LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 2
I. Lý luận chung 2
1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư nông nghiệp. 2
2. Đặc điểm dự án đầu tư nông nghiệp. 2
3. phân loại dự án nông nghiệp: 3
3.1. Dự án nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt: 3
3.2. Dự án nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. 3
3.3. Dự án trong lĩnh vực chế biến nông sản. 4
3.4. Dự án sản xuất hàng hoá phục vụ nông nghiệp. 4
3.5. Dự án khu du lịch sinh thái 4
4. Nội dung đầu tư lĩnh vực nông nghiệp: 5
4.1. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ nhà nước: 5
4.2. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ doanh nghiệp: 6
4.3. Nội dung đầu tư đứng trên góc độ hộ gia đình và hợp tác xã. 6
II. Thẩm định dự án nông nghiệp: 6
1. Đặc điểm công tác thẩm định các dự án nông nghiệp 6
2. Tiêu chuẩn để xét duyệt dự án đầu tư và chủ đầu tư trong dự án nông nghiệp. 9
Các dự án nông lâm nghiệp hoặc nông lâm ngư nghiệp được xét chọn đưa vào danh mục đầu tư, cần đạt các tiêu chuẩn quy định sau đây: 9
3. Các nội dung cơ bản cần thể hiện trong các dự án nông lâm ngư nghiệp. 10
Dự án đầu tư để khai thác sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng cần phải thể hiện được các nội dung cơ bản sản đây: 10
III. Vài nét về công tác thẩm định tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHI NHÁNH TỪ LIÊM 14
I. Tổng quan về ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm 14
1. Giới thiệu chung: 14
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24
4. Công tác tín dụng: 26
5. kết quả tài chính: 27
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án nông nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
1. Tổng quan về tình hình thẩm định các dự án nông nghiệp của NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
1.1. Tình hình thẩm định các dự án của No & PTNT nói chung: 28
1.2. Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng No & PTNT chi nhánh Từ Liêm. 28
2. Thực trạng công tác thẩm định dự án nông nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm. 29
2.1. Quy trình thẩm định: 29
2.2. Phương pháp thẩm định: 32
3. Các nội dung cần thẩm định: 35
3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng 35
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng: 37
3.3. Thẩm định dự án đầu tư: 40
3.3.1. Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và giới thiệu về dự án: 41
3.3.2. thẩm định các thông số dự báo thị trường. 42
3.3.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: 47
3.3.4. Thẩm định khả năng thực hiện dự án:: 49
3.3.5 Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn của dự án 50
3.3.5.1 Thẩm định dòng tiền của dự án: 50
3.3.5.2. Thẩm định chi phí sử dụng vốn: 51
3.3.5.3. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính: 52
3.4. Thẩm định rủi ro của dự án 52
3.5 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: 56
III. Đánh giá công tác thẩm định tại chi nhánh. 57
1. Đánh giá công tác thẩm định các dự án nói chung. 57
1.1. Về qui trình thẩm định: 57
1.2. Về chất lượng thẩm định: 57
1.3. Về mối quan hệ với bộ phận tín dụng: 58
1.4. về thời gian xử lý các dự án: 58
1.5. Về tiếp cận các dự án đầu tư: 59
2. Đánh giá công tác thẩm định các dự án nông nghiệp. 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÓI CHUNG VÀ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG TẠI CHI NHÁNH 63
I. Định hướng công tác thẩm định của chi nhánh trong thời gian tới 63
II. Nhóm giải pháp cho công tác thẩm định các dự án nông nghiệp. 64
1. Nhóm giải pháp chung. 64
2. Giải pháp về thông tin. 65
2. Giải pháp về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định. 66
3. Giải pháp về tổ chức quản lý, nhân sự. 68
4. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án: 71
5. Chú trọng hơn nữa khâu thẩm định rủi ro của dự án: 72
II. Những kiến nghị. 73
1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 73
2. Kiến nghị với các ban ngành liên quan trong công tác kiểm tra và thẩm định các dự án nông nghiệp: 75
2.1. Về phía nhà nước và các bộ ngành: 75
2.2. Kiến nghị với các bộ và sở kế hoạch đầu tư. 76
3. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 76
4. kiến nghị với chủ đầu tư 76
5. Kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm: 77
KẾT LUẬN 78
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi sâu phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau.
