PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY 3
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây 3
1.2/ Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của phòng ban và đơn vị 5
1.2.1/ Cơ cấu tổ chức, chức năng từng phòng ban 5
1.2.2/ Chức năng nhiệm vụ của đơn vị 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI NHNo & PTNT TẠI CHI NHÁNH HÀ TÂY .17
2.1/ Tổng quan về hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây.( Từ năm 2005 – 2008) .17
2.1.1/ Hoạt động kinh doanh năm 2005 17
2.1.2/ Hoạt động kinh doanh năm 2006 .19
2.1.3/ Hoạt động kinh doanh năm 2007 .20
2.1.4/ Hoạt động kinh doanh năm 2008 23
2.2/ Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây 28
2.2.1/ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .28
2.2.2/ Nội dung thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .29
2.2.3/ Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây .31
2.3/ Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây. .34
2.3.1/ Lập và thẩm định dự án 34
2.3.2/ Công tác quản lý quá trình thực hiện dự án 35
2.3.3/ Tình hình thực hiện đầu tư phát triển 36
2.3.1.1/ Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
2.3.1.2/ Hoạt động đầu tư phát triển công nghệ
2.3.1.3/ Hoạt động đầu tư phát triển thương hiệu
2.3.1.4/ Hoạt động đầu tư phát triển nhân lực
2.4/ Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư cho vay vốn và công tác quản lý hoạt động ĐTPT tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây 39
2.4.1/ Đánh giá về công tác thẩm định. .39
2.4.1.1/ Những kết quả trong công tác thẩm định.
2.4.1.2/ Những hạn chế còn tồn tại.
2.4.2/ Đánh giá về hoạt động quản lý hoạt động đầu tư phát triển .39
2.4.2.1/ Những kết hoạt động quản lý hoạt động đầu tư phát triển
2.4.2.2/ Những hạn chế còn tồn tại.
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VÔN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐTPT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY
41
3.1/ Định hướng
3.2/ Giải pháp
3.2.1/ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định .43
3.2.2/ Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ĐTPT .44
46 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng đến 31/12/2005 là 4.767 tỷ, tăng 842 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 5.417 triệu, tăng 869 triệu/1 cán bộ so với đầu năm.
Cơ cấu phân theo thời hạn huy động:
* Công tác đầu tư tín dụng:
Tổng doanh số cho vay năm 2005 là 6.299 tỷ tăng 870 tỷ so với năm 2004.
Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 5.706 tăng 989 tỷ so với năm 2004.
Tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 4242 tỷ tăng 593 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 16,2%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 4.820 triệu đồng, tăng 581 triệu so với đầu năm.
Nợ xấu chiếm tỷ trọng 2.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.822 tỷ, tăng 608 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 66,5% tổng dư nợ (KHTW giao 60%).
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.420 tỷ, giảm 15 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 33,5%/ tổng dư nợ (KHTW giao 40%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 1.595 tỷ tăng 111 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 7,5%, chiếm tỷ trọng 37,6/tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 2.647 tỷ tăng 482 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 22,3% chiếm tỷ trọng 62,4%/tổng dư nợ.
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ đạt 4.189 tỷ tăng 581 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 53 tỷ tăng 12 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2005 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2005 thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 42,6 triệu USD, tăng 8,5 triệu USD. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trị giá 23,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 50,7 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 18,7 triệu USD tăng 5,2 triệu USD so với năm 2004, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 3 triệu USD. Cho vay 3,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 10.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,5 lần so với năm 2004, toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính:
+ Tổng doanh thu: 745 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 79,5%.
+ Tổng doanh chi: 634 tỷ tăng 303 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 91%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 111 tỷ tăng 24 tỷ so với năm 2004.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 3,6%/tổng thu nhập ròng.
+ Hệ số lương làm ra: 1,47 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,65%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,08%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,43%
2.1.2/ Hoạt động kinh doanh năm 2006
* Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là 5.680 tỷ, tăng 913 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 19,2%, đạt 103,3% kế hoạch. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 6.425 triệu, tăng 1.008 triệu/1 cán bộ so với đầu năm.
* Công tác đầu tư tín dụng:
Tổng doanh số cho vay năm 2006 là 8.824 tỷ tăng 2.525 tỷ so với năm 2005.
Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 7.774 tăng 2.068 tỷ so với năm 2005.
