Đề tài Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành phẩm tại công ty Sản xuất xuất nhâp khẩu đầu tư thanh niên

Mục Lục 1

Lời nói đầu 3

Chương I 5

Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 5

1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. 5

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất 5

1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu .5

1.3 Y nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 6

1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm. 7

1.4.1 Giá thành sản phẩm: .7

1.4.2 phân loại giá thành sản phẩm: . 7

1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản

 phẩm: 8

1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: . 8

1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: .8

1.6 Nhiêm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 9

1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 10

1.7.1 Tài khoản kế toán sử dụng: . 10

1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: .13

1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang: 15

1.8.1 Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 15

1.8.2 Ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: 15

1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 16

1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: . 16

1.9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 17

CHƯƠNG II: 19

Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội: 19

2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiệp: 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 19

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SX- XNK đầu tư thanh niên Hà Nội: 21

2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của công ty SX - XNK đầu tư thanh niên Hà Nội 21

2.2 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất: 22

2.3 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty SX - XNk - đầu tư Thanh

niên Hà Nội: 24

 

2.4 Thực tế công tác kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty SX - XNK - đầu tư Thanh niên Hà Nội: . 28

2.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty: 28

2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 29

2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 58

2.6.1 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: . 58

Chương III: . 61

 I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty SX-XNK đầu tư thanh niên Hà Nội 61

 II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 62

 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty SX-XNK đầu tư thanh niên Hà Nội 62

 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty SX-XNK đầu tư thanh niênHà Nội 62

2.1. Về hệ thống sổ công ty sử dụng . 63

2.2. Về công tác ghi chép ban đầu . . 64

2.3. Một số ý kiến đóng góp 64

2.4. Vấn đề hạch toán nghiệp vụ phế liệu thu hồi 64

2.5. Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 64

2.6. Về áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội 67

Kết Luận: 70

 

 