Một số nội dung cơ bản mà các cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá các dự án như sau:
- Thẩm định hồ sơ dự án và năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thẩm định dự án đầu tư:
+ Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án:
+ Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư dự án
+ Thẩm định công nghệ - kỹ thuật của dự án
+ Thẩm định khả năng thực hiện dự án.
+ Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án
+ Thân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng
- Xem xét hồ sơ xin vay vốn của khách hàng:
Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải bao gồm những giấy tờ sau:
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập công ty; giấy đăng ký thành lập công ty và giấy đăng ký kinh doanh
+ Hồ sơ tài chính của khách hàng: khách hàng phải nộp các bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính trong những năm gần đây.
+ Hồ sơ dự án đầu tư: báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án như các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt tổng dự toán và kèm theo đơn đề nghị xin vay vốn tại NHNo&PTNT.
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:
Thông qua hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải kiểm tra xem khách hàng vay vốn có thực sự đủ năng lực pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật hay không.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của:
+ Quyết định thành lập đối với doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật của công ty.
+ Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài.
+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
+ Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần chú ý tới quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng liên doanh, liên kết; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp; tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp
Đối với khách hàng là cá nhân: Mọi khách hàng cá nhân có đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự đều được chấp nhận kèm theo các giấy tờ như: hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân, xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương. Tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm đối tượng là khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đặc biệt là vay vốn hộ gia đình nhằm đầu tư vào nông nghiệp.
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng:
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:
Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, và nó có phù hợp với dự án mà khách hàng định đầu tư hay không?
Những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Phân tích thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh, và thị phần của sản phẩm đó.
Phân tích mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường.
Phân tích lợi thế chủ yếu của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách khách hàng của doanh nghiệp.
Kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích các quan hệ giao dịch lớn có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các cán bộ thẩm định cần phải sử dụng các tài liệu sau để phân tích, đánh giá trong khía cạnh này bao gồm:
+ Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
+ Một số tài liệu liên quan mà các cán bộ thu thập được.
Sự phân tích, đánh giá trong phần này chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do vậy các cán bộ thẩm định cần phải thẩm tra lại tính xác thực của những con số này.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh:
+ Tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh chính: phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng
+ Lợi nhuận: lợi nhuận các loại sản phẩm, lợi nhuận các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp.
+ Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm. Biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Tổng TSLĐ
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = -------------------------------
Nợ ngắn hạn
Thông qua hệ số khả năng thanh toán các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng, cho biết khách hàng có đảm bảo để trả nợ vay đúng hạn hay không.
TLĐ – Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ---------------------------------
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng huy động các nguồn tiền để trả nợ của khách hàng.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = ---------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng tốt, chỉ số này được sử dụng để tính số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = ------------------------------------
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá tồn kho bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt. nó thể hiện vòng quay của hàng tồn kho, tỷ số này lớn phản ánh hàng tồn kho được luân chuyển nhanh.
Doanh thu từ các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = ---------------------------------------------
Các khoản phải thu bình quân
Công thức này cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng, đánh giá mức độ tin cậy của các khoản phải thu của khách hàng.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời :
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = -----------------------------
Vốn chủ sở hữu
tỷ số này cho biết lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có được trên một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = --------------------------------
Doanh thu bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính để biết được năng lực kinh doanh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Nó còn phản ánh khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
Tổng số nợ phải trả
Hệ số nợ = ------------------------------------------
Tổng tài sản của doanh nghiệp
Hệ số nợ cho biết mức độ tài trợ của nợ cho tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ, nó phản ánh tính tự chủ của doanh nghiệp.
tổng nợ
Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn = --------------------------------
vốn chủ sở hữu
Chỉ số này được tính để biết nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ với qui mô là bao nhiêu. Thông thường ngân hàng chỉ chấp nhận khi tỷ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Sau khi tiền hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính của khách hàng thì các cán bộ thẩm định phải dựa vào đó để đưa ra những đánh giá của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng Những đánh giá và nhận xét của cán bộ thẩm định phải thật khách quan, không mang tính chủ quan.
- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng :
Cán bộ thẩm định cần kiểm tra quan hệ tín dụng của khách hàng đối với cả Ngân hàng No&PTNT cũng như với các tổ chức tín dụng khác.