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 là 5.292 tỷ trong đó: đầu tư trái phiếu chính phủ 8,5 tỷ, còn lại dư nợ nền kinh tế là 5.283 tăng 1.050 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 24,8%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 5.976 triệu đồng, tăng 1.156 triệu so với đầu năm.
Nợ xấu chiếm tỷ trọng 1.9%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <5%)
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.748 tỷ, tăng 925 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 71%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 65%).
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.535 tỷ, giảm 125 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 29%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 35%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ doanh nghiệp 1.925 tỷ, giảm 330 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 20,6% chiếm tỷ trọng 36,4%/tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 3.358 tỷ, tăng 720 tỷ so với đầu năm, tốc đột tăng trưởng 27,3% chiếm tỷ trọng 63,6%/tổng dư nợ.
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ 5.199 tỷ, tăng 1.019 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 84 tỷ, tăng 31tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2006 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán, thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các ngân hàng cơ sở, tổ chức hội nghị khách hàng TTQT toàn chi nhánh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2006 các mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 66 triệu USD, tăng 11,7 triệu USD. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trị giá 21,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 68,2 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 32 triệu USD, thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 6 triệu USD. Cho vay 5,2 triệu USD. Đến nay đã có trên 13.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,3 lần so với năm 2005. Năm 2006 mở thêm dịch vụ mới: thanh toán biên mậu với 2 tỉnh biên giới Trung Quốc đạt 2,4 tỷ VNĐ, toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính:
+Tổng doanh thu: 963 tỷ tăng 327 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 29%.
+Tổng doanh chi: 810 tỷ tăng 176 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 28%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 153 tỷ tăng 42 tỷ so với năm 2005.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 2,8%/tổng thu nhập ròng.
+ Hệ số lương làm ra: 1,53 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,73%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,15%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,42%
2.1.3/ Hoạt động kinh doanh năm 2007
* Về công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 6821 tỷ tăng 1142 tỷ so với đầu năm tốc độ tăng trưởng 20.8%, đạt 101.8% kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 7.707 triệu, tăng 1.282 triệu so với năm 2006.
- Về cơ cấu nguồn vốn:
+ Cơ cấu phân theo thời hạn huy động:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2006
Số dư đến 31/12/2007
Tăng (+); Giảm (-)
Tỷ trọng %
Tiền gửi không kỳ hạn
676
968
292
15
Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng
802
573
-229
8
Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng
4.202
5.280
1.078
77
Tổng
5.680
6.821
1.141
100
Trong đó: ngoại tệ quy đổi
855
898
43
13
+ Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2006
Số dư đến 31/12/2007
Tăng (+); Giảm (-)
Tỷ trọng %
Tiền gửi dân cư
3.858
4.673
815
68.5
Tiền gửi TCKT – XH khác
696
1.031
335
15.2
Tiền gửi TCTD
25
9
-16
0.1
Tiền gửi TCTD
1.100
1.108
8
16.2
* Về công tác đầu tư tín dụng:
Tổng doanh số cho vay năm 2007 là 11.890 tỷ tăng 3.068 tỷ so với năm 2006.
Tổng doanh số thu nợ năm 2007 là 10.416 tăng 2.642 tỷ so với năm 2006.
Tổng dư nợ đến 31/12/2007 là 6.757 tỷ tăng 1.474 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng 27,7%, dư nợ bình quân 1 cán bộ là 7.635 triệu đồng, tăng 1.659 triệu so với đầu năm.
Nợ xấu 230 tỷ chiếm tỷ trọng 3,4%/tổng dư nợ. ( KH TW giao tỷ lệ <7%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 4.968 tỷ, tăng 1.220 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 73,5% tổng dư nợ (KHTW giao 70%).
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.789 tỷ, tăng 254 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 26,5%/ tổng dư nợ (KHTW giao 30%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
Dư nợ cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 2.637 tỷ tăng 762 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 22,7%, chiếm tỷ trọng 61%/tổng dư nợ (TW giao 68%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ đạt 6.558 tăng 1.359 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 199 tỷ tăng 115 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2007 đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán phục vụ yêu cầu của khách hàng khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổ chức hội nghị khách hàng TTQT toàn chi nhánh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm. Năm 2007 các mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh toán quốc tế 75 triệu USD, tăng 7,8 triệu USD so với năm 2006. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 109 triệu USD tăng 41 triệu USD. Doanh số chi trả kiều hối 37 triệu USD, tăng 5 triệu USD thực hiện chi trả qua dịch vụ Western Union tại 16 NHC2 và Hội sở NH, tổng số tiền đạt 11 triệu USD với 9.738 món. Cho vay 12,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 13.000 khách hàng mở tài khoản giao dịch với NHNo tăng 1,3 lần so với năm 2006; toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng và góp phần tăng nguồn thu dịch vụ đồng thời tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng, tăng uy tín của NHNo.