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành phẩm tại công ty Sản xuất xuất nhâp khẩu đầu tư thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình Phòng hành chính lao động Phòng hành chính KH Phòng kinh doanh I Phòng kinh doanh II phòngkinh doanh III phòng mỹ nghệ xuất khẩu Ghi chú: Chỉ mối quan hệ qua lại Chỉ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên xuống cấp dưới Báo cáo của các bộ phận về lãnh đạo công ty 2.3 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập chung trên cùng một địa bàn đồng thời để bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho lãnh đạo công ty nắm được kịp thời tình hình hoạt động công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp, công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội đã áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty và các xí nghiệp trực thuộc công ty (Xem sơ đồ 09). Công ty có trang bị máy vi tính nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, tuy nhiên , công việc kế toán không hoàn toàn được thực hiện bằng máy mà đó chỉ là một phần công việc trợ giúp. Từ các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành nhập vào máy và sử dụng các công thức trong excel ( công ty chưa sử dung phần mền kế toán) để xử lý các số liệu đã nhập vào máy nhằm lên các sổ chi tiết, sổ cái và các sổ tổng hợp liên quan… Như vậy, các chứng từ phát sinh được thực hiện song song theo 2 hướng là ghi sổ và nhập vào máy. Phần lớn các sổ chi tiết và sổ tống hợp được lập trên máy nhưng vẫn song song theo dõi bằng tay. Kết quả trên máy và sổ được đối chiếu với nhau. Các báo cáo được in ra từ máy nên công việc hạch toán được giảm bớt. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: + Kế toán trưởng (kiêm kế toán thanh toán và kế toán các loại tiền): chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán thống kê dưới xưởng cung cấp, theo dõi các khoản công nợ của doanh nghiệp. + Kế toán thống kê xưởng may: Có trách nhiệm lập báo cáo thông kê gửi lên trên phòng kế toán. Theo dõi chủng loại, số lượng nguyên vật liệu đưa vào cắt thành bán thành phẩm theo từng ngày, theo dõi năng suất lao động của từng công nhân phân xưởng cắt may trong ngày. Đồng thời theo dõi toàn bộ số lượng, chủng loại sản phẩm mặt hàng đã sản xuất ra theo từng hợp đồng đã nhận của khách hàng và nhập kho thành phẩm, lượng thành phẩm xuất trả khách hàng. + Kế toán thống kê xưởng gia công phong thiếp: Do đặc điểm hoạt động của xưởng phong thiếp ở xa (là một cơ sở của công ty đóng tại Hải Dương), do đó không thể gửi tài liệu lên trên tập hợp hàng ngày về công ty. Kế toán dưới xưởng gia công phong thiếp làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, theo dõi tình hình thanh toán với công nhân, sau đó định kỳ gửi số liệu về phòng kế toán công ty. + Kế toán thống kê các bộ phận kinh doanh khác: có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị vật tư, kinh doanh vật liệu xây dựng và bán than … Sau đó gửi số liệu về cho kế toán tổng hợp dưới dạng báo cáo thống kê. + Thủ quỹ: Quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Sơ đồ 09 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty sản xuất XNK đầu tư thanh niên Hà Nội Kế toán tổng hợp Thủ quỹ KT TSCĐ Báo cáo Kế toán trưỏng Trưởng phòng TCKH Kế toán thống kê xưỏng may Kế toán thống kê xưởng gia công phong thiếp. Kế toán thống kê các bộ phận KD 2.3.2 Hệ thống tài khoản dụng. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của bộ tài chính ban hành theo quyết định 1114 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và vào năm 1999 có bổ sung thêm 1 số tài khoản mới nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế GTGT. Đồng thời, công ty đã mở thêm một số tài khoản mới nhằm quản lý cụ thể các loại vốn, tài sản và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ của công ty. 2.3.3 Hình thức tổ chức kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán, hiện nay công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết tương ứng ban hành theo quyết định số 1114/QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của bộ tài chính tương đối phù hợp với tình hình hạch toán kế toán chung của công ty. 2.3.4 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. ở công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội, bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ, thẻ chi tiết sau : - Sổ tài sản cố định - Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, thẻ kho. - Sổ chi tiết sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm. - Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả. - Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. - Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách… - Sổ chi tiết bán hàng - Các bản phân bổ : bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bố nguyên liệu vật liệu và CCDC, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. 