+ Quan hệ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT
Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Mức độ tín nhiệm
+ Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác:
Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến thời điểm gần nhất
Mức độ tín nhiệm
+ Quan hệ tiền gửi:
Số dư tiền gửi bình quân
Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
3.3. Thẩm định dự án đầu tư:
Việc thẩm định dự án đầu tư để đạt kết quả cao và chính xác thì cần thẩm định chi tiết và đầy đủ các nội dung của dự án. Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ chú trọng vào khâu thẩm định tài chính của dự án mà không chú trọng vào các khâu khác như: thẩm định về môi trường, thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội.v..v. Lý do được ngân hàng đưa ra là vì nhân sự phòng thẩm định không đủ cũng như việc thẩm định dự án đầu tư là hết sức phức tạp và rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì thế các nhân viên thẩm định không đủ hiểu biết để thẩm định đầy đủ các nội dung khác. Ngoài ra lý do để ngân hàng bỏ qua các nội dung khác là việc thẩm định các dự án tại ngân hàng được tiến hành sau khi dự án đã qua thẩm định của sở kế hoạch đầu tư. Vì thế các nội dung về môi trường và khía cạnh kinh tế xã hội đã được sở kế hoạch đầu tư thẩm định và xem xét, vì thế ngân hàng chỉ dựa vào các giấy tờ xác nhận của sở kế hoạch phê duyệt do chủ đầu tư trình.
3.3.1. Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và giới thiệu về dự án:
*) giới thiệu về chủ dự án:
Trong nội dung này cần thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư. Đó là giấy phép kinh doanh, giấy đăng kí kinh doanh cũng như điều lệ công ty, nói rõ lên được nội dung ngành nghề đăng kí kinh doanh. Đối với các dự án nông nghiệp mà sở kế hoạch đầu tư kêu gọi đầu tư, hay sở kế hoạch làm chủ dự án thi việc xem xét tư cách pháp lý của chủ đầu tư trở nên đơn giản hơn vì hầu hết các dự án này đều được sở kế hoạch và đầu tư thẩm định và xem xét kĩ càng, vì vậy ngân hàng chỉ dựa trên giấy tờ do sở kế hoạch kí duyệt.
Ngoài ra cần thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư, đó là các việc thẩm định các báo cáo tài chính nhằm xem xét khả năng hoạt động của chủ đầu tư có đủ khả năng hoàn trả nợ và lãi vay hay không. Bên cạnh đó việc thẩm định tài chính còn đóng vai trò trong việc xem xét khả năng tham gia vốn trong tổng vốn đầu tư của dự án. Thông thường, ngân hàng chỉ đồng ý cho vay vốn khi chủ đầu tư có số vốn góp vào dự án tối thiểu chiếm 50% tổng vốn đầu tư của dự án. Đặc biệt là đối với các dự án nông nghiệp, có đặc điểm là tính rủi ro cao và hiệu suất sử dụng vốn lại không cao lắm cũng như thời gian thu hồi vốn lâu. Tuy nhiên, hầu hết các dự án nông nghiệp đều thuộc diện ưu đãi đầu tư, vì thế đối với các dự án có tính khả thi cao và hiệu quả lớn thì ngân hàng nông nghiệp vẫn chấp thuận cho tỷ lệ tham gia vốn của chủ dự án có thể thấp hơn 50% , đặc biệt là các dự án mà chủ dự án là sở nông nghiệp kêu gọi và khuyến khích đầu tư, vì các dự án này được hỗ trợ vốn ngân sách cũng như được hưởng ưu đãi về lãi suất ở ngân hàng nông nghiệp.
*) Giới thiệu về dự án:
Trong nội dung giới thiệu về dự án, cần nêu rõ được tổng số vốn đầu tư của dự án, cơ cấu vốn đầu tư của dự án, công suất của dự án, sự cần thiết phải đầu tư của dự án. Ngoài ra trong công tác thẩm định các dự án nông nghiệp, phần giới thiệu về dự án cần phải nêu lên được vị trí của dự án trong tổng thể qui hoạch về dự án nông nghiệp trên địa bàn, những lợi thế mà dự án có được khi thực hiện và vận hành dự án. Đó là các báo cáo về thổ nhưỡng, khí hậu, báo cáo về nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Vì đây là cơ sở xem xét sự phù hợp của sản phẩm dự án. Trên thực tế cho thấy, đã có rất nhiều dự án của các sở kế hoạch trình nhằm mục đích đạt được cấp vốn đầu tư trong khi sản phẩm của dự án lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên dẫn đến sự thua lỗ. Ví dụ như dự án chăn nuôi cừu ở Lai Châu và SaPa, do không nghiên cứu kĩ điều kiện tự nhiên nên đã dẫn đến sự thua lỗ. Điều này cần đặc biệt chú ý vì thông thường khi thẩm định các dự án nông nghiệp ngân hàng thường không chú trọng vào điểm này. Ngoài ra trong báo cáo giới thiệu về dự án cần nêu lên các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư của Sở kế hoạch đầu tư cũng như sở nông nghiệp của địa phương đó.