* Công tác tài chính:
Năm 2007 NHNo Chi nhánh Hà Tây tăng cường chỉ đạo sát sao các cấp Ngân hàng thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, tiết kiệm chi phí hợp lý, tận thu lãi mặt bằng, lãi đọng và thu nợ rủi ro (riêng thu nợ rủi ro đạt 16,5 tỷ tăng 10 tỷ so với năm 2006). Đồng thời chấn chỉnh thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt, kịp thời phù hợp với thực tế; thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ và thành phần kinh tế, mở kinh doanh dịch vụ, nhằm tăng năng lực tài chính toàn chi nhánh. Đặc biệt trong 6 tháng cuối năm, hầu hết các Ngân hàng cơ sở đều thực hiện tăng doanh thu, tạo nguồn tài chính cả năm lớn, đảm bảo đủ quỹ lương theo quy chế mới chi cho cán bộ công nhân viên, thực hiện trích rủi ro đạt 118,1 tỷ đồng đúng kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Cụ thể:
+ Tổng doanh thu: 1.147 tỷ tăng 184 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 19%.
+ Tổng doanh chi: 964 tỷ tăng 154 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 19%.
+ Chênh lệch thu chi (chưa có lương): 183 tỷ tăng 30 tỷ so với năm 2006.
+ Thu ngoài tín dụng chiếm 3,67%/tổng thu nhập ròng, tăng 31% so với năm 2006 (Kế hoạch NHNo Việt Nam giao là tăng 20%).
+ Hệ số lương làm ra: 1,36 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 0,64%
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,02%
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,38%
2.1.4/ Hoạt động kinh doanh năm 2008.
* Công tác huy động nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 8.336 tỷ, 1.515 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 22,2% (cùng kỳ năm 2007 đạt 20,8%). Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ đạt 9.140 triệu động, tăng 1.400 triệu đồng so với đầu năm. Riêng tiền gửi dân cư đạt 5.392 tỷ, chiếm tỷ trọng 65%/tổng nguồn vốn, tăng 719 tỷ so với đầu năm. Trong đó:
Nguồn vốn nội tệ: 7.568 tỷ, tăng 1.645 tỷ so với đầu năm, đạt 112% kế hoạch NHNo Việt Nam giao.
Nguồn vốn ngoại tệ: 45.250 ngàn USD, giảm 10.477ngàn USD so với đầu năm, đạt 96% kế hoạch NHNo Việt Nam giao.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2007
Số dư đến 31/12/2008
Tăng (+); Giảm (-)
Tỷ trọng %
TG nội tệ không kỳ hạn
968
1.727
759
21
TG nội tệ có kỳ hạn < 12 tháng
573
1.077
504
13
TG nội tệ có kỳ hạn >= 12 tháng
4.382
4.764
382
57
TG ngoại tệ quy đổi
898
768
-130
9
Tổng cộng
6.821
8.336
1.515
100
+ Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến 31/12/2007
Số dư đến 31/12/2008
Tăng (+); Giảm (-)
Tỷ trọng %
Tiền gửi dân cư
4.693
5.392
699
64.7
Tiền gửi TCKT – XH, khác
762
935
686
11.2
Tiền gửi TCTD
9
898
136
10.8
Tiền gửi TCTD
9
12
3
0.1
Tiền gửi UTĐT
1.108
1.099
-9
15
+ Tiền gửi bảo đảm theo giá vàng đạt: 66,3 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kho bạc đạt 935 tỷ đồng, tăng 686 tỷ so với đầu năm.
Thực hiện nghiêm túc hạn mức dư nợ, dư nợ có tài khoản điều chuyển vốn nội, ngoại tệ do NHNo Việt Nam giao theo từng thời kỳ.
