cân đối chung trong toàn đơn vị mình và đề nghị điều chỉnh mức lương năng suất cho CBCNV theo trình tự của quy chế này. Việc xem xét phụ thuộc vào hiệu quả công tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu của mỗi nhân viên và cân đối thu nhập chung trong Cảng.
Từ ngày 01- 05 hàng tháng, Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào khối lượng công việc của từng người (thống kê các nội dung công việc đã thực hiện) và việc chấp hành các quy định (theo tiêu chuẩn xét lương năng suất) để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của nhân viên trong phòng, tổ chức bình xét mức hoàn thành công việc gửi văn phòng phối hợp với phòng TCCBLĐ- TL, công đoàn Cảng bình xét tổng hợp và báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt.
Bảng 12 : Thanh toán tiền lương cho Phòng TCCBLĐ- TL tháng 3/2006
Họ và tên
Ntt
K1
Kcn
Kđv
K2
K3
Lương thực lĩnh(ngđ)
Huỳnh Ngọc Tuấn
25
3,20
1,8
0,84
1,2
2,85
5.792
Đỗ Thị Mai Chi
24
2,25
1,7
0,84
1,1
2,54
3.016
Hoàng Đức Trung
25
2,30
1,5
0,84
1,1
2,14
2.647
Trần Tuấn Nghĩa
23
2,05
1,5
0,84
1,0
2,33
1.938
Tô Thị Thu Dung
24
2,25
1,6
0,84
1,1
2,5
2.794
Tổng số
16.187
(Nguồn: Phòng TCCBLĐ- TL năm 2005)
Qua thực tế trả lương hiện nay của Cảng cho phòng TCCBLĐ- TL ta thấy: Ông Huỳnh Ngọc Tuấn là trưởng phòng thuộc khối tham mưu, có hệ số chức danh công việc đảm nhận đã được quy định là 3,2 cộng với thâm niên của ông trong thời gian công tác tại Cảng là 20 năm nên ông có phụ cấp thâm niên công tác là 10.000đ x 20năm = 200.000đ. Như vậy, tổng thực lĩnh công tác của ông Tuấn là:
16.187.000.000
-------------------------- x 1,8 + 200.000 = 5.792.000đ
4863
Trong đó, tổng điểm cá nhân của toàn bộ lao động trong phòng là 4863 điểm. Cách tính lương như thế này đảm bảo gắn kết quả SXKD của Cảng với thành tích của người lao động và cường độ lao động của họ. Điều này sẽ làm cho các CBCNV quan tâm nhiều hơn đến năng suất, chất lượng công việc mà họ thực hiện. Tuy nhiên theo cách tính này, chưa đánh giá chính xác được mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên vì khoảng cách giữa các thứ bậc hoàn thành công việc chưa rõ ràng nên chưa khuyến khích các cán bộ quản lý và nhân viên phải thường xuyên nỗ lực bản thân trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải chỉ là hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II.2.6.1.2. Chế độ thưởng
Hàng năm, Cảng thực hiện phân phối quỹ tiền thưởng theo kết quả thực hiện SXKD, cụ thể như sau:
Quỹ khen thưởng trong Cảng được dùng để :
- Thưởng các tháng, quý, năm cho CBCNV đang làm việc tại Cảng theo kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh (ít nhất bằng 75% tổng quỹ khen thưởng).
- Thưởng đột xuất, thưởng tổng kết thi đua 06 tháng, cả năm ( Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên). Không quá 20% tổng quỹ khen thưởng.
- Thưởng cho các tập thể cá nhân trong, ngoài Cảng đã có nhiều đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch SXKD (không quá 5% tổng quỹ khen thưởng).
- Hỗ trợ phúc lợi nếu có và nếu cần.
Phân phối quỹ tiền thưởng:
- Đối tượng hưởng tiền thưởng gồm: CB- CNV làm việc tại Cảng trừ người lao động giao kết hợp đồng lao động làm công việc có tính chất công nhật, mùa vụ, khoán, thử việc hoặc vi phạm kỉ luật lao động, nội quy lao động.
- Phương pháp tính thưởng: tiền thưởng cho người lao động được phân phối như tiền lương năng suất hàng tháng. Tiền thưởng được thanh toán hàng quý.