2.3.5 Các sổ kế toán tổng hợp : gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ cái như sổ cái TK 111, 112, 331… 2.3. 6 Qui trình ghi sổ (Sơ đồ 10) (1) : Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ Quỹ tiền mặt và sổ, thẻ kế toán chi tiết. (2) : Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ, ghi sổ theo trình tự thời gian. Sau đó CTGS được dùng để nhập vào máy và xử lý dữ liệu đầu vào bằng cách sử dụng các công thức và hàm trong Excel. Từ các số liệu đó kế toán lên Sổ Cái. (3) : Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp từ số liệu chi tiết. (4) : Căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh (5) : Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết giữa bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. (6) : Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo. Phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán của doanh nghiệp: Doanh nghiệp áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (1/1 - 31/12). Kỳ kế toán của doanh nghiệp: Kỳ kế toán của doanh nghiệp áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng kỳ kế toán theo quý, năm phải lập các báo cáo kế toán theo luật định bao gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng. Sơ đồ 10 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” Thực tế công tác kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. Hoạt động chủ yếu của xí nghiệp may là may gia công theo hợp đồng cho khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng nào thì hạch toán trực tiếp hợp đồng đó theo các chứng từ gốc (hay phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong, sẽ phân bổ cho từng hợp đồng theo chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính giá thành được áp dụng theo phương pháp trực tiếp đối với từng đơn đặt hàng. Công ty chỉ tiến hành tính giá khi hợp đồng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không thống nhất với kỳ báo cáo. Đối với những hợp đồng đến kỳ kế toán mà chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó đều coi là chi phí dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Còn những hợp đồng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó sẽ tính giá thành để nhập kho hoặc không nhập qua kho mà giao cho khách hàng luôn. Do công ty hoạt động kinh doanh tổng hợp ở cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông, trong quá trìnhvề thực tập tại công ty, do thời gian thực tập có hạn, và để sát với đề tài thực tập nên em xin đi sâu vào phân tích hoạt động ở xưởng may của công ty. Phân xưởng may ở công ty chuyên may theo hợp đồng cho khách hàng, do quy mô hoạt động không lớn lắm, chỉ một phân xưởng sản xuất và chia thành tổ cắt, các tổ may, tổ là và đóng gói. Bộ phận quản lý phân xưởng may bao gồm: Một quản đốc phân xưởng phụ trách kỹ thuật, một phó quản đốc phân xưởng phụ trách sản xuất, và 7 nhân viên khác như bộ phận kỹ thuật, vật tư, thủ kho … Tổng số công nhân sản xuất tại phân xưởng may hiện nay là 200 người kể cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động của phân xưởng may là gia công theo hợp đồng với khách hàng. Do vậy, sản phẩm rất đa dạng, mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng và trình tự gia công cụ thể. Song nhìn chung có thể khái quát quá trình sản xuất may mặc của công ty như sau: ở công ty, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành tập hợp và phân loại trực tiếp những chi phí đó cho từng hợp đồng có liên quan, có những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán thì kế toán phân bổ gián tiếp theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Cụ thể việc tập hợp chi phí phân bổ các khoản chi phí sản xuất được thể hiện như sau: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nguyên liệu vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ .. Trong đó chủ yếu là chi phí vật liệu chính ( 80% - 90%) các chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phụ, nhiên liệu, bao bì chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,5% - 2%) Nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Vải oxfo, vải phin pha ni lon, chỉ, khuy, mex, áo Ti short.... Là những vật liệu chính. Vật liệi phụ gồm: băng dính nhỏ, nước cất, túi ni lon, giấy, kim may CN, chày cối dập cúc.... Như đã trình bày ở trên, tùy theo từng hợp đồng mà khoản chi phí nguyên vật liệu được tính tập hợp cả phần giá mua lẫn vận chuyển bốc dỡ (nếu có). Hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu để ghi sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu theo từng hợp đồng sản xuất. Nếu nguyên vật liệu công ty mua thì hạch toân vào TK 152 ( giá mua + chi phí vận chuyển bốc dỡ), nếu nguyên vật liệu do khách hàng mang đến thì kế toán chỉ theo dõi cho từng hợp đồng. Nếu công ty chịu trách nhiệm vận chuyển - bốc dỡ nguyên vật liệu thì hạch toán phần chi phí vận chuyển bốc dỡ vào TK 152. Khi xuất nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, trên phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán ghi rõ số lượng, chủng loại nguyên vật liệu chính xuât dùng và theo từng hợp đồng. Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau: Về mặt hiện vật: Phòng vật tư, thủ kho và nhân viên kinh tế phân xưởng tiến hành theo dõi và quản lý lượng nguyên vật liệu xuất dùng. Cụ thể hàng tháng căn cứ vào kế toán sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân viên kinh tế phân xưởng làm “Phiếu xin lĩnh nguyên vật liệu” và chuyển đến phòng vật tư. Phiếu này có chữ ký của Giám đốc, lập thành hai liên: Phân xưởng lưu một liên còn một liên giao cho phòng vật tư. Phòng vật tư căn cứ vào bảng kế hoạch sản xuất và “phiếu xin lĩnh vật liệu” để viết “ Phiếu xuất kho” được lập thành ba liên : Liên1: Lưu tại phòng vật tư Liên 2: Giao cho người nhận và nhân viên kinh tế phân xưởng Liên 3: Chuyển lên phòng kế toán Nhân viên kinh tế phân xưởng cầm liên 2 xuống kho giao cho thủ kho, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp của phiếu rồi căn cứ vào lượng thực tế trong kho để ghi vào cột thực xuất trên “Phiếu xuất kho” sau đó thủ kho vào thẻ kho. Về mặt giá trị Tại phòng kế toán, sau khi nhận được phiếu xuất kho sẽ phân theo từng loại: Phiếu xuất vật liệu chính , Phiếu xuất vật liệu phụ...... và căn cứ vào lượng thực xuất trên từng phiếu để ghi vào cột xuất vật liệu trên Sổ Chi Tiết TK 152.Sổ này được mở chi tiết cho từng loại vật liệu TK 1521: Vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ Để minh họa rõ thêm về thực tế kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty, em xin lấy một số số liệu kế toán của hai hợp đồng số 12 và số 15 thực hiện từ tháng 10/2003 như sau: Hợp đồng số 12 ký kết ngày 15/10/2003 với hãng PAN PACIPIC về may gia công áo Jacket 2 lớp như sau: Số lượng :7500 sản phẩm Đơn giá : 2 USD (30.000 VND/ 1SP) Thời gian thực hiện từ ngày 01/11/2003 đến ngày 10/12/2003. Toàn bộ nguyên vật liệu chính (Vải) do khách hàng cung cấp đến từ cảng Hải Phòng. Các phụ kiện trong quá trình gia công công ty mua hộ khách hàng. Hợp đồng số 15 ký kết ngày 20/10/2003 với công ty Xe Máy Việt Nhật về may gia công quần áo bảo hộ lao động. Số lượng : 5000 sản phẩm Đơn giá : 25.000 đ/ 1SP Thời gian thực hiện từ ngày 10/11/2003 đến ngày 20/12/2003. Toàn bộ nguyên vật liệu chính (Vải) do khách hàng cung cấp đến cho công ty. Các phụ kiện trong quá trình gia công công ty mua hộ khách hàng. Biểu Số 01: Đơn vị: Công ty SX- XNK đầu tư thanh niên Hà Nội Địa chỉ: K 3b Thành Công HN Mẫu số 02- VT Ban hành theo QĐ/ 1141/ TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Phiếu xuất kho Ngày 7 tháng 11 năm 2003 Số: 92 Nợ: 621 Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: anh Huy Bộ phận: May. Lý do xuất: phục vụ sản xuất hợp đồng số 12 Xuất tại kho: chị Linh STT Tên,Nhãn hiệu,quy cách vật tư,sản phẩm,hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Thùng cát tông 5 lớp áo Cái 360 360 20.000 7.200.000 2 Túi PE loại to Cái 500 500 2.000 1.000.000 3 Túi PE loại nhỏ Cái 8.000 8.000 600 4.800.000 4 Bìa giải mẫu Tờ 35 35 5.000 175.000 5 Nước cất Lít 1.200 1.200 500 600.000 …………………. Bút dạ Chiếc 10 10 4.500 45.000 Băng dính to Cuộn 50 50 1.500 75.000 Băng dính nhỏ Cuộn 100 100 500 50.000 Tổng cộng 18.950.000 Cộng thành tiền: mười tám triệu chín trăm năm mưoi nghìn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị (Ký, Họ tên) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, Họ tên) Người nhận (Ký, Họ tên) Thủ kho (Ký, Họ tên) Biểu số 02 Đơn vị: Công ty SX- XNK đầu tư thanh niên Hà Nội Địa chỉ: K 3b Thành Công HN Mẫu số 02- VT Ban hành theo QĐ/ 1141/ TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 11 năm 2003 Số: 93 Nợ: 621 Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: anh Đức Bộ phận: phân xưởng may. Lý do xuất: phục vụ sản xuất Xuất tại kho: chị Linh TT Tên, nhãn hiệu, qui cách, vật tư, sản phẩm ,hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Phấn hộp Hộp 5 5 5.000 25.000 2 Lưỡi dao Crom Hộp 4 4 6.000 24.000 3 Dao cắt tay Chiếc 2 2 28.000 56.000 4 Thùng cát tông 2lớp Cái 200 200 20.000 4.000.000 5 Đột vải Chiếc 10 10 3.000 30.000 6 Kim may CN Hộp 2 2 80.000 160.000 ……………… Chày cối dập cúc Bộ 1 1 75.000 75.000 Bìa giải mẫu Tờ 4 4 7.500 30.000 Tổng cộng 14.540.000 Cộng thành tiền: mười bốn triệu năm trăm bốn mưoi nghìn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị (Ký, Họ tên) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, Họ tên) Người nhận (Ký, Họ tên) Thủ kho (Ký, Họ tên) Định kỳ 10 ngày một lần, thủ kho mang các chứng từ kho giao cho phòng kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập định khỏan ngay trên chứng từ. - Nợ TK 621 : 18.950.000 Có TK 152(2) : 18.950.000 ( Chi tiết : Hơp đồng 12) - Nợ TK 621 : 14.540.000 Có TK 152(2) : 14.540.000 (Chi tiết : Hợp đồng 15) Căn cứ từ các chứng từ gốc còn là căn cứ để định kỳ kế toán lập bảng kê xuất dùng. Dưới đây là hai bảng kê xuất vật liệu chính cho hai hợp đồng. Biểu số 03: Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội Bộ phận: Xí nghiệp may Bảng kê xuất nguyên liệu, vật liệu - công cụ dụng cụ Hợp đồng số 15 Tháng 11/2003 Phiếu xuất kho Nhóm hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng SH N/T X 111 15/11 Xuất vải Oxfo 1521 M 15.000 X 112 17/11 Xuất chỉ 1521 M 300.000 X 113 20/11 Xuất khuy 1521 Chiếc 35.000 93 15/11 Phấn hộp 1522 Hộp 5 Lưỡi dao Crom 1522 Hộp 4 Dao cắt tay 1522 Chiếc 2 ……………….. Thùng cát tông 1522 Cái 200 Đột vải 1522 Chiếc 10 Chày cối dập cúc 1522 Bộ 1 Bìa giải mẫu 1522 Tờ 4 Biểu số 04: Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội Bộ phận: Xí nghiệp may Bảng kê xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Hợp đồng số 12 Tháng 11/2003 Phiếu xuất kho Nhóm hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng SH N/T X178 8/11 Vải chính 2 mặt 1521 M 10.000 X198 10/11 Vải lót thường 1521 M 8.500 X200 12/11 Khóa 1521 Cái 7.000 Chỉ 1521 M 270.000 Chun 3m/m 1521 Cuộn 2.000 Lông thú 1521 Cái 7.000 X215 12/11 Cúc dập 1521 Y 7.000 X220 13/11 Bông 40 z 1521 Y 6.120 Bông 30 z 1521 Y 7.530 X235 15/11 Xốp đựng áo 1521 M 2.000 Rà nhựa điện 6mm/m 1521 Cái 36.850 92 7/11 Thùng cát tông 5 lớp áo 1522 Cái 360 Túi PE loại to 1522 Cái 500 Túi PE loại nhỏ 1522 Cái 8.000 Bìa giải mẫu 1522 Tờ 35 Nước cất 1522 Lít 1.200 ……………………… Bút dạ 1522 Chiếc 10 Băng dính to 1522 Cuộn 50 Băng dính nhỏ 1522 Cuộn 100 (1 Y = 0,95 m) Riêng đối với hợp đồng này nguyên vật liệu chính do khách hàng cung cấp đến cảng Hải Phòng nên công ty phải thuê xe vận chuyển bốc dỡ. Toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ được lập vào “Bảng kê chi phí vận chuyển bốc xếp”. Vật liệu phụ do công ty mua hộ cho khách hàng khi có yêu cầu xuất dùng cho sản xuất trên cơ sở Phiếu xuất kho về mặt lương do nhân viên thống kê vật tư chuyển đến phòng Tài chính - Kế toán, kế toán áp dụng phương pháp trực tiếp (phương pháp thực tế đích danh) để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng về cả số lượng và giá trị. Căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu phụ, bảng kê chi phí vận chuyển vật liệu kế toán ghi vào “chứng từ ghi sổ” cụ thể cho từng hợp đồng gia công. Phần chi phí vận chuyển hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biểu số 05: Chứng từ ghi số Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Số 1100 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về công ty 621 133 111 500.000 50.000 Cộng X X 550.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Biểu số 06: Chứng từ ghi sổ Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Số 1101 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất nguyên vật liệu phụ Hợp đồng 12 621 152 18.950.000 Cộng X X 18.950.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Biểu số 07: Chứng từ ghi sổ Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Số 1102 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất nguyên vật liệu phụ Hợp đồng 15 621 152 14.540.000 Cộng X X 14.540.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Mặt khác căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê chứng từ, kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên liêụ vật liệu trực tiếp, mở chi tiết cho từng hợp đồng. Biểu số 08: Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội Bộ phận: Xí nghiệp may Sổ chi tiết chi phí nguyên liệu - vật liệu TT Tháng 12 năm 2003 Tài khoản: 621 - CPNL - VLTT Đối tượng: Hợp đồng 12 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK Đứ Số tiền SH Ngày Nợ Có 92 7/11 Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 12 Kết chuyển sang Tài khoản 154 152 154 18.950.000 18.950.000 Cộng phát sinh 18.950.000 18.950.000 Người ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2003 (Ký, Họ tên) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) Biểu số 09: Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội Bộ phận: Xí nghiệp may Sổ chi tiết chi phí nguyên liệu - vật liệu TT Tháng 12 năm 2003 Tài khoản: 621 - CPNL - VLTT Đối tượng: Hợp đồng 15 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK Đứ Số tiền SH Ngày Nợ Có 93 15/11 Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 15 Kết chuyển sang Tài khoản 154 152 154 14.540.000 14.540.000 Cộng phát sinh 14.540.000 14.540.