Với tình hình chung nhiều biến động lớn về thị trường tiền tệ năm 2008, chi nhánh NHNo Hà Tây đã thường xuyên tìm nhiều giải pháp thiết thực để khơi tăng nguồn vốn nhất là nguồn vốn ổn định huy động từ dân cư. Riêng nguồn tiền gửi dân cư đạt cao chiếm 65%/tổng nguồn và tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới.
* Công tác tín dụng:
Tổng dư nợ đến 31/12/2008 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 7.212 tỷ, tăng 455 tỷ so với đầu năm, bình quân dư nợ 1 cán bộ đạt 7.900 triệu đồng, tăng 265 triệu so với đầu năm. Do biến động của thị trường tiền tệ, những tháng đầu năm 2008 thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát theo 8 nhóm giải pháp của Chính phủ nên năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại đạt 6,7% (cùng kỳ năm 2007 là 27,7%).
Nợ xấu: 285 tỷ chiếm tỷ trọng 4,0% ( Kế hoạch TW giao tỷ lệ dưới 7%)
Một số chi nhánh còn có tỷ lệ nợ xấu cao như: Thạch Thất: 10,7%; Chương Mỹ: 8,5%; Phú Xuyên: 7,8%; Quốc Oai: 7,5%; Xuân Mai: 4,4%. Đáng biểu dương các đơn vị có tỷ lệ nợ xấu dưới 3,5% đúng định hướng chỉ đạo của NHNo Việt Nam là Ứng Hòa: 0,4%; Ba Vì: 0,5%; Hoài Đức: 0,7%; Sơn Tây: 1,3%; Phúc Thọ: 1,4%...
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại cho vay:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 5.484 tỷ, tăng 516 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 76%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 72%).
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn 1.728 tỷ, giảm 61 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 24%/tổng dư nợ (định hướng của NHNo Việt Nam là 28%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ doanh nghiệp 2.504 tỷ, giảm 133 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 35%/tổng dư nợ (TW giao cơ cấu là 40%).
+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất, tư nhân, hộ gia đình 4.708 tỷ, tăng 588 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 65%/tổng dư nợ (TW giao cơ cấu dư nợ hộ sản xuất là 60%).
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ 7.129 tỷ, tăng 571 tỷ so với đầu năm.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 83 tỷ, giảm 116 tỷ so với đầu năm.
* Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại:
Thị trường tiền tệ Thế giới có biến động phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế Mỹ dẫn đến tỷ giá ngoại tệ trong nước biến động thất thường, tâm lý người dân lo ngại,tuy nhiên TTQT đã đạt được những kết quả sau:
+ Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt: 28.190 ngàn USD tăng 4.345 ngàn USD so với đầu năm.
+ Doanh số chi trả kiều hối (gồm kiều hối, WU) đạt 43.660 ngàn USD tăng 6.300 ngàn USD, trong đó chuyển tiền nhanh WU là 18.230 ngàn USD, tăng 7.280 ngàn USD so với đầu năm.
+ Doanh số mua bán ngoại tệ đạt: 90.500 ngàn USD.
Toàn chi nhánh chủ động tự cân đối được ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo thêm tiện ích thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của NHNo.
* Công tác phát triển dịch vụ:
Tiếp tục đổi mới lề lối làm việc tác phong giao tiếp với khách hàng:
+ Trang bị lắp đặt và sử dụng 18 máy rút tiền tự động (ATM), tăng 08 máy so với đầu năm, phát hành trên 34.386 thẻ ATM tăng 11.076 thẻ so với đầu năm. Riêng số dư không kỳ hạn trên tài khoản sử dụng thẻ ATM đạt trên 22 tỷ. Lắp đặt 39 POS tại các quầy giao dịch. Một số đơn vị làm tốt như Hội sở: + 4.453 thẻ; Sơn Tây: + 1.743 thẻ; Hoài Đức: + 1.453 thẻ; Chương Mỹ: + 1.300 thẻ
+ Triển khai dịch vụ Mobile Banking cho 400 khách hàng, phát hành được 66 thẻ Visa Debit, đang triển khai dịch vụ mua hàng online qua mạng Internet thông qua ví điện tử VnMart, dịch vụ phổ cập điện thoại cố định không dây Viettel. Thực hiện Chỉ thị 20/TTg đã thực hiện chi trả lương hộ qua tài khoản đối với 100 đơn vị trên địa bàn.