3.3.2. thẩm định các thông số dự báo thị trường.
Đây là một nội dung rất quan trọng đối với dự án đầu tư, bởi vì việc phân tích thị trường sẽ cho biết dự án nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu. Các thông số dự báo thị trường là những thông số dùng làm căn cứ để dự báo tình hình thị trường và thị phần của dự án chiếm lĩnh. Qua đó có thể ước lượng được công suất cũng như doanh thu của dự án. Vì vậy mức độ chính xác của khâu dự báo thị trường là rất quan trọng. Quyết định đến tính khả thi của dự án.
-Thẩm định thị trường đầu vào của dự án:
Trong các dự án nông nghiệp, sản phẩm được chia làm ba loại chính ( sản phẩm thô, sản phẩm đã qua chế biến, và các sản phẩm đặc biệt khác). Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là sự không ổn định trong năng suất do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Ngay cả khi sản phẩm thu hoach được việc bảo quản sản phẩm cũng cần đòi hỏi nhiều chi phí, vì thế khi thẩm định các dự án nông nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến điều kiện này. Ngoài ra, trong sản phẩm nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ nên các dự án này cần xem xét cụ thể tính mùa vụ, khả năng bảo quản sản phẩm đầu vào làm nguyên vật liệu có đủ sản xuất trong năm hay không? Hay dự án chỉ vận hành theo mùa vụ? khi đó công suất của dự án tính có đúng hay không. Ngoài ra do tính mùa vụ của sản phẩm dẫn đến sự biến động giá cả của sản phẩm. Điều đặc biệt chú ý kh thẩm định các dự án nông nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản cần chú ý là khâu bảo quản sản phẩm, công suất cụ thể của dự án theo mùa vụ, thẩm định kĩ chi phí bảo quản nguyên vật liệu và phương án dự phòng khi rủi ro đầu vào xảy ra. Ở dự án sản xuất chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại tỉnh Thái Bình cho thấy: Khi thẩm định thị trường đầu vào, dự án chỉ đánh giá và lấy nguyên liệu đầu vào chủ yếu trên địa bàn tỉnh với 4 huyện nuôi tôm, đạt sản lượng 420 tấn/ năm. Sản lượng này đạt 110 % nhu cầu nguyên liệu đầu vào của dự án. Nhưng sau khi thẩm định cho thấy, nếu thu mua nguyên liệu đồng loạt trên 4 huyện thì nguyên liệu được cung ứng đồng thời vượt quá công suất của dự án cho phép, trong khi đó còn chưa tính đến rủi ro xảy ra khi tôm không đạt tiêu chuẩn. Bởi theo báo cáo của sở thuỷ sản Thái Bình cho thấy, trong hai năm 2005 – 2006 hiện tượng tôm bị dịch chân trắng xảy ra khiến sản lượng tôm giảm xuống còn 70% theo kế hoạch, đó là chưa kể đến chất lượng tôm không đạt yêu cầu, đặc biệt là sản phẩm của dự án là sản xuất để xuất khẩu, đó là thi trường khó tính và nhiều yêu cầu khắt khe khi xuất khẩu. Vì thế ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải đưa phương án nhập nguyên liệu tôm dự phòng, dự án đã đưa ra phương án nhập nguyên liệu tôm dự phòng tại Hải Phòng và Thanh Hoá, nhưng khi thẩm định để xét sự khả thi về mặt tài chính cho thấy, khi sử dụng nguyên liệu tại hai tỉnh trên thì chi phí vận chuyển cũng như chi phí bảo quản nguyên vât liệu để đạt được chất lương như yêu cầu sẽ rất lớn, vì thế hiệu quả kinh tế bị giảm sút rất nhiều.
Thẩm định thị trường đầu ra của dự án:
Một nội dung cực kì quan trọng của dự án là việc thẩm định thị trường đầu ra của dự án. Việc thẩm định thị trường đầu ra cũng là một nội dung quyết định tính khả thi và hiệu quả của dự án. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của dự án dẫn đến ảnh hưởng dòng ngân lưu của dự án khi thẩm định khía cạnh tài chính.