- Người lao động được thanh toán thưởng an toàn Hàng không theo quý. Việc phân phối tiền thưởng an toàn HK không như phân phối tiền lương năng suất (riêng cán bộ công nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo phục vụ an toàn chuyến bay được hưởng thêm 20% so với Cán bộ, công nhân viên khác của đơn vị)
II.2.6.2. Chính sách đãi ngộ
II.2.6.2.1. BHXH và BHYT
BHXH và BHYT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tiền lương, nó góp phần tạo động lực cho người lao động làm việc cho Cảng. BHXH và BHYT góp phần bảo đảm sức khoẻ và đời sống cho người lao động, nó giúp họ yên tâm với những rủi ro trong cuộc sống để yên tâm làm việc. Do vậy, tại Cảng chế độ BHXH và BHYT được thực hiện một cách chu đáo và đúng luật đảm bảo cho người lao động có khoản thu nhập đảm bảo cuộc sống sau khi nghỉ hưu.
Đến tháng 12 năm 2005, Cảng đã quyết toán hết BHXH cho các CBCNV và phát thẻ BHYT cho các CBCNV trong toàn Cảng. Cảng chịu trách nhiệm đóng 15% BHXH, 2% BHYT của lương cơ bản theo cấp bậc hay chức vụ. Hàng năm Cảng nộp đủ theo quy định của Bộ Luật Lao Động, Nghị định 12/NĐ-CP ngày 26/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ và theo các điều khoản trong thoả ước lao đông của người lao động và Tổng giám đốc.
Một số trường hợp người lao động ốm đau, nghỉ hưu...chế độ cụ thể như sau:
- Người lao động nghỉ thai sản theo chế độ quy định: Lương cơ bản được BHXH trả theo quy định của Nhà nước. Tiền lương năng suất được hưởng 70% (không có tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh và tiền thưởng ATHK)
- Người lao động trong thời gian nghỉ chờ nhận sổ hưu thì được hưởng 100% lương cơ bản. Tiền lương năng suất hưởng 80% không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo. (Không có tiền thưởng theo kết quả SXKD và tiền thưởng ATHK)
- Người lao động đang làm việc tại Cảng bị tử vong được trả nguyên tiền lương cơ bản và 100% tiền lương năng suất trong thời gian không quá 03 tháng. (Không có tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh và tiền thưởng ATHK)
II.2.6.2.2. Công tác chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
Ngoài việc tích cực điều chỉnh các biện pháp trả lương, thưởng, đảm bảo các điều kiện về vật chất cho người lao động, Cảng còn chú ý chăm lo đời sống tinh thần cho họ, tạo điều kiện giúp họ yên tâm làm việc. Trong năm 2005, Cảng đã thực hiện thanh toán trợ giúp đặc biệt cho 173 trường hợp với tổng chi phí 199.808.000đ; Lập sổ, giải quyết chế độ chính sách cho 5 trường hợp; Thanh toán thai sản, ốm đau cho 97 trường hợp với tổng số tiền là 233.669.600đ; Tổ chức nghỉ dưỡng sức cho 420 lượt người với tổng chi phí là 172 triệu đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2004). Mỗi năm một lần, Cảng đều tổ chức cho các cán bộ công nhân viên đi tham quan, du lịch giúp họ có thời gian nghỉ ngơi và tạo động lực làm việc.
Cảng cũng ban hành các quy chế kèm theo Quyết định số 1359 VC/PC ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Cụm cảng Hàng không Miền Bắc về việc khen thưởng cho con CBCNV đạt danh hiệu học sinh, sinh viên giỏi. Quy chế này quy định các tiêu chuẩn được khen thưởng và quyền lợi nhận được. Con của các CBCNV đạt danh hiệu học sinh giỏi sẽ được thư khen thưởng của Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng kèm theo quà tặng hoặc tổ chức liên hoan, gặp mặt. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài (5 năm một lần), Cảng sẽ tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giỏi tiêu biểu nhất. Nguồn kinh phí khen thưởng được lấy từ quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng hoặc quỹ đào tạo của Cảng. Bên cạnh đó, Cảng còn tiếp nhận không qua thử việc với một số học sinh, SV của con em các CBCNV các đơn vị đang học tập tại các trường Đại học, THCN có kết quả học tập giỏi ở các ngành nghề mà Cảng cần tuyển. Cảng cũng trợ giúp học bổng cho các sinh viên giỏi có nguyện vọng làm việc lâu dài cho Cảng sau khi tốt nghiệp, mức học bổng cụ thể được xem xét quyết định vào đầu năm học hàng năm.