+ Đại lý nhận lệnh chứng khoán có 382 khách hàng mở tài khoản, tăng 50 thẻ so với đầu năm. Thực hiện triển khai IPCAS trên phạm vi toàn chi nhánh theo đúng kế hoạch và đã được NHNo Việt Nam khen thưởng năm 2008.
+ Làm tốt nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử tại các điểm giao dịch, áp dụng phí thanh toán hợp lý với những khách hàng truyền thống và khách hàng mới thu hút từ các TCTD khác. Mở rộng kinh doanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,góp phần tăng dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính.
* Công tác tài chính:
Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động vốn tăng cao, chi nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực tài chính thông qua biện pháp có chính sách lãi suất tiền gửi, tiền vay linh hoạt kịp thời phù hợp với thị trường vốn từng thời kỳ có lợi trong kinh doanh; điều chỉnh các chỉ tiêu khoán gắn với đơn giá tiền lương được hưởng; mở rộng kinh doanh dịch vụ; tăng cường thu lãi bằng mặt bằng, lãi đọng; đặc biệt là thu nợ đã xử lý rủi ro, tiết kiệm chi hợp lý.
+ Chênh lệch thu – chi: 312 tỷ, tăng 129 tỷ so với năm 2007.
+ Hệ số lương toàn chi nhánh: 1,64 hệ số.
+ Lãi suất bình quân đầu vào: 1,08%.
+ Lãi suất bình quân đầu ra: 1,41%.
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,33%.
100% các đơn vị trong toàn chi nhánh làm ra đủ quỹ lương chi cho cán bộ công nhân viên theo chế độ, trong đó có nhiều đơn vị vượt kế hoạch được chi thưởng năng suất theo quy định của NHNo Việt Nam.
Trích lập quỹ dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:
+ Hoàn thành công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo kế hoạch được NHNo Việt nam giao (103 tỷ/kế hoạch năm 103 tỷ).
+ Thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 78,6 tỷ/KH giao 65 tỷ.
2.2/ Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây
2.2.1/ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây.
2.2.1.1/ Tiếp nhận và hướng dẫn khách hành về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng kí thông tin về khách hàng, các điều kiện tín dụng và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Thông báo tới khách hàng trong cả trường hợp đủ và không đủ điều kiện vay.
Cán bộ phòng tín dụng tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay.
2.2.1.2/ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
+ Kiểm tra mục đích vay vốn
- Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp vơi đăng kí kinh doanh.
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn
- Đối với khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm phù hợp với qui định quản lý ngoại hối hiện hành.
2.2.1.3/ Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư.
+ Về khách hàng vay vốn:
- Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn.
- Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay.
+ Về phương án dự án đầu tư / phương án sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu đối với sản phẩm cảu dự án, của phương án sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu từ phương tiện đại chúng, từ cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp.
- Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiện cứu, hội thảo chuyên đề
- Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh, từ các dự án đầu tư cùng loại.
2.2.1.4/ Kiểm tra xác minh thông tin.
+ Hồ sơ trước đây của khách hàng.
+ Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng.
+ Các đối tác làm ăn.
+ Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay.
+ Các ngân hàng mà hiện khách hàng đang vay vốn.
+ Các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2.1.5/ Phân tích ngành.
2.2.1.6/ Thẩm định khách hàng vay vốn.
2.2.1.7/ Tái thẩm định
2.2.1.8/ Phê duyệt cho vay hay không cho vay.
2.2.2/ Nội dung thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây.
2.2.2.1/ Thẩm định khách hàng:
+ Thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Các số liệu tài chính của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để đánh giá xem doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả hay không hiệu quả trong quá khứ và hiện tại. Bao gồm:
- Nguồn vốn của ngân hàng, tình hình công nợ.
- Mối quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng từ trước tới nay.
- Thẩm định, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Hệ số khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ, chỉ tiêu lợi nhuận
+ Thẩm định về các yêu tố phi tài chính:
- Năng lực pháp lý của chủ đầu tư.
- Hồ sơ pháp lý của dự án.
- Năng lực đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ.
- Trình độ kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.
- Vị thế của Ngân hàng trên thị trường và mức độ uy tín của Ngân hàng.
+ Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá tình trạng trang thiết bị, công nghệ, máy móc hiện có của doanh nghiệp.