Việc xác định thị trường của sản phẩm không chỉ dựa vào nhu cầu hiện tại của thị trường mà điều quan trọng hơn đó là dự đoán nhu cầu sản phẩm trong tương lai của dự án, cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm trong tương lai. Việc xác định sức cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai là việc rất phức tạp. Để làm tốt công tác này, khi thẩm định chủ đầu tư cần có số liệu thu thập các dự án hiện tại và các dự án sẽ thực hiện trong tương lai dựa vào các thống kê do ngành sở đưa ra.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:
Đánh giá về cung cầu sản phẩm :
*) Xác định cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của dự án như thế nào? Cung ứng sản phẩm nội địa đáp ứng được bao nhiêu %? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do trong nước chưa đáp ứng được hay nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
+ Xác định sự biến động thị trường khi dự án đi vào sản xuất, sự biến động này do sự tác động của dự án khi cung sản phẩm được tăng lên, bên cạnh đó cần xác định sự biến động của thị trường khi có nhiều dự án cùng lĩnh vực tham gia thị trường.
*) Đánh giá thị trường nước ngoài:
+ Đánh giá số lượng cũng như chất lượng hàng nhập khẩu trong những năm qua. Bên cạnh đó cần dự đoán nhu cầu nhập khẩu trong những năm tới, việc dự đoán lượng hàng nhập khẩu được thực hiện dựa trên cầu thị trường trong nước trừ đi cung trong nước ở cùng mức gía.
+ Việc dự doán nhu cầu nhập khẩu dựa trên dự đoán các chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến xuất nhập khẩu cũng như các số liệu nhằm dự đoán cung thị trường nội địa trong tương lai.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Việc xác định thị trường mục tiêu mang tính chất sống còn đối với dự án. Vì thị trường mục tiêu chính là thị trường mang lại doanh thu chính cho dự án. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+ Thị trường nội địa: Việc đánh giá thị trường nội địa thông qua các khía cạnh sau đây:
Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đó là điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác về mẫu mã, chất lượng, phẩm chất kĩ thuật.
Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, việc xác định thị hiếu này cần đánh giá ở hiện tại và xu hướng trong tương lai.
Đánh giá giá sự cạnh tranh về giá cả của sản phẩm trên thị trường. Việc đánh giá sự cạnh tranh cần xem xét về sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế gần gũi nhất.
+ Thị trường nước ngoài: Khi thẩm định việc tiêu thụ trên thị trường nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn, Đó là việc thu thập số liệu về tình hình cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Việc quảng bá thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn vì tập quán và thị hiếu khác nhau. Bên cạnh đó việc xuất nhập khẩu còn vướng mắc ở hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật.
Trước hết là khó khăn trong hàng rào kỹ thuật. việc thẩm định sản phẩm có đạt chất lượng hay không, qui cách sản phẩm có đạt tiêu chuẩn do nước nhập khẩu hay không?...
Đánh giá sự khác biệt của sản phẩm trên thị trường nước ngoài: Thông thường sự cạnh tranh lớn nhất của hàng Việt Nam trên thị trường nước ngoài là giá cả. Bên cạnh đó cần đánh giá sự khác biệt về quy cách chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Đánh giá khó khăn trong hàng xuất khẩu như: Hạn chế bởi kim ngạch xuất khẩu. Sự biến động về thuế xuất nhập khẩu cũng như tỷ giá hối đoái. Những hạn chế này sẽ tác động rất lớn đến tính khả thi của dự án, đặc biệt là dự án cung ứng xuất khẩu.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: cần đánh giá trên các mặt như:
+ Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào? Bao tiêu hay cần mạng lưới phân phôi? Đối với các dự án đầu tư mới, việc xây dựng hệt thống mạng lưới sẽ tốn kém khá nhiều chi phí cũng như xác định qui mô mạng lưới phân phối mang tính quyết định. Việc bố trí mạng lưới cần xem xét có phù hợp với thị trường mục tiêu hay không? Cán bộ thẩm định cần phải ước tính được chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
+ Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động. Trong phân tích tài chính của ngân hàng cho thấy: Việc xác định các khoản phải thu là khá quan trọng vì có thể doanh thu dương nhưng dòng tiền vào của doanh nghiệp âm sẽ mất khả năng trả nợ các khoản nợ đến hạn dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Trong việc thẩm định dòng tiền của dự án việc đánh giá các khoản phải thu khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng theo hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt là các dự án có sử dụng tỷ lệ nợ cao.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trong tương lai. Trong đó cán bộ thẩm định cần chỉ ra: Số lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