Có thể nói, công tác chăm lo đời sống CBCNV tại Cảng là chu đáo, dựa trên cơ sở những nhu cầu của họ từ đó tạo niềm tin cho họ làm việc hết mình cho Cảng.
II.2.7. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển nhân sự của Cảng được tiến hành theo tiến trình như sau:
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Lựa chọn hình thức đào tạo
Dự toán chi phí đào tạo
Lựa chọn cơ sở đào tạo và giáo viên giảng dạy
Tổ chức thực hiện
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
Sơ đồ 5: Tiến trình đào tạo và phát triển tại Cảng
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy chương trình đào tạo và kế hoạch SXKD của Cảng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kế hoạch SXKD chi phối, tác động tới nhu cầu đào tạo và phát triển nhân sự. Khi tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo, các cán bộ Quản trị nhân sự thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
II.2.7.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Trước khi xác định nhu cầu đào tạo các cán bộ chuyên trách thực hiện đánh giá phân tích công việc cho từng đối tượng. Quá trình đánh giá phân tích công việc được tiến hành cho nhiều bộ phận, tìm hiểu xem sự phù hợp của các CBCNV trong từng bộ phận, tìm hiểu năng lực của họ. Sau đó tiến hành xem xét khả năng ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới từ đó rút ra được yêu cầu cần phải đào tạo cho từng bộ phận. Nhu cầu đào tạo được dựa vào: Những yêu cầu của công việc và nhu cầu của từng cá nhân về công tác đào tạo.
Bảng 13: Nhu cầu đào tạo theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cảng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Hành khách (lượt)
5.135.029
5.697.681
6.383.653
6.971.345
7.559.037
H.hoá, b.kiện (tấn)
104,197
119,666
138,383
150,860
163,337
Điều hành bay (lần)
38.992
45.978
50.827
54.739
58.652
Nhu cầu ĐT của Cảng (người)
203
225
306
337
394
Nhu cầu ĐT của CBCNV (người)
162
177
194
224
305
(Nguồn: Phòng TCCBLĐ- TL năm 2005)
Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong Báo cáo Kết quả SXKD của giai đoạn tới theo chủ trương của Cảng, phòng TCCBLĐ- TL sẽ phối hợp với phòng KHĐT hoạch định nhu cầu đào tạo của Cảng đồng thời các đơn vị cũng sẽ tiến hành hoạch định nhu cầu đào tạo của các CBCNV trong đơn vị mình.
Tại Cảng sử dụng nhiều phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo của CBCNV như: Phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bảng hỏi, dựa vào các tiêu chí kết quả thực hiện công việc, trình độ và năng lực thực tế của nhân viên.
II.2.7.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Tại Cảng, mục tiêu đào tạo mới chỉ được đưa ra ở dạng văn bản thi hành chưa chú trọng tới các bước đào tạo. Các bộ phận chuyên trách xây dựng chương trình đào tạo chưa cụ thể hoá mục tiêu vì vậy việc xác định mục tiêu đào tạo chưa được quan tâm thích đáng. Mục tiêu đào tạo mới chỉ ở dạng khái quát như:
Xây dựng đội ngũ CBCNV thuần thục về nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và tương lai.
Đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh cán bộ
Đáp ứng các tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ
Đáp ứng các tiêu chuẩn nhân viên kỹ thuật.
Các mục tiêu cho các chương trình đào tạo chưa được chi tiết hoá về các tiêu chuẩn định lượng cụ thể về khả năng, trình độ nghiệp vụ thành thạo của nhân viên, các mục tiêu đào tạo chi tiết cho từng bộ phận, từng khối công việc cụ thể Chứ không chỉ định tính là “đáp ứng”. Thế nào là đáp ứng? Nhân viên sau khi đào tạo chỉ cần biết thực hiện công việc một cách máy móc mà không có khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ trong công việc xảy ra cũng được hay sao? Việc hoạch định một cách chi tiết như thế này là rất quan trọng nhất là khi mà khoa học công nghệ đang phát triển làm phương tiện cho nền kinh tế cất cánh như hiện nay; đào tạo để tăng sự thích ứng với công việc hiện tại của người lao động, đào tạo để tăng sự sáng tạo trong công việc của nhân viên.