- Đánh giá các loại sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang sản xuất trên thị trường.
- Đánh giá về cung – cầu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tình hình hàng tồn kho.
- Doanh số hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất.
2.2.2.2/ Thẩm định các nội dung trong dự án đầu tư.
+ Thẩm định sự cần thiết của dự án.
+ Thẩm định các yếu tố kỹ thuật của dự án.
- Thẩm định các thông tin cơ bản của dự án: Tên dự án, tên sản phẩm, thị trường tiêu thụ
- Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn
- Tổ chức xây dựng dự án: thời gian xây dựng, khai thác dự án
- Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án, cung cấp điện, nhiên liệu, lao động và các đầu vào khác.
+ Thẩm định các yếu tố về mặt thị trường của dự án.
- Xác định nhu cầu thị trường: cầu hiện tại và tương lai
- Xác định khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
- So sánh cung - cầu
+ Thẩm định các yếu tố về mặt tài chính, kinh tế xã hội.
- Thẩm định về kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xác định công suất (công suất thiết kế và công suất dự kiến) của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ Ngân hàng.
- Xác định doanh thu theo công suất dự kiến: Xác định giá bình quân, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch.
- Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Xem xét các chỉ tiêu tài chính: Sử dụng nhóm chỉ tiêu: NPV, IRR, ROE, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ), thời gian hoàn vốn, chỉ số doanh lợi
- Phân tích điểm hòa vốn: Sản lượng hòa vốn, giá hòa vốn, doanh số hòa vốn, điểm hòa vốn trả nợ.
- Các chỉ tiêu xã hội vd: tác động tới môi trường, phúc lợi xã hội
2.2.2.3/ Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
Các trường hợp đảm bảo tiền vay có thể có những hình thức như: cầm cố , thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tín chấp
Xác định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: Phần tài sản dùng để tính giá trị bảo đảm vốn vay của doanh nghiệp chỉ được tính trên phần tài sản cố định vật chất còn phần tài sản phi vật chất thì không được tính vì phần phi vật chất sẽ không thu được tiền khi phát mại. Và trong mọi trường hợp, tổng giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn hoặc bằng tổng tiền vay như quy định hiện hành.
2.2.2.4/ Quyết định tín dụng cho dự án
Trong báo cáo thẩm định trình Giám đốc chi nhánh cán bộ thẩm định cần nêu rõ các mặt thuận lợi khó khăn chủ yếu của việc đầu tư cho dự án, nêu rõ ý kiến đề nghị đồng ý cho vay hay từ chối cho vay. Từ đó Giám đốc chi nhánh ký quyết định cho dự án đó.
2.2.3/ Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây.
Công tác thẩm định tín dụng là công tác rất quan trọng đối với việc cho vay vốn tại các ngân hàng. Do vậy, một phương pháp thẩm định hợp lý để cho kết quả thẩm định chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án cho vay. Tại ngân hàng No & PTNT, các cán bộ thẩm định thường tiến hành thẩm định các dự án dựa trên cơ sở sự kết hợp của nhiều phương pháp. Từ đó mới tạo ra được một sự chính xác khá cao trong công tác thẩm định. Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thẩm định tại chi nhánh bao gồm các phương pháp sau:
- Thẩm định theo trình tự.
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
- Phương pháp dự báo.
Trong quá trình thẩm định dự án nông nghiệp, đối với các dự án lớn thì hầu hết các dự án đều sử dụng đồng thời cả ba phương pháp. Bởi mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng.
+ Phương pháp thẩm định trình tự:
Theo phương pháp này thì phải tiến hành thẩm định tổng quát trước rồi mới thẩm định chi tiết hơn. Tức là, trước tiên các cán bộ thẩm định phải xem xét một cách khái quát nhất, tổng quát nhất các vấn đề liên quan đến dự án như là xem dự án có thuộc diện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không?... Còn thẩm định chi tiết tức là các cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích, đánh giá về mặt kỹ thuật, kinh tế tài chính, thị trường của dự ánViệc sử dụng phương pháp này trong các dự án lớn cho phép nhân viên thẩm định có cái nhìn bao quát về dự án sau đó mới đi tìm hiểu chi tiết các nội dung sẽ tránh được những thiếu sót trong quá trình thẩm định.
+ Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5673.doc