Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CHƯƠNG 1:

 Lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài .

1.1. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư .

1.1.2.Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 1.1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 1.1.2.2 Các hình thức dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.1.2.2.1.Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 1.1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh

 1.1.2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

 1.1.2.2.4. Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao

 1.2.Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.1.Tổng quan về thẩm định dự án

 1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.2.1. Thẩm định tài chính dự án

 1.2.2.2.Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam

 1.2.2.3.Thẩm định lợi ích kinh tế-xã hội

 1.2.2.4.Thẩm định kỹ thuật công nghệ

 1.2.2.5.Thẩm định các mục tiêu của dự án

 1.2.2.6.Thẩm định mức độ phù hợp mục tiêu dự án với quy hoạch, tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng và định giá tài sản góp vốn của bên Việt Nam.

 1.2.3. Các bước thẩm định và cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.3.1.Các bước thẩm định

 1.2.3.2. Cơ quan, đơn vị thực hiện thẩm định

 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.4.1.Phương pháp thẩm định

 1.2.4.2. Lựa chọn đối tác

 1.2.4.3.Môi trường pháp luật

 1.2.4.4.Thông tin

 1.2.4.5.Quy trình thực hiện thẩm định

 1.2.4.6.Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

 1.2.4.7.Đội ngũ cán bộ thẩm định

 1.2.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới xin phép đầu tư tăng công suất, mở rộng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp sử dụng chính lợi nhuận thu được tại Việt Nam để tái đầu tư. Nhiều dự án số vốn điều chỉnh tăng thêm lớn hơn cả số vốn đăng ký ban đầu hoặc điều chỉnh tăng vốn đầu tư nhiêù lần. Rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: Tính đến hết năm 2000 đã có 32 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký gần 300 triệu USD, vốn thực tế đã thực hiện là 264 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thuỷ sản… Có 642 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký khoảng 8 tỷ USD và số vốn đã thực hiện được là 2,1 tỷ USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 có 406 dự án giải thể và vốn đăng ký là 6,56 tỷ USD, tăng 69% về số dự án và băng 4,3 lần vốn giải thể so với 5 năm trước. Trong thời kỳ 1996-2000, các dự án giải thể tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 50% số dự án giải thể), nhưng số vốn đăng ký bị giải thể lại tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, trong các dự án giải thể, tỷ lệ lớn nhất là các liên doanh chiếm 70% về dự án và 68% về vốn giải thể, trong khi tỷ lệ này ở các dự án 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 21% và ở các hợp doanh chỉ chiếm 9%. Nguyên nhân dự án giải thể thời kỳ này tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, ở đó nhấn mạnh mục tiêu hướng về xuất khẩu thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi chính sách thuế, tăng yêu cầu nội địa hóa… làm cho dự án hoạt động khó khăn hơn; nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự án giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép từ năm 1995 trở về trước, trong đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân vân về tính khả thi nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư do những lý do khác nhau. 2.1.3. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư . Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Với 1035 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu, chiếm 40% số dự án và 59% vốn đầu tư. Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các doanh nghiệp liên doanh đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 140.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ôtô, xe máy, đIện tử …đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với 1459 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký 10,7 tỷ USD, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tuy chiếm 55,5% số dự án nhưng số vốn đăng ký chỉ chiếm 29,4%. Đầu tư theo hình thức này có chiều hướng gia tăng. Một mặt do những năm gần đây ta chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư, cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh ; mặt khác còn do thời gian qua ta phát triển mạnh các khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư nước ngoài chủ yêú là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng về vốn đăng ký của hình thức này vẫn nhỏ hơn nhiều so với hình thức liên doanh. Quy mô vốn bình quân của mỗi dự án cũng nhỏ hơn, chỉ khoảng 7,3 triệu USD. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến và số vốn đã thực hiện đến hết năm 2000 đạt 5,3 tỷ USD, tạo ra 200000 việc làm. Nhìn chung tốc độ triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các doanh nghiệp liên doanh. Tỷ lệ các dự án bị thất bại nhiều hơn so với các hình thức đầu tư khác. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí; các dự án liên lạc điện thoại nội hạt, viễn thông, in ấn và phát hành báo chí. Tính đến hết năm 2000, có 130 dự án theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh còn hoạt động, tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD (chiếm 5% số dự án đang hoạt động và 10,5% vốn đầu tư ). Hình thức đầu tư này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí, ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, đồng thời đã tạo cho Việt Nam tiến hành thăm dò đánh giá trên diện tích rộng nguồn tài nguyên dầu khí. Hình thức hợp đồng BOT: Tính đến nay, đã thu hút được 5 dự án đầu tư theo hình thức BOT. Đó là: dự án nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Thủ Đức ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án nhà máy nước Bình An, dự án cấp nước sach Sài Gòn II ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án nhà máy điện Warsila Bà Rịa-Vũng Tàu, dự án cảng quốc tế Bến Bình-Sao Mai (Vũng Tàu). 2.1.4. Đầu tư nươc ngoài theo ngành, lĩnh vực. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nếu trong những năm đầu, ngoài dầu khí, vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê… thì những năm 1996-2000 nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn đăng ký tính đến cuối năm 2000 đạt 20,8 tỷ USD; trong thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỷ trọng vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai đoạn 1988-1990 lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 55,8% giai đoạn 1996-2000. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kỳ 1988-1990 lên 56% thời kỳ 1991-1995 và 73% thời kỳ 1996-2000. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tính đến cuối năm 2000 đạt 16,3 tỷ USD nhưng cơ cấu có sự dịch chuyển rõ rệt. Đầu tư nước ngoài về khách sạn du lịch, dịch vụ, văn phòng cho thuê giảm mạnh, trong khi các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật như bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, giáo dục, y tế tăng mạnh (gấp 2,4 lần 5 năm trước). 2.1.5. Đầu tư nước ngoài theo đối tác đầu tư. Đến nay, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong tổng số vốn FDI cấp mới thì các nước khu vực Châu á chiếm 63,2%; Châu Âu chiếm 20,4%; Châu Mỹ chiếm 13,4%. Các đối tác Đông á gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là các nhà đầu tư lớn nhất (chỉ đứng sau Singapore) vào Việt Nam. Tổng vốn đăng ký của 3 đối tác này chiếm 30,5%. Trong đó Nhật Bản đứng thứ 3 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan đứng thứ 2 và Hàn Quốc đứng thứ 4. Địa bàn đầu tư của các đối tác Đông á chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và hai tỉnh Đông Nai, Bình Dương. Nhật Bản là nước đầu tư vào Việt Nam có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cao so với các nước. Dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình quân vốn lớn và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Hạn chế trong đầu tư của Nhật Bản là khả năng chuyển giao công nghệ còn thấp và quy mô đầu tư vào Việt Nam thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các nước khác trong khu vực. Đài Loan đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, gia công chế biến hàng xuất khẩu, xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê. Các dự án của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam phần lớn trong ngành công nghiệp. Có thể nói, cho đến nay hầu hết các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đều đã có mặt ở Việt Nam. Các dự án đầu tư tập chung chủ yếu và 3 tỉnh, thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai. Đầu tư nươc ngoài từ các nước ASEAN chiếm vị trí quan trọng. Hiện đã có 7 nước ASEAN có 440 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 8,45 tỷ USD, chiếm 22% tổng vốn đăng ký.Tuy nhiên , từ sau khủng hoảng kinh tế khu vực đến nay, đầu tư nước ngoài của ASEAN vào Việt Nam giảm sút nghiêm trọng. Chỉ còn một số dự án quy mô nhỏ từ Singapore, Malaixia, Thái Lan, các nước còn lại hầu như không có. Đầu tư nước ngoài của ASEAN có mặt ở hầu khắp các địa phương, nhưng tập trung chủ yếu vào một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Các nước châu Âu có 472 dự án đã được cấp phép tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 7,9 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các dự án của châu Âu thường có quy mô đầu tư lớn, cao hơn 50% so với các đối tác châu á và cao hơn 20% so với các đối tác châu Mỹ. Các đối tác châu Âu thường đưa vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng số lượng lao động được sử dụng không nhiều. Các đối tác châu Âu tập trung vốn đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến dầu khí, viễn thông, công nghiệp dược, cơ khí chế tạo, trong đó riêng hai lĩnh vực dầu khí và viễn thông đã chiếm tới 42% tổng vốn đầu tư của các công ty châu Âu. Lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm. Những dự án lớn đã góp phần tạo thu nhập và việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông nghiệp, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Các nhà đầu tư châu Mỹ chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực dịch vụ. Quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án tương đối lớn so với các đối tác châu á. Việt kiều từ 13 nước khác nhau cũng đã đầu tư về Việt Nam 63 dự án . Quy mô vốn đầu tư thường nhỏ, tính chất đơn giản, nặng về dịch vụ và gia công, chế biến, phản ánh tương đối chính xác về khả năng quản lý cũng như năng lực tài chính của Việt kiều. Các dự án Việt kiều đầu tư tại 11 địa phương nhưng chủ yếu vốn tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hoà với các lĩnh vực chính là công nghiệp, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp. Nhìn chung, đầu tư nước ngoài trong hơn 12 năm qua đã đáp ứng về cơ bản những mục tiêu đặt ra, tạo dựng những cơ sở ban đầu quan trọng cho sự nghiệp mới mẻ và khó khăn này, đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới. Chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài là đúng đăn và kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sừ dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.Thông qua vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên…) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm. Thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài trong 5 năm 1996-2000 đạt gần 1,45 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước đó, bình quân chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách (nếu tính cả thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%). Tuy vậy, đóng góp này chưa lớn bởi trong những năm đầu doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh phần lớn đều đang được hưởng các chế độ ưu đãi về miễn giảm thuế và do sản xuất những năm đầu chưa có lãi.Hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực đến các cân đối lớn của nên kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, mức đóng góp vào thu ngân sách ngày càng gia tăng, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi. Những năm đầu, dòng ngoại tệ vào Việt Nam là chính cộng thêm việc mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp đã góp phần cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán. Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuạn lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh,đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng tạo nên những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại, là một trong các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới tư duy, thay đổi cách thức quản lý, đổi mới công nghệ, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm gần 35% giá trị sản lượng công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước đạt từ 11-13%. Đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới góp phần làm tăng đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng máy tính. Trong công nghiệp nhẹ, đầu tư nước ngoài chiếm 55% về sản lượng sợi các loại, 30% vải các loại, 49% về da giầy dép, 18% sản phẩm may, 25% về thực phẩm và đồ uống… Thông qua đầu tư nước ngoài đã hình thành bước đầu hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là hướng đi đúng, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, tỷ trọng về khách sạn du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực …tăng nhanh. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào nước ta nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ôtô, xe máy…tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Nhìn chung trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ…Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Qua hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Đội ngũ cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày một trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý. Đầu tư nước ngoài cũng đem lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động và tăng sức mua cho thị trường xã hội. Chủ trương đa phương hoá hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đến nay, đã có 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ước tính gần 100 công ty xuyên quốc gia (TNCs) nằm trong danh sách 500 TNCs hàng đầu thế giới có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính, đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, viễn thông, ôtô xe máy, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, lĩnh vực nước giải khát, ngân hàng, bảo hiểm… Đầu tư nước ngoài đã góp phần xóa thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế như cơ cấu vốn còn một số bất hợp lý, hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao; công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể; hình thức còn chưa phong phú trong đó khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế; hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đảm bảo tính rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi; công tác quản lý nhà nước còn có những mặt yếu kém, buông lỏng. Những tồn tại trên đã hạn chế hiêu quả của các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng và khu vực đầu tư nước ngoài nói chung, cần phải được từng bước tháo gỡ và khắc phục. 2.2. Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình tổ chức thẩm định là trình tự thực hiện các công việc thẩm định để quyết định/ cấp giấy phép đầu tư. Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy trình này gồm các bước sau: Tiếp nhận hồ sơ: Đăng ký, lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu xem xét đánh giá dự án theo yêu cầu và nội dung quy định, lập báo cáo thẩm định. Trình duyệt văn bản xử lý: trình cấp có thẩm quyền để quyết định các vấn đề cần xử lý: bổ xung hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ, quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. 2.3. Ví dụ về thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ( Dự án nước sạch theo hình thức hợp đông BOT tại tỉnh X) Dự án nước sạch BOT được tiến hành thẩm định tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở xem xét Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã được Chính phủ thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thẩm định dự án này theo một quy trình khép kín gồm: . Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch thẩm định. . Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu, xem xét, đánh giá dự án trên các mặt nội dung và lập báo cáo thẩm định. . Trình duyệt văn bản xử lý dự án cụ thể , dự án này sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự án được thẩm định trên các mặt: Tư cách pháp lý và năng lực tài chính của các nhà đầu tư. Tính khả thi về tài chính của dự án. Lợi ích kinh tế-xã hội của dự án. Nghiên cứu thị trường. Tác động đến môi trường của dự án. Các đánh giá về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vận hành bảo dưỡng. Tính hợp lý của hợp đồng BOT. 2.2.1. Tư cách pháp lý và năng lực tài chính của các nhà đầu tư. Trong số các loại hình áp dụng cho các nhà đầu tư vào nước CHXHCN Việt Nam như được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư đã chọn hình thức một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%.Trung tâm của việc thực hiện dự án là thiết lập một công ty BOT_ một xí nghiệp hoàn toàn vốn nước ngoài. Đầu tư nước ngoài trong công ty BOT sẽ thông qua thực thể đầu tư nước ngoài và sẽ là một công ty vốn nước ngoài, được kiểm soát bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Trong số vốn nước ngoài 100%, 45% là vốn pháp định do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra và 55% dưới dạng vốn vay.Dự án được bảo trợ bởi 4 nhà đầu tư nước ngoài. Công ty A: được thành lập tại nước X từ năm 1960, chủ yếu là một công ty tài chính có các công ty con tham gia sản xuất và tiếp thị hàng tiêu dùng, đầu tư phát triển bất động sản và là đại lý cho nhiều tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương. Công ty A đầu tư 60% vào vốn tự có của công ty đầu tư nước ngoài. Công ty B: là công ty nước ngoài được sở hữu bởi một Việt kiều hải ngoại. Công ty đã từng tham gia vào các dự án về nước, phát triển khách sạn và thi công cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Công ty B đầu tư 30% vào vốn tự có của công ty đầu tư nước ngoài. Công ty C: là một tập đoàn xây dựng thành công nhất thế giới, được thành lập năm 1805 tại Ger. Hiện nay, tập đoàn này hoạt động trên hơn 50 nước trên toàn thế giới, có số lượng nhân viên khoảng 80.000 người trong số hơn 400 công ty con. Doanh thu khoảng trên 15 tỷ USD. Các nhân viên của công ty hầu hết đều có trình độ chuyên nghiệp và giám sát. Công ty sẽ góp 5% vốn tự có vào công ty đầu tư nước ngoài. Trong dự án nước sạch BOT này, công ty C sẽ đóng vai trò như một nhà thầu nước ngoài để thực hiện các công trình xây dựng.Công ty BOT sẽ ký một hợp