II.2.7.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Việc lựa chọn các đối tượng đào tạo của Cảng căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới, hệ thống công việc của từng bộ phận, phòng ban cụ thể cộng với việc theo dõi nhu cầu đào tạo của nhân viên. Các đối tượng đào tạo được chia ra cụ thể như sau:
Các chương trình đào tạo cho cán bộ
Cán bộ đào tạo là các chuyên viên, kỹ sư, cán bộ từ cấp phó trở lên.
Đào tạo để đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh
Đào tạo các kiến thức quản lý điều hành
Các khoá đào tạo tại nước ngoài
Các chương trình đào tạo cho nhân viên
Đào tạo nghiệp vụ cho các NV bán hàng, NV thương mại, NV kỹ thuật.
Đào tạo ngoại ngữ
Đào tạo tin học
Bảng 14 : Kế hoạch đào tạo cán bộ qua các năm tại Cảng
(Đơn vị tính: Lượt người)
Các lớp đào tạo
2001
2002
2003
2004
2005
- Lý luận chính trị
22
11
08
09
15
- Quản lý hành chính nhà nước
14
22
16
12
12
- Chuyên môn nghiệp vụ
32
64
35
47
56
- Tin học
10
23
14
10
21
- Ngoại ngữ
76
64
53
65
97
Tổng số
154
184
126
143
201
(Nguồn: Cục HKDDVN, Báo cáo đào tạo lao động)
II.2.7.4. Lựa chọn hình thức đào tạo
II.2.7.4.1. Đào tạo tự nguyện
Đào tạo tự nguyện là căn cứ vào nhu cầu công việc, căn cứ vào nhu cầu phát triển nghề nghiệp của bản thân người lao động để tiến hành đào tạo. Với hình thức này, CBCNV tại Cảng muốn nâng cao trình độ, nghiệp cụ sẽ tự đăng ký tham gia vào các khoá đào tạo, đi học thêm các văn bằng các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn có liên quan tại các cơ sở đào tạo trong nước.
Các điều kiện để các CBCNV có thể tham gia các khoá học đào tạo này:
- Có ít nhất 2 năm làm việc tại Cảng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Ngành nghề mà CBCNV đăng ký phải phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- CBCNV đăng ký phải chịu mọi phí tổn khi tham gia khóa học.
Trước khi tham gia khoá học CBCNV phải có đơn xin đi học, trong đó có cam kết chấp hành nội quy, kỷ luật của trường học và cam kết quay trở về làm việc tại Cảng sau khi đi học.
II.2.7.4.2. Đào tạo của Cảng
Đào tạo của Cảng là hình thức đào tạo do nhu cầu của Cảng. Căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, Cảng sẽ cử người đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sao cho phù hợp. Các cơ sở đào tạo có thể trong hoặc ngoài nước. Với các cơ sở đào tạo trong nước, Cảng có thể tham gia hiệp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học, cao đẳng Với các cơ sở ở nước ngoài, CBCNV có thể được đào tạo thông qua xuất khẩu lao động. Với những CBCNV tham gia hình thức đào tạo này, Cảng sẽ tuyển chọn kỹ càng, đạt được các tiêu chuẩn đặt ra. Tiêu chuẩn được chọn chủ yếu dựa vào định hướng công việc, trình độ chuyên môn và khả năng phát triển của người lao động. Phòng KH-ĐT sẽ tiến hành tuyển chọn và đề nghị với Tổng giám đốc đưa ra quyết định. Cảng khuyến khích những người có trình độ chuyên môn, tự nhận thấy mình có đủ năng lực để tham gia khoá học. Về kinh phí, Cảng sẽ chi trả toàn bộ.
Ngoài các hình thức gửi đi đào tạo, Cảng còn tổ chức các chương trình đào tạo ngay tại đơn vị là đào tạo lúc bắt đầu nhận việc và trong thời gian làm việc.
Đào tạo lúc đầu làm việc thường áp dụng với những NV mới hoặc NV chuyển từ các đơn vị bộ phận khác sang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0103.doc