Rõ ràng, đối với mỗi loại dự án sẽ có các sản phẩm khác nhau vì thế tính chất thị trường cũng khác nhau. Đối với dự án nông nghiệp, thông thường đó là các sản phẩm cung cấp phục vụ tiêu dùng trong nước và sản phẩm cung cấp nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu, vì thế khi thẩm định thị trường đầu vào cần có các thông số về thị trường mục tiêu như: nhu cầu, xu hướng thị hiếu của người dân. Thông số về lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, báo cáo được tính ưu việt của sản phẩm mình đưa ra. Sự biến động giá cả theo thời vụ cũng là một yếu tố quan trọng vì tính thời vụ của sản phẩm của dự án. Do tính thời vụ nên sản lượng sản xuất sản phẩm của dự án sẽ nhiều trong thời vụ chính vì thế giá cả sẽ giảm.Còn trong khoảng thời gian không phải là thời vụ chính thông thường gía cả sản phẩm sẽ tăng lên, nhưng để có thể sản xuất và cung ứng sản phẩm trong khoảng thời gian đó dự án phải đối mặt với chi phí bảo quản rất lớn do sản phẩm trong lĩnh vực này thường có thời gian tồn tại hữu hạn nếu muốn chất lượng được bảo đảm. Trên thực tế thẩm định tại chi nhánh ngân hàng cho thấy, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng cũng rất phức tạp, trong dự án sản xuất rau sạch trên địa bàn khi sản phẩm sản xuất ra với chi phí lớn vì thế giá cả của nông sản tương đối cao, trong khi đó quan niệm của người dân giữa rau an toàn và rau bán tràn lan trên thị trường không khác xa nhau mấy. Vì thế sự cạnh tranh về giá cả đã buộc nhà đầu tư buộc phải giảm sản phẩm nhằm hạn chế sự thua lỗ.
Như vậy, tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm kết luận được những vấn đề sau: Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không? Nguồn nguyên liệu được cung ứng như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nhiên liệu đầu vào.
3.3.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
- Địa điểm dầu tư:
Việc thẩm định địa điểm đầu tư cũng là một khía cạnh quan trọng. Đặc biệt là đối với các dự án nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Khi thẩm định địa điểm thực hiện dự án đầu tư cần xem xét địa điểm đầu tư lựa chon có phù hợp với qui hoạch của vùng địa phương hay không, có phù hợp với đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp hay không? Bên cạnh đó địa điểm lựa chọn cần chú ý: Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có gần các nguồn cung cấp (nguyên vật liệu, nước ) và thị trường tiêu thụ không? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào? Việc lựa chọn địa điểm đầu tư phải kết hợp đựơc các vấn đề: Phù hợp với thị trường mục tiêu, lợi thế cho thị trường đầu vào. Phù hợp với qui hoạch của vùng, sự thích ứng của sản phẩm nông nghiệp với điều kiện tự nhiên tại địa điểm xây dựng và thuận tiện cho sử dụng lao động.
Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị máy móc:
Hiện nay ở nước ta do trình độ lao động còn thấp cũng như lực lượng lao động lại rất nhiều dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy, hầu hết các dự án đầu tư thường khuyến khích sử dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, các dự án nông nghiệp là lĩnh vực tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta bởi các lý do sau:
+ Là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời
+ Lực lương lao động khu vực nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn, lực lượng lao động khu vực này tương đối dồi dào, giá rẻ lại rất phù hợp trong các dự án nông nghiệp do tập quán làm việc từ lâu đời.
+ Thông thường các dự án nông nghiệp yêu cầu số lượng tương đối lớn lao động, và không yêu cầu cao về trình độ lao động.
Khi đề cập đến công nghệ trong các dự án nông nghiệp, đối với các dự án chăn nuôi và trồng trọt người ta thường đề cập đến cách thức chọn giống và kỹ thuật nuôi trồng. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của việc lựa chọn công nghệ trong dự án nông nghiệp với các dự án khác. Việc đầu tư công nghệ trong các dự án nông nghiệp cũng là một khâu quan trọng quyết định đến tính hiệu quả của dự án. Khi thẩm định khía cạnh công nghệ cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Việc lựa chọn giống cho sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, vì trên thực tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6289.doc