đồng quy định khoán giá trị, ấn định ngày giờ, thiết kế và xây dựng với công ty C. Công ty C sẽ chịu trách nhiêm quản lý chung, sử dụng Ban quản lý người nước ngoài và địa phương để đảm bảo việc xây dựng được hoàn tất đúng hạn và theo kinh phí hoạch định. Công ty cũng thực hiện nhiệm vụ tuyển mộ và huấn luyện nhân viên Việt Nam và du nhập một công trình chuyển giao công nghệ toàn diện có liên quan đến các hoạt động xây dựng. Công ty D: là một công ty lớn của Phần Lan, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật trong lĩnh vực cấp nước, điều hành nước thải và các dịch vụ bảo trì. Công ty hiện điều hành khoảng 400 nhà máy xử lý nước thải phục vụ cho hàng triệu khách hàng trong nước và 100 nhà máy nước trên toàn quốc. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho khoảng 2 triệu khách hàng nước ngoài. Công ty đã phát triển một khảo hướng mới trong việc thực hiện các hợp đồng điều hành và bảo trì ở nước ngoài. Công ty đã đưa ra một mô hình tiêu biểu cho các thông lệ quốc tế tốt nhất có thể được thực hiện nhanh chóng và có hiệu năng với sự thích ứng tối thiểu để quản lý các phương tiện nước và nước thải một cách hữu hiệu trên toàn thế giới. Các mục tiêu tổng quát của mô hình dịch vụ nước chung của công ty là: . Giảm chi phí điều hành (năng lượng, hoá chất và nhân lực) . Tối ưu hoá các điều kiện điều hành tài sản để làm giảm bớt chi phí bảo trì và thay thế . Bảo đảm một dịch vụ có chất lượng cao và không bị ngừng trệ . Du nhập công nghệ mới nhất khi thích hợp . Hình thành một môi trường làm việc có hiệu năng và ý thức an toàn . Bảo đảm mọi nhân viên đựoc huấn luyện đầy đủ khi đảm trách công tác. Công ty D sẽ hỗ trợ công ty BOT trong việc điều hành và bảo trì trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô và nhà máy xử lý nước trong suốt thời gian đặc nhượng. Công ty sẽ góp 5% vốn tự có của công ty đầu tư nước ngoài. Các nhà bảo trợ sẽ thiết lập một công ty đầu tư nước ngoài (công ty E)_ là một công ty nước ngoài có mục đích đặc biệt nhằm thực hiện dự án, cung cấp mức vốn pháp định yêu cầuvà huy động vốn vay cần để thành lập công ty BOT. Các nhà bảo trợ này có đủ kinh nghiệm, khả năng và tài chính để cùng thực hiện việc phối hợp, xây dựng, tài trợ, dàn xếp hợp đồng và điều hành dự án. Công ty đầu tư nước ngoài sẽ đựoc sở hữu và kiểm soát bởi các nhà bảo trợ đã nêu ở trên. Công ty đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Trước khi cấp giấy phép đầu tư : . Chuẩn bị nghiên cứu khả thi để trình lên sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh . Chuẩn bị điều lệ của công ty BOT .Thương lượng các điều khoản của nghiên cứu khả thi và các hợp đồng chính . Thương lượng với các tổ chức cho vay để thiết lập các đIều khoản tài trợ sơ bộ. . Thực hiện các điều khoản xét duyệt dự án và xin cấp giấy phép đầu tư . - Sau khi cấp giấy phép đầu tư : . Thành lập công ty BOT và hoàn thành điều lệ công ty . Ký kết hợp đồng BOT và hợp đồng bán sỉ về nước . Hoàn tất việc sắp xếp tài chính . Thiết lập trình tự thủ tục đóng góp vốn Công ty BOT được thành lập có trách nhiệm: . Quản lý công ty BOT về các vấn đề công ty, quản lý pháp lý, các thủ tục bảo hiểm, thuế và kế toán, tuân thủ luật lao động, thủ tục ngân hàng và tài trợ . Nhận phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua công ty đầu tư nước ngoài. . Nhận giải ngân của vốn vay do công ty đầu tư nước ngoài dàn xếp . Ký hợp đồng và quản lý các hợp đồng xây dựng chính và cung ứng trong thời gian xây dựng . Xác lập quyền sử dụng đất cho các địa điểm để xây dựng các phương tiện và điều hành phương tiện trong suốt thời gian dự án . Tuyển mộ và đào tạo nhân viên . Liên lạc với UBND tỉnh khi thích hợp. 2.2.2. Thẩm định mặt tài chính của dự án: Các cơ sở tài chính của dự án : Lợi nhuận cho các nhà đầu tư và việc hoàn trả nợ của dự án sẽ xuất phát từ thành phần giá cố định của biểu nước là Giá biểu gốc cố định. Đây là một khoản phí được tính hàng ngày và thanh toán hàng tháng, tiêu biểu cho chi phí đầu tư của dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước trung tâm, được tính theo phí của 1 mét khối nước theo bảng: Bảng 1: bảng các giá biểu nước Đơn vị: US cent/m3 Năm hoạt động Giá biểu gốc cố định Giá biểu điều chỉnh theo Chi phí nhân viên địa phương Giá biểu bán ra thay đổi Tổng số 2001 30,82 0,22 2,70 33,74 2002 31,71 0,23 2,78 34,72 2003 32,63 0,24 2,86 35,72 2004 33,58 0,24 2,94 36,76 2005 34,55 0,25 3,03 37,83 2006 35,56 0,26 3,11 38,93 2007 36,59 0,26 3,20 40,05 2008 37,65 0,27 3,30 41,22 2009 30,23 0,28 3,39 33,90 2010 31,11 0,29 3,49 34,89 2011 32,01 0,30 3,59 35,90 2012 32,94 0,30 3,70 36,94 2013 33,90 0,31 3,80 38,01 2014 34,88 0,32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0134.doc
Tài liệu liên quan