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào Sổ Cái TK 621. Cụ thể là kế toán tổng hợp sẽ lấy số liệu của dòng Nợ TK 621 đối ứng với Có của TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên Sổ Cái. Biểu số 10: Sổ cái Tháng 12 năm 2003 Tên Tài khoản: Chi phí nguyên liệu, vật liệu TT Số hiệu Tài khoản: 621 ĐVT: đồng N/T ghi sổ CT ghi sổ Diễn giải SH TK Đứ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 10/11 1100 10/11 1. Chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về công ty 111 550.000 20/11 1101 20/11 2. Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 12 152 18.950.000 25/11 1102 25/11 3. Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 15 152 14.540.000 20/12 20/12 4. Kết chuyển sang Tài khoản 154 154 34.040.000 Cộng phát sinh 34.040.000 34.040.000 Người ghi sổ (Ký, Họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, Họ tên) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) 2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm.Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành.Tại công ty SX - XNK Đầu Tư Thanh Niên Hà Nội chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng 10% - 15% giá trị sản phẩm sản xuất. Về nội dung chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lươnh chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương) các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định đối với tiền lương công nhân sản xuất. Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương tại công ty SX - XNK - Đầu Tư Thanh Niên Hà Nội được hạch toán như sau: - Tại phân xưởng Hàng ngày quản đốc phân xưởng là người trực tiếp theo dõi số công nhân làm việc theo từng ca, số công nhân nghỉ phép rồi ghi vào “Bảng Chấm Công” đồng thời quản đốc cũng theo dõi số sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn và lập “ Phiếu Nhập Kho”. Cuối tháng nhân viên kinh tế phân xưởng căn cứ vào “Bảng Chấm Công” và “ Phiếu Nhập Kho” của từng sản phẩm do quản đốc qửi lên để tiến hành tính lương phụ cấp cho từng công nhân Lương sản phẩm tính cho công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau: Lương sản phẩm phải trả = Số sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn ´ Đơn giá lương sản phẩm ´ Hệ số lương công ty Trong đó số sản phẩm hoàn thành được tính theo từng công đọan, mỗi công đoạn có đơn giá tiền lương tương ứng. Bảng đơn giá tiền lương theo sản phẩm và theo công đoạn do Ban Giám Đốc qui định Ví Dụ : Đơn giá lương với từng công đoạn sản xuất sản phẩm áo Jacket được qui định như sau: Công đoạn sản xuất Đơn giá tiềnlương Đóng gói thủ công 6015.5đ/1sp Là thủ công 7000đ/1sp Cắt thủ công 8114đ/1sp May thủ công 8267.7đ/1sp KCS1, KCS2 8776đ/1sp Mỗi công đoạn sản xuất tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp sẽ do các công nhân có bậc thợ khác nhau đảm nhận, mỗi bậc thợ có hệ số lương(HSL) khác nhau. Sự phân công lao động tại phân xưởng hiện nay như sau: Công nhân bậc 1 chuyên đóng gói bao bì sản phẩm với HSL= 1,05 Công nhân bậc 2 chuyên là sản phẩm với HSL = 1,55 Công nhân bậc 3 chuyên cắt thủ công với HSL = 1,78 Công nhân bậc 4 chuyên may thủ công với HSL = 1,92 ................................................ Ngoài tiền lương sản phẩm, công nhân trực tiếp sản xuất còn hưởng lương thời gian. Lương thời gian áp dụng trong trường hợp phân xưởng ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan hay trong thời gian sản xuất sản phẩm mới công nhân chưa quen nên số lượng sản phẩm nhập kho ít. Lương thời gian được tính theo công thức: Lương thời gian = Số ngày công thực tế ´ 290.000 26 ´ Hệ số lương cấp bậc ´ Hệ số lương công ty Ví Dụ : Tính lương cho công nhân Lê Hồng Anh - Tháng 12/2003 - Hợp đồng : Số 12 - Bậc thợ : 3/7 Công đoạn thực hiện : Cắt thủ công - Số sản phẩm hoàn thành : 90 Đơn giá : 8114 đ/1sp - Số ngáy hưởng lương thời gian: 3 ngày HSL : 1,78 - Tiền ăn trưa: 120.000 - Hệ số công ty tháng 12/2003 : 1,54 (Hệ số này khác nhau giữa các tháng tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh) Lương sản phẩm phải trả cho công nhân Hồng Anh tháng 12/2003 là 90 ´ 8114 ´ 1,54 = 1.124.600đ Lương thời gian phải trả cho công nhân Hồng Anh tháng 12/2003 là 3 ´ 290.000 26 ´ 1,78 ´ 1,54 = 91.725đ Tổng số lương phải trả cho công nhân Hồng Anh trong tháng 12/2003 là 1.124.600 + 91.725 + 120.000 = 1.336.325đ Kết quả này sẽ được ghi vào “Bảng Tính Lương” ( Biểu số 11) do nhân viên kế toán lập vào cuối tháng gửi lên phòng kế toán. - Tại Phòng Kế Toán Sau khi nhận được “Bảng Tính Lương” do nhân viên kế toán gửi lên, Kế Toán tiền lương tiến hành tính ra các khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0183.doc
Tài liệu liên quan